VOA Tiếng Việt
28/02/2018
Đại sứ Việt Nam Dương Chí Dũng hôm 26/2 đã cùng phái
đoàn đến tham dự khóa họp lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở
Geneva, Thụy Sĩ, giữa lúc đang có một đợt đàn áp mới nhắm vào các nhà hoạt động
trong nước.
Tại kỳ họp kéo dài đến ngày 23/3 của Hội đồng Nhân
quyền, Việt Nam được cho biết sẽ tích cực đóng góp vào quá trình đàm phán xây dựng
các văn kiện của hội đồng, tổ chức tọa đàm quốc tế với chủ đề “Vai trò của công
nghệ thông tin và truyền thông trong việc thúc đẩy các quyền kinh tế, văn hóa,
xã hội và giảm bất bình đẳng” vào ngày 27/2, theo TTXVN.
Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam trong hơn một năm
trở lại đây bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích về tình trạng gia tăng
bắt bớ, đàn áp, phạt tù nặng các blogger, nhà hoạt động và những người lên tiếng
ôn hòa.
Hồi đầu tháng này, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW)
ra thông cáo cho biết có ít nhất 129 nhà hoạt động hiện đang bị Việt Nam giam
giữ vì bày tỏ quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn
hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn hoặc tham gia
các tổ chức dân sự hay chính trị mà đảng cầm quyền cho là có nguy cơ đe dọa quyền
lực độc tôn của họ.
Theo tổ chức nhân quyền quốc tế này, “không có dấu
hiệu cho thấy Việt Nam giảm tốc đợt đàn áp căng thẳng nhằm vào các nhà hoạt động
nhân quyền trong 14 tháng qua”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà vận động xã hội dân
sự nổi tiếng của Việt Nam, có cùng nhận định về tình trạng “xấu đi trông thấy”
này.
Ông nói:
“Rất đáng tiếc là trong năm 2017 và vài tháng đầu
năm 2018, tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi trông thấy. Không những các tù
nhân lương tâm bị bắt bớ, mà các nhà hoạt động cũng bị sách nhiễu rất nhiều. Điển
hình nhất trong vài ngày qua là trường hợp cô Đoan Trang bị người ta bắt đi hạch
sách đủ điều. Ngày hôm nay thì rất nhiều nhà hoạt động bị ngăn chặn, không cho
đi ra khỏi nhà. Quyền tự do đi lại của người ta bị cản trở một cách nghiêm trọng”.
Nhà báo-blogger Phạm Đoan Trang.
Theo phân tích của nhà hoạt động cư trú tại Hà Nội,
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân quyền Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng
trong những năm gần đây.
Thứ nhất là do tình hình chung về dân chủ, nhân quyền
trên thế giới có chiều hướng đi xuống, trong đó một số quốc gia được xem là độc
tài, có thành tích vi phạm nhân quyền lại đang trong xu thế mạnh lên.
“Và như thế, chính quyền độc tài ở Việt Nam họ thấy
là trong xu thế như vậy, họ có nhiều bạn bè hơn, có nhiều người thông cảm hơn
và họ có thể mạnh tay hơn một chút”, TS. Nguyễn Quang
A nói.
Nguyên nhân tiếp, theo TS. Nguyễn Quang A, xuất phát
từ chính những thay đổi trong nội bộ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà
trong đó phe “cứng rắn” có chiều hướng thắng thế, thâu tóm quyền lực kể từ sau
Đại hội Đảng lần thứ 12.
“Một nguyên nhân nữa mà tôi cho là rất quan trọng,
đó là bản thân phong trào xã hội ở Việt Nam trong vài năm qua tiến triển mạnh,
có những thay đổi về chất. Chẳng hạn như các cuộc phản đối thảm họa ô nhiễm môi
trường Formosa trên cả nước, các cuộc phản đối các trạm thu phí BOT vẫn đang
kéo dài đến bây giờ, rồi sự kiện Đồng Tâm bắt giữ gần 40 cảnh sát cơ động và
cán bộ của Hà Nội trong hơn một tuần lễ… Đó là những chuyện mà tôi cho rằng nhà
cầm quyền nghĩ là một sự leo thang rất nguy hiểm đối với họ”, TS. Nguyễn Quang A nói.
Để đối phó với “sự leo thang nguy hiểm” của các
phong trào dân sự trên, nhà cầm quyền Việt Nam buộc phải sử dụng hai phương thức
“rất quen thuộc”, mà theo TS. Nguyễn Quang A, đó là tuyên truyền (nói xấu) và
đàn áp các nhà hoạt động và các phong trào dân sự. Chính vì vậy, điều quan trọng
nhất để có thể cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam là phải giúp cho người
dân hiểu và ý thức được các quyền của mình để chính họ tự bảo vệ cho các quyền
căn bản của mình.
Ngoài ra, theo nhà vận đồng xã hội dân sự này, vai
trò của các tổ chức quốc tế về nhân quyền cũng rất quan trọng. Trong đó, Hội đồng
Nhân quyền là một diễn đàn thế giới cần thiết để cho cuộc đấu tranh “khó khăn
và lâu dài” về nhân quyền được diễn ra, trong đó kể cả “kẻ vi phạm nhân quyền
cũng to mồm nói tình hình nhân quyền của họ là rất tốt”, theo lời TS. Nguyễn
Quang A.
VIDEO
:
-----------------------
RFA
2018-02-27
2018-02-27
Tổ
chức Phóng viên không biên giới (RSF) hôm 27/2 ra thông cáo lên án hành động bắt
cóc blogger Phạm Đoạn Trang của an ninh Việt Nam hôm 24 tháng 2 vừa qua, và kêu
gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Blogger Phạm Đoan Trang. Courtesy FB Pham Doan Trang
Blogger, nhà báo Đoan Trang bị an ninh Việt Nam bắt
cóc ngay tại nhà riêng của mình vào hôm 24/2 khi cô trở về nhà ăn tết cùng gia
đình. An ninh Việt Nam sau đó đã giữ blogger này suốt 23 tiếng đồng hồ để thẩm
vấn cô về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ mà cô viết và xuất bản hồi năm ngoái.
Sau khi được trở về nhà, an ninh tiếp tục cảnh báo
cô không được rời nhà và cho người canh gác căn hộ của blogger này liên tục sau
đó. Theo RSF, điện và internet cho căn hộ của blogger cũng bị cắt và cô hiện
đang trong tình trạng giam lỏng.
Phóng viên Không biên giới kêu gọi Quốc hội liên Âu
không chuẩn thuận hiệp định tự do thương mại với Việt Nam mà theo dự kiến sẽ được
thông qua vào vài tháng tới và sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Thông cáo của RSF viết sau khi quốc hội liên Âu
thông qua một nghị quyết khẩn cấp hồi tháng 12 vừa qua về tình trạng đàn áp
nhân quyền ở Việt Nam, thì EU không thể tiếp tục thông qua hiệp định thương mại
với Việt Nam.
*
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment