David
J. Lynch - The Washington Post
Trà
Mi dịch
Posted
on March
22, 2018 by editor
“Chúng
ta nên thật sự lo lắng về sự lệ thuộc của chúng ta vào kỹ thuật từ các nguồn nước
ngoài và chúng ta nên lo ngại về Trung Quốc nhiều hơn bất cứ nơi nào khác.” — Jeff Stern.
*
Hình
bìa sách
Nguồn:
CRC Press
Trump chuẩn bị đánh 60 tỷ USD thuế nhập cảng vào hàng Trung Quốc
VIDEO
:
Trump preparing to impose $60 billion in tariffs on
Chinese goods
Tổng
thống Trump đang có kế hoạch công bố quyết định đánh thuế hàng nhập cảng từ
Trung Quốc trị giá 60 tỉ đô la mỗi năm. (Reuters)
Tổng
thống Trump trong vài ngày tới sẽ thực thi chính sách thương mại “Mỹ trước nhất”
để bảo vệ những ngành kỹ nghệ cho giới lao động, tượng trưng cho nước Mỹ thời
ông còn trẻ để bảo vệ những phát minh mới sẽ định hình nước Mỹ trong tương lai,
đánh mức thuế nhập cảng cao và hàng hóa của Trung Quốc đã sản xuất bằng kỹ thuật
của Mỹ mà Trung Quốc có được không đúng cách.
Thuế
nhập cảng mới trị giá 60 tỷ USD mỗi năm — và tuần trước, Tổng thống Trump không
chấp thuận đề nghị của Broadcom muốn mua Qualcomm với giá 117 tỷ USD vì coi đó
là một mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia — phản ảnh khuynh hướng xét lại mối
quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc.
Tại
Washington, đang có sự gia tăng báo động trong cả hai đảng vì những nỗ lực được
nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn để vượt qua Hoa Kỳ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo,
chất bán dẫn, máy tính lượng tử và các kỹ thuật số trụ cột khác về sức mạnh
kinh tế và quân sự.
Tổng
thống Mỹ dự định sẽ đối chất với Trung Quốc — về hành vi trộm cắp hoặc vì họ đã
bắt buộc các công ty Mỹ phải tiết lộ bí mật thương mại để đổi lấy việc được vào
thị trường — bằng biện pháp soi xét đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ cũng như dựng
rào cản thương mại để trừng phạt. Tuy nhiên, nhiều người trong giới phân tích
lo ngại rằng chiến lược gay gắt của Trump không đủ bén nhạy nhằm thay đổi hành
vi ăn cắp của Trung Quốc và bảo vệ những phát minh mới của Mỹ.
VIDEO
:
Trump's tough talk on China
Trump
đã thường xuyên cáo buộc Trung Quốc về việc thao túng tiền tệ, trốn các khoản
thuế với Bắc Hàn, những mối mậu dịch không tốt và thậm chí “hãm hiếp nền kinh tế
của chúng ta.” (Jenny Starrs / The Washington Post)
Scott
Kennedy, giám đốc dự án về kinh doanh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế nhận xét,
“Chính
phủ Trump dường như đang làm cho Trung Quốc trông giống như nạn nhân hơn, làm
giảm bớt bất kỳ sự thông cảm nào với Mỹ và giảm bớt cơ hội để những người khác
cùng sánh vai với chúng ta khi Mỹ đưa ra các biện pháp thương mại [chống lại
Trug Quốc].”
Mặc
dù có nhiều sự ủng hộ trong cộng đồng doanh nghiệp cho một lập trường Mỹ tẻ nhạt
hơn đối với Trung Quốc, nhưng giới phê bình ông Trump cho rằng ông đã sai lầm
khi giải quyết các vấn đề thương mại khác trước.
Đầu
tháng này, dùng một điều khoản về an ninh quốc gia hiếm khi được sử dụng trong
luật thương mại của Hoa Kỳ, Tổng thống Trump đã áp đặt thuế nhập cảng lên thép
và nhôm. Mặc dù được coi là một phản ứng đối với mức sản xuất dư thừa của Trung
Quốc, hành động đó đã làm mất lòng những đồng minh Mỹ ở châu Âu và châu Á đang
là những nguồn xuất cảng lớn của kim loại công nghiệp tại Hoa Kỳ.
Jeff
Moon, một cựu đại diện thương mại của Hoa Kỳ, nói:
“Khi
bắt đầu chính sách bằng cách đánh thuế nhập cảng vào thép, chúng ta đã gây bất
bình cho tất cả những đồng minh mà chúng ta cần có để cùng sánh vai đối phó với
việc Trung Quốc xử lý các quyền sở hữu trí tuệ.”
Đánh
thuế nhập cảng mới vào hàng hóa của Trung Quốc sẽ gây áp lực cho Bắc Kinh: mức
xuất cảng và việc làm trong công xưởng của Trung Quốc sẽ sút giảm. Tuy nhiên,
ông Tom J. Donohue, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết các khoản thuế
đánh vào hàng nhập cảng như vậy sẽ trở thành một “loại thuế bất lợi cho người
tiêu dùng Mỹ” và sẽ làm mất đi phần lớn thu nhập có thêm nhờ việc cắt giảm thuế
của Trump.
Theo
Viện Kỹ thuật Thông tin và Phát minh, nếu Trump chọn đánh 25% thế nhập cảng
trên tất cả mặt hàng điện tử của Trung Quốc, sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ
trong 10 năm khoảng 332 tỷ đô la.
Derek
Scissors, một người nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã làm việc với
chính phủ trong cuộc thảo luận đầu tiên về chính sách đối với Trung Quốc năm
ngoái, nói rằng:
“Nếu
thật sự nghiêm túc về vấn đề này, mọi người cần phải bóp bụng chịu đau.”
Sau
khi mong đợi Trung Quốc sẽ tự do hóa khi nó thịnh vượng hơn, giới chức Mỹ đã kết
luận rằng Trung Quốc đã chọn một con đường độc tài và làm cho nó trở thành một
kẻ thù chiến lược của Mỹ.
Tháng
này, Trung Quốc vừa bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, dọn đường cho
Xi Jinping cai trị vô thời hạn. Người lãnh đạo nhiều quyền lực nhất kể từ thời
Mao Trạch Đông. Đô Đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa
Kỳ, cho biết việc Tập Cận Bình tỏ ý muốn chính quyền giữ vai trò chính về kinh
tế và có một quân đội hùng mạnh hơn đe dọa “xói mòn trật tự thế giới tự do và mở”
Mục
tiêu của các biện pháp thương mại mới của Trump nhằm thuyết phục Bắc Kinh ngừng
ép buộc các công ty Mỹ phải tiết lộ bí mật kỹ thuật để được vào thị trường
Trung Quốc.
Qualcomm
có 65% doanh thu năm ngoái từ thị trường Trung Quốc, nằm trong số các công ty của
Mỹ đã chuyển giao bí mật kỹ thuật cho Trung Quốc trong các giao dịch tưởng chừng
như tự nguyện mà giới phê bình nói hoàn toàn trái lại.
Năm
2016, một công ty phát triển chip máy tính tiên tiến ở San Diego đã cam kết
cung cấp bí mật kỹ thuật riêng của họ cho một liên doanh do chính quyền tỉnh
Guizhou kiểm soát.
Chip của Qualcomm. Nguồn:
Wall Street Journal
Qualcomm
đã đi đến thỏa thuận này vài tháng sau khi họ giải quyết một cuộc điều tra chống
độc quyền của chính phủ Trung Quốc bằng cách nộp phạt khoảng 1 tỷ USD.
Theo
ITIF, luật chống độc quyền mà nhà chức trách Trung Quốc đưa ra trong cuộc điều
tra năm 2015 của họ thường được sử dụng như một “vũ khí chính sách kỹ nghệ” nhằm
gây áp lực với những công ty đa quốc gia, ép họ phải tiết lộ bí mật kỹ thuật
cho các đối tác Trung Quốc.
Ngay
cả trước khi có hợp đồng với Quý Châu, Qualcomm đã hợp tác với công ty sản xuất
bán dẫn lớn nhất Trung Quốc và Huawei, một công ty cung cấp dịch vụ viễn thông
mà chính phủ Mỹ nói rằng có liên kết mật với chính phủ Trung Quốc trong một dự
án nhằm nâng cao khả năng sản xuất chip của Trung Quốc.
Qualcomm
từ chối bình luận, ngoài một thông báo năm 2016 cho biết, liên doanh sẽ sản xuất
“chipset cho máy chủ đẳng cấp thế giới.”
Việc
đầu tư này minh hoạ cách Bắc Kinh cưỡng ép với những công ty Mỹ như General
Electric, IBM và Boeing. Rob Atkinson, chủ tịch ITIF, viết trong một email:
“Đây
là cái giá phải trả để kinh doanh ở Trung Quốc.”
Việc
Trung Quốc lấy sở hữu trí tuệ của Mỹ có thể chỉ làm khó chịu khi họ sản xuất
các sản phẩm kỹ thuật thấp như đồ chơi hoặc quần áo và hàng điện tử lắp ráp để
xuất cảng. Khi Bắc Kinh
khao khát lãnh đạo toàn cầu về kỹ thuật tiên tiến thì chính sách kỹ nghệ của
Trung Quốc đã trở thành một mối đe dọa đối với nền kinh tế và quân sự Hoa Kỳ.
Năm
ngoái, một ủy ban có uy tín về sở hữu trí tuệ đã kết luận, trộm cắp bí mật
thương mại –hầu hết là từ Trung Quốc – làm thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ từ 225
tỷ USD lên 600 tỷ USD mỗi năm.
Heath
Tarbert, phụ tá Bộ trưởng Tài chính Mỹ về thị trường quốc tế và chính sách đầu
tư, nói với Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc hồi đầu tháng
này trong một bản báo cáo, nền kinh tế giàu dữ liệu của Mỹ “đã tạo ra những lỗ
hổng an ninh quốc gia chưa từng thấy.”
Vào
năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã công bố một chương trình trị giá 300 tỷ USD
nhằm phát triển các công ty quốc gia có ưu thế trong 10 ngành kỹ thuật tiên tiến.
Kế hoạch năm 2015 của Trung Quốc nhằm vào những lãnh vực mà Hoa Kỳ đã chiếm ưu
thế từ lâu, như kỹ thuật chất bán dẫn và nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của
Trung Quốc vào các công ty nước ngoài.
Trung
Quốc đã có tiến bộ. Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis, chi tiêu cho
nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc, tính theo tỷ lệ sản lượng quốc gia, đã
tăng gấp bốn lần trong 20 năm qua và hiện nay khoảng 3/4 thị phần của Hoa Kỳ.
Trung Quốc tự hào có siêu máy tính
nhanh nhất thế giới và dẫn đầu Hoa Kỳ về việc sử dụng các công nghệ như hệ thống
trả tiền di động.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis cho biết thêm là giới nghiên cứu Trung Quốc,
được chính phủ trợ cấp ngân sách hào phóng, nộp đơn lấy bằng sáng chế gần như gấp
đôi so với các đối tác ở Mỹ, mặc dù trong đó có một số đáng ngờ về phẩm chất và
giá trị.
Từ
lâu, Trung Quốc đã đặt ưu tiên mua lại kỹ thuật nước ngoài, bằng cả gián điệp
kinh tế và trộm cắp trên không gian mạng. Tháng 12 vừa qua Micron Technologies
cáo buộc Tập đoàn United Microelectronics của Đài Loan và công ty Fujian Jinhua
Integrated Circuits Co. của Trung Quốc đã âm mưu đánh cắp kỹ thuật mạch tích hợp
tiên tiến của Micron.
Trong
một vụ kiện tại tòa liên bang tại San Francisco, Micron cáo buộc là hai công ty
trên đã dụ dỗ nhân viên của họ ở Đài Loan tiết lộ bí mật thương mại trong “một
trong những kế hoạch táo bạo nhất của gián điệp thương mại trong thời gian gần
đây”. Kế hoạch này dàn dựng để đánh cắp kỹ thuật trị giá hàng trăm triệu đô
la chi phí nghiên cứu cho một thế hệ chip cho bộ nhớ mới cho công ty Fujian
Jinhua, một công ty do chính quyền tỉnh Phúc Kiến mới thành lập.
Ông
Michael Wessel, một thành viên của ủy ban Hoa Kỳ-Trung Quốc, một cơ quan do quốc
hội thanh lập, đang điều tra những rủi ro gây vid sự xâm lấn của Trung Quốc vào
những kỹ thuật của thế hệ tiếp theo nói, “Họ đã đặt mục đích vượt qua mặt chúng
ta bằng các biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp. … Kỹ thuật có lẽ sẽ là chiến
trường kế tiếp theo.”
Mối
quan tâm quan trọng của Hoa Kỳ phản ánh trong quyết định nhanh chóng bất thường
của chính quyền Trump phủ quyết hợp đồng Broadcom-Qualcomm là cuộc đua để thống
trị trong lĩnh vực kỹ thuật không dây 5G dự tính sẽ cách mạng các ứng dụng
thương mại của Internet.
Những
kỹ thuật này dự định sẽ bắt đầu áp dụng vào năm sau, cuối cùng sẽ dẫn đến sự
gia tăng của các cảm biến liên quan đến Internet cho các ứng dụng như giám sát
cây trồng, chăm sóc y tế từ xa, xe tự lái và các dịch vụ băng thông rộng nhanh
hơn nữa.
Giá
trị kinh tế của Internet rất lớn. Theo một nghiên cứu năm 2017 chưa được công bố
của Ủy ban Tình báo Quốc gia, đến năm 2035, việc sử dụng công nghệ 5G bình thường
sẽ tạo ra hơn 12 nghìn tỷ đô la cho sản lượng toàn cầu và 22 triệu việc làm.
Trump
đã không cho phép Broadcom mua lại Qualcomm sau khi Uỷ ban liên cơ quan về Đầu
tư nước ngoài tại Hoa Kỳ, đánh giá các vụ mua lại các công ty Mỹ, xác định những
mối quan tâm an ninh quốc gia chưa được xác định trong thoả thuận này.
Nếu
Broadcom đã mua được Qualcomm, nó dự định sẽ giảm đi đáng kể mọi chi phí nghiên
cứu và phát triển của công ty Mỹ, làm cho Huawei trở thành công ty được công nhận
là lãnh đạo 5G toàn cầu. Nếu như thế có nhiều triển vọng nhà cửa và cơ sở kinh
doanh ở Mỹ một ngày nào đó sẽ được trang bị hàng triệu bộ cảm biến chạy bằng
thiết bị điện tử của Trung Quốc, có khả năng cho phép tin tặc Trung Quốc nắm
quyền kiểm soát các yếu tố quan trọng của nền kinh tế hoặc quân đội Hoa Kỳ.
Jeff
Stern, giám đốc điều hành của Chain Security, một công ty có trụ sở tại Reston,
VA., chuyên phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu cho biết:
“Chúng
ta nên thật sự lo lắng về sự lệ thuộc của chúng ta vào kỹ thuật từ các nguồn nước
ngoài và chúng ta nên lo ngại về Trung Quốc nhiều hơn bất cứ nơi nào khác.”
Huawei
tuyên bố sẽ kết nối một phần ba dân số thế giới bằng kỹ thuật băng rộng và di động.
Nguồn: Hannibal Hanschke/Reuters
Thỏa
thuận Broadcom vừa thất bại là vụ mới nhất trong một loạt những vụ Trung Quốc
mua lại các công ty kỹ thuật của Hoa Kỳ và bị CFIUS từ chối; đây là một khuynh
hướng đã bắt đầu trước khi Trump nhậm chức. Năm ngoái, Tổng thống Mỹ cũng đã dẹp
ý định của một nhóm các quỹ đầu tư Trung Quốc định mua Lattice Semiconductor với
giá 1,3 tỷ USD.
Theo
Rhodium Group, trong bốn năm qua, giới đầu tư Trung Quốc đã đạt được 98 thoả
thuận trong ngành kỹ nghệ kỹ thuật thông tin của Mỹ trị giá gần 13 tỷ USD.
Tại
Quốc hội, các nhà lập pháp đang theo dõi một đạo luật — được Trump ủng hộ — cho
phép mở rộng các đánh giá của CFIUS ra ngoài phạm vi những vụ mua lại cả một
công ty để xét đến những cổ phần thiểu số của giới đầu tư nước ngoài và bất kỳ
chuyển nhượng nào về sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
Một
số trong giới phân tích nói rằng cần phải hiệu chỉnh lại một cách căn bản hơn về
mối quan hệ kinh tế Trung-Mỹ. Dan Rosen, một chủ nhân của Tập đoàn Rhodium, một
công ty tư vấn ở New York, nói:
“Sau
40 năm liên tục tăng cường các mối quan hệ kinh tế, Mỹ và Trung Quốc bây giờ
nên đàm phán để “không còn ràng buộc” với nhau nữa.
Ông
nói rằng hầu hết thương mại hàng hoá và dịch vụ hàng năm trị giá 650 tỷ USD giữa
hai nước cần được duy trì. Với sự gia tăng cọ sát, giới ngoại giao nên tiến
hành đánh giá từng trường hợp để xác định những liên kết về kỹ thuật đã tạo ra
các vấn đề an ninh quốc gia không thể hòa giải được.
Rosen
nói, “Chúng ta cần một cuộc đối thoại giảm nguy cơ xung đột trong mối
quan hệ kinh tế giữa hai nước.”
*
Tác
giả David J. Lynch là một cây viết về tài chính, bắt đầu làm việc với The
Washington Post từ tháng 11 năm 2017 sau khi làm việc cho Financial Times,
Bloomberg News và USA Today.
©
2018 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net
*
Nguồn: Can Trump’s tariffs keep China from becoming the global technology
leader? David J. Lynch,
The Washington Post, March 20 2018.
No comments:
Post a Comment