Monday, January 29, 2018

BẢN TIN SÁNG 29/1/2018 (Báo Tiếng Dân)




Tin trong nước

Tin Biển Đông
Báo Một Thế Giới có bài: Chính quyền ông Ngô Đình Diệm và việc phát triển kinh tế Hoàng Sa. Công văn của ông Võ Hữu Thu, Tỉnh trưởng Quảng Nam, gửi Phủ Tổng thống năm 1960, nêu rõ: “Về phương diện kinh tế, tuy quần đảo Hoàng Sa không có triển vọng gì khả quan nhưng về phương diện quân sự thì địa điểm này rất xung yếu, hơn nữa đã thuộc về lãnh thổ quốc gia, có dân cư thì dầu dân số ít hay nhiều cũng phải tổ chức tại đó một cơ quan hành chính để lo việc an ninh trật tự cho dân chúng, nhất là để tượng trưng chủ quyền quốc gia cho đúng với quốc tế công pháp“.

Trang The Japan News đưa tin: Các chuyên gia thảo luận về tình hình Biển Đông, trật tự thế giới tự do tại hội nghị ở Kyoto. Bài báo cho biết: “Hội nghị chuyên đề này được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Đại học Doshisha, với sự hỗ trợ của Yomiuri Shimbun và các tổ chức khác, nhằm củng cố sự hiểu biết về tình hình ở vùng biển này, nơi mà Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa các căn cứ tiền phương”.

Bài viết dẫn lời ông Takashi Shiraishi, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Ritsumeikan, chia sẻ rằng: “Điểm then chốt của cuộc thảo luận là chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự mới trong vùng tranh chấp”.

Trang Straits Times của Singapore có bài: Phóng xạ từ Philippines tới Trung Quốc. Bài viết bàn về chuyện “Mỹ củng cố quan hệ với Indonesia, Việt Nam nhằm thúc đẩy lộ trình ngăn chặn kế hoạch của Bắc Kinh trên Biển Đông”.

Theo đó, lập trường không ổn định của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khiến “Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis chuyển hướng sang Indonesia và Việt Nam, thay vì Philippines, để dẫn đầu một nhóm quốc gia cùng phản đối âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Kênh Trump Rewin trên Youtube có video clip: Trung Quốc tuyên bố rằng chính Mỹ đã xâm phạm Biển Đông, trong sự kiện khu trục hạm Mỹ USS Hopper di chuyển trong giới hạn 12 hải lý ở vùng tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

CHINA said U.S. has violated South China Sea and WARNS


China and Russia THREATEN Japan after enforcing claim to South China Sea with military - DAILY NEWS


Sự kiện U23 Việt Nam nhận huy chương bạc
Mặc dù phải thi đấu dưới thời tiết khắc nghiệt khi tuyết đang rơi, với kết quả bại trận, nhưng đội tuyển U23 Việt Nam đã thi đấu hết mình. Sự kiện U23 lập nên kỳ tích, nhận huy chương bạc, giành ngôi á quân U23 châu Á, đã làm cho cả nước say men chiến thắng, bởi lẽ lâu lắm rồi đất nước này chẳng có tin vui gì trên trường quốc tế, mà chỉ có nhiều cái nhất về tai tiếng.

Tuy nhiên, có một điều không bình thường là sự kiện thể thao này đã bị các lãnh đạo VN chính trị hóa. Tác giả Kông Kông có bài: Đá bóng chính trị. Dẫn lời TT Nguyễn Xuân Phúc nói về tầm quan trọng của U23 thắng trận chung kết: “Chiến thắng này khơi dậy tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào dân tộc của hàng triệu người dân nước Việt“. Tác giả đặt câu hỏi: “Còn nếu thua, thì chắc không có ‘khơi dậy tình yêu tổ quốc và lòng tự hào dân tộc’ chăng?

Tác giả viết tiếp: “Rất tiếc lãnh đạo Việt Nam, tưởng là ủng hộ tinh thần thầy trò Park Hang-seo và tìm cách lấy lòng người Việt lại đem chính trị vào thể thao. Một việc làm thiếu hiểu biết! Trong lúc đó thì Việt Nam đang ‘đoạt 2 giải nhất‘ về lượng tiêu thụ bia rượu và phá thai! Bóng đá đơn giãn chỉ là game… còn bia rượu và phá thai là tai họa băng hoại về đạo đức. Lãnh đạo đảng đã làm gì?

Clip giao lưu giữa các cổ động viên với U23 tại sân vận động Mỹ Đình:

Blogger Tèo Ngu Khìn viết: Không, Việt Nam không hề thua. Việt Nam vô địch! Mất dạy vô địch! Sự kiện các cổ động viên Việt Nam thóa mạ đội U23 Uzbeksitan và cầu thủ số 11 của đội này, là người ghi bàn thắng quyết định, giành cúp vô địch, tác giả đặt câu hỏi cổ động viên VN, “những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại như ‘văn minh’, ‘lịch thiệp’, ‘khiêm tốn’…có nghĩa gì với họ?

Tác giả viết tiếp: “Tôi cầu mong những thanh niên kia chỉ là thiểu số lẻ loi chứ nếu đa phần thanh niên Việt Nam giờ mà như thế thì ‘vận nước’, ‘thế nước’ cũng như tương lai đất nước đã được thấy trước“.

Nhà báo Mai Quốc Ấn viết về chuyện các cầu thủ đã bị ăn chặn và bị lợi dụng như thế nào. Tác giả cho biết, cũng như các đội tuyển bóng đá khác, U23 Việt Nam được hứa thưởng rất nhiều ngay cả khi họ không nhận được giải thưởng vô địch. Thế nhưng, “vấn đề là toàn bộ số tiền ấy có đến tay cầu thủ và Ban huấn luyện đầy đủ hay không?

Sự kiện Vietjet Air cho những người mẫu ăn mặt hở hang trên chuyến bay đón các cầu thủ U23 về nước, được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét: “Những con nhặng làm hỏng cốc rượu mừng”. Nhà báo Bùi Hoàng Tám viết: “Một dàn các cô gái trẻ ăn mặc hở hang, nhõng nhẽo lắc mông, khoe ngực như ‘mời gọi’ với những bộ quần áo chỉ dành cho bãi tắm hay trong phòng ngủ. Phản cảm, vô văn hóa và xin nói thẳng, nhục nhã“.

Nhà báo Huy Đức viết: “Cám ơn Vietjet, cám ơn BTC lễ đón, quý vị đã đưa chúng tôi từ cơn say U23 về đẳng cấp VN đang có“. Đây là hình ảnh các cô gái trong trang phục thiếu vải, trên chuyến bay Vietjet Air đón các tuyển thủ U23:

Người mẫu hở hang trên chuyến bay Vietjet, chụp ảnh cùng thầy trò HLV Park Hang Seo. Ảnh: Kênh 14/ DT

Tác giả Đinh Phương nhận định: Nhìn U23, Việt Nam có quyền đặt cược vào tương lai, thế nhưng… Tác giả viết: “Tôi đoán chắc rằng, với ‘thế nước đang lên” thì nhiều người hoan lạc hơn tôi, nhưng tôi có thể tiên đoán (mà không sợ sai) rằng vài ngày nữa khi ‘triều cường’ đi xuống, bóng giả xẹp, thì còn lại là tẻ nhạt, và xã hội lại đi tìm một cái gì đó (bất chấp) để khuây khoả“.


Vấn đề “quản lý” vốn nhà nước
VNTB có bài: Siêu ủy ban nhằm kiểm soát vốn trong DNNN: liệu có ổn? Bài viết bàn về “một Siêu ủy ban được lên kế hoạch nhằm quản lý vốn có hiệu quả hơn (với trị giá lên đến 5 triệu tỷ đồng), nó được đánh giá sẽ tước bỏ lợi ích nhóm của các bộ ngành thông qua việc giảm bớt sự can thiệp tùy tiện của các cơ quan nhà nước vào trong DNNN”.

Tác giả dẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bình luận về khả năng thành bại của siêu ủy ban này, rằng: “Người quản lý phải là người có kỹ trị chứ không chỉ là chính trị. Nếu chỉ am hiểu chính trị mà không am hiểu thị trường, không nắm rõ các nguyên tắc quản lý cơ bản thì không thể làm tốt được”.

Về bản chất, ý tưởng thành lập “Siêu ủy ban” của các lãnh đạo CSVN là kết quả “học tập” từ Siêu ủy ban quản lý vốn của “bạn vàng”. Tuy nhiên, “ngay cả người anh cả Trung Quốc, nơi đang là nguồn cảm hứng của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Việt Nam cũng găp nhiều vấn đề khi khai sinh và quản lý Siêu ủy ban quản lý vốn, và Phó Chủ tịch SASAC (là một chính trị gia) bị bắt vì tham nhũng và ‘bảo trợ chính trị’.”

Chức năng Siêu ủy ban trong quản lý vốn nhà nước. Ảnh: VTV/VNTB

Ngày 16/1/2018, báo Zing đã đưa tin: Thành lập ‘siêu Ủy ban” quản lý vốn Nhà nước ngay trong quý I. Theo đó, “tổ công tác của Thủ tướng về thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức buổi họp đầu tiên một ngày sau khi thành lập”.

Tuy nhiên, theo trang An Ninh Thủ Đô, Cựu Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng sẽ làm Chủ tịch “siêu ủy ban” quản lý vốn nhà nước. Nghĩa là một lãnh đạo “hồng hơn chuyên” sẽ cầm trịch một “siêu ủy ban” có nhiệm vụ quản lý 5 triệu tỷ đồng vốn nhà nước. Có lẽ chính phủ “kiến tạo” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa hiểu được lời khuyên của bà Phạm Chi Lan: “Người quản lý phải là người có kỹ trị chứ không chỉ là chính trị”.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên TƯ Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Internet/VNTB

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Cựu Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, không phải là trường hợp lãnh đạo chuyên lo công tác đảng ủy đầu tiên được cử đi làm kinh tế dưới thời Chính phủ “kiến tạo”. Hồi cuối năm 2017, Thủ tướng Phúc đã bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, làm Chủ tịch PVN, theo báo Dân Trí.

Khi thực hiện chiến dịch “đốt lò”, bác Tổng và những người đồng sự đã biết điểm mặt những “quả đấm thép” đấm thủng ngân sách, theo cách gọi của báo Người Lao Động. Tuy nhiên, đến lượt bác Tổng và ông Phúc lại quên rằng, những “quả đấm thép” một thời trở thành gánh nặng của nền kinh tế nhờ sự lãnh đạo của những quan chức “hồng hơn chuyên”, những người được học “chính trị cao cấp” để rồi đi quản lý hàng trăm tỷ, ngàn tỷ, và giờ là triệu tỷ.   


Vụ án Trịnh Xuân Thanh: bê bối ngoại giao vẫn còn đó
Trang Thời Báo đưa tin: Vỡ kế hoạch – Tòa bất ngờ tạm dừng xử vụ Trịnh Xuân Thanh. Bài viết dẫn lời LS Nguyễn Văn Quynh, là người bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh, chia sẻ: “Luận tội xong với các mức án cao ngất ngưởng. Sau khi đối đáp với luật sư ‘bỗng nhiên’ VKS đề nghị HĐXX dừng phiên toà, HĐXX phải đi xác minh lại dòng tiền chiếm đoạt. HĐXX sau khi ‘hội ý’ tý, và ra tuyên bố ‘tạm dừng’ phiên toà. Chóng vánh trong 15 phút xét xử buổi sáng nay”.

Về số tiền 14 tỷ mà đại diện VKS cáo buộc Trịnh Xuân Thanh tham ô, LS Quynh cho rằng “cáo trạng chỉ xác định hai lời khai vu vơ: ‘Nghĩ rằng tiền chi cho Thanh phê duyệt thoái vốn’ nhưng ra tòa lại rút lại, để buộc tội cho Thanh có hành vi Tham ô 14 tỷ đồng từ chiếc Vali của Đinh Mạnh Thắng khai”.  

Bản kê số tiền 14 tỉ đồng nhận vào Woon Bank gồm nhiều mệnh giá. Với bảng kê tiền 14 tỷ này thì khó có thể cho vào được Vali kéo lên Máy bay với giới hạn tối đa 20kg. Ảnh: FB Nguyễn Văn Quynh/TB

Tác giả Hiếu Bá Linh viết: Việt Nam vẫn không đáp ứng những yêu cầu của Đức để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước. Bài viết dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao CHLB Đức, nói rằng: “Chúng tôi lấy làm tiếc rằng báo chí quốc tế không được cho phép [tham dự phiên tòa xét xử] và nữ luật sư Đức của ông Thanh đã bị từ chối không cho nhập cảnh vào Việt Nam”.


Chuyện “trồng người” ở Việt Nam
VNTB đặt câu hỏi: Bộ Giáo dục không hiểu chức năng của môn Lịch sử? Tác giả cho rằng: “Sử là môn khoa học cơ bản thuộc khoa học nhân văn. Nhiệm vụ của môn Sử bậc phổ thông là cung cấp cho học trò những tri thức lịch sử cơ bản của Việt Nam và thế giới. Từ đó giúp thế hệ trẻ hiểu dân tộc và nhân loại, một điều kiện cần có để làm người”.

Cho nên, môn Lịch sử “có chương trình riêng, xuyên suốt bậc phổ thông theo một hệ thống khoa học để giúp người học nắm được lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Vì vậy, cũng như Toán, Lý… môn Sử không thể dạy “tích hợp.” Nếu dạy sử theo kiểu “tích hợp,” học sinh do không nắm được quy luật phát triển của lịch sử nên thụ động tiếp nhận từng mảnh kiến thức vụn một cách chắp vá”.

Ảnh minh họa chuyện “dạy” Lịch sử ở Việt Nam. Nguồn: Internet


Nhân quyền ở Việt Nam
Facebooker Hoàng Huy Vũ chia sẻ: “Ngày 25/1/2018 trong khi đang ăn cơm với bạn tại địa bàn tỉnh Hoà Bình, anh Sang bị một đối tượng dí dao vào cổ dọa giết. Anh Sang có đến công an tỉnh Hoà Bình trình báo, anh bị một đối tượng mặc thường phục tự xưng là đội trưởng bảo vệ công an tỉnh Hoà Bình hành hung”. Để “bảo vệ” anh Sang, công an tỉnh Hòa Bình đã còng tay anh suốt một đêm.

Tác giả cho biết thêm: “Tới sáng ngày 26/1/2018 anh Sang với chiếc còng trên tay về Hà Nội tố cáo hành vi bắt giữ người trái pháp luật của công an tỉnh Hoà Bình. Hôm nay 28/1/2018 báo Công an nhân dân có bài vu khống anh Sang ‘chống đảng chống nhà nước và lực lượng công an nhân dân’.”

Hôm qua, báo Công an Nhân Dân có đăng bài: Trần Đình Sang: Sự thật đằng sau những video gọi là ‘Tố cáo’. Bài viết có đoạn đấu tố: “Đây là những hành vi, thủ đoạn hoạt động mang tính chất tương tự với hoạt động của các đối tượng phản động nhằm mục đích chống Đảng, chống Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân“.

Hình anh anh Trần Đình Sang với cái còng còn dính trong tay. Nguồn: FB Trần Đình Sang

“Đất nước có bao giờ được thế này không?”
Facebooker Vien Huynh đặt câu hỏi: Đất nước Việt Nam trong mắt người nước ngoài như thế nào?  Bài viết bàn về logic không bình thường trong tư duy của người Việt, rằng: “Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc thì nhất định phải yêu đất nước này và hơn nữa là phải biết ơn nó. Nhiều bạn chửi Dan Hauer là đồ vô ơn ở đất nước này để kiếm tiền và có vợ con ở đây nên phải biết ơn Việt Nam”.

Tác giả bình luận: “Tẩy chay hay chửi rủa bọn ‘Tây lông’ mỗi khi chúng động đến cái gọi là ‘tự hào dân tộc’ ư? Điều này chẳng những không giải quyết được gì mà còn làm hình ảnh của chúng ta ngày càng tồi tệ hơn và càng có cớ để bị coi thường. Càng làm thế chúng ta càng tự lùi vào cái ao tù nước đọng của văn hóa làng xã lạc hậu mà thôi”.

***

Tin quốc tế

Tình hình nước Mỹ
SBTN đưa tin: Steve Wynn từ chức Chủ Tịch Tài Chính Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa sau cáo buộc quấy rối tình dục. Theo đó, ông trùm sòng bài Las Vegas Steve Wynn và là Chủ tịch Tài chính của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC), đã lên tiếng từ chức sau các cáo buộc quấy rối tình dục nhân viên.

Ông Wynn là người ủng hộ TT Trump trong mùa bầu cử 2016. Ông cũng đã quyên nhiều tiền cho Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa (RNC). Sau khi đắc cử tổng thống, Trump đã bổ nhiệm Wynn vào vị trí Chủ tịch RNC. Theo tạp chí Wall Street, ông Wynn bị cáo buộc tạo ra môi trường làm việc thù địch với phụ nữ, thường xuyên ép buộc nữ nhân viên thực hiện các hành vi tình dục.

Ngày 31/1 tới, TT Trump sẽ đọc diễn văn Tình hình Liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ. Theo một viên chức Nhà Trắng miêu tả, bài diễn văn tình hình liên bang của TT Trump là đoàn kết. Các chủ đề sẽ có trong diễn văn lần này là: kế hoạch phát triển hạ tầng, cải tổ di trú, vấn đề thương mại và dự luật cắt giảm thuế được thông qua hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông Trump sẽ đối mặt với tiếng la ó phản đối khi đọc diễn văn này. Nhiều Nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết, họ sẽ không tham gia sự kiện trên. Bài diễn văn của TT Trump sẽ được đọc vào thời điểm nước Mỹ đang có nhiều chia rẽ do chính ông tạo ra. Những phát biểu tấn công cá nhân trên Twitter, sự kỳ thị sắc tộc, chính sách về luật di trú và nhất là nghi án Trump thông đồng với Nga trong bầu cử 2016 đã làm cho uy tín của tổng thống Mỹ xuống thấp nhất.

Khẩu chiến cũng vừa diễn ra giữa TT Trump với ca sĩ huyền thoại hip hop da đen, ông Shawn Corey Carter, có biệt danh Jay-Z. Trước đó, ca sĩ Jay-Z mô tả bình luận của Trump về những nước “hố phân” là thất vọng và tổn thương. Đêm qua, nhà bình luận Van Jones của đài CNN có cuộc phỏng vấn ca sĩ Jay-Z. Van Jones hỏi Jay-Z, có OK không khi Trump phát biểu những điều tồi tệ rồi đặt tiền vào túi của chúng ta, Jay-Z trả lời ‘không’.

Jay-Z nói, “bởi vì không phải là tiền đến vào cuối ngày. Tiền không đồng nghĩa với hạnh phúc. Bạn đối xử người dân như là con người, đó mới là điểm quan trọng… ‘Đối xử với tôi thật tồi tệ rồi trả tiền cho tôi hậu hỉ’, điều đó sẽ không mang lại hạnh phúc…“.

Gần 10 tiếng trước, ông Trump viết trên Twitter: “Ai đó làm ơn báo cho Jay-Z biết, nhờ các chính sách của tôi, nên con số thất nghiệp của người da đen đã được báo cáo ở mức thấp kỷ lục!. Sau khi phỏng vấn Jay-Z, Van Jones đăng clip phỏng vấn lên Twitter và viết: “Ai đó cần báo cho Trump biết rằng, tôi đã hỏi Jay-Z liệu những con số về việc làm của người da đen có đủ bù đắp nhiệm kỳ tổng thống của Trump hay không. Và câu trả lời của Jay đêm qua trên show của Van Jones thì rất mạnh mẽ!

-------------------------------------
Someone needs to inform @realdonaldtrump that I ALREADY asked Jay Z whether black employment figures redeem Trump’s presidency. And Jay’s answer last night on the #VanJonesShow was POWERFUL !!! ... Watch the VIDEO for yourself: http://snpy.tv/2ByaQnT 
---------------------------------------

Facebooker Phạm Thanh Giao có bài: Mất mát của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Bài viết cho biết, sau một năm chính quyền đảng Cộng hòa của TT Trump thực hiện chính sách “Nước Mỹ trên hết“, các đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực như Nhật, Nam Hàn, Úc, đã mất hết tin tưởng vào đồng minh Hoa Kỳ. Các đồng minh của Mỹ đang phải tính toán lại các chính sách ngoại giao của họ.

Bài viết có đoạn: “Hầu hết các quốc gia ở châu Á đã và đang xích lại gần với Bắc Kinh trong thời điểm mà ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang dần phai nhạt trong chỉ một năm qua. Chúng ta có thể thấy khá rõ ràng qua sự chuyển hướng của tổng thống Phi Luật Tân trong năm 2017 vừa qua“. Những mất mát của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, sau một năm ông Trump cầm quyền, có lẽ sẽ khiến Mỹ rất khó lấy lại, kể cả khi Trump không còn là TT Mỹ.

Trong khi Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng và sự bành trướng trong khu vực, thì Hoa Kỳ và ông Trump lại đang quá bận bịu với vấn đề so đo “nút bấm hạt nhân to hơn” nút của Kim Jong-un. Trung Quốc thấy rõ và họ lợi dụng được sự “thờ ơ” của chính phủ TT Trump ở khu vực Đông Nam châu Á, để triển khai âm mưu. Các biện pháp xâm lấn, gây hấn, mua chuộc vẫn luôn được Bắc Kinh sử dụng trong suốt một năm qua nhằm loại bỏ Mỹ ra khỏi “cuộc chơi” trong khu vực.


Bá quyền Trung Quốc
VOA đưa tin: Trung Quốc mong cải thiện quan hệ với Nhật. Ngày 28/1 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono. Tại buổi gặp gỡ, ông Vương Nghị mong muốn “làm việc với Nhật Bản để thiết lập mối quan hệ thân thiết“.

Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều mong muốn cải thiện quan hệ, vì điều này tốt cho cả 2 quốc gia. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sau đó, ông Kono nói rằng: “Hai nước chia sẻ trách nhiệm lớn nhằm bảo vệ sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á và cả của thế giới“. Theo các nguồn tin ngoại giao, Thủ tướng Nhật Bản sẽ thăm Trung Quốc và ông Tập Cận Bình cũng sẽ có chuyến thăm Nhật trong năm nay. Tuy nhiên thời gian cụ thể chưa được ấn định.

Campuchia đã bắt đầu nhận hậu quả của việc quá phụ thuộc vào Bắc Kinh. Một trong những vấn đề mà các dự án Trung Quốc đầu tư là, luôn đi kèm một lượng lớn người Trung Quốc di cư ồ ạt qua Campuchia. Những người Trung Quốc “di cư theo dòng tiền” đang là mối nguy của Campuchia, vấn đề này được RFI đưa tin: Campuchia: Tỉnh trưởng Sihanoukville tố mafia Trung Quốc kiểm soát thành phố.

Bài viết mở đầu: “Bắc Kinh và Phnom Penh có những mối quan hệ rất ‘mật thiết’ từ kinh tế, chính trị và quân sự. Rất hiếm khi một người dân xứ Chùa Tháp dám chỉ trích ảnh hưởng càng ngày càng mạnh của Trung Quốc“. Tuy nhiên lần này, tỉnh trưởng Sihanoukville, ông Yun Min đã phải đích thân tố cáo, “sự hiện diện của người và tiền đầu tư của Trung Quốc làm tội phạm và tình trạng mất an ninh gia tăng ở thành phố cảng và tỉnh Sihanoukville”. 

Cái gì cũng có giá của nó, đặc biệt Bắc Kinh thường ra giá cắt cổ và chưa bao giờ chịu làm ăn sòng phẳng đối với các quốc gia phụ thuộc. Kiểu tiền đầu tư đến đâu người Trung Quốc theo đến đó định cư, thực tế là một cuộc xâm lăng. Và Trung Quốc đang tiến hành kế sách dùng tiền mở rộng biên giới kiểu này với nhiều quốc gia, bao gồm Lào, Campuchia và cả Việt Nam.


Tình hình Trung Đông
Tân Hoa Xã đưa tin ngày 28/1, TTK, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat cho biết: Xây dựng nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho hòa bình ở Jerusalem. Các yêu cầu về đường biên giới, dựa trên đường biên thiết lập năm 1967, hay thủ đô là Đông Jerusalem cũng được ông Erekat đòi.


***

***









No comments:

Post a Comment