Thursday, June 21, 2018

HỒ SƠ về CÁC ĐẶC KHU VÂN ĐỒN - BẮC VÂN PHONG - PHÚ QUỐC (tin tổng hợp)




Nguyễn Huy Vũ 
21/06/2018

Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó.

Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau.

Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

Mỗi bài báo cung cấp một góc nhìn khác nhau đối với một sự kiện, mà đôi khi để hiểu hết sự kiện đó chúng ta cần đọc nhiều bài báo khác nhau, đặt trong các bối cảnh, để từ đó mới có một góc nhìn đầy đủ. Và nếu chỉ có đọc một bài báo thì nếu suy xét chúng ta sẽ vấn vương với nhiều dấu hỏi. Vì vậy mà đọc một bài báo còn giúp người đọc đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu hơn về sự việc.

Riêng với bài báo của Xinhua (Tân Hoa Xã) về đặc khu Vân Đồn, chúng ta trước hết đọc nội dung bài báo rồi sau đó sẽ là lời bình. Nội dung của bài báo Xinhua để trong phần Phụ lục dưới cùng (1).

Tại sao chúng ta lại để tâm tới Xinhua? Đơn giản là vì Xinhua là cơ quan truyền thông lớn nhất và ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Nó là một tờ báo và một cơ quan của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch của Cơ quan Thông tấn Xinhua là một Uỷ viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Xinhua là một cơ quan cấp bộ trực thuộc chính quyền trung ương của Trung Quốc. Xinhua có trang web chính là www.news.cn/english, và có ba cơ quan trực thuộc là Reference News (là tờ báo phổ biến chủ yếu trong nội địa), CNC World (là tờ báo tiếng Anh), và xinhuanet.com (là tờ báo đăng nội dung về đặc khu). Nói như vậy để thấy tin đăng trên xinhuanet là một tin được duyệt xét kỹ, tuân theo kỉ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc, có uy tín, và chắc chắn là có một thông điệp nghiêm túc chứ không phải đơn thuần là thích thì đăng.

VỀ NỘI DUNG
Bài báo đăng ngày 9/12/2016, tức cách đây gần 2 năm, gồm có 6 đoạn và nội dung chính của 6 đoạn lần lượt như sau:

1. Cần tới 12 tỉ đô-la Mỹ để xây đặc khu Vân Đồn, phía bắc tỉnh Quảng Ninh, trước năm 2030, theo báo chí trong nước.

2. Quảng Ninh đã huy động được gần 1,8 tỉ đô-la Mỹ để đầu tư vào hạ tầng. Nguyễn Mạnh Tuấn, trưởng cơ quan quản lý đặc khu Quảng Ninh, được báo Tuổi Trẻ trích lời, nói.

3. Một sân bay quốc tế có tên Vân Đồn, được xây ở huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, đang được xây với số vốn gần 314 triệu đô-la Mỹ, và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018.

4. Một khu phức hợp, bao gồm một casino, và các đường trong đặc khu đang được xây dựng.

5. Quảng Ninh đang lên kế hoạch xây đường cao tốc nối Hạ Long với huyện Vân Đồn và thành phố Móng Cái, và với thành phố cảng Hải Phòng gần đó.

6. Chính quyền Việt Nam đã đồng ý về nguyên tắc rằng ba đặc khu sẽ được xây trên toàn quốc, bao gồm Vân Đồn – bắc Quảng Ninh, Vân Phong ở giữa tỉnh Khánh Hoà, và Phú Quốc ở nam Kiên Giang.

LỜI BÌNH
Đây là một bài báo hay, ngắn gọn và súc tích. Chỉ với 6 đoạn, mỗi đoạn chỉ một câu, nhưng dẫn đủ 6 ý. Tôi đã thử tìm đọc gần hết các bài báo về đặc khu trước ngày 9/12/2016 (ngày đăng của bài trên Xinhua) trên Google mà không thấy được một bài nào có nhiều nội dung hơn và ngắn gọn hơn bài này.

Nếu như thông tin về dự án đặc khu Vân Đồn cần tới 12 tỉ đô-la Mỹ để xây được đăng tải trên vài tờ báo của Việt Nam (xem ở (2) và (3)), thì các thông tin ở đoạn 2 và 3 trên thật không dễ tìm. Tôi đã tìm đọc một số bài đăng trước ngày 9/12/2016 nhưng chưa tìm thấy các thông tin trên báo khác về việc Quảng Ninh đã huy động được 1,8 tỉ đô-la Mỹ và việc Vân Đồn xây sân bay với số vốn 314 triệu đô-la.

Nói như vậy có nghĩa là gì? Nghĩa là các cơ quan thu thập tin tức của Trung Quốc khá quan tâm về dự án đặc khu của Việt Nam, ít nhất là tại Vân Đồn.

Xinhua là một cơ quan thu thập tin tức cấp bộ của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, vì vậy mà bản tin này tuy không nói ra nhưng nó cho thấy rằng cơ quan cấp cao nhất, ngay trong trung ương đảng Cộng sản của Trung Quốc, đã biết một cách khá chi tiết về đặc khu.

Từ đây, các câu hỏi đặt ra là, họ thu thập tin tức này để làm gì? Tại sao họ nên thu thập? Và họ thu thập từ những nguồn nào?

Bài báo không đề cập đến nhưng độc giả cần đặt câu hỏi rằng số tiền 1,8 tỉ đô-la Mỹ mà Quảng Ninh dùng để xây cơ sở hạ tầng có nguồn từ đâu? Huy động từ ai?

1,8 tỉ đô-la Mỹ là một khoản tiền lớn, nó gần bằng 1% GDP của Việt Nam. Và so với khoản thu ngân sách mà chính phủ Việt Nam thu được từ tất cả các nguồn trong năm 2016 là khoảng 55 tỉ đô-la Mỹ (chính xác là 1.101.377 tỉ đồng) thì nó tương đương với 3,3% ngân sách chính phủ (4).

Trung Quốc thông qua các ngân hàng phát triển chuyên tài trợ cho các dự án nhằm phục vụ cho chiến lược Một Vành Đai, Một Con Đường mà Vân Đồn và Hải Phòng là các cảng nằm trên Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, vậy có phải Quảng Ninh đã huy động vốn từ các ngân hàng phát triển Trung Quốc để xây dựng đặc khu không? Và nếu họ đã vay thì với các điều khoản nào?

Năm 2014, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay trị giá 20 tỉ đô-la Mỹ cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, và năm 2016 cung cấp thêm 11,5 tỉ đô-la Mỹ nữa để đẩy mạnh phát triển hạ tầng nhằm phục vụ cho dự án Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc (5). Vậy Việt Nam đã vay chính thức là bao nhiêu từ Trung Quốc và đã dùng nó vào việc gì? Có phải dùng số tiền vay mượn này để đầu tư vào Vân Đồn không? Và nếu đã đầu tư vào Vân Đồn với các dự án kém khả thi về kinh tế thì lấy gì trả và nếu không trả được thì sao? Điều khoản vay là gì?

Đọc bản tin trên Xinhua độc giả cũng có thể liên hệ với một bản tin khác cung cấp thông tin Quảng Ninh với Bí thư tỉnh uỷ Phạm Minh Chính đã hợp tác với Giáo sư Đào Nhất Đào của Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Thâm Quyến trong việc xây dựng đặc khu. Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là hợp tác theo kiểu gì, Phạm Minh Chính đã nhận được sự chỉ đạo gì trong việc xây dựng đặc khu Vân Đồn? Có thông tin nào thuộc diện bảo mật an ninh được tiết lộ qua giáo sư Đào Nhất Đào và đưa nó tới các cơ quan thu thập thông tin của chính quyền trung ương Trung Quốc? (6)

Và cuối cùng, dù không nói ra nhưng bản tin chính nó đã cho thấy các hoạt động xây dựng đặc khu đã rầm rộ diễn ra từ rất lâu trước khi chính quyền Việt Nam tung ra dự luật để dò ý dư luận trước khi thông qua. Việc hoãn thông qua dự luật chỉ là đòn nhằm hạ nhiệt dư luận để rồi cuối cùng sẽ lại thông qua.

LỜI KẾT
Bản tin trên dĩ nhiên là một miếng ghép nhỏ mà một độc giả bình thường sẽ thấy nó chỉ là một mẩu tin bình thường và dễ bỏ qua. Nhưng nếu bạn là một người tò mò, luôn đặt câu hỏi và muốn biết nhiều hơn về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các dự án đặc khu, bạn cần nhiều miếng ghép như vậy mới hình dung hết bức tranh trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
____

Tham khảo:

(1) Xinhua. 2016-12-09. 12 bln USD needed to build special economic zone in northern Vietnam. Truy cập ngày: 21/06/2018. Nguồn: http://www.xinhuanet.com/english/2016-12/09/c_135892998.htm

(2) Vietnamnet. 2014-03-26. How to find $12 billion to build Van Don SEZ?. Truy cập ngày: 21/06/2018. Nguồn: http://english.vietnamnet.vn/fms/business/98316/how-to-find–12-billion-to-build-van-don-sez-.html

(3) Báo Đầu Tư. 2014-03-25. 12 tỷ USD làm đặc khu Vân Đồn, huy động thế nào?. Truy cập ngày: 21/06/2018. Nguồn: http://baodautu.vn/12-ty-usd-lam-dac-khu-van-don-huy-dong-the-nao-d2397.html

(4) Trading Economics. Vietnam Government Revenues. Truy cập ngày 21/06/2018. Nguồn: https://tradingeconomics.com/vietnam/government-revenues

(5) VOA News. 2016-03-23. China Offers $11.5B in Loans, Credit to Southeast Asia. Truy cập ngày: 21/06/2018. Nguồn: https://www.voanews.com/a/ap-china-southeast-asian-leaders-seek-greater-cooperation/3250705.html

(6) Tạp chí Cộng sản. 2014-03-21. Phát triển đặc khu kinh tế – kinh nghiệm và cơ hội. Truy cập ngày: 21/06/2018.
____

PHỤ LỤC

Bản tin của Xinhuanet.com

12 bln USD needed to build special economic zone in northern Vietnam
HANOI, Dec. 9 (Xinhua) — Up to 12 billion U.S. dollars is needed to build Van Don special economic zone in Vietnam’s northern Quang Ninh province by 2030, local media reported Friday.
Quang Ninh has so far mobilized 40 trillion Vietnamese dong (nearly 1.8 billion U.S. dollars) to invest in the zone, mainly for infrastructure development, daily newspaper Tuoi Tre (Youth) quoted Nguyen Manh Tuan, head of the Quang Ninh Economic Zone Management Board, as saying.
An international airport named Van Don in Van Don district, some 50km from Ha Long City, home to the world heritage site of Ha Long Bay, is under construction with investment of 7 trillion Vietnamese dong (nearly 314 million U.S. dollars), and is scheduled to become operational in 2018.
A complex, including a casino, and road routes in the special economic zone are also under construction.
Quang Ninh is planning to build expressways linking Ha Long with Van Don District and Mong Cai City in the province, and with the neighboring port city of Hai Phong.
The Vietnamese government has just agreed in principle that three special economic zones will be built nationwide, including Van Don in northern Quang Ninh province, Van Phong in central Khanh Hoa province, and Phu Quoc in southern Kien Giang province.
Editor: Lu Hui

---------------------------

21/06/2018

Tiếng Dân có nhận được hai tập tài liệu, toàn bộ nội dung đề án thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Mặc dù đây là hai đề án đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự an nguy của đất nước qua nhiều thế hệ và có nguy cơ mất nước như hầu hết mọi người lo ngại, thế nhưng đề án được viết rất cẩu thả, chỉ đưa ra những số liệu copy, lặp đi lặp lại, không có nội dung gì đặc biệt.

Suốt hai đề án này, người viết chỉ chú trọng tới làm du lịch và mở sòng bài với những con số đưa ra mơ hồ. Thậm chí trong đề án thành lập đặc khu Phú Quốc, Kiên Giang, có chương được viết với nội dung sao chép giống hệt nhau.

Xuyên suốt đề án là những từ ngữ sáo rỗng, đao to búa lớn như “Cần có quyết tâm chính trị của cấp cao”; “Khát vọng vươn lên của chính quyền và nhân dân địa phương”; “Lãnh đạo cấp cao cần có quyết tâm đổi mới cùng với cam kết chính trị mạnh mẽ”; “Kiên trì cải cách, dám thử nghiệm, mạnh dạn thí điểm”…

Kính mời các chuyên gia, các nhà khoa học và quý độc giả tham khảo nội dung đề án: Thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong, dài 217 trang; và đề án Thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, dài 183 trang.

-------------------------------

TƯ LIỆU ĐẶC BIỆT: 
Thứ tư, 20 tháng 6, 2018

Đọc nguyên văn hai đề án này mà "lạnh mình" về sự cẩu thả của các chuyên viên Đảng ta!  Xuyên suốt 2 đề án chỉ là làm du lịch và casino: các con số đưa ra là cực kỳ mơ hồ (có thể là tưởng tượng). Thậm chí với đề án lập đặc khu ở Phú Quốc có 2 chương nội dung được sao chép y nguyên nhau không khác một chữ. Và nực cười người ta tính phát triển Công nghệ thông tin ở... Phú Quốc ◄◄ (Cnh báo: Files khá ln (4.4 MB & 2.4 MB) nhưng nên đọc để "không nghe lời kẻ xấu"!) (Nghĩ thêm: Có lẽ Luật ANM là để công chúng không đọc được những tài liệu như thế này để mà thất vọng về khả năng của các "nhà khoa học" vủa Đảng)

---------------------------------

Cát Linh, RFA
2018-06-19

Phần 1: Đặc khu Vân Đồn mang ‘quốc tịch Trung Quốc’ từ lúc chưa ra đời

Cuộc gặp năm 2013
Đồng ý trả lời phỏng vấn với RFA về vấn đề này, nhà báo Nguyễn An Dân, người có nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về đặc khu kinh tế, xác nhận về mốc thời gian của ý tưởng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thâm Quyến vào thập niên 90.”

“Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh, thành ra ổng là người thực hiện đề án này. Bất kỳ ai ngồi vào vị trí Bí thư Quảng Ninh cũng phải thực hiện (đề án). Tuy nhiên thực hiện như thế nào và thực hiện đến đâu thì nó phụ thuộc vào bản lĩnh của Bí thư Tỉnh uỷ.”

Đề cập trực tiếp đến Vân Đồn, nhà báo Nguyễn An Dân khẳng định “Ông Phạm Minh Chính là người thực hiện theo chủ trương lớn của Đảng.”

Tuy nhiên, tạm thời khoan đề cập đến nhân vật Phạm Minh Chính, mà hãy tìm hiểu việc ông Phạm Minh Chính đã đề xuất đề án đặc khu ở Quảng Ninh như thế nào, bằng cách quay lại diễn biến của 5 năm trước, năm 2013.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, trên trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đăng tải một bài báo bằng Anh ngữ với tiêu đề: Việt Nam học hỏi về Đặc khu kinh tế của người Trung Quốc (Vietnam study Chinese special economic zone).

Nội dung của bài báo cho biết đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng Ninh vào ngày 19 tháng Giêng năm 2013 để trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm về chiến lược kiến trúc hình thành phát triển cho đặc khu kinh tế (SEZ) Vân Đồn.

Dẫn đầu đoàn đại biểu này là Giáo sư, Tiến sĩ, bà Đào Nhất Đào (Tao Yitao),  Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

Đón tiếp phái đoàn Thẩm Quyến có ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ; bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Nội dung buổi gặp do CCSEZR ghi lại cho biết, 5 vị giáo sư Trung Quốc đã tư vấn về các vấn đề khác nhau như: Điều kiện cơ bản, thiết kế chức năng, lựa chọn vị trí địa lý, định vị ngành, chính sách ưu đãi, quản lý kinh tế xã hội, vốn nước ngoài và quản lý nhân tài cho các đặc khu kinh tế của Việt Nam.

Đối lại, các quan chức Việt Nam bày tỏ rằng họ đã được truyền cảm hứng trong việc tham vấn và khẳng định điều này rất quan trọng cho việc xây dựng các mô hình đặc khu kinh tế ở Việt Nam.

Để kiểm chứng, chúng tôi liên lạc ông Đỗ Thông, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban tỉnh Quảng Ninh, người có mặt trong chuyến đi đó và được trả lời rằng:
“Xin lỗi tôi không biết về vấn đề này.”

Chi tiết về chuyến viếng thăm này không được loan trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Mãi cho đến ngày 23 tháng 8 năm 2013, trang báo mạng của Quảng Ninh và Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh mới đăng tin về chuyến đi khảo sát của Đoàn chuyên gia Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc Trường Đại học Thâm Quyến tại Quảng Ninh.

Mục đích chuyến đi khảo sát này nhằm chuẩn bị cho hội thảo quốc tế về xây dựng và phát triển khu kinh tế Vân Đồn. Kết thúc chuyến đi, ông Chung Nhược Ngu, Trợ lý Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc mong muốn hai bên sẽ nhanh chóng thành lập tổ công tác nghiên cứu về đặc khu kinh tế.

Tham dự bên phía tỉnh Quảng Ninh đương nhiên không vắng mặt ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh.

Ông Phạm Minh Chính, áo sơ trắng giữa hình, đeo kính. Courtesy: Ảnh chụp màn hình baoquangninh.com.vn

Phạm Minh Chính
Đánh giá, nhận xét toàn bộ những dữ kiện trên từ năm 2013, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng, cũng là người dành rất nhiều sự quan tâm đến dự thảo Luật Đặc khu khẳng định rằng có cơ sở để kết luận Phạm Minh Chính có liên quan mật thiết đến Luật Đặc khu.
“Khi còn là Bí thư Quảng Ninh, Phạm Minh Chính là 1 trong những người chỉ đạo, xây dựng qui chế đặc khu cho Vân Đồn, và là cơ sở tiền đề cho luật Đặc khu sau này.”

Nói về cuộc gặp giữa Phạm Minh Chính và bà Đào Nhất Đào trong thời gian đã qua, ông Phạm Chí Dũng nhận xét là rất “đáng chú ý” và “có vẻ 2 bên rất thân mật với nhau.”

Một cơ sở nữa để cho thấy sự có mặt của Phạm Minh Chính ngay từ thưở đặc khu Vân Đồn đang trong lúc “thai nghén” được ông Phạm Chí Dũng tiết lộ:
“Trong đề xuất của tỉnh Quảng Ninh cho Chính phủ lúc đó, thời gian cho nước ngoài thuê đất, Quảng Ninh đề xuất đến 120 năm chứ không phải chỉ có 99 năm như dự luật Đặc khu.
Thì người ta có thể đặt 1 câu hỏi rất lớn, 1 sự nghi ngờ rất lớn, là vì động cơ nào? Vì động cơ nào mà Phạm Minh Chính và tỉnh Quảng Ninh lại lập 1 đề xuất quá ưu đãi, quá đặc biệt, và có thể nói không khác gì chuyện “bán đất, bán nước.”

Tân Hoa Xã ngày 12 tháng 9 năm 2016 có bài viết đưa tin từ tỉnh Quảng Ninh cho biết cần 12 tỷ USD để xây dựng đặc khu kinh tế hành chính Vân Đồn.

Tân Hoa Xã trích lời ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Ban Kinh tế tỉnh Quảng Ninh trả lời báo Tuổi trẻ trong nước về số vốn đầu tư của Quảng Ninh lúc đó đã đáp ứng được 1.8 tỷ USD.
Tuy nhiên, cả Tân Hoa Xã lẫn truyền thông trong nước không nói rõ nguồn gốc của 1.8 tỷ USD này.

Đây chính là câu hỏi mà nhà báo Nguyễn An Dân đặt ra về sự minh bạch đối với số vốn đầu tư của Quảng Ninh. Vì theo ông, vào năm 2014, chính phủ Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn về ngân sách, phải “vay nóng” Singapore hoặc quỹ Bảo hiểm xã hội 1 tỷ USD để cân đối chi thu, thì việc nhà nước hỗ trợ Quảng Ninh trong khoản 1.8 tỷ USD này là không có cơ sở.

Thêm vào đó, theo phân tích của nhà báo Nguyễn An Dân, thời điểm năm 2014, Việt Nam chưa xây dựng hoàn chỉnh khung định hình cơ bản cho đặc khu cũng như chưa có chiến lược, quy luật cụ thể. Do đó, không thể nghĩ rằng các quốc gia khác sẵn sàng bỏ tiền vào đầu tư ở đặc khu Vân Đồn.

Từ  đó, ông nêu ra kết luận: Phải chăng 1,8 tỷ USD Quảng Ninh đã có là từ nguồn huy động của nước có chung đường biên giới?

1,8 tỷ USD là 1% GDP của Việt Nam, một con số không nhỏ. Huy động được con số này, phải chăng chỉ có Phạm Minh Chính?

Theo ông Phạm Chí Dũng, ông trả lời vấn đề này theo cách đánh giá tư duy chung trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Với não trạng chung trong Đảng thì nó tựa tựa như nhau. Nếu không phải Phạm Minh Chính mà 1 nhân vật khác thì cũng phải thi hành chủ trương từ cấp trên mà thôi. Chỉ có điều nếu là người khác thì có thể về mặt kỹ thuật nó sẽ khác đi.”

Một góc nhìn khác, trong đó có 1 yếu tố tích cực từ nhà báo Nguyễn An Dân được ông chia sẻ:
“Ông Phạm Minh Chính không phải như những lãnh đạo Đảng hay lãnh đạo địa phương khác mà chờ phía trên giao việc. Mà ông muốn chủ động trong công việc.
Thứ 2, ông Phạm Minh Chính viết rất nhiều sách về kinh tế thị trường định hướng XHCN, rồi ổng có nghiên cứu từ thời ổng là Tuỳ viên sứ quán ở Đông Âu trong giai đoạn Đông Âu chuyển hoá từ độc tài sang dân chủ.
Từ đó mới sinh ra là ông Phạm Minh Chính cũng muốn tích cực làm đặc khu này.”
Tuy nhiên, nhà báo Phạm An Dân cũng đã nói thêm: “Bên cạnh đó có những vấn đề khác, chẳng hạn ông Phạm Minh Chính chưa hiểu hết ý đồ của Trung Quốc.”

-------------------------------

Cát Linh, RFA
2018-06-19

Phần 2: Phạm Minh Chính, Đào Nhất Đào, Vân Đồn và Một vành đai, một con đường

Trong phần 1, chúng tôi đã trình bày về sự ra đời của dự án đặc khu kinh tế, đặc biệt là đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh.
Sự liên kết giữa hai nhân vật quan trọng là ông Phạm Minh Chính là bà Đào Nhất Đào ảnh hưởng như thế nào trong sự hình thành thành đặc khu Vân Đồn cũng như dự thảo luật Đặc khu?

Đào Nhất Đào và Vân Đồn
Một năm sau chuyến thăm của đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR đến tỉnh Quảng Ninh ngày 19 tháng Giêng năm 2013, bà Đào Nhất Đào đã quay lại Việt Nam vào ngày 19 tháng 3 năm 2014 để tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế.

, bà Đào Nhất Đào dành những lời nhận xét khá ưu ái khi trả lời phóng viên Báo Quảng Ninh về tiềm năng phát triển của đặc khu Vân Đồn:
“Theo đánh giá của tôi, Vân Đồn hiện có những điều kiện thuận lợi hơn Thâm Quyến ngày trước rất nhiều: Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc, có những điều kiện thuận lợi về thiên thời, địa lợi và ưu thế đi sau, hiện chỉ còn thiếu nhân hòa.”

Nhấn mạnh ngay sau đó, bà đưa ý kiến về giải pháp, đó là: “Để có được điều này, theo tôi Chính phủ Việt Nam phải giao cho Quảng Ninh những cơ chế đặc thù.”

Làm sao để bù “nhân hoà”? Thế nào là cơ chế đặc thù?

Đáng chú ý, bà Đào Nhất Đào là cố vấn, kiến trúc sư trưởng của chiến lược ‘Một vành đai, Một con đường’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những chuyên gia kinh tế gọi nhận định đây là chiến lược có tham vọng nhân rộng ra cả Châu Á.

Vân Đồn và Một vành đai, một con đường
Rất nhiều các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế trên thế giới đã đưa ra những quan ngại về ảnh hưởng của chiến lược Vành đai, con đường đối với những quốc gia nó liên kết.

Tờ Tuổi Trẻ ngày 18 tháng 4 có một bài viết trong đó trích dẫn ý kiến của Ông Peter Cai, chuyên gia tư vấn tại Viện Lowy (Úc) chuyên nghiên cứu chiến lược "Vành đai, Con đường", nhận định rõ ràng rằng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc sẽ mở rộng ở những quốc gia mà "Vành đai, Con đường" liên kết.

Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ nhận định trong 1 báo cáo ngày 17 tháng 4 rằng “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh là thật ra nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Một báo cáo khác của các nhà nghiên cứu Mỹ về 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố. Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực.

Ông Phạm Chí Dũng chia sẻ thêm những nhận định về vai trò của đặc khu ở Việt Nam.

“Đặc khu chính là môi trường vô cùng thông thoáng để rửa tiền, mà cơ quan pháp luật không thể làm gì khác. Chưa kể là trong đặc khu có thể sản xuất vũ khí, nói chung là kinh doanh trái pháp luật khá nhiều chuyện mà phap luật không thể sờ gáy được.
Có một điều cực kỳ nguy hiểm ở mặt đối ngoại là đã có những nhà đầu tư chiến lược nhắm sẵn đặc khu rồi.
Trong những nhà đầu tư đó có những nhà đầu tư bị nghi ngờ lớn là có quan hệ chân trong chân ngoài với nước ngoài, chính xác là với Trung Quốc.”

Phạm Minh Chính, Đào Nhất Đào và Vân Đồn
Trở lại với kế hoạch đặc khu Vân Đồn của Quảng Ninh, hay nói cách khác là sản phẩm của Phạm Minh Chính.  Ngày 27 tháng Giêng năm 2018, phái đoàn Quảng Ninh do Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn chuyến đi thăm Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến), theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyến đi này cũng do trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đưa tin.

Cũng cần phải nói rõ là phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này trên thực tế là Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Lý do là trước đó, báo chính phủ cho đăng tải Quyết định số 56/QĐ-TTG về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 11 tháng 1 năm 2018.

Ban Chỉ đạo này do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  làm Trưởng ban. Hai Phó trưởng ban là ông Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Uông Chu Lưu, Uỷ viên Ban Châp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và 25 uỷ viên khác.

Trong bài viết của trang CCSEZR, đáng chú ý là bà Đào Nhất Đào với văn phong vừa phải của nhà ngoại giao, gọi ông Phạm Minh Chính là “người bạn cũ của CCSEZR”. Ngược lại, đáp lại là lời phát biểu của ông Phạm Minh Chính được ghi rằng: “Trở lại Đại học Thâm Quyến lần này cho tôi cảm giác ấm áp như trở về nhà, được gặp lại những anh chị em trong gia đình.”

Trong bài phát biểu của mình, ông Phạm Minh Chính xin được tư vấn từ CCSEZR về ba vấn đề, trong đó có câu hỏi: “Thời gian sử dụng đất có phải là 70 hay 99 năm không?

Nhìn lại tất cả những sự kiện gắn kết giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại diện là Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện là đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh, sau này là Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đã chỉ ra rất rõ phần nào sự ảnh hưởng rõ rệt của Bắc Kinh ở đặc khu Vân Đồn.

Phân tích cụ thể hơn là từ nhà báo Nguyễn An Dân:
“Khi Trung Quốc họ biết Việt Nam có chủ trương làm đặc khu ở Vân Đồn, và khi ông Tập Cận Bình đưa chiến lược Một vành đai, một con đường ra thì Trung Quốc muốn kết nối với Việt Nam vào trong chiến lược này. Thì bắt buộc phải  kết nối đặc khu Vân Đồn vì vị trí quan trọng về địa chính trị của nó, là cửa khẩu của Việt Nam. Như thế, đương nhiên bà Đào Nhất Đào, kiến trúc sư trưởng của Một vành đai, một con đường phải tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trên cương vị bà Đào Nhất Đào là người chủ trì đề án và ông Phạm Minh Chính là người đứng đầu địa phương Vân Đồn nơi sẽ hình thành đặc khu.
Hai tư tưởng lớn, 1 bên là phía ông Tập Cận Bình, một bên là tư duy của bên Đảng thì việc bà Đào Nhất Đào và ông Phạm Minh Chính kết nối với nhau là đương nhiên thôi.”

Vì sao Vân Đồn lại được Bắc Kinh dành cho nhiều “thiện chí” đến thế? Theo nhà báo Nguyễn An Dân, đó là xét theo địa chính trị, và Trung Quốc cần Vân Đồn hơn là Vân Phong và Phú Quốc. Thêm vào đó, Vân Đồn không gặp trở ngại về vai trò của chính quyền địa phương như Vân Phong và Phú Quốc.

Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc.

Vân Đồn có trở thành đặc khu hay không? Luật Đặc khu có được thông qua vào tháng 10 tới hay không? Điều này ông Phạm Chí Dũng cho rằng hoàn toàn có thể, nếu không có sức đấu tranh của toàn dân, toàn xã hội phản đối những điều bất công, bất cập, bất hợp lý và nguy hiểm trong dự luật này.










No comments:

Post a Comment