Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
RFA
đưa tin: ASEAN sẽ lên án về việc Trung Quốc xây lắp đảo nhân tạo ở Biển
Đông. Theo báo Nikkei của Nhật, các nước ASEAN có thể sẽ nêu lên những
quan ngại về chuyện Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trái phép, bồi đắp đảo nhân tạo
và quân sự hóa Biển Đông trong bản tuyên bố chung sắp tới. “Dự thảo này
sẽ được đưa ra sau hai ngày nhóm họp tại Singapore của lãnh đạo 10 quốc gia
ASEAN, bắt đầu từ ngày thứ sáu 27/4/2018”.
Bên
cạnh đó, Philippines xem xét phản ứng đối với hành động của Trung Quốc
ở đá Vành Khăn, theo RFA. Ngày 25/4, ông Harry Roque, người phát ngôn của
Tổng thống Philippines, phát biểu rằng Philippines đang xem xét “các
hành động ngoại giao có thể để phản ứng trước việc Trung Quốc cho xây một tượng
đài và điều máy bay vận tải quân sự Xian Y – 7 ra đá Vành Khăn thuộc quần đảo
Trường Sa ở biển Đông”.
Mời
đọc thêm: Trung Quốc lên án các nước G7 vì những nhận xét ‘thiếu trách
nhiệm’ về Biển Đông — Vì sao Thượng viện Canada thông qua khuyến nghị chỉ trích
Trung Quốc về Biển Đông? — Indonesia bắt giữ hai tàu cá Việt Nam gần đảo Natuna (RFA).
– Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển
Đông(DT). – Mua bán chứng chỉ hành nghề đi biển (Thời Nay).
– Vụ chủ ‘tàu 67’ ở Khánh Hòa kêu cứu: Ngư dân kiến nghị là hợp
tình (NNVN).
Nhìn lại Tháng Tư Đen
RFA
có bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống
Mỹ cứu nước”. Ông Tiến kể: “Ngày 28/4/1975, tôi làm truyền
thanh trực tiếp (live) từ dinh Độc Lập lễ trao nhiệm cho Đại tướng Dương Văn
Minh để lãnh nhiệm vụ Tổng thống… có nghĩa là Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa rất
minh bạch, rành rọt nhưng nó đã không được thi hành kể từ ngày 28/4”.
Về
chuyện CSVN cho rằng, cuộc chiến tranh này là “chống Mỹ cứu nước”, ông Tiến
nói: “Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng
rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông. Đến ông Lý Quang
Diệu cũng từng nói thời đó chúng tôi cũng chỉ mong được như miền Nam Việt Nam
thôi. Đời sống rất sung túc mà không hề có quân Mỹ ở đó. Sở dĩ người ta giúp Việt
Nam Cộng Hòa là vì theo chủ thuyết Domino, nếu cứ để Cộng sản tràn dần thì sẽ mất
hết, tất cả sẽ là Cộng sản hết nên họ muốn chặn lại ”.
Facebooker
Nguyễn Công Lý viết: Ngày 30/4 Có Phải Là Ngày Giải Phóng? Tác giả đặt
câu hỏi: “Trước năm 1975 miền nam Việt nam xứng tầm và thậm chí vượt
Singapore, Hàn quốc… còn miền Bắc dưới sự cai trị của cộng sản thì người dân
nghèo khổ, không đủ ăn. Vậy một anh nghèo sao lại giải phóng một anh giàu? Có
gì uẩn khúc ở đây?”
Báo
Người Việt có bài: Tưởng niệm 30 Tháng Tư 1975. Bài viết nói về tâm tư,
nguyện vọng của những người Việt yêu nước: Sau ngày 30/4/1975, lá hoàng kỳ ba sọc
đỏ đã bị cộng sản tìm cách bức tử, nhưng nó không mất, mà vẫn tồn tại trong
lòng những người yêu tự do, “để quấn lên trí nhớ mỗi người dân một vòng quốc
hận, dặn dò nhau đừng bao giờ quên bài học xương máu của chế độ vừa bị bức tử“.
Mời
đọc thêm: Những bộ hài cốt quân nhân Quân Lực VNCH hiện còn trên
đất Lào (NV). Báo “lề đảng”: Những hình ảnh về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (TTXVN). – Chiến thắng 30/4/1975: Góc nhìn từ báo chí thế giới (KhỏePlus24h).
“Dự án” dời đồn biên phòng của FLC
Báo
Pháp Luật TPHCM có bài: Dự án FLC tại Quảng Ngãi: Phải xin ý kiến Quốc hội? Mặc
dù dự án vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến, nhưng UBND tỉnh Quảng Ngãi ấn định
ngày khởi công là 19-5 tới. KTS Hồ Duy Diệm, Chủ tịch Hội Bảo vệ lưu vực và dải
biển Việt Nam, nói rằng: “Theo Luật Quốc hội và Luật Tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo 2015, việc giao trên 50 ha đất ven biển, hải đảo cho doanh nghiệp
(DN) thì phải đưa ra Quốc hội để lấy ý kiến”.
Nhà
báo Mặc Lâm viết: Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết đã góp phần “ổn định” Hoàng
Sa như thế nào? Tác giả lưu ý: “Thứ mà nhà nước đầu tư cho
ngư dân Lý Sơn, Bình Châu cùng vài huyện dọc duyên hải khác là hàng ngàn lá cờ
tổ quốc. Cơ quan tuyên truyền cho rằng lá cờ làm cho họ vững tâm hơn khi góp phần
bảo vệ quê hương”. Còn lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam liên tục
nhận tàu tuần duyên từ Mỹ, Nhật nhưng lại “bám bờ” nhiều hơn là “bám biển”.
Với
dự án của tập đoàn FLC: “Kẻ có lợi sau cùng nhưng lớn nhất vẫn là Trung
Quốc. Từ nay rảnh tay không còn truy đuổi tàu cá Việt Nam đồng nghĩa với việc hợp
thức hóa việc xâm lược Hoàng Sa vào năm 1974”. Thậm chí phía Trung Quốc còn
được… “mang ơn, ít nhất là tập đoàn FLC khi vừa lên tiếng xin vay là được
chấp nhận ngay không cần hỏi lần thứ hai”.
Mời
đọc thêm: Đảo Bé Lý Sơn sẽ không ‘dính’ dự án của FLC? (TT). – Dự án FLC tại Quảng Ngãi: Phải xin ý kiến Quốc hội? (PLTP).
– Cận cảnh những làng chài ven biển dự án FLC sắp “thâu tóm” (GDVN).
Chiến dịch “đốt lò” ở Đà Nẵng
Trong
buổi tiếp xúc của đoàn ĐBQH Đà Nẵng với cử tri quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng: Cử tri yêu cầu làm rõ vụ Giám đốc Công an Đà Nẵng có biệt thự
100 tỷ, theo Zing. Một cử tri nói: “Ông Tam nói là tiền xây biệt
thự không liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘nhôm’). Cử tri rất muốn biết
là tiền đâu ra mà ông ấy xây được căn nhà giá trị như vậy”.
Ông
Nguyễn Thanh Quang, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng trả lời rằng, Bộ Công
an vẫn đang điều tra vụ Vũ “nhôm” và các đường dây có liên quan. Về thông tin
trên mạng xã hội cho rằng ông Tam có biệt thự do Vũ “nhôm” tặng, ông Quang
không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận, chỉ nói thêm rằng, cơ quan chức
năng và Bộ Công an đang điều tra và sẽ làm rõ thông tin về các lãnh đạo thành
phố liên quan đến Vũ “nhôm”.
Trang
VietNamNet có bài: Thêm ‘củi’ vào ‘lò’ để giữ ‘thành phố đáng sống’ Đà Nẵng.
Bài viết nhắc lại sự kiện: “Đà Nẵng mở đầu từ khúc ‘củi tươi’ bị đưa vào
‘lò’ là Bí thư trẻ nhất nước Nguyễn Xuân Anh, với quan lộ thênh thang, bị kỷ luật
mất chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng”. Gần
đây, đến lượt cựu Phó tổng cục trưởng Bộ Công an Phan Hữu Tuấn, các cựu Chủ tịch
TP Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và nhiều lãnh đạo Đà Nẵng thành “củi”.
Chiến
dịch “đốt lò” ở Đà Nẵng vẫn tiếp diễn và dạng bài như vậy được đăng để “dọn đường”
cho các vụ “nhặt củi” sắp tới. Từ Vũ “nhôm”, phe “nhóm lò” vừa có thể khui ra
đường dây quan chức bảo kê cho Vũ ở Đà Nẵng, liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh
và Nguyễn Văn Chi, vừa thanh trừng cả các quan chức ở bộ công an, ai đã cấp thẻ
sĩ quan tình báo cho ông Vũ? Ai đã báo tin để ông ta trốn sang Singapore?
Báo
Tiền Phong viết: Gian dối dùng bằng giả, nhiều quan chức ‘ngã ngựa’.
Bài viết liệt kê nhiều vụ quan chức dùng bằng giả ở các tỉnh, thành, nhưng nhấn
mạnh vụ ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ “siêu tốc”. “Tấm bằng tiến
sĩ từ SCUPS của ông Nguyễn Xuân Anh tuy không phải là bằng bất hợp pháp, nhưng
có giá trị chất lượng rất thấp”.
Mời
đọc thêm: Cử tri yêu cầu làm rõ giám đốc Công an Đà Nẵng có nhận
tiền của Vũ “nhôm” hay không (NLĐ). – Đà Nẵng yêu cầu Giám đốc công an giải trình về tài sản(VNE).
– ‘Xác minh biệt phủ triệu đô’ của giám đốc Công An Đà Nẵng (NV).
– Cử tri Đà Nẵng:Không xử nghiêm, tham nhũng thừa tiền của ăn
nhiều đời (Infonet).
Chuyện “ăn” đất
Tạp
chí Làng Mới có bài: Thu hồi đất sai, cán bộ bị kỷ luật, dân vẫn khổ.
Về dự án quy hoạch xây dựng đô thị do UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt, một người
dân cho biết: “Chúng tôi không biết họ căn cứ vào đâu để đền bù nhưng hầu hết
mọi bất lợi đều bị đẩy về phía những người dân… con số đền bù này vẫn rất vô lý
nên chúng tôi vẫn khiếu nại”.
Sau
một thời gian phản ánh với chính quyền tỉnh Lạng Sơn, “những nông dân mới
phát hiện ra rằng, Trung tâm công cộng và đất cây xanh chỉ là ‘cái cớ’ để thu hồi
đất, vì không có một dự án công cộng nào được xây dựng lên trên diện tích đất
mà họ vừa bị thu hồi”. Dự án này thực chất chỉ để san lấp mặt bằng, làm hệ
thống điện, đường rồi “phân lô bán nền với giá cao gấp cả trăm lần mức
giá đền bù”.
Mời
đọc thêm: Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh ‘dấu hiệu đấu giá trái
pháp luật’ ở Hải Dương (GĐVN).
Thảm họa Formosa
Chiều
26/4, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh kiểm tra tiến độ lò cao số 2 Formosa,
theo báo Hà Tĩnh. Bài báo cho biết: “Đến nay, lò cao số 2 cơ bản đã
hoàn thiện. Các hạng mục phục vụ hoạt động vận hành thử nghiệm của lò cao số 2
như: máy thiêu kết 1, lò cốc số 3, số 4, lò vôi số 2 đã được vận hành thuận lợi
dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Bộ TN&MT”.
Đại
diện Tổng cục Môi trường và Viện Công nghệ môi trường khẳng định, các chỉ số
phát thải của Formosa Hà Tĩnh đều “trong giới hạn cho phép”. Bên cạnh
đó, Formosa Hà Tĩnh “đang đề xuất Bộ TM&MT đồng ý cho công ty vận
hành lò cao số 2 trong tháng 5/2018 để đảm bảo mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn
gang lỏng trong năm 2018”.
Khi
thảm họa môi trường biển miền Trung do nhà máy thép của Formosa Vũng Áng gây ra
vào năm 2016, công ty này cũng đã khẳng định, nước thải của họ đúng tiêu chuẩn, dù nước thải này
đã tàn phá môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung. Đến nay, lãnh đạo CSVN vẫn tiếp
tục khẳng định, nước thải, khí thải của Formosa “đạt chuẩn”!
Vài
tháng sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng
định: Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người
dân, nhưng vẫn gấp rút cho Formosa vận hành lò cao số 1 dù
phát hiện nhiều lỗi, để rồi sau đó, đã xảy ra nổ lớn
sau 24 giờ vận hành thử.
Từ
lúc Formosa vận hành lò cao số 1 đến nay, rủi ro ô nhiễm luôn chực chờ ở biển
miền Trung. Hồi tháng 7/2017, Tổng cục Thủy sản khuyến cáo rằng ngư dân vẫn chưa được đánh bắt cá tầng đáy 20 hải lý trở vào.
Ngày 9/4/2018, RFA đưa tin: Cá chết tại vùng biển gần nhà máy Formosa. Chính quyền
Hà Tĩnh và báo chí trong nước tìm cách bưng bít sự việc, nhưng người dân địa
phương cho rằng, cá chết là do Xormosa xả thải.
Gần
3 ngày trước, lại xảy ra hiện tượng cá chết ở Vũng Áng. Báo chí “lề
đảng” và chính quyền địa phương lại tìm cách bưng bít, cho rằng hải sản chết ở
gần nhà máy thép Formosa ở cảng Vũng Áng do… thiếu oxy. Để bảo vệ lý lẽ này, hầu hết các báo
trong nước khi đưa tin đã bỏ qua chi tiết nước biển chuyển màu xanh như chè đặc, trừ
báo Dân Sinh.
Hơn
2 năm sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra, người ngư dân quanh vùng Nghệ
An – Hà Tĩnh không những phải chấp nhận sản lượng
đánh bắt thấp hơn trước rất nhiều, mà còn phải bán với giá rẻ. Lãnh đạo
CSVN khẳng định rằng họ vẫn bảo vệ môi trường và vẫn đền bù cho ngư dân, nhưng
môi trường vẫn bị ô nhiễm và ngư dân bị mất nguồn sống. Nay thì Formosa định vận
hành tiếp lò cao số 2, bất chấp môi trường xung quanh nhà máy bị hủy hoại như
thế nào.
Mời
đọc thêm: Cá, mực nuôi bè gần Formosa chết vì ‘thiếu oxy’ (NV).
– Hải sản quanh cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh chết hàng loạt (RFA)
– Hậu quả của thảm họa Formosa Hà Tĩnh vẫn còn đó (CaliToday).
Mời đọc lại: Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa ở VN’? (BBC).
Vụ cà phê pin thành hồ tiêu và
thực phẩm bẩn
Vụ
cà phê pin, báo Làng Mới có bài của nhà báo Trương Châu Hữu Danh, dẫn lời một
chuyên gia truyền thông, nêu câu hỏi: Cục pin “sạc
điện” cho ai? Câu trả lời vẫn là nghi vấn: “Phải chăng có một tập
đoàn kinh doanh nào đang ở phía sau hành vi này, vì lợi ích của mình mà không
đoái hoài đến số phận của hàng ngàn người dân kinh doanh nhỏ lẻ“.
Chuyên
gia này cho rằng, “câu chuyện ‘mượn pin giết người’ này nghe qua như một kịch
bản đã được tính toán sẵn, để tấn công vào nỗi lo sợ của cộng đồng, khiến người
ta tin vào thông tin đồn đoán mà đánh đổ những sản phẩm giá trị có sẵn“.
Thời
báo Kinh Tế Việt Nam đưa tin: Úc phát hiện 6 lô hàng thực phẩm của Việt Nam chứa chất cấm.
Bộ Nông nghiệp Úc đã phát hiện hai lô hàng của Việt Nam là tôm đông lạnh và tôm
nấu chín có chứa chất cấm standard plate. Nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất
về Việt Nam.
Hai
lô hàng khác của Việt Nam có chứa hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố là cá
thu muối và cá thu ngâm trong dầu đậu nành. Ngoài ra, 1 lô ớt của Việt Nam cũng
bị phát hiện chứa một loạt chất cấm nguy hại đến sức khỏe bao gồm các chất
carbendazim, chlorpyrifos, cyhalothrin, difenoconazole, metalaxyl, profenofos
và propiconazole. Lô thanh long bị phát hiện chứa hoạt chất carbendazim.
Mời
đọc thêm: Đắk Nông: Cơ quan điều tra xác nhận: Cà phê nhuộm pin thực
chất chỉ là hỗn hợp trộn hồ tiêu khô(DT). – Đắk Nông: Thông tin mới vụ phế phẩm cà phê ngâm pin trộn
vào hồ tiêu (VNN).
Ô nhiễm môi trường
Báo
Dân Sinh đưa tin: Thanh Hóa: Đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bao bì chưa đảm
bảo an toàn lao động. Huyện Hậu Lộc đã đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến
bao bì Minh Hải vì chưa bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường.
Trước
đó, người dân tố cáo cơ sở chế biến bao bì Minh Hải gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, “nước thải chỉ được lắng lọc qua loa rồi xả thẳng ra sông Lèn.
Bao bì, chất thải được bày tràn lan trên mặt đê, mỗi khi xe ra vào đổ, bốc hàng
thì tuyến đê lại bị cày tung lên, bụi bay mù mịt…”
Báo
Tài Nguyên và Môi Trường có bài: Nghệ An: Xây dựng bãi rác hơn 7 năm chưa xong. Khởi
công xây dựng từ năm 2011, dự án có tổng mức đầu tư trên 30 tỉ đồng. Đến nay mới
chỉ hoàn thành hai hạng mục là đường bê tông và dây điện. Hiện tại, rác thải của
người dân huyện Quỳ Hợp được tập kết ở bãi rác nhỏ, tạm bợ. Người dân sống gần
bãi rác được thuê đốt rác mỗi ngày. “Cứ mỗi lần đốt rác là khói bụi bao trùm
khắp khu vực, bốc mùi hôi thối, khét lẹt khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng”.
Mời
đọc thêm: Sẽ thanh tra môi trường hàng trăm doanh nghiệp trên cả nước (VnEconomy).
– Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra “chất thải bẩn đổ ra sông
Nhuệ” (DV). – Nghệ An: Công bố chất lượng nước biển ở 4 bãi tắm(TN&MT).
Giáo dục Việt Nam
Báo
Thanh Niên có bài: Trường tư Hà Nội bức xúc vì quy định tuyển sinh ‘không giống
ai’. Quy định của Hà Nội chỉ cho phép các trường phổ thông tư thục trên
địa bản tuyển sinh từ ngày 1/7 đến 3/7. Đại diện các trường cho rằng thời điểm
này là quá trễ và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, quyền lợi của phụ huynh
học sinh. Vì thế, một số trường cho biết chấp nhận vi phạm, tuyển sinh trước.
Bên
cạnh đó, quyền tự chủ tuyển sinh của các trường cũng bị thay đổi liên tục, khiến
các trường không có kế hoạch dài hạn. Hiệu trưởng Trường phổ thông Marie Curie
Hà Nội nêu thực trạng, “từ năm 1989 đến năm 2014 thì các trường tư được tự
chủ hoàn toàn về phương thức, thời gian tuyển sinh; từ năm 2015-2017 ‘cấm thi
tuyển sinh vào lớp 6 dưới mọi hình thức’ đã khiến tất cả các trường tư rơi vào
tình trạng bị động”.
VTC
đưa tin: Trẻ mầm non nghi bị dán băng dính vào miệng, trói tay chân:
Lãnh đạo huyện chỉ đạo làm rõ. Cô giáo trường Mầm non Tam Hợp, tỉnh
Vĩnh Phúc, bị phụ huynh tố hành vi bạo hành, bằng cách dán băng dính vào miệng,
trói tay chân và dốc ngược bé gái 4 tuổi.
Nhưng
Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường mầm non “phủ nhận sự việc và cho biết,
không có chuyện cháu bé bị bạo hành như gia đình phản ánh”. Phó Chủ tịch
UBND huyện Bình Xuyên cho biết, “huyện đã nghe báo cáo về vụ việc và yêu cầu
Phòng GD-ĐT huyện Bình Xuyên cùng UBND xã Tam Hợp xem xét, làm rõ”.
Mời
đọc thêm: ‘Trường ma’ của Mỹ liên kết đào tạo với 14 tỉnh thành ở Việt
Nam (VOA). – Đề xuất Hội LHPNVN tham gia Hội đồng thẩm định chương trình
mới (PNVN). – Chương trình phổ thông mới sẽ chỉ học sinh cách sử dụng tiền
hợp lý (VNN). – Các hiệu trưởng nói gì về nâng cao chất lượng giáo dục đại học? (DT).
– Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình môn
học phổ thông(ANTĐ).
***
Thêm
một số tin Việt Nam: Gallup International: Người Việt hài lòng về hiệu quả của
chính phủ (VOA). – Quanh
suy đoán Chủ tịch Trần Đại Quang ‘sẽ được thay thế’ (BBC). Dân sống ở Hà Nội, TP.HCM có thể phải đóng cả trăm triệu tiền
thuế tài sản/năm (MTG). – Tất cả đều thật!(Blog VOA). – Vừa nộp ảnh, khách hàng vừa lo nhà mạng làm lộ thông tin cá
nhân (TP). – UBND tỉnh Long An chưa thống nhất đề xuất mức giá BOT Bến Lức (TN).
– Chùm ảnh: Nguy cơ mất công trình kè sông tiền tỷ ở Tuyên
Quang (VOV).
Tin
thế giới
Thượng đỉnh liên Triều
Trang
Zing có bài: Gặp gỡ liên Triều: 10 năm bổn cũ và cơ hội thứ 2 của ông
Moon. Ngày 2/10/2007, ông Moon Jae-in là Chánh Văn phòng Nhà Xanh khi
đó, đã tháp tùng Tổng thống Roh Moo Hyun đi qua biên giới liên Triều, bắt đầu
chuyến thăm 3 ngày ở Bắc Hàn, gặp lãnh đạo Kim Jong-il. Hơn 10 năm sau, ngày
27/4/2018, trong tư cách tổng thống, ông Moon Jae-in sẽ tiếp đón Kim Jong-un,
con trai của lãnh đạo Bắc Hàn mà ông gặp trước đó.
Nhiều
người dân Nam Hàn ủng hộ cuộc gặp gỡ lịch sử này, với hy vọng không còn mối đe
dọa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và xa hơn nữa là sự thống nhất hai miền.
Nhưng cũng có nhiều người nghi ngờ khả năng ông Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt
nhân, “con bài” lợi hại nhất mà Bình Nhưỡng có được.
Trang
VietNamNet có bài: Thượng đỉnh
liên Triều, hy vọng của những mảnh đời ly tán. Đối với hàng chục ngàn
người dân ở hai miền Triều Tiên, thượng đỉnh liên Triều hôm nay còn là cơ hội
hiếm có để họ được gặp lại những người thân, đã bặt vô âm tín kể từ cuộc chiến
hai miền (1950 – 1953).
Ông
Kwon Moon-kook, 87 tuổi, từng là chiến binh miền Bắc đào ngũ, hiện sống ở miền
Nam, kể rằng, ông đã “tuyên bố với cha mẹ sẽ đoàn tụ với họ trong vòng một
tuần. Nhưng gần 70 năm sau đó, ông vẫn không thể gặp lại hay nhận được bất kỳ
tin tức gì từ cha mẹ và hai người em trai. Hiện tại, ông cay đắng nói, nếu biết
đó là lần cuối nhìn thấy họ, ông đã không bao giờ rời bỏ gia đình“.
Mời
đọc thêm: Chuẩn bị cho cuộc gặp liên Triều Kim – Moon (VOA).
– Kim Jong Un rời Bình Nhưỡng để đến DMZ cho thượng đỉnh lịch
sử (Zing). – Cuộc gặp lịch sử giữa hai lãnh đạo Nam-Bắc Triều Tiên (RFI).
– Ai sẽ tháp tùng Kim Jong Un tới hội nghị thượng đỉnh? (VNN).
– Con đường nào đưa ông Kim Jong-un tới Bàn Môn Điếm?(VOV).
– Thượng đỉnh liên Triều: Cuộc phiêu lưu ngoại giao lịch sử (NLĐ).
– Trực tiếp: Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều (VOA).
– Ba bài học cho Tổng thống Hàn Quốc trước khi gặp Kim Jong Un (VNN).
– Hàn Quốc hóa giải chiêu cũ của Triều Tiên từ các lần gặp trước (VOV).
– Các bên muốn gì qua Thượng Đỉnh Liên Triều? (VOA).
– Trung Quốc vừa hy vọng vừa lo lắng trước cuộc gặp liên Triều (VOA).
– Ấn tượng ngôi làng diễn ra thượng đỉnh Hàn – Triều (VNN).
– Lãnh đạo tặng quà gì cho nhau? (BBC).
– Hàn, Mỹ điều chỉnh 2 cuộc tập trận để tránh thượng đỉnh liên
Triều (TN). – Với tình báo Mỹ, Kim Jong-un là người như thế nào? (Nghệ
An). – Việt Nam ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên — Bài học từ Việt Nam cho lãnh tụ Kim Jong Un? (VOA).
– Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi thư tạ lỗi Chủ tịch Tập Cận
Bình (LĐ).
Chính trường Mỹ
Báo
New York Times đưa tin: Người được tòa Bạch Ốc đề cử, đã rút lui do bị chỉ trích.
Ông Ronny Jackson là bác sĩ của tòa Bạch Ốc và là phó đề đốc, đã được ông Trump
đề cử chức Bộ trưởng Cựu Chiến binh, đã tuyên bố rút lui, do những cáo buộc bê
bối của hơn 20 đồng nghiệp, những người đã và đang làm việc ở tòa Bạch Ốc.
Một
trong những cáo buộc ông Jackson là, ông đã từng say rượu và đập cửa phòng một
nữ nhân viên, gây náo loạn, đến mức mật vụ phải can thiệp và đánh thức Tổng thống
Obama lúc đó. Trong tuyên bố rút lui, ông Jackson viết: “Các
cáo buộc chống lại tôi là hoàn toàn sai và đã được giàn dựng. Vì nếu các cáo buộc
đó đúng, tôi đã không được chọn, thăng tiến và được sự tin tưởng để phục vụ
chăm sóc sức khỏe cho 3 vị tổng thống trong suốt 12 năm qua”.
Mời
đọc thêm: Ông Ronny Jackson xin rút khỏi việc bổ nhiệm Bộ Trưởng Bộ Cựu
Chiến Binh (Cali Today). – Ông Mike Pompeo chính thức làm tân Ngoại trưởng Mỹ (VOV).
– Chính quyền TT Trump dọa bắt người di cư Trung Mỹ(VOA).
– Tổng thống Pháp ngầm chỉ trích ông Trump trước Quốc hội Mỹ (VnEconomy).
– Trump – Macron, bề ngoài thân tình, nhưng bất đồng trên các
hồ sơ quan trọng (RFI). – Macron
nói Trump sẽ từ bỏ thỏa thuận Iran(BBC).
Tin Trung Đông: Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tổ chức Hội nghị về hòa bình Syria (VOV).
– Hạt nhân Iran – Bắc Triều Tiên: Trump “nhất bên trọng, nhất
bên khinh”? — Hủy hiệp định hạt nhân là mở đường cho Iran trang bị bom
nguyên tử (RFI). – Israel sẽ tấn công Tehran nếu Iran tấn công Tel Aviv (VOA).
– Phó tỉnh trưởng Afghanistan thiệt mạng vụ tấn công của
Taliban (TTXVN). – Thổ Nhĩ Kỳ : 14 nhà báo bị kết án tù vì tội « trợ giúp khủng
bố » (RFI).
Tin Trung Quốc: Trung Quốc trang bị tên lửa đạn đạo DF-26 tầm bắn 3.500km (TP).
– Trung Quốc công bố thêm tên lửa có thể bắn tới Guam (PLTP).
– Trung Quốc gởi oanh tạc cơ hù dọa Đài Loan (RFI).
– Trung Quốc – Con voi trong phòng (NLĐ). – Trung Quốc có thể tuyên án vắng mặt quan tham (SGGP).
– Vì
sao TQ nuôi sáu tỷ con gián? (BBC).
***
Thêm tin thế giới: Biểu
tình hạ bệ thủ tướng Armenia chưa dứt (BBC). – Biểu tình chống
chính phủ tiếp diễn tại Armenia (RFI). – Lãnh đạo Chechnya dọa bắt, bỏ tù ông Donald Trump và bà
Angela Merkel (LĐ). – Thủ tướng Đức đi Mỹ : Vì sao bà Merkel phải nhún mình? — Pháp-Đức hợp tác sản xuất hệ thống không chiến tương lai (RFI).
– Thái Lan bắt lãnh đạo đối lập Campuchia (VOA).
– Malaysia: Myanmar là nơi khởi nguồn tình trạng buôn bán người
Rohingya (TTXVN). – Cộng Hòa Séc muốn dời sứ quán về Jerusalem (RFI).
No comments:
Post a Comment