Monday, March 26, 2018

KIÊU NGẠO CỘNG SẢN, MỘT THÁI ĐỘ THIẾU GIÁO DỤC VÀ SỰ CHỐNG CHẾ NGU XUẨN (J.B Nguyễn Hữu Vinh)




Chủ Nhật, 03/25/2018 - 22:46 — nguyenhuuvinh

Từ một bức ảnh gây phẫn nộ

Bức ảnh chụp Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp Đức cha Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Một Giáo phận bao gồm 10 tỉnh Tây Bắc, vào sáng ngày 20/3/2018 được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt với một làn sóng phẫn nộ dâng trào.


Người ta phẫn nộ với một thái độ ngông cuồng, hống hách của các quan chức cộng sản, cứ tự coi mình như cái rốn của vũ trụ mà không biết rằng chính Hồ Chí Minh đã định nghĩa họ chỉ là đầy tớ nhân dân.
Bất cứ một người dân nào dù là nông dân dưới ruộng cho đến đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đều không thể chấp nhận thái độ tiếp khách của đám đầy tớ như thế này.

Bị phản ứng dữ dội, tay Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu đã phải chữa cháy phân bua rằng: Ai đưa bức ảnh đó không đúng vì chụp khi hắn nháy mắt và bảo hắn ngủ!!!!

Xin thưa với tay Phó chủ tịch tỉnh này, là không phải người ta phản đối việc nhắm hay mở mắt.


Bởi đơn giản là hắn và đàn cán bộ từ trung ương cho đến mấy tỉnh này có mở mắt thao láo mấy chục năm nay, cũng có thấy được điều gì đâu. Hắn đâu có thấy được nhu cầu tôn giáo của đồng bào ở các tỉnh Tây Bắc đến mức nào. Hắn đâu biết rằng các giáo dân người dân tộc vì nhu cầu tôn giáo mà đã khốn khổ bao nhiêu năm nay. Hắn đâu biết người dân từ Mường Nhé muốn tham dự Thánh lễ đã phải đi bộ cả 200 cây số đường rừng. Hắn đâu biết một linh mục muốn đến với giáo dân từ đầu xứ đến cuối xứ phải đi mất 500 km đường rừng núi hiểm trở. Nhưng việc cấp Giấy chứng nhận - Chỉ riêng việc này đã nói lên sự mất tự do - cho các giáo họ, giáo xứ, giáo điểm... đến nay vẫn là việc khó hơn lên trời.

Do vậy, hắn ta có nhắm mắt đi nữa, thì cũng là chuyện không cần thắc mắc. Nhưng cái dáng ngồi trịch thượng và thái độ mất dạy của hắn mới là cái mà thiên hạ chửi bấy lâu nay.
Trước hết, đó là sự kỳ thị tôn giáo xuất phát từ việc đàn áp tôn giáo một cách nặng nề ở vùng Tây Bắc từ xưa, (tôi đã có nhiều dịp viết về chủ đề này kể từ năm 2008 đến nay). Ở đó nhà cầm quyền Cộng sản địa phương đã tự đặt ra cho mình những nguyên tắc, quy luật riêng, nhằm trừng trị, hạn chế bà con dân tộc ít người muốn theo tôn giáo không làm vui lòng đảng.

Sự đánh lận con đen của đám báo chí và tay Phó Chủ tịch này đã chứng minh những điều nhận định trên ngay cả trong việc "chèo chống" sau sự cố này.


Ngay trong bản tin "rửa mặt" cho tay phó chủ tịch Tỉnh Lai Châu, thái độ kỳ thị tôn giáo đã thể hiện rất rõ ràng: Bài báo gọi đoàn của Tòa Giám mục Hưng Hóa do Đức Cha Anfonso dẫn đầu là “đoàn khách" mà không thèm nói ra là Đoàn khách Tòa Giám mục Hưng Hóa.

Vậy có nghĩa là Đoàn khách này đến thăm UBND Tỉnh Lai Châu với tư cách cá nhân và Tỉnh Lai Châu cũng chỉ đến thăm những người khách này chứ không phải họ đến thăm Tòa Giám mục Hưng Hóa, đại diện cho khoảng 250.000 giáo dân 10 tỉnh Tây Bắc.

Thậm chí bài báo còn viết: "Được biết, mấy năm gần đây, mỗi năm đoàn khách này đều lên thăm tỉnh Lai Châu và tỉnh Lai Châu cũng đã có đến thăm đoàn khách trên".

Điều này không phải ngẫu nhiên mà có chủ đích kỳ thị hẳn hoi. Bởi mấy tỉnh Tây Bắc Việt Nam đã trắng trợn chà đạp quyền tự do tôn giáo của người dân bao năm qua. Họ không hề công nhận các giáo điểm, giáo xứ cũng như những nơi thờ tự.

Thậm chí, có thời kỳ Tỉnh Sơn La còn trắng trợn tuyên bố: "Sơn La không có nhu cầu tôn giáo" bằng văn bản của UBND và Tỉnh ủy hẳn hoi.

Sự lễ phép, lịch sự là biểu hiện của mức độ giáo dục

Có lẽ, sinh ra xã hội loài người đã đặt ra cho xã hội những quy định nhất định nào đó, cái thì thành văn, cái thì không cần văn bản. Nhưng, tất cả những quy chế, định ước nào đó, nhằm để xây dựng một xã hội có trật tự về luật pháp, có đạo đức và văn hóa về lối sống.

Sự giao lưu, tiếp xúc với các tầng lớp, vùng miền khác nhau thể hiện sự chín chắn và mức độ hiểu biết của con người đến đâu. Vì thế việc tiếp khách đánh giá nhiều mặt về người chủ nhà.

Có thể nếp văn hóa khác nhau ở mỗi vùng, mỗi miền quê khác nhau. Người dân tộc thiểu số có thể mời khách quý ngồi chung bên bếp lửa uống chén rượu ngô, người miền biển có thể mời khách cùng xuống thuyền ăn con cá biển nướng... Tất cả đều có thể chấp nhận được khi người khách và người bên ngoài nhận được sự trân trọng và chân thành, cởi mở từ họ.

Thế nhưng, cơ quan nhà nước, nơi mà ít nhất dù là bằng giả thì đến Phó chủ tịch Tỉnh cũng phải học xong ít nhất là lớp 5, mà chỉ cần học sinh lớp 3 là đã học phép lịch sự tối thiểu. Thì người ta không thể chấp nhận thái độ tiếp khách một cách khinh miệt đối với một lãnh đạo tôn giáo như tay Phó Chủ tịch Tỉnh này.

Sự lấc cấc, trắng trợn, cậy thế cậy quyền và coi thường kẻ khác, dù đó là ai đi nữa, chỉ là tấm giấy xác nhận anh ta là một kẻ có thể thừa tiền bạc, nhưng thiếu văn hóa và tri thức.

Việc quan chức cộng sản tỏ thái độ láo xược trước các lãnh đạo tôn giáo, đã không làm cho họ cao hơn dù một mm, ngược lại, dự luận xã hội đã nhấn họ xuống tận đáy bùn đen bởi người ta biết tầm mức tri thức và văn hóa của họ.

Đó là nói Kkhi quan chức cộng sản làm chủ nhà.

Còn khi họ làm khách thì sao? Thái độ của quan chức cộng sản còn thể hiện sự kém về lịch sự, văn minh, ngay cả với Chủ tịch nước.

Họ nghiễm nhiên coi như phòng khách người khác là nhà của nhà mình. Ở đó, họ thể hiện vai trò của ông chủ, của những người có quyền thế và sang trọng, còn chủ nhà chỉ là đám đầy tớ của mình. Hãy nhìn Trần Đại Quang đến thăm Tòa TGM TGP Sài Gòn thì rõ. Hắn ta ngồi vào chỗ trịnh trọng như Giáo hoàng, còn chủ nhà thì khúm núm hết mức khiêm tốn.

Tưởng rằng ngay cả việc quá khúm núm trước quan chức cũng không hẳn là một thái độ hay. Nhiều người nhìn các bức ảnh của các vị linh mục, nữ tu, giám mục... đã quá khiêm nhu hạ mình trước đám quan chức cộng sản này mà cảm thấy phản cảm. Có phải đời sống tu hành đã tạo nên thái độ thái quá như vậy hay chăng?

 Thế nhưng dù sao vẫn còn đỡ phản cảm hơn thái độ hách dịch, coi thường người khác, thể hiện sự kiêu ngạo cộng sản của đám quan chức Việt Nam hiện nay.

Tổng Đại diện TGP Sài Gòn Linh mục Hồ Văn Xuân đón Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy đến thăm.

(Hình: Trần Đại Quang đến thăm Tòa Giám mục TGP Sài Gòn) :



Thực ra, xã hội ngày nay luôn hô hào và cổ võ bình đẳng là điều cần thiết, tuy nhiên trong phép lịch sự cần có, thường được thể hiện ở những người có học thức, có nhận thức và tầm văn hóa tương đối. Họ thể hiện sự khiêm tốn của mình cũng như sự tôn trọng những người khách của mình, nhưng trước hết là sự tôn trọng phẩm giá con người.

Có một điều là rất khó có thể sửa đổi những cái thuộc về văn hóa, về nét riêng thường có của quan chức cộng sản, những tên đầy tớ của nhân dân - những tên đầy tớ vô lại.

Ngày 26/3/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh








No comments:

Post a Comment