Hôm
26 tháng Tư thấy VOA có đăng bài “TQ
đang 'đẩy' Việt Nam đến gần Tòa án Quốc tế?”. Bài báo nhắc lại việc TQ cho
đặt các giàn ra đa “phủ sóng” ở các bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường
Sa cũng như một số hoạt động của TQ như cho đua thuyền buồm tại khu vực quần đảo
Hoàng Sa. Bài báo cũng nhắc lại điệp khúc của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao rằng
: các hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”,
“trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên
ở Biển Đông (DOC)”
Ông
Hà Hoàng Hợp nhân vụ này có trả lời phỏng vấn: “Hướng duy nhất, theo tôi, là
đưa ra tòa. Không có con đường nào khác cả”.
Thiệt
tình trong bụng tôi cũng nghĩ vậy, ngoài việc kiện TQ ra Tòa thì không có con
đường nào khác để ngăn cản sự lấn lướt – nếu không nói là bành trướng – của TQ ở
Biển Đông.
Theo
ý kiến của TS. Nguyễn Nhã: Việt Nam sẽ nắm nhiều phần thắng nếu kiện Trung Quốc
ra Tòa án quốc tế… Chủ quyền của Việt Nam trong khu vực là một “sự thật lịch sử”
không thể chối cãi, với nhiều chứng cứ có thể tìm thấy ở các nước.
Nhưng
suy nghĩ lại thì tôi cho rằng người ta đang cố gắng tạo một “ảo tưởng” là nhà
nước CSVN đang “lo lắng” ghê lắm về sự “vẹn toàn lãnh thổ” của đất nước, cũng
như các việc đe dọa an ninh quốc gia mà TQ đã và đang làm ở Biển Đông.
Theo
ý kiến của tôi, ngay cả khi TQ dùng quân sự “phong tỏa” các đảo của VN hiện
đang chiếm đóng ở Trường Sa, đồng thời tuyên bố trước quốc tế rằng TQ mở chiến
dịch “thu hồi các lãnh thổ bị địch nhân chiếm đóng”, thì VN cũng sẽ không làm
gì cả. Nếu các nước như Mỹ, Nhật… không lên tiếng chống đối, hay ủng hộ VN
trong việc phòng vệ, VN sẽ rút bỏ các đảo này.
Về
quân sự, VN đánh là đánh để thua.
Trọng
lượng “kinh tế” của VN hiện nay không bằng một tỉnh nghèo trong lục địa của TQ.
Chi phí của VN về quốc phòng của VN không bằng “con số lẻ” của chi phí quốc
phòng TQ. Trong khi tướng tá VN, ngoài tham nhũng, ăn hại đái nát, từ lâu đã bỏ
nghề “bóp cò” để chuyển sang làm kinh doanh đất đai, viễn thông, sân golf….
Một
tấm hình chụp các “chiến sĩ hải quân” VN đang nấu nướng trên chiến hạm Gepard
cho ta thấy “tinh thần chiến đấu” của binh sĩ. Thật là chiến sĩ của ta “anh
hùng, “đéo” sợ chết. Thấy trong tấm hình, bình gaz nấu bếp được đút dưới giàn
phóng hỏa tiễn. Còn anh “hỏa đầu quân” thì ngồi chồm hổm dưới sàn tàu, vừa “kiểm
soát” 4 ống phóng hỏa tiễn, vừa chiên xào đồ ăn.
Tôi
nghĩ chắc là các “chiến lược gia” đại tài của VN cố ý tung tấm hình này là bày
trận để “gài” TQ.
TQ
“vô tròng”, quân ta sẽ “nắm lưng quần” TQ mà đánh. Lính Mỹ còn thua chạy dài huống
chi quân Tàu phù (sic!)
Về
pháp lý, tôi đặt câu hỏi cho hai học giả Hà Hoàng Hợp và GS Nguyễn Nhã: VN kiện
TQ về cái gì ? Lấy tư cách gì để đi kiện?
Ngay
từ nội dung “điệp khúc” phản đối của phát ngôn nhân bộ ngoại giao VN: “các hành
động của Trung Quốc là “trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc” cũng như vi phạm tinh
thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Trên
quan điểm ngôn từ, ta thấy VN có thể kiện TQ ở việc vi phạm “các thỏa thuận giữa
hai bên”.
Nền
tảng của “công pháp quốc tế” được đặt trên các “thỏa thuận”, qua các hình thức
các kết ước, công ước, hiệp ước… giữa hai hay nhiều quốc gia.
Tức
là các “thỏa thuận giữa hai bên”, nói theo ngôn từ của bà phát ngôn nhân BNG,
là những văn bản (được xem như) cấu thành “luật quốc tế”.
Ngay
cả Tuyên bố về Cách ứng xử DOC, vốn là một “tuyên bố về ý định”, không có hiệu
lực ràng buộc. Nhưng khi hai bên VN và TQ nhiều lần ký kết khẳng định việc “tôn
trọng” DOC, thì Tuyên bố (chính trị) này trở thành một tuyên bố có hiệu lực
pháp lý.
Nếu thấy rằng TQ vi phạm các thỏa thuận, tức là vi phạm nến những điều nền tảng của luật quốc tế, tại sao VN không đi kiện?
Kiện
về nội dung này VN chắc thắng 100% phải không?
Nhưng
VN vẫn không đi kiện. Nói đúng ra là không thể đi kiện TQ.
VN
cùng với các nước ASEAN ra Tuyên Bố DOC với TQ. Nhưng VN lại “xé lẻ”, đi đêm với
TQ để ký kết những “thỏa thuận” khác. Tự thân Tuyên bố DOC trở thành “vô
nghĩa”.
Còn
về cái gọi là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc” nội dung nó ra sao?
Nếu
ta theo dõi thường xuyên quan hệ VN và TQ, ta thấy các bản Tuyên bố chung thường
niên của hai nước luôn nhấn mạnh tới hai việc việc: 1/ “tuân thủ nhận thức
chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được” và 2/ “Thỏa thuận
về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung
Quốc”.
Và
nếu ta có chút quan tâm đến vấn đề tranh chấp VN và TQ về chủ quyền hai quần đảo
HS và TS. Ta đã biết “nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo hai bên”, từ năm
1958, đối với hai quần đảo HS và TS là như thế nào.
Còn
về vấn đề chủ quyền HS và TS. TS. Nguyễn Nhã cho rằng “Việt Nam sẽ nắm nhiều phần
thắng nếu kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế… chủ quyền của Việt Nam trong khu vực
là một “sự thật lịch sử” không thể chối cãi, với nhiều chứng cứ có thể tìm thấy
ở các nước.”
Xin
thưa cùng TS Nhã rằng mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư nhà cầm quyền CSVN “ăn mừng
đại thắng mùa xuân”, pháo bông, diễn hành rầm rộ.
Thắng
lớn ở đây ai cũng biết là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
Thì
nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN lấy “tư cách” gì để đi kiện?
“Mỹ
cút” từ sau khi ký kết Hiệp định Paris 1973. “Đại thắng” ở đây là thắng VNCH.
TQ
Nhã mở miệng là nói VN có bằng chứng này kia về chủ quyền của VN ở HS và TS.
Nhưng cái “Việt Nam” mà TS Nhã nói là cái VN đã “chết” rồi.
Anh
xem người ta là “ngụy” thì anh không thể “kế thừa” danh nghĩa của ngụy.
Tức
là, theo tôi, nếu bây giờ VN kiện TQ là kiện để thua.
Nếu
các học giả VN cứ lên báo chí trả lời phỏng vấn cái kiểu “lên dây cót” như vậy
thì ta chờ ngày TQ “thống nhứt” đất nước ở Trường Sa.
Nếu
không vận động để có một cuộc “đại hòa giải quốc gia” nhằm “kế thừa” di sản
VNCH, thì mọi lời nói đều chỉ có giá trị “nước đổ đầu vịt” mà thôi.
No comments:
Post a Comment