Wednesday, June 13, 2018

TRUMP & KIM THỰC SỰ ĐẠT ĐƯỢC GÌ Ở SINGAPORE? (BBC Tiếng Việt)




13 tháng 6 2018

Bốn chuyên gia chia sẻ nhận định về hội nghị tượng đỉnh lịch sử của Trump-Kim ở Singapore.

Donald Trump đến Singapore hứa hẹn sẽ làm nên lịch sử.
Và ông làm thế bằng cách bắt tay Kim Jong-un trước các ống kính truyền hình thế giới - trở thành đương kim tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp gỡ lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn.
Nhưng thực sự họ đã đạt được gì, và những biến chuyển và diễn tiến tiếp theo là gì?

BBC hỏi ý kiến bốn chuyên gia về nhận định của họ.

'Một tuyên bố mơ hồ, nhưng có thể đã có những hứa hẹn bất thành văn'

Andrea Berger, nghiên cứu viên, Trung tâm nghiên cứu James Martin
Kim Jong-un rời Singapore mà không ký tên bên cạnh bất kỳ quy định chi tiết hơn hoặc đầy tham vọng nào liên quan đến vũ khí hạt nhân. Ngôn ngữ trong tuyên bố làm tại Singapore cũng giống các thỏa thuận trước đó, và ở vài khoản, thậm chí còn mơ hồ hơn. Như vậy thì, tuyên bố chung là một món quà cũ được gói hết sức đẹp đẽ, và được tặng lại. Nhưng có thể ý định mới là điều quan trọng. Cuộc họp ở Singapore đã tạo ra không gian chính trị cho, và đà hướng tới, các cuộc đàm phán trực tiếp hơn, thích hợp hơn để điền vào các chi tiết mà thỏa thuận chung không nhắc đến.

Trong thực tế, cuộc họp báo của ông Trump cho thấy các cam kết bằng lời có thể đã được thực hiện. Cùng với các tiết lộ khác, ông Trump công bố kế hoạch hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Nam Hàn, mà từ lâu đã khiến Bắc Hàn bị dị ứng, và Trump đồng ý là những cuộc tập trận này hơi "khiêu khích". Cộng đồng quốc phòng Mỹ chắc chắn sẽ phản đối việc hủy bỏ các cuộc tập trận phòng thủ hợp pháp, chẳng phải chỉ là vì không rõ liệu quyết định này có được đưa ra với sự đồng lòng của đồng minh ở Nam Hàn. Tuy nhiên, việc dừng các cuộc tập trận chung có thể giúp cho tình hình với Bình Nhưỡng tiến triển tốt hơn nữa, như khi các cuộc tập trận "Tinh thần đồng đội" được đình chỉ vào đầu những năm 1990.

Ông Kim chắc đã rất hài lòng với hình ảnh đã được đánh bóng của mình trong vai trò là một chính khách quốc tế có trách nhiệm mà Tổng thống Mỹ thích và kính trọng. Lãnh đạo Bắc Hàn cũng chắc chắn sẽ được khuyến khích bởi thông báo bất ngờ của ông Trump rằng các cuộc tập trận chung của Mỹ-Nam Hàn sẽ kết thúc. Nhìn về phía trước, Mỹ sẽ cần phải duy trì động lực đằng sau các cuộc thảo luận này và phải nhanh chóng mang lại những tiến bộ có ý nghĩa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn,tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa ở Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. KEVIN LIM/THE STRAITS TIMES/HANDOUT

'Niềm tin chiến thắng thực tế'

John Nilsson-Wright, giảng viên cao cấp, Đại học Cambridge
Hai nhà lãnh đạo chắc hẳn thấy là hội nghị thượng đỉnh đã đáp ứng được mọi kỳ vọng của họ và có thể được xem là thành công. Nhưng chúng ta nên cẩn thận phân biệt giữa hình ảnh và những kỳ vọng một mặt đầy tham vọng, và mặt khác cần phải mang lại sự tiến bộ thực sự, rõ ràng, có thể đo lường được. Sự kiện này giống việc đức tin chiến thắng thực tế, cộng thêm cách đóng gói và quảng bá để tăng cường thế đứng của Donald Trump với giới ủng hộ ở nước nhà.

Về mặt khu vực, đồng minh của Hoa Kỳ sẽ cảm thấy bất ổn bởi những lời tuyên bố của tổng thống dường như ám chỉ đến việc giảm sự có mặt của lực lượng Mỹ trong khu vực vào một thời điểm nào đó, và lập lại các tranh cãi phải chia sẻ gánh nặng phòng thủ quen thuộc. Ngay cả nếu không dính dáng đến hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố này - cùng với việc đình chỉ các cuộc tập trận quân sự chung - tạo nguy cơ làm mất ổn định những quan hệ liên minh quan trọng, và có thể gây rối rắm hơn nữa cho cuộc cạnh tranh quân sự và chạy đua vũ khí trong khu vực .

Thật khó để xem sự trao đổi mới có giải quyết một cách cụ thể và có ý nghĩa mối quan tâm của Nhật Bản về nạn bắt cóc được thực hiện bởi Bắc Hàn. Trung Quốc cũng muốn thấy bằng chứng rằng Bắc Hàn đang áp dụng một tư thế hoà giải hơn, nhưng sẽ ghi nhận rất kỹ những dấu hiệu cho thấy vị trí của ông Trump kém hung hăng hơn trước và rằng, hiện giờ viễn ảnh xung đột quân sự đã giảm đi rất nhiều.

'Trump thực ra chỉ giành được một nhượng bộ duy nhất'

Ankit Panda,biên tập viên cao cấp tại Diplomat
Tuyên bố chung đưa ra hai tham chiếu về "triệt tiêu hoàn toàn". Đó là một cụm từ được quan trọng hoá và có vẻ không chính xác mấy. Nhưng có vẻ điều cuối cùng mà "triệt tiêu hoàn toàn" có ý nghĩa, là Bắc Hàn sẽ đơn phương bỏ vũ khí - hay bỏ hoàn toàn, có thể kiểm chứng, và không thể phục hồi hủy được vũ khí hạt nhân của nước này.

Cụm từ thứ hai, thường được viết tắt là "CVID" ̣không xuất hiện chỗ nào trong trong tờ công bố, và điều đó thật bất ngờ. Trong những cuộc hội thảo dẫn đến hội nghị thượng đỉnh, Bắc Hàn đã nói rõ rằng Kim Jong-un không đến Singapore để trao chìa khóa chương trình hạt nhân của mình. "Hoàn thành phi hạt nhân hóa" - một công thức xuất hiện lần đầu trong tuyên bố Panmunjom ngày 27 tháng 4 giữa hai miền Triều Tiên - rất mơ hồ, có một kết thúc mở và, trong diễn dịch rộng lượng nhất, đề cập đến huỷ bỏ vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Nhượng bộ mà Bắc Hàn đưa ra cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, cho đến giờ, bao gồm việc thông báo lệnh cấm kiểm tra tên lửa đạn đạo liên lục địa và sự hủy diệt có thể đảo ngược của địa điểm thử nghiệm hạt nhân tại Punggye-ri vào cuối tháng Tư, và chẳng mấy liên quan đến ngoại giao đang diễn ra giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Trong định nghĩa của Bắc Hàn, đây là những hành động được thực hiện vì đất nước này đã hoàn thành việc ngăn chặn hạt nhân và bây giờ muốn báo hiệu cho thế giới rằng nó sẽ tiếp tục tồn tại như một cường quốc vũ khí nguyên tử trưởng thành và có trách nhiệm.

Ông Trump dường như đã chỉ gặt hái được một nhượng bộ duy nhất từ ​​Bc Hàn ti hi ngh thượng đỉnh. Sau khi ký tên vào t tuyên b ti Singapore, Trump yêu cu Kim tháo dỡ một "địa điểm thử nghiệm động cơ tên lửa". Bắc Hàn được báo cáo là chấp nhận yêu cầu - dù điều này không được đưa vào văn bản. Địa điểm thử nghiệm này dường như khác với một địa điểm đã bị sập mới đây gần Kusong, liên quan đến việc phát triển tên lửa phóng di động tiên tiến của nước này.

Chúng ta không đủ chi tiết để biết khi đưa ra yêu cầu trên ông Trump muốn nói cụ thể về địa điểm nào, nhưng có khả năng ông muốn đề cập đến địa điểm thử nghiệm động cơ đẩy mạnh của Bắc Hàn tại Hamhung. Ngay cả với sự tiến bộ đáng kể của Bắc Hàn trong tên lửa đạn đạo, tên lửa đẩy nhiên liệu là biên giới tiếp theo cho chương trình này. Nếu ông Trump đã lấy được một sự bảo đảm từ Bắc Hàn vào thời điểm này, chúng ta có thể thấy đây là một điểm thảo luận kỹ thuật quan trọng trong một vòng đàm phán Mỹ-Bắc Hàn sau này.

Cách đây không lâu, Bắc Hàn vẫn còn đang thử nghiệm tên lửa hạt nhân. GETTY IMAGES

'Khởi đầu cho một hành trình dài'

Sokeel Park, giám đốc nghiên cứu và chiến lược, Liberty ở Bắc Hàn
Một hội nghị thượng đỉnh khổng lồ, chưa từng có, nhưng chỉ tạo được một thỏa thuận rất nhẹ nhàng và theo khuôn mẫu. Thỏa thuận này thực sự có thể chỉ cần sao chép từ các thỏa thuận khác trước đây với Bắc Hàn. Vì vậy, đây là một khởi đầu không ấn tượng, nhưng người ta cũng chỉ kỳ vọng cuộc gặp gỡ này chỉ là phát súng bắt đầu cho một hành trình dài mà chúng ta sẽ phải chờ một hoặc hai năm để phán xét.

Ngay cả trong khi một giải pháp hoàn hảo 100% về việc khử hạt nhân vẫn còn khó nắm bắt, hy vọng rằng lần này quá trình thương thảo có thể kéo dài, vì Kim Jong-un, chỉ 34 tuổi, phải chơi một trò chơi kéo dài hàng thập kỷ, và biết rằng ông ta cần tăng trưởng kinh tế để duy trì sức mạnh lâu dài.

Chúng ta càng mở rộng được đất nước này và càng thúc đẩy được sự khao khát của người dân cho một nền kinh tế phát triển và cuộc sống tốt đẹp hơn, Kim Jong-un sẽ càng phải đảm bảo một môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư từ Trung Quốc, Nam Hàn và các nước còn lại trên thế giới.

Vì vậy, trong các thỏa thuận mà chúng ta thực hiện cũng như trong cách tiếp cận với Bắc Hàn, chúng ta phải đảm bảo rằng đó là một chiến thắng không chỉ đối với Kim Jong-un mà còn đối với người dân Bắc Hàn. Đó là cách duy nhất để có một lộ trình tiến bộ bền vững lâu dài.

Tôi nghĩ là rất nhiều người Bắc Hàn cả nghèo lẫn giàu sẽ hoan nghênh sự tái giao dịch với Trung Quốc và Nam Hàn, cũng như tăng thêm giao dịch với Hoa Kỳ. Người dân có xu hướng muốn thay đổi, đột phá và có cơ hội kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài những tường trình được kiểm soát qua các phương tiện truyền thông nhà nước, hầu hết người Bắc Hàn không có nhiều thông tin, phân tích và bình luận về tất cả những điều này. Vì thế dân Bắc Hàn dù bị ảnh hưởng nhiều hơn nhưng lại suy nghĩ ít hơn về biến cố này.

Tổng thống Donald Trump (phải), và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore. REUTERS

-------------------

Tin liên quan
·        

·        

·        









No comments:

Post a Comment