Monday, May 14, 2018

HỠI CÁC HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ, CÁC ANH NGU HƠN NHỮNG CON BÒ (tin tổng hợp)





Tối qua, đội hiệp sĩ đường phố quần nhau với băng cướp. Kết quả: 2 hiệp sĩ chết, 3 bị thương nặng cũng sắp tèo.

Thử hỏi, rồi ai sẽ thay các anh chăm lo cho gia đình, vợ con các anh? ai sẽ lo tiền thuốc men, ma chay cho các anh? rồi vợ con các hiệp sĩ đi cày trả nợ thấy bà luôn và hoàn cảnh túng quẫn đẩy đưa, ai dám chắc những đứa con các anh lớn lên sẽ không là cướp. Nếu như vậy, công sức và tính mạng của mấy anh chẳng có tý trọng lượng nào.

Xã hội kêu gọi từ thiện chung tay lo ma chay thuốc thang cho các hiệp sĩ lâm nạn ư? rồi mạng xã hội lại trầm trồ đó là nghĩa cử đẹp, là xã hội còn những điều ý nghĩa đáng hoan nghênh - xin thưa, đó là suy nghĩ của những con bò.

Có anh bảo vệ ngân hàng, sau khi quật ngã được tên cướp có súng. Cứ nghĩ rằng sẽ được tuyên dương. Nhưng ngay hôm sau, anh đã được chấm dứt hợp đồng lao động. Lý do ư? Hành động của anh vượt ra khỏi bảng mô tả công việc. Hành động đó có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của khách hàng, nhân viên và cả anh ta nữa. Tụi cướp chỉ đi lấy tiền, đừng ép chúng phải giết người. Ngân hàng mất tiền thì có bảo hiểm phải lo. Điều tra bắt cướp là nhiệm vụ của Police. Nhưng hành động xốc nổi của anh bảo vệ có thể khiến cả ngân hàng phá sản nếu sự chống cự của anh không may làm chết một khách hàng. Ở xã hội có một ông bộ trưởng giáo dục mặt vênh nói ngọng như Việt Nam, chắc rằng anh bảo vệ ngân hàng quật được tên cướp có súng sẽ là một hiện tượng soái ca đốn đổ tim của triệu người, sẽ được tặng bằng khen. Nhưng ở xứ sở văn minh. Sẽ rất khó cho anh khi tìm công việc mới
Xã hội được phân công rõ ràng thì mới có thể trật tự. Chứ anh này đi làm việc của anh kia thì rối rắm và tạo cơ hội cho kẻ biếng nhác trốn việc. Chúng ta là người dân. Chúng ta chỉ có nghĩa vụ sống theo pháp luật và đóng thuế. (Đương nhiên, thuế đóng phải hợp lý và chúng ta được quyền biết tiền thuế đó đã được sử dụng như thế nào). Nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, nhiệm vụ bắt cướp là của công an. Bộ máy này tiêu tốn nhiều tiền thuế lắm. Nhiều kinh khủng, hãy để họ làm nhiệm vụ của họ. Cớ gì sản sinh ra đội săn bắt cướp rồi xã hội vỗ tay khen như những anh hùng. Nhìn lại đi, câu chuyện những hiệp sĩ trong cổ tích nghe sướng tai những cậu bé cô bé, có phải các hiệp sĩ đều xuất hiện trong các hoàn cảnh xã hội loạn lạc vô pháp hay sao? vậy việc hình thành các đội hiệp sĩ tự phát khác nào các anh là biểu hiện cho thấy xã hội này vô pháp? các anh đang vỗ vào mặt bộ trưởng công an rồi.

Nên nhớ, cứ 6 người trong độ tuổi lao động thì có 1 người lãnh lương từ ngân sách để thực hiện công tác an ninh quốc phòng. Thử tưởng tượng xem một tháng tốn bao nhiêu tiền thuế của dân để nuôi lực lượng này? Chưa đâu, mỗi khi đi chứng giấy tờ, dân còn phải nộp phí an ninh. Các anh chỉ mấy mống mà muốn làm thay cho lực lượng công an sao? Các anh nghĩ các anh "có nghề" hơn công an sao? Lầm. Lên youtube xem lại các clip cưỡng chế đất, dẹp lề đường hay các clip trấn áp người biểu tình đi. Lực lượng đông đảo, tinh nhuệ, ra đòn dứt khoát đánh đâu thắng đó như vậy mà cần đến các anh làm dùm việc bắt cướp hay sao? Hay các anh muốn tố cáo công an là lực lượng ăn hại? Ai hoan nghênh các anh? 

Hãy xem lại vụ cướp tối qua đi. Khi các hiệp sĩ đang quật nhau với cướp. Hiện trường cách trụ sở công an chưa tới 20m. Người dân đến phường báo, các chiến sĩ công an có súng, có quyền, có nhiệm vụ đã trả lời dưng dưng "khác phường" rồi để mặc các hiệp sĩ. Kết quả 2 anh chết và 3 anh bị thương. Nếu có một tiếng súng chỉ thiên kịp thời, biết đâu các anh đã không phải chết. Tôi nói là chết, chứ không phải hi sinh. Vì anh ăn cơm vợ, còng lưng nộp thuế mà tài lanh, còn đứa được trả lương nó đợi xong sự việc ra dọn dẹp. Đứa nào chết chuyển về lo ma chay, đứa nào bị bắt thì đưa về phường. Lúc này mấy thằng cướp nhừ rồi, đã buông vũ khí và bị trói nên vô hại. Người nhà mày không nhanh chân biết giam ở phường nào để "thủ tục", nhẹ thì ăn đòn thừa sống thiếu chết, nặng thì tự tử trong đồn nghe con.

Các anh hiệp sĩ. Tôi cảm phục tấm lòng nghĩa hiệp của các anh. Nhưng các anh sai phương pháp rồi. Các anh đừng làm thay việc của người khác để rồi họ ỷ lại, trốn tránh. Các anh đừng làm tiền thuế của dân mất đi một phần vô ích nữa. Xem đi, anh chàng nạn nhân bị cướp SH đã được các anh đổi bằng mạng, bằng máu để giành giựt lại cho nó chiếc xe. Ngay khi các anh nằm xuống, nó tụ tập ăn nhậu vì không mất của rồi khoe trên facebook mà không có nửa lời quan tâm dù biết có 2 anh đã ra đi mãi mãi. Đã có những người ngã xuống, tôi nói những lời thật chát đắng này trong tâm tôi cũng nhói lắm. Khi đi ngược lại tiếng tung hô, tôi biết mình bị ném đá. Nhưng tôi phải nói vì không muốn có những em bé mồ côi cha, những gia đình nuôi con bạo bệnh trong khó nhọc.

Giải tán đi các anh. Trả về đúng chức năng và nhiệm vụ của mỗi người mà xã hội đã phân công đi các anh. Ở đây, tôi không kêu gọi mọi người vô cảm. Ai quy kết tôi như thế thì có nghĩa họ bị hạn chế nhận thức. Chỉ nhìn thấy một xã hội vận hành cảm tính, cướp và bắt cướp. Không làm hiệp sĩ bắt cướp, thì mỗi người là một công dân phải có nghĩa vụ lên tiếng để xã hội đẩy lùi những mảng đen. Không trực tiếp bắt cướp, nhưng chúng ta có thể lên tiếng để buộc cơ quan chức năng phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Nghĩa hiệp là khi chúng ta không thỏa hiệp với những chính sách bất công hút máu dân nghèo. Hiệp sĩ là khi chúng ta lên tiếng chống tham nhũng. Chính tụi nó mới là kẻ cướp đáng bị bắt, còn những tên cướp ngoài đường thì đã có công an. Những tên cướp bằng chính sách, những tên tham nhũng cướp đi cả tương lai của thế hệ sau và làm lụi tàn một đất nước. Đó, nhiệm vụ của chúng ta đối với những tên cướp trước mắt đó. Đừng ở đó thờ ơ rồi mong chờ một anh hiệp sĩ nào đó cứu mình trên đường phố. Đừng làm hiệp sĩ bằng cơ bắp, hãy là những hiệp sĩ đầy chất xám để chiến đấu với những tên cướp ngồi trong phòng chính sách các anh nhé.


------------------------

Thứ Hai, 05/14/2018 - 02:37 — nguyenhuuvinh

Thông tin về việc một nhóm người được mệnh danh là Hiệp sĩ đi bắt cướp, bị cướp tấn công lại, 2 người bị đâm chết và 3 người bị thương nặng phải vào bệnh viện vào đêm 13/5/2018 đã đặt lại một vấn đề mà bấy lâu nay đã có nhiều tiếng nói phản ứng, nhưng nhà nước bỏ ngoài tai: "Hiệp sĩ".

Hiện trường vụ án. Ảnh: Internet

Câu chuyện đã được đặt ra từ lâu, khi một số người dân hăng hái đi săn bắt trộm cướp trên đường, sau đó được khen thưởng tặng bằng khen... Thậm chí có những nơi nhà nước còn ra văn bản thành lập các "Câu lạc bộ phòng chống tội phạm" với những quy chế cho họ thay công an làm việc của ngành công an, tặng bằng khen cho những người tự tổ chức đi bắt cướp.
Điều này, đã đặt ra cho dư luận xã hội những vấn đề: Tính pháp lý, hiệu quả và hậu quả của việc đó ra sao?
Trước hết, cần nói rằng việc người dân tham gia hỗ trợ việc bảo đảm an ninh là việc đáng khuyến khích. Ngày xưa, cha ông ta vẫn dạy: "Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha" để khuyến khích tính tự giác của cộng đồng, của người dân với những điều xấu, điều ác gây cho cộng đồng, cho xã hội.
Thế nhưng, ngày nay vấn đề đã khác.
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, người dân ngày càng trở nên vô cảm, thờ ơ trước đau khổ của đồng loại.
Người ta sẵn sàng giữ chặt cái túi của mình, im lặng tránh xa tên móc túi trên ô tô. Bởi vì nếu nói ra, họ sẽ bị bọn trộm cắp trả thù và nhận được câu "dại". Bởi nói ra, không được gì, lại phải chịu hậu quả là bị trả thù, và khi đó, chẳng ai dám lên tiếng bênh vực.
Người dân sẵn sàng để người bị tai nạn giao thông hoặc một người chẳng may bị trúng gió, bị ốm ngất xỉu bên vệ đường mà không cứu giúp. Bởi đơn giản một điều: Nếu họ cứu giúp, đưa người đó vào bệnh viện, rất có thể "không phải đầu cũng phải tai". Chẳng hạn, đưa nạn nhân vào bệnh viện, trước hết là họ trả tiền taxi, vào bệnh viện, phải nộp ngay mấy triệu đồng thì bác sĩ mới làm thủ tục nhập viện. Và rồi nếu chẳng may, người đó chết, thì biết đâu người có tinh thần nghĩa hiệp kia, sẽ phải rắc rối với ngay chính gia đình nạn nhân và cơ quan luật pháp.
Vì người ta không thể tin được ngày nay lại có người tốt đến mức bỏ công việc, bỏ tiền để cứu giúp nạn nhân không quen biết dọc đường.
Thế nên, nạn nhân cứ nằm im chịu chết trước việc mọi người đi qua, hoặc dừng lại chụp ảnh, quay video đưa lên mạng... và chỉ thế.
Người ta có thể đứng im, nhìn nhà hàng xóm cháy để quay phim, bình luận... đúng nghĩa đen và nghĩa bóng câu của cha ông đã phê phán cái thói: "Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại".
Vì sao vậy?
Tại sao truyền thống cha ông từ ngàn xưa đến nay đã dạy tinh thần nghĩa hiệp, không chấp nhận cái xấu, cái ác nay người dân Việt lại sẵn sàng bỏ qua những tội ác hiển hiện ngay trước mắt mình?
Điều này, chỉ có thể giải thích rất nhanh chóng và rõ ràng là bởi thể chế xã hội Cộng sản ngày nay, đã làm tha hóa và đạo đức xã hội suy đồi đến mức tận cùng.
Khi mà cả xã hội đua nhau kiếm tiền bằng mọi giá, bằng mọi cách, đầu độc nhau bằng đủ loại thực phẩm bẩn, cơ quan nhà nước tiếp tay cho việc buôn bán thuốc chữa bệnh giả, nhà nước tìm mọi cách để thu thuế, còn sinh mạng người dân không cần quan tâm, mạng người không đáng để kể đến, thì việc chết thêm dăm bảy người cũng chỉ là chuyện bình thường.
Nó cũng như khi nhà nước độc tài chỉ biết thu thuế mà không cần biết chất lượng xăng dầu đối với người dân ra sao, thì chuyện cháy, nổ hẳn nhiên xẩy ra thường xuyên. Chẳng sao, bởi hậu quả người dân chịu.
Khi mà người ta cố chen nhau vào đảng, để kiếm cái ghế thật béo bở, và qua đó thì bóp nặn người dân, tham nhũng, cướp bóc... xảy ra ngang nhiên và sau đó thì huênh hoang về sự giàu có, lại được "kính trọng", thì phản ứng đương nhiên của xã hội là "mạnh thằng nào thằng ấy chạy" và cái lý thuyết Mác - Lenin "Vật chất quyết định ý thức" được dịp thực hiện trên mọi phương diện.
Mặt khác, trên bình diện quản lý nhà nước thì với nhà nước độc tài Cộng sản, mọi ý kiến người dân không đúng ý đảng, chỉ bảo vệ dân đều bị đánh phá đủ mọi cách, đủ mọi mánh khóe. Mọi trò bẩn thỉu, vu cáo đủ điều bằng hệ thống truyền thông hùng hậu thì việc người dân quan tâm đến công việc chung, lợi ích xã hội là điều hết sức khó khăn và hiếm hoi.
Bởi bất cứ người dân nào, bất cứ ai cũng sẵn sàng trở thành "đối tượng phản động" và bị đánh cho te tua bằng đủ mọi cách từ công an giả danh côn đồ, bằng cách triệt hạ mọi đường sống. Thậm chí nhà tù luôn rộng cửa đối với những người biết yêu quê hương đất nước, biết đau đớn trước việc lãnh thổ và lãnh hải bị mất dần hay với những nạn nhân bị cướp đất.
Bởi khi những nạn nhân bị đầu độc bởi Thảm họa môi trườngdo Formosa gây ra có kêu gào, những người nghĩa hiệp giúp đỡ họ được cho vào tù thì chính nhà nước Cộng sản đã cố tình dập tắt sự nghĩa hiệp trong người dân.
Những người quan tâm đến xã hội, đến cộng đồng, đến quyền của mỗi con người trong đất nước, quan tâm đến cái chung luôn là đối tượng của nhà nước dập tắt bằng mọi giá thì chính nhà nước đã triệt tiêu tinh thần yêu nước, yêu dân của chính dân mình.
Nhất là khi nhà nước ngang nhiên chà đạp luật pháp, công bộc của dân chỉ lo bóp nặn dân, không chăm lo đến công việc phục vụ người dân đang nai lưng nuôi mình, thì chẳng ai lại thừa thời gian đi quan tâm việc cứu giúp người khác hoặc dính vào những việc không liên quan đến mình.
Và cứ thế, đất nước chìm vào sự vô cảm, mỗi người chỉ "chăm lo cho bộ da của mình" mà "quên đi những đau khổ đồng loại".

Hiệp sĩ? Tại sao lại là Hiệp sĩ?

Khi nạn trộm cướp diễn ra hết sức trắng trợn ở mọi nơi, mọi lúc, nhất là những vụ cướp táo tợn xảy ra trên địa bàn các tỉnh phía Nam gay gắt trước sự bất lực của nhà nước, một số người dân đã buộc phải ra tay để tự bảo vệ mình. Thậm chí có một số người đã ra tay nghĩa hiệp cứu giúp những nạn nhân trên đường phố bị cướp giật. Trần Văn Hoàng, một Hiệp sỹ ở Quận Tân Bình, đã 20 năm qua anh đã tham gia bắt được 500 tên trộm cướp.
Thế là như vớ được vàng, nhiều nơi đã tìm mọi cách tận dụng những người này để lập ra cái gọi là "Câu lạc bộ phòng chống tội phạm" với những quy định riêng cho họ.
Điều mà lẽ ra, ai cũng phải hỏi khi biết đến việc đó là: Vậy thì sinh ra công an đủ loại, đầy nhung nhúc mỗi khi cần trấn áp dân khiếu kiện việc cướp đất, biểu thị lòng yêu nước, canh giữ người dân yêu dân chủ, tự do... thậm chí công an đứng đầy đường lo trấn lột, ăn mãi lộ mà thôi sao?

Công an đánh bạc

Vậy nhà nước mua đủ loại súng ống, quả nổ, đạn hơi cay, xe chống bạo động, chó nghiệp vụ... chỉ để cướp đất của dân, nhà tù hàng loạt đầy rẫy chỉ để nhốt người yêu nước sao?
Vậy thì có nên giải tán cái Bộ Công an hiện tại để lập nên Bộ Hiệp sĩ thay thế hay không?
Những người gọi là "Hiệp sĩ" kia, họ là ai? Họ chỉ là những người dân bình thường, trong tay cũng không tấc sắt, không được trang bị thiết bị, vũ khí, không được huấn luyện đầy đủ để đối mặt với những tên cướp, những toán cướp nguy hiểm thì làm sao có thể an toàn cho họ?
Vậy những lực lượng cảnh sát hàng đàn, hàng lũ, đủ mọi lực lượng được huấn luyện chuyên nghiệp bao năm, với biết bao tiền của dân và đủ loại lương thưởng, thiết bị... sinh ra để làm gì?
Hay chỉ cần họ lập thành tích thay công an là đủ, còn tính mạng của ngay chính những hiệp sĩ này cũng chẳng có gì đáng để chú ý.
Mặt khác, những người dân bình thường thậm chí ít khi có đủ can đảm để đối đầu với bọn cướp, thường chỉ những người, những đối tượng đã dày dạn, nhẵn mặt trộm cướp hoặc có liên quan trộm cướp mới đủ liều để đương đầu. Vậy cũng sẽ trở thành Hiệp sĩ hay sao?
Và khi chẳng ai được học hành, đầy đủ nhận thức pháp luật, lại được giao cho việc đi bắt người tự do. Nếu các đối tượng nói trên, hành xử theo cách giang hồ, trả thù cá nhân, bắt bớ người vô tội vạ thì vẫn cứ bình thường sao?
Nếu như những phần tử bất hảo, lại xung phong là hiệp sĩ bắt cướp, lợi dụng các ưu ái kia để đi cướp của dân thì sao?
Vậy thì cái "nhà nước pháp quyền XHCN" nghĩa là có thể cho phép những người dân bình thường, mang danh Hiệp sĩ có quyền vượt mọi quy định của luật pháp sao?
Cần phải hiểu điều này: Việc bảo đảm an toàn cuộc sống cho người dân, người dân đã bỏ tiền thuế của  mình ra để có một lực lượng chuyên nghiệp. Nếu lực lượng đó không làm tròn trách nhiệm vẫn rêu rao là "Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi" thì chính lực lượng đó phải chịu trách nhiệm.
Thực tế, thì Công an ngày càng đông, ngân sách nuôi cả đám đàn lũ công an đã quá sức nặng của người dân, nợ nước ngoài tăng vùn vụt cũng vì nuôi đám này.
Thế nhưng, việc tranh công, cướp công của dân cứ đều đều xảy ra, còn trộm cướp cứ hoành hành như chỗ không người, nhưng khi nếu có vụ công an bắt được tên trộm cướp nào, thì hết khen thưởng lại báo công... cứ như họ đang đi làm việc thuộc nhiệm vụ của ai khác. Còn trộm cướp và tội phạm không liên quan gì đến họ?
Và hôm nay, khi những "Hiệp sĩ" bị toán cướp đâm chết và bị thương nặng, người dân đến kêu công an cạnh đó hỗ trợ các "Hiệp sĩ" thì lập tức nhận được lời từ chối ráo hoảnh: "Ở Phường khác" một cách hết sức vô cảm, thờ ơ và mất tính người.
Rồi chính tên Công an suýt bị trộm mất chiếc xe máy mà các "Hiệp sĩ" đã liều mình chấp nhận chịu chết để bảo vệ cái xe cho hắn nhưng hắn không mảy may động lòng đến các "hiệp sĩ" đã chết thương tâm và những người trong bệnh viện kia.
Hắn coi chuyện các Hiệp sĩ phải bảo vệ xe cho hắn và chết thay hắn là chuyện đương nhiên. Thậm chí hắn còn kêu bạn bè đi liên hoan để "giải đen", chính là điển hình của một thái độ không chỉ vô ơn, mà là sự vô cảm, vô nhân tính.
Và những hiện tượng đó chính là những hành động mà các chiến sĩ ngành công an đã làm để giết chết nốt chút tinh thần trượng nghĩa trong dân chúng.
Bởi họ sẽ rút ra bài học: Tại sao mình lại đi làm việc của những thằng công an để chịu thiệt thân trong khi chính chúng lại thờ ơ với ngay chính tính mạng của mình?
Còn chúng ta, câu hỏi đặt ra là: Tại sao phải là Hiệp sĩ? Nuôi công an để làm gì?
Ngày 13/5/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh


-------------------------------------


Ngoài rạp đang chiếu phim Death Wish do tài tử Bruce Willis đóng vai một bác sĩ có vợ và con bị bọn cướp sát hại. Anh bác sĩ chờ cảnh sát thực thi công lý lâu quá bèn tự kiếm cây súng đi báo thù, sẵn thay trời hành đạo luôn. Hình ảnh một người dân không còn tin vào hệ thống pháp luật rồi tự ra tay trừ gian diệt bạo vô cùng phổ biến trong văn hoá của Đông lẫn Tây. Có khác chăng là ở phương Tây đa số “hiệp sĩ” thường xuất phát từ những dồn nén, mất mát cá nhân chứ không vì đại nghĩa mà dấn thân như hình ảnh của “hiệp sĩ” phương Đông.

Nếu ở phương Tây, Hiệp sĩ là một tước phong do nhà vua ban cho một người, thường là giai cấp quý tộc, thì ở phương Đông lại khác. Hiệp sĩ của phương Đông lại do đám đông công nhận từ những việc làm của họ.

Ở Việt Nam, thời thế lại khác và có vẻ có sự dung hoà cả Đông lẫn Tây. Cơ quan công an lại trao thưởng và bằng khen cho những ai tự giác bắt cướp, qua đó gián tiếp công nhận họ là “hiệp sĩ” và khuyến khích những “hiệp sĩ” thường dân này tham gia việc giữ gìn trị an xã hội. Cho nên, khoảng hơn 10 năm trở lại đây bỗng hình thành các nhóm “hiệp sĩ đường phố” tự giác tổ chức bắt cướp, tuần tra, chiến đấu với các thành phần xấu trong xã hội. Thậm chí có những thành viên trong đó tự cho mình nhiệm vụ “đấu tranh chống phản động” trên mạng lẫn ngoài đời.

Hai “hiệp sĩ” vừa bỏ mạng sau một vụ bắt cướp tại Sài Gòn. Không ai trong số họ từng được huấn luyện hoặc được trang bị khả năng chiến đấu, tất cả cái họ có là tinh thần dũng cảm và mong muốn tiễu trừ cái ác. Họ có tinh thần hiệp nghĩa, họ nghĩ mình là “hiệp sĩ”, nhưng đáng tiếc điều đó không bảo vệ tính mạng của họ trước mũi dao của kẻ cướp cùng đường.

Bất kỳ “hiệp sĩ” nào cũng chỉ là người dân thường. Không ai trong số họ có khả năng hay có quyền tổ chức thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Việc làm của họ đầy tinh thần hiệp nghĩa, nhưng đó lại là một việc làm sai luật và đẩy chính bản thân mình lẫn người quanh họ vào vòng nguy hiểm. Lực lượng công an có thể khen ngợi việc tham gia bắt cướp của người dân nhưng bắt cướp vẫn là việc của công an. Không thể khuyến khích người dân lao ra đường đi tuần tra bắt cướp. Công an phải có những khuyến nghị người dân không được phép tổ chức thành những lực lượng tự phát, với các rủi ro như vậy.

Tính mạng của ai cũng đều đáng quý. Cái chết của hai “hiệp sĩ” chỉ để lại mất mát đối với gia đình. Kẻ cướp, cho đến cùng vẫn là dân. Sử dụng người dân “hiệp sĩ” để đối đầu với người dân “ăn cướp” là khuyến khích mầm bạo lực trong xã hội và từ chối nhiệm vụ của lực lượng được xã hội giao bảo vệ trị an.

Tinh thần hiệp nghĩa rất cần nhưng, tiếc thay, xã hội hiện đại với tinh thần pháp quyền không thể cho phép các tổ chức hiệp sĩ tự phong hoạt động sai luật.

Trung Bảo



---------------------------------------------
BBC Tiếng Việt
14 Tháng 5, 2018

Việc hai 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết khi cố ngăn chặn một nhóm trộm xe máy làm dấy lên câu hỏi về năng lực của chính quyền trong việc bảo vệ người dân.

Hiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4.  VTV

Tình trạng đôi khi thiếu an ninh trật tự ở Sài Gòn khiến nhiều nhóm 'hiệp sĩ đường phố' hoạt động tự phát nhiều năm dù không vũ khí tự vệ, không lương, không giấy phép hoạt động.
Theo truyền thông Việt Nam, nhóm 'hiệp sĩ' quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh bị nhóm trộm tấn công bằng hung khí trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận Ba) sau khi bị nhóm 'hiệp sĩ' phát hiện đang cố ăn trộm chiếc xe máy SH của người dân đậu bên đường đêm 13/5.
Ba 'hiệp sĩ" khác bị thương phải nhập viện, trong đó một người trọng thương, theo báo Tuổi Trẻ.
Hai 'hiệp sĩ' tử vong được xác định tên Nguyễn Hoàng Nam, 1989 và Nguyễn Văn Thôi, sinh năm 1976, quê Bình Định.
Trong sáng 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có Công điện gửi UBND TP Hồ Chí Minh và Bộ Công an, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng, theo báo chinhphu.vn.
Ông Trương Hòa Bình cũng "biểu dương nhóm 'hiệp sĩ' đã sẵn sàng hy sinh thân mình, góp phần bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố."
Hiện sự việc đang được công an quận Ba và các phòng nghiệp vụ của công an TP Hồ Chí Minh điều tra, báo Tuổi Trẻ cho hay.

'Tự phát'
Từ TP Hồ Chí Minh, ông Lâm Hiếu Long, thành viên của Đội Hiệp sĩ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ngày 14/5 qua điện thoại rằng ông 'rất đau lòng', nhưng 'không bỏ cuộc'.
"Tôi rất đau lòng vì đều là anh em của mình. Trước đây họ làm chung trong nhóm nhưng mới tách ra hoạt động riêng. Tôi nghĩ rằng tội phạm ngày càng manh động. Mình đã lường trước rồi nhưng không ngờ chúng lại lại táo bạo như vậy", ông Long nói.
"Chúng tôi không lo sợ vì sợ thì đâu làm được nữa. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm, làm mạnh hơn."
Theo ông Long, nhóm của ông thành lập tự phát, gồm bảy người, hoạt động từ năm 2010. Công việc của nhóm là phát hiện đối tượng nghi vấn ngoài đường, theo dõi, truy đuổi và bắt giữ khi đối tượng ra tay 'thực hiện hành vi xấu'.
Nhóm không có thời gian hoạt động cụ thể mà có thể đi ngoài đường từ 5-8 tiếng một ngày.
Được hỏi về vấn đề giấy phép hoạt động, ông Long cho biết đã xin UBND TP Hồ Chí Minh từ 5 - 6 năm trước nhưng không có phản hồi.
"Chúng tôi muốn được hỗ trợ cung cấp một số dụng cụ để việc trấn áp tội phạm được an toàn hơn thôi. Chứ giấy phép ở đây chỉ là một tờ giấy của chính quyền để xác nhận chúng tôi là ai và công việc là gì. Vì nếu tham gia bắt cướp mà chỉ mang danh một 'người dân' bình thường thì rất khó."
"Họ có cấp [giấy phép] hay không thì không cần thiết. Họ có không cấp thì chúng tôi vẫn hoạt động vì đây là giúp người, thực hiện theo đúng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và mọi người dân đều có trách nhiệm thực hiện," Hiệp sĩ đường phố từ TP Hồ Chí Minh cho BBC hay.
Ông Long cũng cho hay nhóm của ông hoạt động tám năm nay theo kiểu 'tay không bắt cướp' do 'pháp luật không cho phép mang theo vũ khí'.
Các 'hiệp sĩ' chỉ phòng thân bằng cách mang theo khúc côn 'kiểu để đi học võ', hoặc 'dùng bàn ghế bên đường để chống trả'.

'Không vụ lợi'
Như mọi nhóm 'hiệp sĩ đường phố khác', nhóm của ông Long hoạt động không lương. Mỗi người đều có một nghề riêng để nuôi sống gia đình.
Ông Long nói tiêu chí hoạt động của nhóm là "Không vụ lợi và đoàn kết".
Trả lời câu hỏi vì sao làm việc này khi đã có lực lượng cảnh sát, công an của nhà nước, lãnh thuế của người dân để làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự cho dân. Ông Long ngập ngừng:
"Cái này khó trả lời. Có số điện thoại đường dây nóng một ngày báo mất xe rất nhiều. Nhưng có khi đến công an phường trình báo thì lại nhận được câu trả lời là tài sản mình thì mình giữ chứ sao lại để mất ở đây."
"Nhiều khi [công an] chưa thực sự trấn át tội phạm một cách triệt để nên anh em phải hỗ trợ thôi chứ biết làm sao bây giờ."
"Nói không làm thì không được. Nếu ai cũng không làm thì làm sao xã hội bình yên được," ông Long nói với phóng viên BBC ngày 14/5.
Cũng theo ông Long, từ vụ việc hai 'hiệp sỹ đường phố' tử vong ngày 13/5, nhóm của ông đã họp bàn để 'chấn chỉnh đội ngũ' và rút kinh nghiệm. "Không áp sát đối tượng quá, không để chúng chạy thoát và tri hô để bà con hỗ trợ", ông Long cho biết về bài học rút ra.

Nhà nước 'bất lực'?
Sau cái chết của 'hai hiệp sỹ đường phố', mạng xã hội tràn ngập các ý kiến trái chiều.
Phần đông ủng hộ công việc và sự hi sinh của các 'hiệp sỹ vì dân'. Nhưng cũng có không ít chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp của họ và cho rằng 'nhà nước bất lực trong việc bảo vệ nhân dân'.

Trên Facebook của nhóm Hiệp sỹ TP Hồ Chí Minh, một bạn đọc tên Nguyễn Trí Hiển bình luận: "Nhìn anh nằm đó lạnh lẽo giữa dòng người, máu chảy thành dòng mà mình thấy nghẹn ngào quá, xót xa quá."
"Không được trang bị công cụ hỗ trợ nhiều, cũng không có vũ khí quân dụng, nghiệp vụ không được đào tạo đầy đủ, chỉ anh em trong câu lạc bộ sinh hoạt rồi hỗ trợ nhau..."
"Hiệp sĩ trong quá trình truy bắt tội phạm lỡ gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự lẫn dân sự. Tội phạm trả thù thì cũng phải tự mình gánh chịu. Trong trường hợp này anh nằm xuống trong lúc bảo vệ sự bình yên trong thành phố thì anh sẽ được gì."

Nhà văn Nguyễn Viện chia sẻ trên Facebook cá nhân: "Chúng ta cần những người nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Nhưng chúng ta dứt khoát không cần những 'hiệp sĩ' đêm đêm tuần tra ngoài đường. Sự tồn tại của những hiệp sĩ này chỉ chứng tỏ rằng nhà nước bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho dân chúng, cũng có nghĩa là nỗi nhục của các cơ quan chức năng."
Nguyễn Viện
Chúng ta cần những người nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Nhưng chúng ta dứt khoát không cần những "hiệp sĩ" đêm đêm tuần tra ngoài đường. Sự tồn tại của những hiệp sĩ này chỉ chứng tỏ rằng nhà nước bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho dân chúng, cũng có nghĩa là nỗi nhục của các cơ quan chức năng.
Báo chí hãy chấm dứt cái trò tung hô vô trách nhiệm này, và lên án những kẻ ăn thuế của dân nhưng không làm tròn nhiệm vụ.

Cây bút tự do Bổn Đình Nguyễn, "khâm phục và ủng hộ hành động ra tay giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng phản đối thành lập tổ chức phái sinh để săn bắt cướp khi hoàn toàn thất thế trước bọn chúng!"
Bổn Đình Nguyễn
Lưu ý:
Những ai chưa hiểu rõ bản chất của cái gọi là "CLB Hiệp sĩ" thì hãy tìm hiểu và đừng đánh đồng họ với hành vi cao thượng khi "giữa đường gặp chuyện bất bình" thì ra tay giúp đỡ. Hai hành vi này khác nhau.
Tôi khâm phục và ủng hộ hành động ra tay giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng phản đối thành lập tổ chức phái sinh để săn bắt cướp khi hoàn toàn thất thế trước bọn chúng!


Nhà báo Phạm Trung Tuyến viết trên Facebook rằng ông "thương tiếc những người đàn ông dũng cảm!" Nhưng "họ sẽ không được ghi công như liệt sĩ, và đồng đội của họ thậm chí có thể gặp rắc rối pháp lý."

Luật sư Lê Công Định thì chia sẻ trên trang cá nhân rằng ông "chưa thấy ở nước nào có "hiệp sĩ đường phố", nên càng chưa thấy hiệp sĩ nào mất mạng vì một chiếc xe gắn máy vô nghĩa."
"Trong khi những người không nhận một xu nào từ tiền thuế của dân thì lại đánh đổi mạng sống và rủi ro cho gia đình mình vì trật tự xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân, còn lực lượng hùng hậu ngốn thuế mỗi ngày thì chỉ biết ... ung dung điều tra sau khi có kẻ chết thay mình."
"Một lực lượng vũ trang đến tận răng, ăn đến ngập mặt như thế, chỉ có thể gọi là: ăn hại!", luật sư Định viết.
Tôi chưa thấy ở nước nào có "hiệp sĩ đường phố", nên càng chưa thấy hiệp sĩ nào mất mạng vì một chiếc xe gắn máy vô nghĩa.
Trong khi những người không nhận một xu nào từ tiền thuế của dân thì lại đánh đổi mạng sống và rủi ro cho gia đình mình vì trật tự xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân, còn lực lượng hùng hậu ngốn thuế mỗi ngày thì chỉ biết ... ung dung điều tra sau khi có kẻ chết thay mình.
Một lực lượng vũ trang đến tận răng, ăn đến ngập mặt như thế, chỉ có thể gọi...








No comments:

Post a Comment