Trung Nguyễn
25/01/2018
Vậy
là cuộc chiến BOT giữa giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và người dân tiếp tục
lên một “tầm cao mới” khi Tổng cục Đường Bộ vừa ban hành một loạt biện pháp nhằm
dập tắt phản kháng của người dân về sự vô lý, bất công của các trạm thu phí đường
bộ BOT.
Theo
đó, chủ đầu tư BOT phải lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng xe quá 5
phút, cấm đỗ xe, lắp camera theo dõi. Những ai mà nhà cầm quyền cho rằng “kích
động”, “gây rối” có thể bị truy tố tới 10 năm tù, theo điều 260 Bộ luật
Hình sự.
Trước
đó, ngày 18/1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện yêu cầu Bộ Công
an xử lý các “đối tượng” “chống đối”, “phá hoại”. Trong công điện có đoạn: “Tình
hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt các tỉnh phía
Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền ở
các địa phương tập trung phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng,
lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản
động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến
an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT”.
Như
vậy, có thể thấy việc “bóc lột dân”, “đàn áp dân” thực sự là “chủ trương, chính
sách” nhất quán của “Đảng [Cộng sản] và Nhà nước”.
Bóc
lột dân qua các trạm BOT
Đối
với các trạm BOT đang mọc nhan nhản trên khắp hệ thống đường bộ cả nước, giới
lãnh đạo cộng sản đã bất lực trong việc bảo đảm một quyền công dân cơ bản là
quyền tự do đi lại. Với nguồn thuế thu được thì nhà cầm quyền phải đảm bảo được
người dân có thể đi tới bất kỳ nơi nào trong phạm vi biên giới Việt Nam mà
không bị ngăn chặn hay phải đóng thêm phí.
Nên
nhớ hệ thống quốc lộ Việt Nam đã có từ thời Pháp. Và người dân chỉ đóng phí nếu
họ sử dụng các đường tránh, đường tắt, đường cao tốc giúp đi nhanh hơn. Nhưng
dân phải luôn có lựa chọn được đi đường quốc lộ miễn phí dù có chậm hơn.
Theo
thống kê, ô tô đi từ Bắc vào Nam phải qua khoảng 40 trạm thu phí. Trung bình mức
phí cho xe con 4 chỗ là 35,000 đồng, cho xe container hay xe tải lên tới
180,000 đồng, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế quốc gia vì hàng hóa di
chuyển khó khăn với giá thành cao.
Chính
ông Nguyễn Xuân Phúc cũng công nhận là các trạm BOT có nhiều bất cập cần khắc
phục, nhưng ông Phúc lại gán cho những người phản đối “bất cập” đó là “đối
tượng xấu lợi dụng, kích động, chống phá”.
Những
người đấu tranh vì công lý, công bằng xã hội, phản đối bất công thực sự là những
công dân ưu tú của bất kỳ dân tộc nào, đất nước nào. Không có họ thì cả dân tộc
sẽ mãi đắm chìm trong lạc hậu, bất công. Những người cộng sản trước đây cũng
nêu cao khẩu hiệu chiến đấu vì công bằng xã hội, thế nhưng giờ đây họ lại là những
người tạo ra bất công xã hội khủng khiếp nhất, ăn nói hỗn láo coi thường dân nhất.
Gọi những người đấu tranh vì công lý là “đối tượng xấu” hay “thế lực thù địch”
cũng đồng nghĩa nhà cầm quyền cộng sản coi cả dân tộc là kẻ thù.
Bóc
lột dân qua thuế xăng dầu và các loại thuế khác
Từ
ngày 4/1/2018, giá xăng 95 đã lên mức 20,690 đồng/lít, giá xăng E5 lên 18,600 đồng/lít.
Bản thân gia đình tôi cũng thuộc tầng lớp trung lưu mà đã bắt đầu cảm thấy sức
ép khủng khiếp của việc tăng giá xăng, chưa nói tới người nghèo. Tôi chỉ dám đổ
xăng 95 vì không tin vào chất lượng xăng E5. Rõ ràng việc dẹp xăng 92 là để buộc
người dân phải dùng xăng sinh học E5, nhằm cứu cảnh đắp chiếu của nhà máy lọc dầu
Dung Quất.
Ép
dân dùng xăng E5 hay tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8,000 đồng/lít
hoàn toàn không phải để bảo vệ môi trường vì người dân ai cũng thấy nhà cầm quyền
ưu tiên các công nghệ cũ tàn phá môi trường như nhà máy thép Formosa, các nhà
máy nhiệt điện, thủy điện, giấy, đóng tàu,… Bản thân nhà cầm quyền cũng thừa nhận
tăng giá xăng để “cứu” ngân sách.
Các
chuyên gia kinh tế đã chỉ ra tỷ lệ thuế phí của xăng dầu đã chiếm hơn 50% giá
thành với đủ loại thuế phí: thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, chi phí định
mức, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia
tăng.
Ngoài
ra, nhà cầm quyền cũng không dám công bố giá cơ sở của xăng 95 để người dân
giám sát việc tăng giá xăng có hợp lý hay không. Giới lãnh đạo cộng sản sẵn
sàng đánh đổi lợi ích của cả nền kinh tế chỉ để “cứu” các nhà máy của họ, móc
túi dân.
Dưới
chế độ cộng sản, dân chỉ là súc vật
Thậm
chí việc móc túi dân đã được nâng tầm thành “nghệ thuật” như ông tiến sỹ Vũ Đình Ánh đã chỉ dạy: “Thuế
là gì, là thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt,
nhất là trong bối cảnh ngân sách như thế này”. Trí thức, quan chức xã hội chủ
nghĩa như ông Ánh chỉ coi dân như súc vật, không hơn không kém. Chỉ có đảng
viên cộng sản mới được coi là người.
Có
lẽ vì vậy mà Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn lớn tiếng tuyên bố Việt Nam đảm bảo
quyền con người. Bộ Ngoại giao nói rất đúng, chỉ có quyền của đảng viên cộng sản
là con người mới được bảo đảm, còn dân chỉ là súc vật chứ không phải là người
nên không cần bàn đến hay bảo vệ.
Thời
đại “rực rỡ” Hồ Chí Minh
Thời
phong kiến, người dân chỉ có 1 cổ 1 tròng là đóng thuế nuôi tầng lớp quan lại,
vua chúa. Thời thực dân – phong kiến, người dân phải chịu cảnh 1 cổ 2 tròng
nuôi bộ máy triều đình và bộ máy thực dân đô hộ. Còn ở thời đại “rực rỡ” Hồ Chí
Minh, người dân phải chịu cảnh 1 cổ 3 tròng, đóng sưu cao thuế nặng để nuôi bộ
máy đảng cộng sản, bộ máy chính phủ, bộ máy mặt trận (phản quốc) từ trung ương
tới địa phương.
Bởi
vậy nên Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng mới dám hùng hồn tuyên bố “nhìn
tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”.
Thời
thực dân hay phong kiến, Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nhưng ở thời đại cộng sản, toàn bộ Hoàng Sa và một phần “không nhỏ” Trường Sa
đã thuộc quyền kiểm soát của người “bạn bè tốt” Trung Cộng của đảng cộng sản cầm
quyền. Đó là chưa kể tới đất đai, biển đảo đang cho nước ngoài thuê (ví dụ như ở
Vũng Áng, Hà Tĩnh) với những con số không tưởng như 70 năm, thậm chí nhà cầm
quyền đang tính cho thuê đảo Phú Quốc tới 99 năm.
Ngày
19/1/2018 vừa qua, an ninh còn canh cửa, đe dọa những công dân mà họ cho rằng
có ý định đi tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, ngày mà vào năm 1974, một phần máu
thịt Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Cộng xâm lược và chiếm đóng trái
phép từ đó đến nay.
Nhìn
ảnh những thanh niên an ninh canh gác ngăn cản người dân tưởng niệm hải chiến
Hoàng Sa, những ai còn thấy mình là người Việt Nam chắc không khỏi cám cảnh và
thừa nhận rằng ông Trọng có lý: Đất nước chưa bao giờ “rực rỡ” như thế này.
Đàn
áp dân để đi tới sụp đổ
Tôi
còn nhớ hồi nhỏ học lịch sử về bộ luật 10-59 của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa,
sách giáo khoa cộng sản cho rằng với việc gia tăng đàn áp, phát-xít hóa, chế độ
Việt Nam Cộng Hòa đã đi tới giai đoạn chót. Người dân và các chiến sỹ cộng sản
cần giữ vững niềm tin và tiếp tục chiến đấu, phản kháng chế độ.
Hiện
nay, nhà cầm quyền cộng sản cũng đã tới giai đoạn phát-xít hóa y như những gì họ
dạy học sinh. Năm 2017 là năm kỷ lục của việc bắt bớ những người đấu tranh dân
chủ, các nhà hoạt động xã hội vì môi trường,… với những bản án tàn ác, khắc
nghiệt nhằm đe dọa và dập tắt sự phản kháng của người dân. Việc đe dọa truy tố
những công dân phản đối BOT tới 10 năm tù cũng nằm trong giai đoạn chót
phát-xít hóa này.
Người
dân Việt Nam ai cũng muốn sống trong bình an, không ai muốn phải bị tù tội,
nhưng “con giun xéo mãi cũng quằn”. Nhà cầm quyền dám ngang ngược “đàn áp dân,
bóc lột dân” vì cả 3 bộ máy đảng, chính quyền và mặt trận chưa bao giờ là đại
diện thực sự của người dân qua bầu cử tự do và công bằng.
Do
đó, thông điệp thực sự mà nhà cầm quyền cộng sản gửi đến nhân dân Việt Nam qua
việc “đàn áp dân, bóc lột dân” là, hãy tiếp tục đấu tranh vì công lý và dân chủ,
vì rằng chế độ đã đi tới giai đoạn chót.
©
Copyright Tiếng Dân
No comments:
Post a Comment