RFA
2018-03-20
Liên
Hiệp Quốc vào ngày 19 tháng Ba, năm 2018 công bố báo cáo về phát triển nước
trên thế giới và các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho nước. Việt Nam có thể áp
dụng hiệu quả theo những phương pháp được đưa ra trong báo cáo vừa nêu hay
không?
Trang
bìa Báo cáo 2018 của Liên Hiệp Quốc về tình hình phát triển nước toàn cầu. Courtesy:
unesco.org
Báo
cáo của Liên Hiệp Quốc
Với
chủ đề “Nước với Thiên Nhiên” cho “Ngày Thế Giới Nước” năm nay, 22 tháng
Ba năm 2018, Liên Hiệp Quốc vừa công bố một báo cáo, dài 154 trang về tình hình
phát triển nước toàn cầu có tên “Các Giải pháp dựa vào Thiên nhiên cho Nguồn nước”.
Báo
cáo nêu rõ chất lượng nước trên thế giới bị đe dọa bởi sự tương quan lớn với
dân số và các khu vực phát triển kinh tế và sự tương quan này sẽ còn kéo dài
trong tương lai. Kể từ thập niên 90 cho đến nay, tình trạng nước bị ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng ở tất cả các con sông tại Châu Á, Châu Phi và Mỹ
La-tinh. Chất lượng nước không sạch được dự báo ngày càng tệ đi trong những thập
niên tới và sẽ gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường lẫn phát
triển bền vững toàn cầu.
Báo
cáo năm 2018 của Liên Hiệp Quốc cũng nêu lên số liệu ước tính có 80% lượng nước
thải công nghiệp và đô thị được xả thải ra môi trường mà không qua xử lý, làm
cho chất lượng nước bị suy giảm, tạo ra ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người
cũng như hệ sinh thái.
Báo
cáo này còn đề cập chất lượng nước bị ảnh hưởng bằng nhiều cách bởi khí hậu
thay đổi. Đồng thời, báo cáo nhấn mạnh đến xu hướng bên cạnh việc đối phó với
lũ lụt và hạn hán thì cũng tận dụng từ những hiện tượng thiên nhiên này để cải
thiện nước, do đó tích trữ nước từ thiên nhiên (cơ sở hạ tầng xanh) phải là một
phần trong các giải pháp của địa phương cụ thể.
Giải
pháp tại Việt Nam
Việt
Nam, một quốc gia thường xuyên bị lũ lụt trong mùa mưa có thể áp dụng giải pháp
tích trữ nước từ nguồn lũ để sử dụng trong mùa khô thiếu nước hay không? Đài
RFA đặt vấn đề với Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải và được ông cho biết:
“Rõ
ràng phải tận dụng nguồn lũ. Nhưng do ý thức hệ, do nền giáo dục cho nên người
Việt Nam bây giờ lấp hồ, lấp sông, chặt rừng; tức là ‘ăn xổi ở thì’. Hậu quả là
khi mưa thì lũ chảy tràn, chưa kể đến sự ích kỷ của các đập thủy điện; đó là lấy
cớ xây đập thủy điện để chặt cây và bán gỗ, lấy cớ khai thác khoáng sản, đào đất
làm hỏng hết…Cho nên, môi trường bị tàn phá không giữ được nước. Không có chỗ
giữ nước thì không thể hưởng được lợi của lũ lụt, cũng giống như không thể làm
nước có thể quay lại từ biển thành mây, từ mây dội xuống tưới cây.”
Về
tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Việt Nam, giới khoa học trong nước cũng lưu
tâm, cảnh báo đến các cấp quản lý, đồng thời cũng hỗ trợ chính quyền về chuyên
môn để giúp cho người dân thích ứng với hiện tượng thiên nhiên này, được cho là
diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia
về sông Mekong, cho RFA biết về các biện pháp hiện đang được áp dụng tại đồng bằng
Sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam trong những năm vừa qua:
“Một
số nơi chọn giải pháp tăng cường các công trình thủy lợi, tăng cường hệ thống
đê ngăn mặn, tăng cường hệ thống cống đập… Một số nơi áp dụng các biện pháp như
chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, thay đổi giống… Một số nơi cũng có chủ
trương giảm diện tích lúa, đẩy diện tích những loại cây trồng cạn như đậu, mè…
lên để giảm bớt lượng nước tiêu thụ. Trong phần lớn các giải pháp đó, thì vẫn
mang tính giải pháp đối phó nhiều hơn giải pháp lâu dài.”
Trong
báo cáo năm 2018 về giải pháp dựa vào thiên nhiên cho nguồn nước, Liên Hiệp
Quốc nhắc đến sự thay đổi các mô hình mưa trong tương lai sẽ làm thay đổi tình
trạng hạn hán và dẫn đến kết quả đất được ẩm giúp cho thực vật ở nhiều nơi trên
thế giới. Liên quan đến những giải pháp mà Liên Hiệp Quốc nêu ra, Tiến sĩ Nguyễn
Văn Khải khẳng định:
“Tất
cả các giải pháp đó, người Việt Nam biết và có thể làm được hết. Người Việt Nam
đủ trí thông minh, người Việt Nam đủ tiền, người Việt Nam đủ nhân lực để làm
chuyện ấy; nhưng cái chính là có được làm hay không?”
Dân
trí
Một
số nhà khoa học Đài RFA tiếp xúc chia sẻ rằng dân trí đóng vai trò quan trọng
nhất trong vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam nói chung, trong đó có bảo vệ
nguồn nước. Đồng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, các nhà khoa học này
nói với chúng tôi rằng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý của nhà nước
liên quan đến môi trường. Điển hình là tệ nạn quan liêu và tham nhũng gây bất lợi
rất lớn đến những công trình, dự án bảo vệ nước và môi trường tại Việt Nam.
Một
yếu tố không kém phần quan trọng liên quan đến quy trình, luật bảo vệ môi trường,
luật chuyển giao công nghệ…vẫn chưa đáp ứng kịp với tình hình thực tế tại Việt
Nam. Trong đó, vấn đề nước thải công nghiệp, hầu như giới khoa học đánh giá là
vượt xa tầm kiểm soát của Nhà nước.
Trong
một lần trao đổi với RFA, Giáo sư Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ Tịch Hội Bảo Vệ Thiên
Nhiên và Môi Trường Việt Nam, cho rằng việc bảo vệ môi trường không chỉ riêng
cơ quan chức năng, mà cộng đồng cần phải ý thức và tham gia:
“Chúng
ta cũng đã hình dung rằng việc bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ nguồn nước,
thì không phải là công việc của riêng ai, cho nên là mỗi một người đều chung
tay góp sức vào đó. Với sự quan tâm như thế của cộng đồng, cũng gây áp lực ngược
trở lại đối với những người có trách nhiệm trong việc này.”
Đài
Á Châu Tự Do ghi nhận, kể từ sau khi biến cố thảm họa môi trường ở khu vực 4 tỉnh
Bắc miền Trung xảy ra hồi đầu tháng Tư năm 2016, do nhà máy Formosa xả thải có
độc tố ra biển, người dân Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống và
cũng cũng chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường, như cùng lên tiếng tập thể
với chính quyền địa phương để phản đối các dự án gây ô nhiễm môi trường. Mới
đây nhất có thể kể đến trường hợp dân chúng ở Đà Nẵng, vào đầu tháng Ba yêu cầu
chính quyền thành phố di dời, giải tỏa hai nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường
và Chính quyền Đà Nẵng đã ra quyết định tạm dừng hoạt động 2 nhà máy thép
Dana-Ý và Dana-Úc.
Giới
chuyên gia và những người quan tâm đến môi trường thiên nhiên ở Việt Nam cho là
chính quyền có biểu hiện tích cực khi lắng nghe và giải quyết theo nguyện vọng
của người dân trong lãnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì
môi trường tại Việt Nam cáo buộc Chính quyền Hà Nội đối xử bất công với những
tiếng nói vì môi trường sống trong lành của hơn 90 triệu người dân Việt Nam,
qua các bản án tù nặng nề tuyên cho Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng
Đức Bình, Nguyễn Văn Hóa…
--------------
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment