Tuesday, April 17, 2018

MỸ TRỞ LẠI VỚI ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Nguyễn Đạt Thịnh)




Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 16/04/2018 - 10:54:37

Sáng thứ Năm 4/12/18, tổng thống Mỹ tiếp phái đoàn các thống đốc và viên chức quốc hội đảng viên Cộng Hòa, đại diện những tiểu bang nông nghiệp của Hoa Kỳ, và sau khi nghe những lời ca thán của nông dân qua sự chuyển đạt của chính quyền địa phương, ông quyết định Hoa Kỳ trở lại với TPP, Trans-Pacific Partnership (tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương-ĐTXTBD) -một hình thức thị trường chung của các quốc gia sống trên ven biển Thái Bình.

TPP là một trong hai điều Tổng Thống Trump thù ghét; điều kia là ObamaCare.

Vài ngày sau ngày nhậm chức, tổng thống tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, một tổ chức mà ông gọi là một thứ “rape of our country” (một cuộc hiếp dâm đất nước chúng ta) - hai chữ hiếp dâm mô tả những thiệt thòi kinh tế cho Hoa Kỳ do việc tham gia vào TPP một tác phẩm do Tổng Thống Barack Obama tạo ra.

Quý vị nguyên thủ 12 quốc gia tham gia TPP trong cuộc hội nghị 2010. (Hình: Gobierno de Chile/ Wikipedia)
 
Ông Obama quan niệm TPP là chiến cụ kinh tế giúp Mỹ bành trướng thế lực tại Đông Á, chiến cụ quân sự là những chuyển đổi nhiều đơn vị Hoa Kỳ đang hoạt động trên những khu vực ít tranh chất, quay lại Thái Bình Dương. Ông gọi kế hoạch chiến lược đó là 'pivot' -chuyển hướng; chuyển quân đội về hướng cần đối phó.
Tổng Thống Trump không cho là kềm hãm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là cần thiết, vì chủ tịch Tập Cận Bình có chính sách thân hữu với Hoa Kỳ. Ông Tập vừa trở mặt với Hoa Kỳ, bằng cách đánh thuế nặng, hoặc tẩy chay không mua nông phẩm của Hoa Kỳ nữa, khiến đậu nành, heo và nhiều sản phẩm khác của nông dân Mỹ bị ối đọng.

Mất cái thị trường khổng lồ gồm 1,319 triệu người Tầu thích ăn thịt heo, ăn cơm, và đậu hũ là mất mát khó thay thế, do đó thái độ của ông Tập tẩy chay nông phẩm Mỹ khiến tổng thống phải tìm cho nông dân Mỹ một thị trường khác -ông quay trở lại với TPP -bọn hiếp dâm kinh tế Mỹ- với một điều kiện là những nước này phải dành đặc quyền cho nông phẩm Mỹ.

Sau một năm rút lui, con Voi Hoa Kỳ trở lại trong thế 'trâu chậm uống nước đục' - tất cả những trao đổi trên thị trường Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương đã an bài.

Các chính khách Cộng Hòa từ nhiều địa phương về Hoa Thịnh Đốn hội kiến với tổng thống để báo nguy là nông dân phiền trách chính phủ phát động chiến dịch Trump đánh thuế, khiến Trung Quốc phản ứng bằng cách cũng đánh thuế nặng sản phẩm họ nhập cảng từ Mỹ. Thuế nặng khiến giá thành của hàng nhập cảng cao hơn, nên các nhà nhập cảng Tầu không mua nông phẩm của Mỹ nữa. Ấy là chưa kể đến yếu tố thị trường Trung Quốc do chính phủ kiểm soát, nên quyết định tăng thuế nhập cảng đánh vào nông phẩm Mỹ, và không mua nông phẩm Mỹ, là những quyết định chính trị.

Quan điểm phải tăng thuế nhập cảng đã được ứng cử viên Donald Trump đem ra tranh luận với ứng cử viên Ted Cruz trong thời gian tranh cử. Donald Trump muốn hàng nhập cảng không bán rẻ trên thị trường Mỹ nữa, để sản phẩm Mỹ thôi ế ẩm, công nhân Mỹ thôi thất nghiệp. Cruz cho là tăng thuế nhập cảng đến 45% như Trump đề nghị sẽ tạo bế tắc xuất cảng, vì tăng thuế nhập cảnh là thứ vũ khí nước nào cũng có, nên nước nào cũng có thể trả đũa Mỹ, khi sản phẩm của họ bị Mỹ đánh thuế nặng.

Trump trả lời là phải tăng thuế nhập cảng, vì đất nước chúng ta, nền ngoại thương của chúng ta, và nhất là công nhân của chúng ta đang đi xuống địa ngục, “because our country and our trade and our deals and most importantly our jobs are going to hell.”

Dĩ nhiên cả hai ông cùng có lý, vì ngoại thương phức tạp như một thang thuốc bắc, mỗi nguyên liệu đều phải cân, đo bằng cái cân tiểu ly, do đó mà TPP cần đến tám năm cân nhắc của kinh tế gia thuộc 12 quốc gia Thái Bình Dương.

Quyết định giật mình của Tổng Thống Trump không dễ gì thực hiện được; ông Larry Kudlow, cố vấn tối cao về kinh tế của tổng thống nói với tờ NY Times, “Toàn bộ vấn đề ngoại thương đang bùng nổ; không còn kỳ hạn nữa. Chúng tôi sẽ cấu tạo thành một nhóm để cùng làm việc -cái nhóm đó cũng chưa thành hình, vì vấn đề mới được nêu ra vài tiếng đồng hồ trước đây."

Ông Larry Kudlow (Getty Images)

Đề tài tranh cử của Trump là trả lại việc làm cho công nhân Mỹ, bằng cách tạo tê liệt cho cả hai thương ước TPP -Trans-Pacific Partnership- và NAFTA- North American Free Trade Agreement; ông chỉ thấy cái góc mất jobs của thợ thuyền Mỹ mà quên người nông dân Mỹ, quên nhu cầu xuất cảng nông phẩm.

Tổng thống đánh thuế nặng trên nhiều mặt hàng nhập cảng -đặc biệt được phổ biến là nhôm và thép- trả lại hàng ngàn jobs cho thợ nhôm, thợ thép- bất chấp những lo ngại của các hãng xe hơi, hãng đóng máy bay, và những kỹ nghệ đang mua thép và nhôm của nhiều nước đổ vào Mỹ với giá rẻ do thuế nhẹ được ấn định qua tổ chức Thị Trường Chung thế giới (WTO).

Ông cũng không quan tâm đến yếu tố trả đũa của các quốc gia đang giao thương với Mỹ cho đến ngày thứ Năm 4/12/18, khi phái đoàn các chính khách Cộng Hòa tại các tiểu bang nông nghiệp vào Bạch Cung báo động nguy cơ bất mãn của nông dân -những cử tri có truyền thống ủng hộ đảng Cộng Hòa.
Cô phóng viên chính trị Maggie Haberman dùng hai chữ change gears -sang số- để mô tả quan tâm của tổng thống - ông sang số từ 'bóp chẹt hàng nhập cảng' qua số 'bành trướng xuất cảng.'

Cái khó của hai việc đó là chúng không đi đôi với nhau được -Mỹ tăng thuế đánh vào sản phẩm Tầu, thì Trung Cộng cũng tăng thuế đánh vào nông phẩm Mỹ; nhưng nửa đêm hôm đó (4/12/18) tổng thống viết lên Twitter là “Mỹ đã song phương thương lượng với 6 trong 11 nước thành viên TPP, trong số đó có Nhật -quốc gia thiệt thòi nhất trong sinh hoạt ngoại thương từ nhiều năm nay.”

Sáng hôm sau -thứ Sáu 4/13/18, Bộ Trưởng Bộ Nội Các Nhật Yoshihide Suga cảnh cáo là không nên thay đổi gì để vừa ý tổng thống Mỹ mà không thỏa mãn được nhu cầu của toàn bộ 11 thành viên TPP.
Cho đến hôm nay -thứ Hai 4/16/18- dư luận Mỹ vẫn chưa tin được là Mỹ sẽ trở lại TPP; ông Phil Levy -một viên chức quan trọng của tổ chức Chicago Council on Global Affairs -Hội Đồng Chicago về Những Vấn Đề Toàn Cầu- nhận định, “Những điều tổng thống nói để làm vừa lòng những người đang ngồi đối diện với ông ta, không mấy khi được thực hiện.”

Cô Lindsay Walters, phụ tá tùy viên báo chí tại Bạch Cung, phản biện lập luận của ông Levy cho là tổng thống không giữ lời hứa.

Cô Walters nói, “TT đã giữ lời hứa là Hoa Kỳ rút khỏi TPP -thương ước do chính quyền Obama để lại- nhưng ông vẫn nói là ông sẵn sàng cứu xét một thương ước khác tốt hơn. Giờ này ông cứu xét TPP, có thể đang tốt hơn.”

Cô Lindsay Walters (Getty Images)

Ông cố vấn kinh tế Kudlow cho là tariffs -những thứ thuế nhập cảng- vẫn còn đang trong giai đoạn dự trù, chứ chưa thực hiện. Ông không nói là rồi sẽ bỏ qua, nhưng xác nhận, Mỹ đang còn thương lượng với Trung Cộng.

Tuy nhiên Bộ Canh Nông Mỹ đã nhận được lệnh dự trù một chương trình Commodity Credit Corporation - 'Mỹ mua nông phẩm của nông dân Mỹ'- để tránh một cuộc khủng hoảng chính trị.

Chương trình đó tốn đến $30 tỉ Mỹ kim - $30,000 triệu- và chỉ giải quyết được một mùa thu hoạch nông phẩm, một lứa heo thịt. 

Sang năm, vấn đề xuất cảng nông phẩm lại làm khổ chính phủ.

(ndt)






No comments:

Post a Comment