SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT
Lại nhận được một đơn yêu cầu bào chữa từ Trại tạm giam công an tỉnh
Nghệ An của Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) bị khởi tố về tội tuyên truyền chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Kèm theo là một văn bản của trại với lý do: để “bảo vệ
quyền của người tạm giam”
Tôi thích làm những vụ gần, còn thời gian uống café
tán dóc với bạn bè cho vui, Nhưng thỉnh thoảng lại gặp cảnh này. Hôm trước từ
trại tạm giam Khánh Hòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) gửi yêu cầu cho tôi, Hồi
năm ngoái sau phiên tòa sơ thẩm bào chữa cho Lê Thanh Tùng. Nguyên trung tá Trần
Anh Kim từ trại tạm giam tỉnh Thái Bình lại viết đơn gửi đến nhờ bào chữa cho
ông trong phiên phúc thẩm, rồi mấy trường hợp nữa, lần này Nguyễn Viết Dũng.
Nghề thường đi theo nghiệp, nếu họ ở ngoài thì
không nói gì, đàng này họ đang ở trong trại giam, sự cô đơn, trống vắng, gần cả
năm không gặp được người thân, sự hoang mang cùng cực chẳng biết chia xẻ cùng
ai, bây giờ họ nhờ mình, làm sao chối từ, vậy thì quá ác mà còn vi phạm pháp luật.
Cũng lạ, các bị cáo tôi bào chữa hình phạt đều cao,
chỉ có một lần lên phiên phúc thẩm bị cáo được giảm 03 tháng. Trước, sau phiên
tòa, người thương thì nói cố gắng, kẻ ghét có lần họ viết cả bài dài nói: luật
sư gì mà chuyện gì cũng biết, chỉ có mỗi một chuyện không biết là “luật” nên
cãi đâu thua đó, vì nói bậy bạ nên án nhẹ thành nặng, tôi nghĩ: Quái lạ, chẳng
lẽ tòa tuyên không theo hành vi bị cáo mà theo cảm tính thương ghét luật sư
sao? Thôi ai muốn nói sao kệ họ, chỉ tiếc một điều đã nói phiên tòa công khai,
nếu không đủ chỗ ngồi thì bắt loa cho mọi người cùng nghe, ít nhất là phần
tranh luận giữa ls và Viện kiểm sát, có lẽ người chê ls ít hơn.
.
Vì thương nên có một bạn cũng biết luật, theo dõi
fac của tôi rất kỹ, sau mỗi lần đưa thông tin như thế này thì anh ấy gọi đến rủ
đi café cho vui. Lần này biết được, anh nói với tôi: Nói rồi, Luật sư đi cãi
cho kẻ giết người, thì mai mốt ông sẽ ác như kẻ giết người, ls đi cãi cho các vụ
án xâm phạm an ninh, thế nào sau đó ls ấy cũng giống bị cáo.
Gặp mấy vụ như vậy phải tránh xa. Lần này anh lại
nói: coi chừng công an Nghệ An dữ lắm đấy, tôi nói: họ có dữ gì đâu, kèm theo
đơn của Dũng họ vẫn gửi văn bản chuyển đơn đàng hoàng cho Viện kiểm sát và cho
Văn phòng chúng tôi để đảm bảo quyền được bào chữa cho người tạm giam, họ vẫn
tuân thủ pháp luật, bạn lại đi nói không tốt về người khác rồi.
Và thêm một chuyện nữa. Lúc về ông bạn lại hỏi một
câu: Vụ này nhận bao nhiêu tiền, ai trả? Quái dị, lại chen vào chuyện riêng tư
người khác. Phần lớn dính vào tù tội, không nghèo cũng thành nghèo, bộ xui tôi
làm ác lấy nhiều tiền người đang khó khăn sao?
Thường các vụ thế này, các bị cáo bị khởi tố khung
hình phạt cao, mức án đôi lúc họ đoán được, nhưng lúc ra tòa tôi chưa thấy bị
cáo nào khóc như một số vụ án vừa qua. Khi gặp chúng tôi ở trại giam hay ở
tòa, tôi thì lo, án cao họ buồn, gia đình buồn. Nhưng các bị cáo tinh thần vẫn
vững vàng và vui vẻ chấp nhận, làm mình cũng lây theo. Phải chăng đây cũng là
một hạnh phúc nhỏ nhoi, trong nỗi xót xa, trên bước đường tác nghiệp./.
…………………………………………………………………………
Vài qui định pháp luật:
Điều 31 Hiến pháp:
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa
Điều 9 khoản 2 Luật luật sư : Nghiêm cấm cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư./.
-----------------------------------------
VOA Tiếng Việt - 28/09/2017
Sep 28, 2017
No comments:
Post a Comment