Saturday, January 20, 2018

CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA ĐÚNG NGÀY KỶ NIỆM MỘT NĂM TT TRUMP NHẬM CHỨC (tin tổng hợp)




Đúng kỷ niệm một năm, ngày Trump nhậm chức, chính phủ Mỹ đóng cửa.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, chính phủ Mỹ phải đóng cửa khi chỉ có duy nhất một đảng kiểm soát Thượng viện lẫn Hạ viện và tòa Bạch Ốc.

Thượng viện đã họp tới khuya mà vẫn không thể đi tới thỏa thuận về ngân sách. Họ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 50-49, trong khi cần tới 60 phiếu để thông qua ngân sách tạm thời, thiếu những 10 phiếu.

Dù có 5 Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống (Jeff Flake, Mitch McConnell, Rand Paul, Lindsey Graham, Mike Lee), 5 Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ (Doug Jones, Joe Donnelly, Claire McCaskill, Heidi Heitkamp, Joe Manchin) mới có kết quả nói trên, nhưng Trump vẫn đổ thừa cho phía Dân Chủ vụ chính phủ đóng này. Cho nên Trump đáng được đổi tên thành Đỗ Văn Thừa.

Sau vụ này không biết Trump có còn dám xưng là tổng thống của Nghệ Thuật Đàm Phán (The Art of the Deal) nữa không? Đàm phán kiểu gì đến đỗi Chính phủ phải đóng cửa đúng ngày kỷ niệm một năm nhậm chức?

Government Shuts Down as Bill to Extend Funding Is Blocked; Senate Adjourns for the Night: https://www.nytimes.com/…/us/polit…/government-shutdown.html

Deadline Passes, Triggering Shutdown; Senate Rejects Short-Term Spending Bill: https://www.wsj.com/…/showdown-looms-as-senate-democrats-pr…

---------------------------------

Nguoi Viet Online   -   January 20, 2018

WASHINGTON, DC (AP) – Thiệt là xui cho Tổng Thống Donald Trump!
Tại sao?
Vì chính phủ Hoa Kỳ bị đóng cửa ngay lúc 0 giờ ngày 20 Tháng Giêng, 2018, đúng ngày kỷ niệm một năm ông Trump làm tổng thống.
Hôm Thứ Sáu, ông dự trù bay về khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida, để nghỉ cuối tuần, ăn mừng kỷ niệm một năm làm tổng thống, và mở tiệc gây quỹ tái tranh cử, dự trù thu được hàng triệu đô la.
Tuy nhiên, ông phải ở lại Washington, DC, chờ Thượng Viện thông qua dự luật ngân sách tạm để ông ký, hầu tránh một vụ chính phủ bị đóng cửa.
Trong Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc, ông gọi điện thoại mời Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumber (Dân Chủ-New York), trưởng khối thiểu số Thượng Viện, quá bộ sang để bàn thảo, nhằm đạt một thỏa thuận để chính phủ khỏi bị đóng cửa.
Cuộc hội đàm giữa hai chính trị gia gốc New York không xong, sau khi ông Schumer cho biết “có một số tiến bộ, nhưng chúng tôi vẫn còn nhiều khác biệt.”
Ông Mick Mulvaney, từng là dân biểu liên bang của đảng Cộng Hòa, nay là giám đốc ngân sách Tòa Bạch Ốc, nói: “Chúng tôi sẽ giải quyết vụ đóng cửa một cách khác.”
Thế rồi, tình hình ngày càng ảm đạm.
Ông Schumer trở về Quốc Hội, vào họp kín với bên Cộng Hòa, cũng chẳng tới đâu.

Trở ngại chính của cả hai phía là vấn đề di dân, một chủ đề gai góc đối với mọi chính quyền Mỹ trong nhiều năm qua, nhất là năm có bầu cử.
Phía Dân Chủ muốn giải quyết số phận của 700,000 người thuộc diện DACA, những người vào Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ. Phía Cộng Hòa muốn bỏ chương trình xổ số nhập cư và chương trình công dân Mỹ bảo lãnh thân nhân.

Ngay trước nửa đêm, thời điểm quyết định chính phủ có bị đóng cửa hay không, bà Sarah Huckabee Sanders, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, đưa ra một tuyên bố gay gắt, đả kích các thượng nghị sĩ Dân Chủ là “những người cản trở thua cuộc, không phải là các nhà lập pháp.”
Bà còn cho biết, cho tới khi chính phủ mở cửa trở lại, Tòa Bạch Ốc sẽ không thương thuyết số phận của hàng trăm ngàn di dân vào Mỹ bất hợp pháp lúc còn nhỏ.
Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump tiếp tục theo dõi sự việc qua màn hình TV, bắt đầu gọi điện thoại cho bạn bè, liên tục nói rằng phía Dân Chủ sẽ bị quy trách nhiệm cho vụ chính phủ bị đóng cửa, một người biết các cuộc nói chuyện kể với AP trong điều kiện ẩn danh, vì không được phép công khai nói chuyện này.
Trong khi nhân viên Tòa Bạch Ốc không trả lời câu hỏi liên quan đến kế hoạch cuối tuần của tổng thống, ông Mike Mulvaney nói với báo giới là ông không nghĩ ông Trump sẽ đi Florida vào Thứ Bảy.
“Tôi nghĩ tổng thống rất rõ trong chuyện này: Ông sẽ không đi cho tới khi xong chuyện này,” ông Mulvaney nói.

Dự luật ngân sách này đã được Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát thông qua hôm Thứ Năm.
Đến 10 giờ tối Thứ Sáu, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), trưởng khối đa số Thượng Viện, cho bỏ phiếu để xem có đủ 60 phiếu để đưa dự luật ra bỏ phiếu chính thức hay không.
Kết quả, chỉ có 50 phiếu thuận, và 49 phiếu chống.
Các lãnh đạo Thượng Viện lại bước vào phòng kín họp lần nữa.
Tới nửa đêm, không có thỏa thuận nào đạt được, chính phủ Mỹ chính thức bị đóng cửa, lần đầu tiên kể từ năm 2013.

Trong vụ đóng cửa chính phủ hồi năm 2013, ông Trump nói trên chương trình Fox & Friends rằng, người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm cho vụ đóng cửa.
“Tôi thật sự nghĩ trách nhiệm này là ở tổng thống,” ông Trump nói.

Ảnh hưởng của vụ chính phủ bị đóng cửa, trong lúc đảng Cộng Hòa kiểm soát cả Tòa Bạch Ốc lẫn lưỡng viện Quốc Hội, được cảm nhận khắp thủ đô Washington, DC, khắp nước Mỹ – và bên trong Tòa Bạch Ốc.
Sáng Thứ Bảy, Tổng Thống Trump tweet ra như sau: “Đây là kỷ niệm một năm tôi làm tổng thống và phía Dân Chủ muốn cho tôi một món quà dễ thương.”
Trong khi đó, nhiều cuộc biểu tình nổ ra tại các thành phố lớn khắp Hoa Kỳ, trong ngày Thứ Bảy, chống Tổng Thống Donald Trump nhân dịp kỷ niệm một năm ông làm tổng thống(Đ.D.)


WASHINGTON, DC (NV) – Thượng Nghị Sĩ John Kennedy (Cộng Hòa-Louisiana) lên tiếng nguyền rủa Quốc Hội tối Thứ Sáu, trong lúc thời hạn phải thông qua ngân sách tạm gần kề, chỉ trích nặng nề rằng chính phủ hiện do “những tên khùng lãnh đạo.”
Theo báo mạng The Hill, ông Kennedy nói: “Đất nước chúng ta do những thiên tài sáng lập, nhưng lại do những tên khùng lãnh đạo.”

-------------------------

Cali Today / The Hill    |    January 20, 2018

----------------------



DACA – CON DAO 2 LƯỠI TRONG TAY BÁC CHÂM … CUỘC CHIẾN GAY GO.

Cái budget cho phép chi tiêu của Quốc Hội Mỹ đang đến giai đoạn gay go. Ai cũng biết rằng việc bỏ phiếu ngưng tiền cho chính phủ hoạt động khó có thể xảy ra, tuy nhiên …

Các ông Nghị Dân Chủ thì dùng việc bỏ phiếu thông qua này làm con cờ ép chính phủ độc đảng của ông Châm giới hạn việc chi tiêu và chấp thuận cho phép những người thuộc diện DACA được chính thức nhập cư.

Và ngược lại, chính phủ độc đảng cộng hòa của bác Châm lại chỉ muốn có cái chi phiếu trắng để tha hồ ký cho bác Châm xài thả ga. Nội tiền che chở cho bác đi đánh golf trong năm 2017 thôi đã nướng mất gần 100 triệu đô tiền thuế của dân.

Thế là bên ghì bên kéo.

Bác Châm trong thế kẹt, đành lôi bọn DACA ra nhử mồi, tuy nhiên,

Đây là con mồi khó nuốt cho cả đôi bên, đàng nào thì bác Châm cũng thiệt, đàng nào đảng Dân Chủ cũng thiệt ít nhiều, nhưng sự thiệt hại cho bác Châm có lẽ rất khó đoán.

Bác Châm biết vậy, nên bác thẩy thêm vào đó tiền xây tường … điếm thúi thứ thiệt mà. Để điều đình với đảng Dân Chủ chi tiền phung phí, thì bác Châm phải chịu nhượng bộ:

“Cho chương trình DACA ra thành luật, cho phép họ nhập cư vĩnh viễn sau này khi họ đủ điều kiện trở thành công dân Mỹ”.
Để đổi lại, bác Châm ép đảng Dân Chủ nhượng bộ bằng cách ứng tiền cho chi phí xây bức tường ô nhục mà bác đã hứa lèo, hứa ẩu giữa Mỹ và Mễ, cộng với việc thông qua Ngân Sách Chi Tiêu cho tài khóa tới đây.

Nhìn kỹ vào những sự kiện trên, ta thấy, bác Châm đếu có lập trường, bác Châm cũng đếu có vì dân da trắng hay bất cứ giống dân Thượng Đẳng Nào Khác Ngoài CHÍNH BÁC RA …
Bác ấy đã từng phán: “I’m the only one that matters” (Nov/3/2017)

Nhìn vào sự việc, ta thấy sự điếm đàng, bỉ ổi của những người “đại diện cho dân” qua việc xử dụng dân như những con cờ.

Thế nhưng, đây có thể sẽ là con cờ dẫn đến sự thất bại sau này của bác Châm, bởi trong thời gian tranh cử, đây là 2 điều bác hứa với dân da trắng và đã được họ tin tưởng dồn phiếu cho họ:

1- Xây bức tường và Mễ sẽ phải trả
2- Đuổi dân nhập cư lậu về nước.

Trong cuộc trao đổi này, có lẽ bác chỉ được duy nhất một nửa phần 1, nghĩa là xây được một khúc ngắn của bức tường, nhưng dân Mỹ phải trả, và chẳng đuổi được thành phần ở lậu DACA về nước mà lại còn cho chúng được định cư vĩnh viễn.

Liệu có còn "In Trump we trust" hay cái Base Da Trắng đã bầu cho bác sẽ … băm bác ra làm mồi câu … cá mập.
.








No comments:

Post a Comment