31/03/2018
Sự việc
Trong
đa số dự án BOT cầu đường đều có sự cấu kết bất minh giữa các nhà đầu tư và một
số quan chức chính quyền, cả địa phương lẫn trung ương, trong việc móc túi người
dân bằng các thủ đoạn tinh vi như đặt trạm thu phí sai vị trí, đặt liên tiếp
nhiều trạm thu phí liền kề trên cùng tuyến quốc lộ, và thậm chí tạo ra các tuyến
đường tránh không cần thiết buộc xe cộ phải đi vào để thu phí. Thủ đoạn đó khiến
người dân cảm thấy mình phải “trả tiền mãi lộ” mới được sử dụng đường sá mà lẽ
ra chỉ cần nộp thuế là đủ.
Nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vung tiền cho quan chức tham nhũng để chạy xin chủ trương và giấy phép thực hiện dự án BOT, sau đó nâng khống vốn đầu tư xây dựng để tạo cơ sở vay nhiều tiền từ ngân hàng và tăng mức phí thu khi đưa công trình vào khai thác. Số vốn ban đầu dành cho những công việc như thế thường rất thấp so với tổng vốn đầu tư xây dựng thật sự, nên đầu tư dưới hình thức BOT trở nên một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao và thu hồi vốn (thật) nhanh.
Hành động cấu kết để trục lợi của các nhóm lợi ích và quan chức đã khiến người dân phẫn nộ. Đỉnh điểm là sự kiện bắt đầu từ đầu tháng 11/2017, kéo dài cho đến nay, khi các tài xế biểu thị sự bất bình của mình bằng cách dùng tiền lẻ (mệnh giá nhỏ 200 đồng, 500 đồng, cả tiền xu) để trả lệ phí qua đường, gây ách tắc giao thông tại một số tuyến quốc lộ. Cách phản kháng khôn khéo, phi bạo động và hợp pháp này của người dân đã nhanh chóng lan rộng thành phong trào phản kháng BOT toàn quốc, đặc biệt nổi bật và kéo dài nhất là ở trạm thu phí BOT đặt tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Ngày 4/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định yêu cầu trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm dừng thu phí một tháng trong khi chờ tìm phương án giải quyết của Chính phủ. Cùng lúc, nhiều nơi khác đã diễn ra tình trạng giằng co kéo dài giữa người dân với chính quyền địa phương, thậm chí nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra để phản đối, như trường hợp ở trạm thu phí BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, trong hai ngày 21 và 22/2/2018, gây ách tắc giao thông kéo dài.
Nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vung tiền cho quan chức tham nhũng để chạy xin chủ trương và giấy phép thực hiện dự án BOT, sau đó nâng khống vốn đầu tư xây dựng để tạo cơ sở vay nhiều tiền từ ngân hàng và tăng mức phí thu khi đưa công trình vào khai thác. Số vốn ban đầu dành cho những công việc như thế thường rất thấp so với tổng vốn đầu tư xây dựng thật sự, nên đầu tư dưới hình thức BOT trở nên một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao và thu hồi vốn (thật) nhanh.
Hành động cấu kết để trục lợi của các nhóm lợi ích và quan chức đã khiến người dân phẫn nộ. Đỉnh điểm là sự kiện bắt đầu từ đầu tháng 11/2017, kéo dài cho đến nay, khi các tài xế biểu thị sự bất bình của mình bằng cách dùng tiền lẻ (mệnh giá nhỏ 200 đồng, 500 đồng, cả tiền xu) để trả lệ phí qua đường, gây ách tắc giao thông tại một số tuyến quốc lộ. Cách phản kháng khôn khéo, phi bạo động và hợp pháp này của người dân đã nhanh chóng lan rộng thành phong trào phản kháng BOT toàn quốc, đặc biệt nổi bật và kéo dài nhất là ở trạm thu phí BOT đặt tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Ngày 4/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định yêu cầu trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm dừng thu phí một tháng trong khi chờ tìm phương án giải quyết của Chính phủ. Cùng lúc, nhiều nơi khác đã diễn ra tình trạng giằng co kéo dài giữa người dân với chính quyền địa phương, thậm chí nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra để phản đối, như trường hợp ở trạm thu phí BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, trong hai ngày 21 và 22/2/2018, gây ách tắc giao thông kéo dài.
Nguyên
nhân
Nghị
quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tái khẳng
định hình thức Hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm
quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến
đường độc đạo hiện hữu. Đây cũng là quy định pháp luật bấy lâu nay về Hợp đồng
BOT và dự án BOT, nhưng đã bị các quan chức tham nhũng phớt lờ hoặc tìm cách
lách.
Thông tin về các dự án cơ sở hạ tầng cần kêu gọi vốn đầu tư tư nhân còn nằm trong sự thao túng của các nhóm lợi ích. Việc lập, công bố, phê duyệt danh mục các dự án BOT, quy trình và thủ tục lập hồ sơ dự án, thẩm tra dự án, công bố điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án, điều kiện thắng thầu khi thực hiện đấu thầu rộng rãi chưa công khai và minh bạch. Chính vì vậy đây là nguyên nhân của nhiều vấn nạn trong các dự án BOT trên cả nước.
Người dân lẽ ra có quyền được biết chi tiết bằng cách nào lệ phí áp dụng đối với một trạm BOT nhất định được tính nhằm đạt đến một số tiền cụ thể, vì trên nguyên tắc họ chính là người bỏ tiền ra để hoàn trả vốn đầu tư xây dựng cho nhà đầu tư, hầu tránh tình trạng độc quyền trong thu phí, giúp có thể giám sát doanh thu của các trạm để bảo đảm sự công khai và minh bạch trong hoạt động thu phí của từng trạm. Điều này, đáng tiếc, cho đến nay vẫn là một vùng tối mặc cho các nhóm lợi ích và quan chức tự tung, tự tác.
Thông tin về các dự án cơ sở hạ tầng cần kêu gọi vốn đầu tư tư nhân còn nằm trong sự thao túng của các nhóm lợi ích. Việc lập, công bố, phê duyệt danh mục các dự án BOT, quy trình và thủ tục lập hồ sơ dự án, thẩm tra dự án, công bố điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án, điều kiện thắng thầu khi thực hiện đấu thầu rộng rãi chưa công khai và minh bạch. Chính vì vậy đây là nguyên nhân của nhiều vấn nạn trong các dự án BOT trên cả nước.
Người dân lẽ ra có quyền được biết chi tiết bằng cách nào lệ phí áp dụng đối với một trạm BOT nhất định được tính nhằm đạt đến một số tiền cụ thể, vì trên nguyên tắc họ chính là người bỏ tiền ra để hoàn trả vốn đầu tư xây dựng cho nhà đầu tư, hầu tránh tình trạng độc quyền trong thu phí, giúp có thể giám sát doanh thu của các trạm để bảo đảm sự công khai và minh bạch trong hoạt động thu phí của từng trạm. Điều này, đáng tiếc, cho đến nay vẫn là một vùng tối mặc cho các nhóm lợi ích và quan chức tự tung, tự tác.
Đề nghị
Hiện
nay đang có sự đối đầu quyết liệt giữa người dân với nhà đầu tư và các chính
quyền địa phương trên toàn quốc, mà phần lẽ phải chắc chắn thuộc về phía những
người đang đóng thuế nuôi cả bộ máy nhà nước. Nếu không nhanh chóng giải quyết
dứt khoát một cách toàn diện, thay vì chỉ đối phó nhất thời, sẽ gây nên tình trạng
căng thẳng bất ổn kéo dài về kinh tế, chính trị và và xã hội. Cùng với những nỗi
bất mãn dồn nén vốn có sẵn bấy lâu nay về bất công xã hội, tình trạng chiếm đoạt
đất đai, nạn tham nhũng tràn lan, v.v…, sẽ có khả năng lớn dẫn đến những hậu quả
tệ hại khó lường trước được hoặc sẽ vô phương cứu chữa.
Vì lẽ đó, CHÚNG TÔI,
các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự, tuyên bố như sau liên quan về vấn đề
nóng bỏng BOT:
1.
Nhà nước phải nhanh chóng tổ chức thanh tra ngay tất cả dự án BOT nào nghi ngờ
có sự câu kết tiêu cực giữa phía nhà đầu tư với quan chức tham nhũng, với sự
tham gia của đại diện giới tài xế, đại diện các doanh nghiệp vận tải, những
chuyên gia phân tích đầu tư và luật sư.
2. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, phải kiên quyết dừng các dự án BOT sai phạm đó, đồng thời khởi tố và truy tố những kẻ phạm pháp có liên quan; điều này vừa góp phần ổn định tâm lý người dân đang bất mãn cực độ về các dự án BOT, vừa thúc đẩy thêm công cuộc chống tham nhũng.
3. Cần công khai minh bạch các dự án BOT để người dân biết và chủ động lựa chọn, nhờ đó người dân sẽ nhận thấy việc đặt trạm thu phí nơi nào là hợp lý và hợp với nhu cầu lưu thông thật sự, thì họ sẽ đồng thuận, sẵn sàng nộp phí.
4. Việc đấu tranh chống các dự án và trạm thu phí BOT vừa qua cho thấy người dân Việt Nam nay đã ý thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Điều đó một lần nữa khẳng định rằng cuộc đấu tranh bất bạo động và hợp pháp của người dân trong thời gian qua là hoàn toàn chính đáng, cần được khuyến khích và ủng hộ.
2. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, phải kiên quyết dừng các dự án BOT sai phạm đó, đồng thời khởi tố và truy tố những kẻ phạm pháp có liên quan; điều này vừa góp phần ổn định tâm lý người dân đang bất mãn cực độ về các dự án BOT, vừa thúc đẩy thêm công cuộc chống tham nhũng.
3. Cần công khai minh bạch các dự án BOT để người dân biết và chủ động lựa chọn, nhờ đó người dân sẽ nhận thấy việc đặt trạm thu phí nơi nào là hợp lý và hợp với nhu cầu lưu thông thật sự, thì họ sẽ đồng thuận, sẵn sàng nộp phí.
4. Việc đấu tranh chống các dự án và trạm thu phí BOT vừa qua cho thấy người dân Việt Nam nay đã ý thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Điều đó một lần nữa khẳng định rằng cuộc đấu tranh bất bạo động và hợp pháp của người dân trong thời gian qua là hoàn toàn chính đáng, cần được khuyến khích và ủng hộ.
DANH
DÁCH KÝ TÊN
A.
Tổ chức:
1.
Câu
lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện
2.
Diễn
đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
3.
Diễn
đàn Xã hội Dân sự, đại diện: TS Nguyễn Quang A
4.
Nhóm
Văn Lang, CH Séc, ông Nguyễn Cường đại diện
5.
Nhóm
Vì Môi Trường, Đại diện Nguyễn Thị Bích Ngà
B.
Cá nhân:
1.
Đào
Công Tiến, PGS, TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, TP HCM
2.
Huỳnh
Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu Nước TPHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB Lê
Hiếu Đằng, TP HCM
3.
Lê
Thân, Cựu tù chính trị Côn Đảo, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Nha Trang
4.
Vũ
Trọng Khải, TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Quản lý Cán bộ Bộ NN&PTNN, TP HCM
5.
Võ
Văn Thôn, LS, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
6.
Lê
Phú Khải, nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
7.
Phạm
Đình Trọng, nhà văn, cựu Thượng tá QĐNDVN, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
8.
Kha
Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
9.
Đào
Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội
Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
10.
Nguyễn
Đăng Quang, cựu Đại tá CA, Hà Nội
11.
Dương
Hồng Lam, CB hưu trí, TP HCM
12.
Lê
Công Định, LS, cựu Tù nhân Lương tâm, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
13.
Trần
Văn Bang, KS, cựu binh chống TC, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
14.
Lê
Khánh Luận, TS Toán, Đại học Kinh tế TPHCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
15.
Hoàng
Hưng, nhà thơ, TPHCM
16.
Hạ
Đình Nguyên, Nhà báo Tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
17.
Phan
Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
18.
Lê
Trần Thị Hải Âu, CHLB ĐỨC
19.
Ngô
Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
20.
Lại
Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
21.
Võ
Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
22.
Bùi
Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
23.
Hồ
Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
24.
Tô
Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
25.
Nguyễn
Thị Kim Chi, NSUT, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
26.
Hoàng
Dũng, PGS TS, TP HCM
27.
Bùi
Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt
28.
Nguyễn
Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM
29.
Nguyễn
Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
30.
Trần
Rạng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
31.
Nguyễn
Hải Sơn, công nhân, CHLB Đức
32.
André
Menras- Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp-Việt
33.
Tống
Văn Công, nhà báo, USA
34.
Trần
Minh Thảo, viết văn, Thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng
35.
Mai
Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
36.
Hà
Sĩ Phu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
37.
Tiêu
Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt
38.
Huỳnh
Nhật Hải, Hưu trí, Dalat,
39.
Huỳnh
Nhật Tấn, Hưu trí, Dalat.
40.
Trần
Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
41.
Nguyên
Ngọc, Nhà văn, Hội An
42.
Nguyễn
Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
43.
Đặng
Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
44.
Nguyễn
Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
45.
Phạm
Anh Tuấn, dịch sách, Hà Nội
46.
Nguyễn
Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
47.
Nguyễn
Thanh Mai, Nhân viên văn phòng, Praha
48.
Trần
Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà Nội
49.
Thuỳ
Linh, nhà văn, Hà Nội
50.
Nguyễn
Quang A, TS, Hà Nội
51.
Bùi
Nghệ, Cư trú trú tại Sài Gòn
52.
Nguyễn
Phương Nam, cán bộ hưu trí, Bà Rịa Vũng Tàu
53.
Lê
Đức Quang, TS, giảng viên đại học, Huế
54.
Đào
Minh Châu, Hà nội
55.
Nguyễn
Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội
56.
Nguyễn
Văn Đức, lao động tự do đã nghỉ việc, TP HCM
57.
Nguyễn
Đăng Hưng, giáo sư danh dự ĐH Liège, sống ở Sài Gòn
58.
Nguyễn
Minh Khôi, kỹ sư tin học, Kiên Giang
59.
Nguyễn
Trần Hải Quan, sinh viên Đại học Mở, thành phố Hồ Chí Minh
60.
Hoàng
Hùng, doanh nghiệp, Praha, Cộng hoà Séc
61.
Phan
Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn
62.
Hà
Thúc Huy, TS. Hóa học, Sài Gòn
63.
Đào
văn Tùng, nghỉ hưu, Mỹ Tho, Tiền Giang
64.
Nguyễn
Tâm, kỹ sư điện cơ, Bình Thạnh, Tp HCM
65.
Hoàng
Minh Tuấn, Kỹ sư, Hưu trí, Q3, Sài Gòn
66.
Trần
Đình Sử, GS đại học
67.
Dinh
Huyen Huong, hưu trí, Sài Gòn
68.
Đinh
Ngọc Bích, hưu trí, Sài Gòn
69.
Nguyễn
Văn Ý, kỹ sư xây dựng, Quảng Bình
70.
Nguyen
Thịnh Le, tiến sĩ đại học Berlin, CHLB Đức
71.
Kim
Phụng Le, CHLB Đức
72.
Huỳnh
Sơn Phước, nhà báo, Hội An, Quảng Nam
73.
Tôn
Quang Trí, nguyên phó giám đốc sở công thương TP HCM
74.
Trần
Minh Quốc, nhà giáo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
75.
Nguyễn
Thị Bích Ngà, Quận 3, Sài Gòn
76.
Văn
Hiền, lập trình viên, Bình Thuận
77.
Nguyễn
Minh Tâm, giáo viên, Sài Gòn
78.
Võ
Đức Toàn, tài xế, Sài Gòn
79.
Phạm
Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu
80.
Trần
Ngọc, kỹ sư cầu đường, TP. Vinh, Nghệ An
81.
Nguyễn
Minh Thuận, công nhân kỹ thuật VNPT, nay mở doanh nghiệp, Tp Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang
82.
Nguyễn
Anh Minh, quận Tân Phú, TP HCM
83.
Nguyễn
Tuấn Anh, lái xe, Hà Nội
84.
Nguyễn
Thanh Hải, nông dân, Sài Gòn (Tp.HCM)
85.
Phạm
Tuấn Anh, kỹ sư, Hà Nội
86.
Thìn
Lê, viết tự do, TP.HCM
87.
Nguyễn
Hoàng Ngân (Fb: Luke Nguyen), tự doanh địa ốc, Sài Gòn
88.
Trần
Thanh Duy, Nghệ An
89.
Hà
Trọng Tấn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
Mọi tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên
vào Tuyên bố xin gửi về địa chỉ: tuyenbobot@gmail.com
No comments:
Post a Comment