Sunday, July 1, 2018

TỪ NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (FB Đỗ Ngà)





Đi từ Lý Thường Kiệt đến Ngã Tư Bảy Hiền, ngay Bệnh viện Thống Nhất tôi bắt gặp một bảng điện tử giao thông được tận dụng để tuyên truyền rằng "công dân có quyền bày tỏ chính kiến nhưng không được vi phạm pháp luật". Đọc câu này trong đầu tôi lại nghĩ, mị dân vốn là bản chất của CS. Không thể nào gột rửa mà chỉ có thể xóa CS thì mới hết trò lừa mị để ru ngủ nhân dân.

Mới đọc, người thiếu hiểu biết sẽ thấy nó hợp lý vì con người sống trong xã hội phải tuân thủ pháp luật. Nghĩa là họ mặc định rằng, luật pháp là luôn đúng, luôn chuẩn mực. Nếu ai quan niệm luật pháp là chuẩn mực mà bất kể nội dung nó là gì thì đó là kẻ ngu dốt. Nếu ai biết đặt câu hỏi "Luật pháp như thế nào mới được xem là chuẩn mực?" hay "Nếu nhà nước cho ra những đạo luật phản dân hại nước thì nhiệm vụ của công dân là gì?" thì đó là người có hiểu biết. Những người biết đặt câu hỏi như vậy rất cần để làm nền tảng cho một đất nước tiến bộ. Rõ ràng với câu tuyên truyền của CS như đã nói "công dân có quyền bày tỏ chính kiến nhưng không được vi phạm pháp luật" chính họ đã mặc định nhân dân Việt Nam là ngu dốt.

Luật pháp được hình thành từ đâu? Pháp luật hình thành bởi sự áp đặt từ những kẻ cầm quyền là loại pháp luật phản dân, thậm chí có thể hại nước nếu tập đoàn cầm quyền có dã tâm bán nước. Pháp luật được hình thành từ dân là loại pháp luật được hình thành trong nhà nước pháp quyền - tam quyền phân lập. Phải đảm bảo quyền lập pháp đủ lớn và độc lập với hành pháp. Có như vậy, lập pháp mới có khả năng phủ quyết một đạo luật được trình bởi chính phủ mà không đáp ứng nguyện vọng dân. Phải có tư pháp độc lập và phải có tòa án bảo hiến để loại bỏ những đạo luật vi hiến. Và phải có bầu cử tự do mới đảm bảo người đại diện dân ở nghị viện mới thực sự đại diện cho dân.

Luật An Ninh Mạng là một đạo luật đã đạp đổ điều 25 Hiến pháp. Đấy là thứ luật áp đặt từ mưu đồ đảng cầm quyền. Hay luật đặc khu là một đạo luật được nuôi mưu đồ từ trước mà dân không hề hay biết, trong đó nó chứa mưu đồ phản quốc. Những đạo luật như vậy thì nhiệm vụ của người dân là bất tuân, thậm chí xuống đường phản đối. Không một thứ luật nào đứng trên quyền lợi đất nước, không một đạo luật nào đứng trên quyền lợi toàn dân. Như vậy, với người công dân có trách nhiệm là phải đặt lại câu hỏi với pháp luật rằng "Điều luật đó nó có đáng để chúng ta tuân thủ hay không?".

Tại các nước dân chủ, luật hình thành từ bên dưới, tức là từ dân, nên luật pháp vì dân. Điều đó nó hình thành nên hệ luật pháp chuẩn mực. Nếu luật không hợp, dân biểu tình và những yêu sách được đưa vào nghị viện để thảo luận tìm giải pháp dung hòa chứ không dùng súng đạn đàn áp, thậm chí nhắm vào khách bộ hành để đàn áp nguội như trường hợp Sài Gòn ngày 17/06/2018 vừa rồi. Những thứ luật đó thì nhiệm vụ của người có trách nhiệm với đất nước là bất tuân, thậm chí xuống đường phản đối.








No comments:

Post a Comment