Bùi Văn Phú
Posted
on April 29, 2018 by Bùi Văn Phú
Mặt
đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…
Khúc
ca đó tôi đã thuộc lòng từ thời còn ở trung học đệ nhị cấp tại trường Nguyễn Bá
Tòng và thường cất tiếng đồng ca cùng các bạn trong các sinh hoạt sinh viên.
Ngày
30/4/75 tôi đang lênh đênh trên biển, nghe ca từ thân quen qua sóng phát thanh
mà nước mắt tuôn trào, vì trước đó Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho
chính quyền Sài Gòn đầu hàng.
Tờ nhật ký trên biển của
tác giả (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Khi
đó tôi đã khóc vì không biết có còn gặp lại bố mẹ và các em. Tương lai rồi biết
ra sao, trôi dạt về đâu.
Tôi
buồn và nhớ đến những bạn học, mới còn đàn ca bên nhau, chia sẻ mơ ước về tương
lai cuộc đời, mong đất nước hết chiến tranh, mà giờ đây hoà bình đã đến sao tôi
lại ra đi, bỏ lại ước mơ:
Dù
hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
Dù hôm nay em chưa thấy Sài Gòn
Nhưng trong lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin
Vì quê hương sẽ có ngày hoà bình
Cố nuôi vững bền những tình thương lớn…
Dù hôm nay em chưa thấy Sài Gòn
Nhưng trong lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin
Vì quê hương sẽ có ngày hoà bình
Cố nuôi vững bền những tình thương lớn…
Khi
đến được trại tị nạn Camp Pendleton ở miền Nam California, trong các lều trại lại
văng vẳng tiếng nhạc quê hương.
Nhiều
hôm, sau vài giờ học tiếng Anh, về lều nằm nghỉ, tôi và các bạn nghe nhạc từ
băng cát-sét và lấy bút ghi lại những lời ca, như sợ mai đây sẽ chẳng còn tìm lại
được nữa: Nối vòng tay lớn, Huế Sài Gòn Hà Nội, Gia tài của Mẹ, Tôi sẽ đi thăm
của Trịnh Công Sơn, cùng với Thà như giọt mưa, Con đường tình ta đi, Trả lại em
yêu, Thuyền viễn xứ của Phạm Duy.
Lời ca Nối Vòng Tay Lớn
được tác giả ghi lại khi còn ở trại tị nạn, 11 tháng 7 năm 1975 (Ảnh: Bùi Văn
Phú)
Tôi
rất yêu nhạc Trịnh Công Sơn, tình ca cũng như ca khúc da vàng. Nhạc Trịnh đến với
tôi lần đầu qua hai giọng hát từ trường trung học đệ nhất cấp Thánh Tâm, ở Ngã
ba Ông Tạ. Mỗi tuần đều có thuyết trình văn nghệ theo đội trong giờ hiệu đoàn với
thày Nguyễn Văn Khải. Tôi thích viết bài thuyết trình, nhiều bạn như Trần Bá
Nam, Trọng Nghĩa thích hát. Nguyễn Đức Bảo biết chơi đàn ghi-ta và cất giọng
“Diễm xưa”.
Thày
dạy văn Trần Văn Thuận cũng có máu văn nghệ, đem đàn vào lớp hát “Người già và
em bé” cho học trò nghe. Thày còn kể chuyện về buổi văn nghệ cuối năm 1967 tại
thính đường Đại học Văn khoa, hôm đó có Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Khi cán bộ
thành đoàn lợi dụng cơ hội lên sân khấu tuyên bố mừng ngày thành lập Mặt trận
Giải phóng miền Nam thì bị sinh viên quốc gia giựt lại mi-crô. Mấy sinh viên nằm
vùng đã nổ súng gây trọng thương cho một lãnh đạo sinh viên quốc gia là Ngô
Vương Toại.
Rồi
chiến tranh ùa vào thành phố trong Tổng Công kích Tết Mậu Thân. Đại tá Lưu Kim
Cương bị trúng đạn B-40 tử trận trên con đường gần nhà mà tôi thường đi qua, để
từ đó ông trở thành bất tử qua ca từ nhạc Trịnh:
Anh
nằm xuống cho hận thù vào viễn du
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn…
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn…
Khi
tôi lên trung học đệ nhị cấp thì nhạc Trịnh văng vẳng khắp khu xóm qua máy Akai
hay cát-sét có trong nhiều gia đình lúc bấy giờ.
Những
ca từ trong “Hát cho quê hương Việt Nam” cuốn số 1 – Chờ nhìn quê hương sáng
chói, Gia tài của Mẹ, Nối vòng tay lớn, Tôi sẽ đi thăm, Huế Sài Gòn Hà Nội, Ca
dao Mẹ, Đại bác ru đêm, Đồng dao hoà bình, Ngụ ngôn mùa đông, Dựng lại người dựng
lại nhà – qua giọng hát Khánh Ly, như thấm vào lòng và từ đó tôi quyết tâm tự học
đàn ghi-ta để có thể ngân nga những lời ca chuyên chở tâm tình và ước mơ của
mình thời bấy giờ: mong quê hương hết chiến tranh, dân sống trong hoà bình,
thanh niên góp tay xây dựng đất nước.
Ở
tuổi trung học, nam sinh chúng tôi bắt đầu lo cho tương lai. Ra đường trong bóp
phải có căn cước, giấy lược giải cá nhân nếu chưa đến tuổi 17, hay giấy hoãn dịch
khi đã 18, vì nếu bị cảnh sát hỏi, thiếu những giấy tờ này thì sẽ bị đưa vào
quân vụ thị trấn làm thủ tục nhập ngũ.
Cuối
năm lớp 11 tôi thi đậu Tú tài I. Đó cũng là năm 1972 với Tổng tấn công Mùa hè đỏ
lửa. Có lệnh đôn quân của bộ quốc phòng vì thế nhiều bạn dù đậu hay rớt cũng phải
vào quân trường. Đậu thì vào Thủ Đức, rớt đi Đồng Đế Nha Trang.
Tôi
thi đậu mỗi cuối niên học nên tiếp tục được hoãn dịch. Bạn học nhiều đứa vào
quân đội, có dịp nghỉ phép về Sài Gòn lại rủ nhau đi ăn phở, bánh cuốn, uống
cà-phê ở những quán trên đường Nguyễn Du không xa khung trời đại học. Ngồi nghe
nhạc Trịnh và trầm tư trong khói thuốc.
Rồi
thỉnh thoảng lại nghe tin bạn học tử trận. Nguyễn Đức Tuyển, Phạm Văn Thông, Trần
Văn Doanh, Nguyễn Văn Nam, Lê Minh Châu. Có bạn là lính, có bạn là sĩ quan mới
tốt nghiệp quân trường, đi vào cuộc chiến và không bao giờ trở lại.
Với
chiến tranh, chia lìa và quá nhiều mất mát đau thương nên ai cũng mong hòa
bình, thống nhất.
30/4/75
“Nối vòng tay lớn” được Trịnh Công Sơn cất lên với niềm hân hoan chào mừng ngày
vui của dân tộc.
Sinh hoạt tại ĐH
Berkeley trong lưu bút 1980 của tác giả. Sinh viên đồng ca Nối Vòng Tay Lớn (Ảnh:
Bùi Văn Phú)
Hát cho thuyền nhân Việt
Nam ở Half Moon Bay, California tháng 2/1980: Sinh viên Phạm Thị Mộng Trinh
(bìa trái), Phạm Hiền Diệu Thúy và Bùi Văn Phú (Ảnh từ lưu bút của Bùi Văn Phú)
Rời
nước ra đi. Đến Mỹ tôi định cư ở thành phố đại học Berkeley và hai năm sau được
nhận vào đại học này rồi cùng các bạn lập ra hội sinh viên vào năm 1979.
Lúc
đó có chừng 100 sinh viên gốc Việt. Tôi phụ trách văn nghệ báo chí cho hội, chọn
tên nội san là “Nối vòng tay” và trong các sinh hoạt luôn cất lên lời ca quen
thuộc của những ngày còn ở quê hương.
Rừng
núi dang tay nối lại biển xa.
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà.
Mặt đất bao la, anh em ta về.
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng.
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà.
Mặt đất bao la, anh em ta về.
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng.
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.
Cờ
nối gió đêm vui nối ngày.
Giòng máu nối con tim đồng loại.
Dựng tình người trong ngày mới.
Thành phố nối thôn xa vời vợi.
Người chết nối linh thiêng vào đời.
Và nụ cười nối trên môi…
Giòng máu nối con tim đồng loại.
Dựng tình người trong ngày mới.
Thành phố nối thôn xa vời vợi.
Người chết nối linh thiêng vào đời.
Và nụ cười nối trên môi…
Nhưng
sinh viên chúng tôi giờ hát trong khung cảnh khác, cảm xúc khác. Không còn là
tinh thần của những trại hè mang tên “Nối vòng tay lớn” vào những năm 1973 và
1974 giữa sinh viên quốc nội cùng hát với sinh viên nước ngoài về thăm để tận mắt
nhìn thấy quê hương đang cố gắng vươn lên.
Không
còn mơ ước về quê hương thanh bình, người người chung tay xây dựng mà trong
tinh thần người con xứ Việt tha hương tìm đến với nhau nơi đất khách quê người
để nhớ về quê nhà, nơi sau năm 1975 tưởng đã hết chiến tranh nhưng hoà bình lại
biến mất, thay vào bằng nhà tù học tập cải tạo, trí thức và văn nghệ sĩ bị đàn
áp, sách vở bị đốt, dân bị đày đi kinh tế mới và thanh niên Việt tiếp tục bị
đưa vào chiến tranh.
Sinh viên Việt Nam biểu
tình kêu gọi thế giới cứu giúp thuyền nhân Việt Nam, Sproul Plaza, UC Berkeley
tháng 11/1979 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Nhiều
câu chuyện được thuyền nhân kể lại. Bạn học ngày xưa ở lại tưởng có thể góp tay
xây dựng quê hương nhưng không tham gia đoàn, đảng nên chẳng làm được gì, đành
đối mặt với sóng dữ xuống tàu vượt biển.
Quanh
vùng Vịnh San Francisco, nơi nổi tiếng với phong trào phản chiến mấy năm trước,
những sinh viên từng hoạt động chống chiến tranh trước đây, ngay cả hội viên của
Hội Việt kiều Yêu nước muốn về đóng góp xây dựng đất nước cũng không được, về
thăm nhà cũng gặp khó khăn giấy tờ, bị công an theo dõi, canh giữ.
Năm
2011 tôi thực hiện loạt bài phỏng vấn về Trịnh Công Sơn cho mạng văn chương
damau.org. Tham gia có cựu Đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân, có cựu Trung
tá Bùi Đức Lạc của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, có Nguyễn Vi Túy năm 1975 đang ở
tuổi đôi mươi, có ca sĩ sinh viên Giang Trang sinh sau 1975 và thích hát nhạc
Trịnh, có Trịnh Vĩnh Trinh là cô em út của nhạc sĩ, có Tiêu Dao Bảo Cự người từng
là sinh viên tranh đấu, có nhà thơ Hoàng Xuân Sơn là một trong những người khai
sinh ra quán Văn.
Trước
đó mấy năm tôi cũng đã phỏng vấn Khánh Ly. Nhiều cái nhìn qua những góc cạnh
khác nhau về Trịnh Công Sơn được xét soi, khen chê có cả.
Thời
gian đó tôi cũng nhận được từ trong nước đoạn băng lịch sử ghi âm phát biểu của
Trịnh Công Sơn trên đài Sài Gòn sau khi có lệnh đầu hàng. Ông gọi những người bỏ
nước ra đi là thành phần phản bội tổ quốc.
Ở
lại Trịnh Công Sơn cũng chẳng còn được tự do sáng tác, phải đi công trường lao
động. Những ca khúc da vàng bị cấm.
Nội san Nối Vòng Tay của
sinh viên Đại học Berkeley (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Hôm
đầu tháng Ba vừa qua có hàng không mẫu hạm Mỹ ghé bến Đà Nẵng. Xuống bến giao
lưu với dân, nữ thủy thủ Emily Kershaw của ban nhạc Hạm đội 7 đã cất tiếng hát
“Nối vòng tay lớn” bên cầu Rồng.
Tôi
ngạc nhiên khi nghe cô hát được tiếng Việt và ban nhạc đã chơi hoà âm như
nguyên thủy trong băng “Hát cho quê hương Việt Nam” đầu tiên phát hành năm
1969, không như phiên bản rock của một vài ban nhạc trẻ sau này.
Sự
kiện này mang ý nghĩa gì? Tôi không lạc quan tin rằng nó sẽ đem lại những thay
đổi cho Việt Nam, vì 43 năm qua, từ khi ca khúc này được chính tác giả cất tiếng
trên đài để chào mừng ngày đất nước thống nhất, hoà bình đến nay những ca khúc
da vàng vẫn không được phép phổ biến.
Tôi
xem lại tờ nhật ký biển của mình, với mấy hàng chữ ngắn gọn ghi dấu lịch sử
trên giấy pơ-luya mong manh tôi có trong bóp, cùng với giấy tờ tùy thân khi rời
Việt Nam:
29-4
16 g 30 Depart, thứ 3
30 9 g 30’ đầu hàng, 11 g 30 CS vô.
Giờ
phút lịch sử của dân tộc trôi qua đã 43 năm. Trịnh Công Sơn mất 17 năm trước.
Khánh Ly đã trở về hát trên quê hương, nhưng không được hát cho quê hương vì
“Gia tài của Mẹ” vẫn chưa được phổ biến:
Một
ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày…
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày…
Mẹ
mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù
Và
nhiều người Việt vẫn còn những trăn trở về đất nước hiện tại, như đã từng có
trong quá khứ:
Xin
dân tộc hãy vùng lên
Già gái trai cùng tiếp nối
Vì quê hương không có tương lai
Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy
Xin anh chị sẵn sàng đi tới
Đừng mong ai. Đừng nghi ngại
Vì đời ta hôm nay đã thắm máu người…
Già gái trai cùng tiếp nối
Vì quê hương không có tương lai
Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy
Xin anh chị sẵn sàng đi tới
Đừng mong ai. Đừng nghi ngại
Vì đời ta hôm nay đã thắm máu người…
•
Tác giả là một trong những sáng lập viên của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại
học Berkeley năm 1979. Ông hiện dạy đại học cộng đồng và là một cây bút tự do.
[Bài
đã đăng trên bbcvietnamese.com27.04.2018, vietbao.com 29.04.2018]
Tháng
Tư nghe lại “Nối vòng tay lớn” * Giờ phút lịch sử của dân tộc trôi qua
đã 43 năm. Trịnh Công Sơn mất 17 năm trước. Khánh Ly đã trở về hát trên quê
hương, nhưng không được hát cho quê hương vì “Gia tài của Mẹ” vẫn chưa được phổ
biến
No comments:
Post a Comment