Thứ
Tư, 21/03/2018 05:50
Vụ
bê bối xoay quanh việc Facebook để lộ thông tin cá nhân của hơn 50 triệu khách
hàng đang có những diễn biến bất ngờ và vượt ra ngoài phạm vi mạng xã hội sau
khi các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Facebook Mark
Zuckerberg phải ra điều trần.
Nhà
sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đang đối mặt với "búa rìu" dư luận.
Ảnh: AFP
Trong
một tuyên bố tối 20/3 (theo giờ Washington), các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu lãnh đạo
Facebook phải điều trần trước Thượng viện Mỹ để trả lời các câu hỏi về việc
công ty tư vấn Cambridge Analytica, từng tham gia chiến dịch tranh cử năm 2016
của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thu thập trái phép thông tin cá nhân của hơn 50
triệu khách hàng.
Thượng
nghị sĩ Dân chủ Amy Klobuchar và Thượng nghị sĩ John Kennedy đã yêu cầu Ủy ban
Tư pháp Thượng viện Mỹ tiến hành phiên điều trần đối với ông Mark Zuckerberg,
cùng các Giám đốc điều hành công nghệ khác, về vấn đề các mạng xã hội giám sát
việc sử dụng thông tin của khách hàng vào mục đích chính trị như thế nào.
Cùng ngày, Hạ nghị sĩ Dân chủ Adam Schiff, thành viên hàng đầu của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, tuyên bố các nghị sĩ Dân chủ cũng đề nghị ban lãnh đạo Facebook trình bày cách trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này xử lý vụ bê bối nói trên.
Đây không phải lần đầu tiên giới nghị sĩ Mỹ tỏ ra “khó chịu” với Facebook. Năm ngoái, các nhà lãnh đạo tại Đồi Capitol cũng đã bày tỏ nghi ngờ việc Nga sử dụng trang mạng xã hội này để tung tin thất thiệt nhằm tác động tới tâm lý và quyết định của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Moskva luôn bác bỏ những cáo buộc như vậy.
Cùng ngày, Hạ nghị sĩ Dân chủ Adam Schiff, thành viên hàng đầu của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, tuyên bố các nghị sĩ Dân chủ cũng đề nghị ban lãnh đạo Facebook trình bày cách trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này xử lý vụ bê bối nói trên.
Đây không phải lần đầu tiên giới nghị sĩ Mỹ tỏ ra “khó chịu” với Facebook. Năm ngoái, các nhà lãnh đạo tại Đồi Capitol cũng đã bày tỏ nghi ngờ việc Nga sử dụng trang mạng xã hội này để tung tin thất thiệt nhằm tác động tới tâm lý và quyết định của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Moskva luôn bác bỏ những cáo buộc như vậy.
“Bão
tố” bất ngờ tràn qua trang mạng xã hội Facebook ngày 18/3 sau khi tờ “Thời báo
New York” (Mỹ) và tờ “Nhà quan sát” (Anh) đồng loạt đăng tin công ty Cambridge
Analytica, công ty con của Tổ chức Truyền thông chiến lược (SCL) có trụ sở tại
Vương quốc Anh, đã thu thập trái phép dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người Mỹ.
Nhà báo John Mulholland của tờ “Nhà quan sát” thậm chí cáo buộc Facebook đã đe dọa kiện tờ báo này nếu không dỡ bỏ bài báo nêu trên.
Không chỉ tại Mỹ, áp lực đối với Facebook cũng đang gia tăng ở bên kia bờ Đại Tây Dương.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/3 đã thúc đẩy nỗ lực mở một cuộc điều tra khẩn cấp về vụ việc này.
Trong bài viết đăng trên trang mạng Twitter, Điều phối viên Brexit của Nghị viện châu Âu (EP) Guy Verhofstadt kêu gọi tiến hành điều tra vụ rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng Facebook mà ông gọi là một vụ "bê bối" này.
Ủy viên EU phụ trách về tư pháp Vera Jourova cũng đã hối thúc giới chức bảo vệ thông tin độc lập ở châu Âu điều tra làm rõ vụ việc. Bà Jourova dự kiến gặp ban lãnh đạo Facebook trong chuyến thăm Mỹ vào tuần này để tìm hiểu thêm thông tin.
Trong khi đó, Ủy viên EU phụ trách về kỹ thuật số Mariya Gabriel cho biết các quan chức EU đang theo dõi vụ việc, đồng thời khẳng định bảo vệ thông tin cá nhân là "giá trị cốt lõi" của EU.
Trước đó, ngày 19/3, Ủy ban về quyền tự do dân sự thuộc EP đã gửi thư yêu cầu Facebook ra đối chứng trước cơ quan này.
Giới
chức Liên minh châu Âu quyết điều tra vụ bê bối liên quan tới Facebook. Ảnh:
Reuters
Cùng
ngày 20/3, Ủy ban Kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao thuộc Hạ viện
Anh đã yêu cầu ông Zuckerberg trình diện trước cơ quan này để cung cấp bằng chứng
về vụ việc. Chủ tịch ủy ban trên, ông Damian Collins (Đa-mi-an Cô-lin), đặt thời
hạn chót tới ngày 26/3 để nhà sáng lập trang mạng xã hội lớn nhất thế giới đưa
ra phản hồi.
Giới chức Anh cho biết đang điều tra xem liệu Facebook có thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân của khách hàng hay không.
Về phần mình, Cambridge Analytica đã bác bỏ việc sử dụng dữ liệu với mục đích sai trái, đồng thời khẳng định đã xóa bỏ toàn bộ dữ liệu của Facebook từ một ứng dụng thứ 3 vào năm 2014, sau khi nhận ra rằng việc sử dụng thông tin này là trái với quy định bảo vệ dữ liệu.
Thanh
Tuấn/Báo Tin tức
----------------------------------------
Vụ khủng hoảng
Cambridge Analytica – Facebook
Mark
Zuckerberge, CEO Facebook, đăng bản tin cập nhật và những bước kế tiếp
Facebook thực hiện về vấn đề quan trọng này. Zing có bản dịch: CEO Facebook: ‘Không bảo vệ người dùng, chúng tôi không xứng
phục vụ’. Facebook vẫn không xin lỗi về sự cố đã xảy ra, phóng viên báo
NYT, Anand Giridharadas đã chế nhạo bằng cách giúp Mark viết lại,
thêm vào những từ xin lỗi.
Zing
có bài: Sau lời xin lỗi của Mark Zuckerberg: Kẻ cười cợt, người cảm
thông. Thật ra đó chỉ là bản tin cập nhật, không phải lời xin lỗi vì
không có chữ “xin lỗi” nào. Bài viết cũng dẫn lời Mark Simon của Fox News, viết:
“Không ai đề cập đến chiến dịch của Obama, vốn đã sử dụng tất cả dữ liệu người
dùng Facebook“.
Nhưng
các cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Obama đã lên tiếng, nói rằng họ sử dụng các dữ liệu Facebook đúng cách.
Đó là họ sử dụng công khai, minh bạch, người dùng cài app, các dữ liệu của app
thu được không chia sẻ cho bên thứ 3. Ngoài ra, app này còn có chức năng nhắn
tin cho bạn bè trong friend list, rủ nhau đi bầu, hoàn toàn khác với cách thức
mà Cambridge Analytica sử dụng trong chiến dịch tranh cử của Trump.
Mời
đọc thêm:
No comments:
Post a Comment