Friday, February 23, 2018

SỐ LƯỢNG CÁC NHÓM THÙ GHÉT Ở MỸ TĂNG 20% TRONG 3 NĂM (Báo Cali Today)




Báo Cali Today
February 22, 2018

The Hill – Trung tâm Luật về Nghèo đói miền Nam (SPLC) cho biết các nhóm thù ghét (hate groups) đã tăng 20% trong vòng 3 năm qua.

Một nghiên cứu của SPLC cho thấy 954 nhóm thù ghét hoạt động tại Mỹ vào năm 2017, tăng 4% so với năm trước và tăng 1/5 so với năm 2014.

Các nhóm thù ghét theo chủ nghĩa dân tộc da đen tăng trưởng đều vào 2017. SPLC cho rằng việc này là do sự phản đối kịch liệt với Tổng thống Trump từ những nhóm liên quan đến Quốc gia Hồi giáo. Các nhóm chủ nghĩa dân tộc da đen đã tăng từ 193 tổ chức trong năm 2016 lên đến 233 vào năm 2017.

Sự tăng trưởng đáng kể khác là từ các nhóm Chủ nghĩa Quốc xã mới (Neo-Nazi), từ 99 nhóm vào năm 2016 lên 121 vào 2017. Các nhóm Chống Hồi giáo cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước, từ 101 vào năm 2016 đến 114 nhóm vào năm ngoái.

Trong tuyên bố đi kèm bản báo cáo, giám đốc dự án tình báo SPLC Heidi Beirich cảnh báo rằng Tổng thống Trump có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng này.

Bà Beirich nói: “Vào năm 2017, Tổng thống Trump đã làm những điều mà nhóm da trăng thượng tôn muốn: chính phủ tán thành phân biệt chủng tộc, di dân bị đuổi, và cấm người Hồi giáo.”

Bà nói thêm: “Vào những ngày đầu năm 2018, Trump gọi những quốc gia ở Châu Phi là ‘s—thole’. Ông ấy không thay đổi và đó là tiếng nhạc đối với những người da trắng thượng tôn.”

Photo Credit: the Hill

Ku Klux Klan (KKK) là nhóm thù ghét duy nhất đã giảm trong bản phân tích của SPLC, từ 130 nhóm xuống 72 vào năm ngoái.

Hai tổ chức ‘đàn ông thượng tôn’ – A Voice for Men, có trụ sở tại Houston, và Return of Kings, có trụ sở tại Thủ đô Washington – cũng bị SPLC liệt vào danh sách các nhóm thù ghét lần đầu tiên vào năm 2017.

Một cuộc điều tra của SPLC cho thấy có 43 người thiệt mạng và 63 người khác đã bị thương bởi những người đàn ông thuộc phong trào alt-right (cánh hữu thay thế) trong vòng 4 năm qua. 17 người trong số đó thiệt mạng vào năm ngoái.

Nam Phố (CaliToday)

-----------------------------------

February 22, 2018

ORANGE COUNTY, California (NV) – Nam California, một trong những nơi có nhiều sắc dân thiểu số nhất Hoa Kỳ, hiện có 38 nhóm cực đoan kỳ thị chủng tộc, theo nhật báo The Orange County, trích lời tổ chức Southern Poverty Law Center cho biết hôm Thứ Tư.

Một nhóm kỳ thị chủng tộc tại Mỹ. (Hình: Elijah Nouvelage/Getty Images)

Theo tổ chức này, số nhóm thù ghét tại Mỹ tăng 4% năm ngoái, một sự gia tăng do các luận điệu chính trị mang tính kỳ thị chủng tộc và phản ứng có tổ chức của người Mỹ gốc Châu Phi và các nhóm thiểu số khác đối với các luận điệu này gây ra.

Báo Cáo Về Thù Ghét và Cực Đoan hàng năm do tổ chức bất vụ lợi có văn phòng ở Alabama đưa ra cho thấy, khắp Hoa Kỳ có 954 nhóm cực đoan – trong đó California có 75 nhóm.

Các nhóm này nung nấu kỳ thị chủng tộc, sự mù quáng, và các hình thức phát biểu mang tích ác độc đối với tất cả mọi người, từ người Hồi Giáo, người Do Thái, phụ nữ, người đồng tính, và di dân, vẫn theo bản báo cáo.

Khắp Hoa Kỳ, sự gia tăng các nhóm thù ghét là do phản ứng ngược đối với nhóm Nation of Islam và các nhóm người Mỹ gốc Châu Phi có đầu óc chủ nghĩa quốc gia phản ứng với Tổng Thống Donald Trump và các luận điệu của ông, bà Heidi Beirich nói.

Bà là người chuẩn bị cho bản báo cáo và giúp viết trang blog “Hatewatch” của tổ chức Southern Poverty Law Center.

Bà Beirich cho rằng, chính quyền Donald Trump nói chung, và các tuyên bố của tổng thống nói riêng, là nguyên nhân của sự gia tăng các nhóm thượng tôn người da trắng.

Mặc dù Southern Poverty Law Center và các tổ chức khác vẫn thường nói về ông Trump như vậy kể từ khi ông tranh cử tổng thống hồi năm 2016, bà Beirich nói hôm Thứ Tư rằng ông vẫn tiếp tục cho thấy ông ủng hộ lý tưởng của người thượng tôn chủng tộc da trắng.

“Chỉ mới vài ngày đầu năm 2018, ông Trump gọi các quốc gia Châu Phi là ‘hố xí’ thì rõ ràng là ông chưa thay đổi luận điệu của mình,” bà Beirich nói. “Loại ngôn ngữ này là thứ âm nhạc của người thượng tôn chủng tộc da trắng. Nó làm họ cảm thấy ấm lòng.” (Đ.D.)







No comments:

Post a Comment