Trương Minh Ẩn
01/05/2018
Người
ta hay đặt ra câu hỏi: Tại sao hiện nay có rất nhiều người tỏ tâm lý rất ghét
người giàu có? Cả người ghét và người bị ghét đều là người cùng dòng giống Việt
Nam. Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần đặt câu hỏi: Người ta có ghét những
người giàu có như Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffett, Elon Musk… không? Dĩ
nhiên là không.
Thời
Sài Gon xưa cũng vậy, hiếm người ghét người giàu có. Người ta còn vinh danh và
thêu dệt thêm những câu chuyện huyền thoại chứ ít khi “dìm hàng”. Chẳng hạn
như: ‘Nhứt Sỹ nhì Phương, tam Xường, Tứ Hỏa’ hoặc thay thế ‘tứ Hỏa’ bằng ‘tứ Định’,
‘tứ Bưởi’, ‘tứ Trạch’ là những người giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.
Những
người giàu có không bị ghét vì người ta làm giàu chân chính, làm giàu bằng trí
tuệ, bằng nỗ lực của họ và dĩ nhiên cũng phải kể tới phần may mắn. Khi giàu có,
họ thường xuyên làm từ thiện, làm từ thiện đúng nghĩa, đúng lương tâm, và theo
hình thức chia sẻ.
Ngược
lại, hiện nay người ta ghét vì làm giàu không bằng con đường chân chính trong
cái thể chế đang điều hành đất nước, đó là tổ chức đảng Cộng sản Việt Nam đang
chiếm trọn quyền bính. Họ cũng làm từ thiện nhưng phần lớn là bị ép bưộc, hoặc
để quảng cáo, lấy danh tiếng, làm theo cách ta đây ban phát đặc ân.
Để
làm giàu thời nay cần phải lương lẹo, mưu mô, thủ đoạn, cấu kết ăn chia với
quan chức của chế độ. Những tập đoàn lớn hiện nay như Vingroup, Masan, FLC, Vạn
Thịnh Phát, Him Lam, Quốc Cường Gia Lai… “đi đêm” với nhà chức trách để thâu
tóm các khu đất vàng, thâu tóm những danh lam thắng cảnh, thâu tóm tài nguyên…
với giá rẻ mạt.
Các
tập đoàn kinh tế phất lên nhanh chóng, làm giàu bằng cách cấu kết với các quan
chức, tiêu xài phung phí tài nguyên thiên nhiên có sẵn của nhân dân vô tội vạ,
lấy của dân bỏ vào túi riêng, nên làm giàu nhưng người dân không phục. Người
dân chỉ phục những người đi lên bằng sáng tạo, tài năng, công với sự lao động
miệt mài, mà nhất là đi lên bằng thực lực của chính bản thân họ, làm giàu bằng
con đường chân chính, thay vì móc ngoặc với các quan chức, có được lợi thế để
làm giàu cho cá nhân mình.
Bây
giờ hãy nhìn qua hai khu vực trên thế giới, nơi con người làm giàu trong điều
kiện khắc nghiệt, chẳng hề có được sự ưu đãi của thiên nhiên: Đó là đất nước
Israel và tiểu bang Las Vegas của Mỹ.
Israel
Israel
là một đất nước nhỏ bé, với diện tích chỉ hơn 20.000 km vuông. Sa mạc chiếm tới
70% diện tích lãnh thổ, phần còn lại cũng chẳng phải là ‘rừng vàng’, mà là núi
đá, đồi trọc, chỉ có biển là tương đối “coi được” chứ không hẳn là ‘biển bạc’.
Dân số chỉ hơn 8 triệu người. Khí hậu thì khắc nghiệt, tài nguyên gần như là
con số 0. Một điều tồi tệ hơn nữa là đất nước này bị cô lập trong “chảo lửa”
Trung Đông, cũng như tranh chấp sống còn với người Palestine…
Khi
đặt chân đến mảnh đất như vậy để sinh sống, dễ mấy ai không khỏi ngao ngán,
chán chường. Ấy vậy mà, với người Israel thì không. Họ đã biến hoang mạc thành
những cánh đồng sản xuất nông nghiệp xanh tốt, trở thành đất nước xuất khẩu mạnh
về nông nghiệp. Họ khiến “cá bơi trong sa mạc”, sử dụng năng lượng mặt trời,
khiến môi trường thân thiện nhất thế giới, hóa lọc nước biển thành nước uống,
nước sử dụng…
Không
thể không thán phục Israel, một đất nước nhỏ bé, trong điều kiện khắc nghiệt,
nhưng có nền kinh tế hùng mạnh, nền khoa học kỹ thuật đứng hàng đầu thế giới, GDP bình quân đầu người vào hàng top, hơn $40.258/ người (thống
kê năm 2017), gấp 17 lần Việt Nam (GDP Việt Nam chưa tới $2.400/ người).
Las
Vegas, Hoa Kỳ
Nói
tới Las Vegas ở Mỹ, người ta nghĩ ngay rằng, đây là nơi chốn “ăn chơi” vào hàng
bậc nhất thế giới. Đúng vậy, nơi này được mệnh danh là thủ đô giải trí của thế
giới, là Thành phố Ánh sáng, Thành phố không ngủ, Thành phố của nhà thờ tiệc cưới…
Tương
tự như Israel, Las Vegas của Mỹ cũng nằm ngay trên sa mạc. Là thành phố hoang vắng
vào năm 1900, đất đai khô cằn, nắng quanh năm, không nước sinh hoạt, chẳng có
tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, nhưng nhờ tầm nhìn xa trông rộng, các nhà tiên
phong đã biến sa mạc hoang vắng Las Vegas, thành thiên đường giải trí nổi
tiếng nhất thế giới, thu hút lượng tiền khổng lồ của du khách đổ vào nơi này
hàng năm.
Hãy
nhìn lại Việt Nam, đất nước ta có ‘rừng vàng, biển bạc’, tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhưng thu nhập đầu người thuộc hàng thấp nhấp thế giới và cả khu vực
các nước Đông Nam Á. Rừng bạt ngàn bị đốn ngày càng trụi lũi, ngày càng xuất hiện
nhiều đồi trọc núi đá. Biển đã bị Trung Quốc chiếm đóng, ngư dân bị mất ngư trường
đánh cá, bị đẩy vào bờ, hải sản đánh được ngày một ít dần.
Đất
nước giàu tài nguyên, nhưng tài nguyên bị đào bới lên bán vô tội vạ nên sắp tới
chẳng còn gì để bán, ngay cả tài nguyên là lãnh thổ cũng bị đem gá, bán. Môi trường
ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, cả nước như một bãi rác thải, góp phần làm biến
đổi khí hậu, gây ra thiên tai với tần suất ngày càng gia tăng.
Văn
hóa mục ruỗng, xuống cấp; bạo lực côn đồ, cướp giật lên ngôi; quan chức tàn ác,
tham nhũng tràn lan; dân thì theo gương quan ngày càng gian manh, lọc lừa… Thế
kỷ 21, con người đang tiến lên sao hỏa mà dân ta vẫn còn đói nghèo, một số nơi
vẫn còn con trâu đi trước cái cày theo sau. Khoa học kỹ thuật lạc hậu, không lấy
nỗi một phát minh, sáng tạo xứng tầm nào góp phần với thế giới…
Dù
có nhiều kỹ sư, tiến sĩ, nhưng không sản xuất nổi được con ốc, vít. Riêng việc đào tài nguyên lên bán mà còn bị lỗ, thử hỏi còn có thể
làm được gì? Mai này khi không còn tài nguyên, lấy gì để bán?
Không
thể phủ nhận đất nước ta từng là một đất nước tuyệt đẹp, đã từng có “rừng
vàng”, “biển bạc”, cho tới khi nằm dưới sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của đảng
Cộng sản Việt Nam, nó đã bị biến thành bãi rác! Ở nước ngoài, người ta tìm mọi
cách để biến những vùng sa mạc thành nơi trù phú. Đất nước ta thì ngược lại, biến
vùng đất trù phú thành sa mạc, đồi trọc và bãi rác thải. Tài đến thế là cùng!
No comments:
Post a Comment