31/01/2018
Luật
sư Đặng Đình Mạnh nói với VOA rằng ông ngưỡng mộ khí phách kiên cường của ba
nhà hoạt động dân chủ Vũ Quang Thuận, Trần Hoàng Phúc và Nguyễn Văn Điển trong
một phiên tòa ở Hà Nội hôm 31/1.
Ba nhà hoạt động Vũ
Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc.
Luật
sư Mạnh cho biết ông Thuận bị kết án 8 năm tù với 5 năm quản chế, ông Điển 6.5
năm tù với 4 năm quản chế và Trần Hoàng Phúc 6 năm tù, 4 năm quản chế sau khi
mãn án tù, về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
Luật
sư Mạnh nhận đình rằng cả ba người bị tuyên mức án nặng như vậy là do thái độ
“kiên cường” của họ tại tòa, họ cho rằng các hoạt động của họ không chống nhà
nước mà chỉ lên tiếng vì sự tiến bộ xã hội cho Việt Nam:
“Tôi nghĩ rằng do
thái độ của cả ba người trong phiên tòa. Tôi thật sự khâm phục họ. Tuy là các bị
cáo trong một vụ án, nhưng thái độ của họ rất kiên cường. Cũng chính vì thái độ
kiên cường đó đã tác động đến mức hình phạt như đã tuyên.”
Luật
sư Trần Thu Nam, người bào chữa cho ông Thuận, nói với hãng tin AP sau phiên xử
rằng phiên tòa chỉ kéo dài có nửa ngày, và hội đồng xét xử không có đủ chứng cứ
để buộc tội các bị cáo.
Luật
sư Mạnh, người bào chữa cho hai nhà hoạt động Thuận và Phúc, nói rằng Viện Kiểm
Sát chủ yếu dùng kết quả giám định “tư tưởng” của một cơ quan nhà nước về 17
clip video mà các bị cáo đưa lên mạng Internet để buộc tội họ:
“Cơ quan truy tố cho
rằng các video clip này mang ý nghĩa tuyên truyền chống nhà nước, họ phải nhờ một
cơ quan gọi là giám định tư pháp, mà các luật sư gọi đúng nghĩa của nó là giám
định tư pháp về tư tưởng. Đây là một khái niệm chưa từng có trên thế giới, kể cả
trong thực tiễn và trong học thuật. Vì không ai đi đánh giá tư tưởng để xem một
người nào đó có chống nhà nước hay không. Rất tiếc điều đó đang được luật pháp
(Việt Nam) quy định và thừa nhận.”
Một
ngày trước phiên xét xử sơ thẩm 3 nhà hoạt động, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(HRW) hôm 30/1 ra thông cáo nói rằng họ chỉ là những blogger sử dụng mạng
Internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. “Việc bắt bớ và bỏ tù những
tiếng nói bất đồng cũng sẽ không ngăn cản được nhiều người Việt Nam tiếp tục
lên tiếng tranh đấu”, HRW nói.
Hôm
31/1 Thông Tấn Xã Việt Nam trích cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố
Hà Nội nói trang Facebook mang tên “Vũ Quang Thuận” và “Nguyễn Văn Điển” có
đăng tải 17 video mang nội dung “xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức,
danh dự nhân phẩm của lãnh đạo của Đảng” lên mạng Internet.
Báo
chí Việt Nam nói ông Vũ Quang Thuận là người đóng vai trò chính, đã thuyết
trình trên tất cả các video clip, trong khi Nguyễn Văn Điển đăng tải 14/17
video clip lên mạng xã hội và Internet, và Trần Hoàng Phúc đã đăng tải 3/17
video clip lên mạng xã hội và Internet.
Trần
Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật t.p. Hồ Chí Minh và là
thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Năm 2016, Phúc được
mời tới dự cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên
YSEALI khi nhà cựu lãnh đạo Mỹ tới thăm Việt Nam.
---------------------------
31-1-2018
Tòa
án ở Hà Nội ngày 31/1 xử tù ba người về tội tuyên truyền chống Nhà nước, áp dụng
tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”.
Áp
dụng Điều 88 Bộ luật Hình sự, tòa sơ thẩm tuyên ông Vũ Quang Thuận, sinh năm
1966, bị án tù 8 năm, Nguyễn Văn Điển, sinh năm 1983, bị 6 năm 6 tháng tù.
Trần
Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị tòa tuyên 6 năm tù.
Ngoài
ra, bị cáo Thuận bị 5 năm quản chế, hai ông Điển và Phúc bị 4 năm quản chế kể từ
ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Trần Hoàng Phúc là
thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI)
Thông
tấn xã Việt Nam nói “các bị cáo đã nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội nên cần
thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng ‘phạm tội nhiều lần’ theo quy định tại
Điều 48, khoản 1, điểm g – Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử phạt nghiêm khắc”.
Ông
Trần Hoàng Phúc, bị bắt hồi tháng 7/2017, gây nhiều chú ý vì là thành viên
chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), sinh viên Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh.
Trong
dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam và gặp gỡ các thành viên YSEALI tại
TP. Hồ Chí Minh vào tháng 5/2016, ông Trần Hoàng Phúc bị câu lưu ngay tại địa điểm diễn ra cuộc gặp với
ông Obama.
‘Không
rõ ràng’
Luật
sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho ông Phúc và ông Thuận, cho BBC biết “không người thân nào của ba người
nêu trên được tham dự phiên tòa”.
Luật
sư Mạnh đã đề nghị tòa “tuyên trả tự do cho các bị cáo ngay tại tòa”, đồng thời,
“thỉnh cầu tòa án kiến nghị Quốc hội hủy bỏ Điều 117 Bộ luật Hình sự mới (vốn
là Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ chuyển hóa thành), hoặc hủy bỏ sự chế tài
hình sự đối với sự phỉ báng chính quyền và chuyển thành chế tài vi phạm hành
chính.”
Ông
Mạnh nói thêm: “Tội danh mà nhóm ông Vũ
Quang Thuận bị truy tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự “Tuyên truyền chống Nhà nước”
có đặc điểm tương tự như một số tội danh khác thuộc nhóm “Xâm phạm an ninh quốc
gia”, là tội danh hoàn toàn mang tính chất “định tính thuần túy”, không rõ ràng
và không hề có định lượng vì nội hàm không hề có sự giới hạn.”
“Sở dĩ nói “không rõ
ràng” vì chẳng thế nào có một định nghĩa đầy đủ về khái niệm “Tuyên truyền chống
Nhà nước” là như thế nào? Gồm những yếu tố gì đủ để cấu thành tội phạm?”
“Nếu nội hàm của một
điều luật không giới hạn, không định lượng thì lấy gì làm cơ sở để lượng định về
hình phạt?”
“Một điều luật quy định
một tội danh hình sự phải là điều luật rõ ràng và có giới hạn tức là không thể
hiểu đa nghĩa đến mức hành vi như thế nào cũng có thể suy thành hành vi vi phạm
điều luật.”
“Do tội danh không rõ
ràng, nên để củng cố về lý luận, các cơ quan truy tố đã “sáng tạo” ra tổ chức
giám định tư tưởng chưa từng có trong thực tiễn pháp chế hình sự của các quốc
gia trên thế giới từ trước cho đến nay, đó là “Giám định tập thể” thuộc Bộ
Thông tin-Truyền thông.”
“Các giám định viên
này đã được rộng rãi “trao quyền” để đánh giá ý chí của một nghi can khi phát
biểu quan điểm khác với chính quyền là họ có tư tưởng “chống Nhà nước” hay
không?”
“Dù đã có một số án lệ
cho thấy các tòa án hình sự ở Việt Nam đã chấp nhận các kết luận giám định tư
tưởng dạng này nhưng quan điểm chung của giới luật sư là chưa bao giờ chấp nhận.”
“Cả ba người ra tòa
hôm nay đều tự bào chữa cho rằng mình vô tội,” luật sư Mạnh nói với
BBC.
Cáo trạng
nói bị cáo ‘xuyên tạc, vu khống’
Thông
tấn xã Việt Nam dẫn cáo trạng nói vào ngày 1/3/2017, Sở Thông tin và Truyền
thông thành phố Hà Nội đề nghị công an Hà Nội điều tra trang Facebook của ông
Thuận và Điển vì đăng video “xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức, danh
dự nhân phẩm của cá nhân”.
Ngày
hôm sau, công an Hà Nội “khám xét khẩn cấp” chỗ ở thuê của hai người này ở Hà Nội.
Công
an sau đó nói ông Phúc đã giúp hai người này ” trong việc làm, đăng tải các
video clip lên mạng Internet có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước”.
Cáo
trạng đề cập 17 video clip của những người này đã “phỉ báng chính quyền nhân
dân, phao tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật”.
Tổ chức
nhân quyền lên tiếng
Hôm
30/1, thông cáo của
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi từ New York dẫn lời ông Brad Adams,
Giám đốc Ban Á Châu của cơ quan này: “Trần
Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn
mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng Internet để thúc đẩy nhân quyền
và dân chủ ở Việt Nam.”
“Việc bắt bớ và bỏ tù
những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt
Nam lên tiếng.”
No comments:
Post a Comment