Saturday, August 25, 2018

CON NGƯỜI, CON VẬT & CHÍNH SÁCH, THỰC THI (Trân Văn)




24/08/2018

Người sử dụng mạng xã hội tiếp tục chia sẻ với nhau những hình ảnh, video clip ghi nhận cảnh dân chúng một số vùng ở Việt Nam đi lại bằng những cách, theo những kiểu khác rất xa với phần còn lại của nhân loại văn minh.

Một cảnh lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chẳng hạn qua video clip mà Lương Vy đưa lên mạng xã hội hồi cuối tuần trước, người ta có dịp mục kích tài xế một chiếc cẩu chuyên dụng lái nó ra giữa dòng suối mà nước đang chảy cuồn cuộn, dừng tại đó rồi quay cẩu vào bờ bên này cho thiên hạ máng xe hai bánh gắn máy vào và xoay cẩu nửa vòng để đưa chiếc xe hai bánh gắn máy ấy sang bờ bên kia. Chẳng riêng xe hai bánh gắn máy, dân chúng Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La cũng được hỗ trợ vượt suối trên chiếc cẩu di chuyển bằng xích như xe tăng, đầu có gắn gàu múc, y hệt như vậy (1)…

Ai cũng biết hạ tầng giao thông ở Sơn La nói riêng và khu vực rừng núi phía Bắc Việt Nam vừa bị thiệt hại nặng nề do bão, lũ, thế nhưng không có mưa to, lụt nặng, sạt lởthì dân chúng nhiều nơi ở Việt Nam vẫn đu dây qua sông suối, hoặc vượt sông, suối mà giống như liều mạng trên những cây… "cầu" treo bằng dây thép theo kiểu thủ công, mặt "cầu" lát bằng những mảnh gỗ tạp, mỗi khi có người qua lại thì "cầu" rung, lắc nhưđưa võng và khách bộ hành chỉ có thể bảo rằng họ an toàn khi đã qua đến đầu "cầu phía bên kia (2).

Không phải tự nhiên mà nhiều người Việt thường buột miệng than: Tính mạng người Việt rẻ! Dấu hiệu tính mạng người Việt rẻ thể hiện ở rất nhiều khía cạnh chứ không chỉtrong chuyện đi lại.

***
Cách nay vài ngày, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam công bố "Báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch và chính quyền các tỉnh". Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo này là Chủ tịch và chính quyền các tỉnh khinh dân tới mức không thể khinh hơn.

Việt Nam thiết lập hệ thống Tòa Hành chính đã lâu nhưng đến giờ, kiện các quyết định, các hành vi của Chủ tịch các địa phương và chính quyền các cấp vẫn không khác mấy với chuyện hái sao trên Trời! Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa Tối cao, thú nhận, án hành chính là loại án tồn đọng nhiều nhất. Luật qui định, hệ thống Tòa án chỉ có thểthụ lý đơn kiện các quyết định, các hành vi của Chủ tịch các địa phương và chính quyền các cấp sau khi bị đơn đã đối thoại với dân (nguyên đơn) nhưng do Chủ tịch các địa phương và chính quyền các cấp không đối thoại thành ra hệ thống Tòa án không thụ lý được. Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam thắc mắc, tại sao Chủ tịch các tỉnh có thể tham dự các lễ động thổ, khởi công, đến hội nghị này, hội thảo kia,… mà không dành thời gian đối thoại với dân. Đâu chỉ không thèm đối thoại, theo một số thành viên các ủy ban hữu trách khác của Quốc hội Việt Nam thì Chủ tịch nhiều địa phương và chính quyền nhiều cấp còn không thèm thi hành phán quyết (3).

Dân vốn đã là nạn nhân của các quyết định, hành vi lạm quyền của hệ thống công quyền thêm một lần nữa là nạn nhân vô thời hạn của lối nghĩ, lối hành xử mà ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam nhận diện là "thách thức" và đến giờ vẫn chẳng có biện pháp nào thích đáng để trị. Nhìn một cách tổng quát từ thực tế, vị thế công dân Việt Nam trong lòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quả là thấp!

***
Hồi thượng tuần tháng này, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam tổ chức thu thập ý kiến đóng góp cho Dự Luật Chăn nuôi. Dự luật này đã từng được Quốc hội Việt Nam góp ý tại Kỳ họp thứ năm (diễn ra trong hai tháng 5 và 6), dự trù sẽ được đem ra biểu quyết vào Kỳ họp thứ sáu (khi Quốc hội tái nhóm vào tháng 10). Theo tường thuật củabáo giới thì buổi góp ý vừa kể rất sôi nổi. Nhiều người đồng tình cần có qui định về"quyền của vật nuôi" nhưng không tán thành "phúc lợi của vật nuôi" do bộ phận soạn thảo dự luật và Ủy ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường của Quốc hội Việt Nam giới thiệu. Tuy bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ông Nguyễn Khắc Định – Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật, cùng lưu ý, hai từ "phúc lợi" vốn chỉ gắn với con người, đem gắn vào súc vật không ổn, song ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội Việt Nam (bộ phận đảm trách vai trò thẩm tra DựLuật Chăn nuôi), không tán thành vì đã "tham khảo kinh nghiệm, luật pháp của nhiều quốc gia" nên mới xác định "phúc lợi cho vật nuôi" là "bảo đảm cung cấp đủ thức ăn, nước uống, không gian thông thoáng, không đánh đập, hành hạ trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, không gây đau đớn, sợ hãi, phải gây ngất trước khi giết mổ,..." (4).

Chưa rõ sau khi Quốc hội Việt Nam biểu quyết Dự Luật Chăn nuôi, nội dung luật này sẽnhư thế nào, "phúc lợi cho vật nuôi" có còn không (?), tuy nhiên chắc chắn việc soạn – biểu quyết – dùng luật bảo vệ "quyền của vật nuôi" là điều tất yếu, muốn hay không cũng phải có khi "hội nhập, mở cửa, làm bạn với các nước". Giữa năm 2016, Việt Nam đã từng gặp rắc rối khi Hiệp hội Bảo vệ động vật của Úc, công bố một video clip ghi lại cảnh những con bò mà Việt Nam nhập từ Úc bị đập đầu bằng búa tạ. Nếu không chứng tỏ thành tâm, thiện ý, Việt Nam có thể đối diện với những vấn nạn trầm trọng hơn cảtrong nông nghiệp lẫn về kinh tế như Indonesia, Saudi Arabia, Ai Cập (5)…

***
Ừ thì "hội nhập, mở cửa, làm bạn với các nước" là phải chứng tỏ biết chuyện, biết chơi, tuân thủ các chuẩn mực chung của nhân loại nhưng chẳng lẽ chỉ bận tâm tới "vật nuôi", bảo vệ các quyền của chúng cả bằng luật pháp lẫn trên thực tế ? Còn quyền của đối tượng chính – những con người – vốn là chủ quốc gia trên các văn bản pháp luật thì sao ? Lúc nào từ trẻ con đến người già thuộc nhóm dễ tổn thương nhất chỉ vì nghèo được "bảo đảm cung cấp đủ thức ăn, nước uống, không gian thông thoáng" ?

Lúc nào những người mở miệng nói ra suy nghĩ, mong muốn của họ - dẫu có làm "ngứa mặt, ngứa tai" các viên chức hữu trách của hệ thống công quyền – "không bị đánh đập, hành hạ, không bị gây đau đớn, sợ hãi" ?

Lúc nào những người vốn điềm đạm, kiệm lời, nói năng hết sức thận trọng như Ngô Bảo Châu không cảm thấy uất tới mức phải thốt lên : "Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh ?".

-----------------

Chú thích















No comments:

Post a Comment