Tuesday, December 12, 2017

TRIỆU CHỨNG NGHIỆN NGẬP CON SỐ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VN (Phương Thơ)


Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017


Trong hồ sơ bài báo này: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/thu-tuong-moi-dong-von-dau-tu-chinh-la-la-phieu-ung-ho-chinh-phu-417321.html   có vẻ nền kinh tế VN mà ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phác thảo không có một vết đen nào mà toàn là màu hồng.

Đó là triệu chứng rất đáng lo ngại cho VN. Không hiểu làm sao mà kết quả tăng trưởng kinh tế của VN năm 2017 ước đạt gần 220 tỷ USD. Tức là vượt kế hoạch chỉ tiêu đề ra cho tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt mức 6,7%. Tức là nền kinh tế VN tăng đã làm tăng thêm 17 tỷ USD so với năm 2016. Và 13 chỉ tiêu đề ra nhưng chưa hết năm đã chốt sổ vượt kế hoạch 13/13 chỉ tiêu kế hoạch. Rồi dự kiến năm 2020 nền kinh tế VN có giá trị GDP 300 tỷ $, tức là từ nay cho tới năm 2020 thì mỗi năm GDP của VN sẽ tăng trung bình hơn một chút 26,7 tỷ $.

Đúng là triệu chứng “mégalomane”, hay megalomania. Đó là triệu chứng mơ chuyện vĩ đại, hay căn bệnh hoang tưởng,….

Trước hết tôi giải thích và phân tích hồ sơ bài báo này mà ai cũng thấy ra, đó là nền kinh tế VN qua 20-năm thì GDP chỉ có tăng chứ không giảm, dù đã gánh 3 đợt khủng hoảng. Tức là quốc tế ai cũng thấy rõ ra là cái GDP của VN là ảo tưởng sai lệch. Vì các nước khác như Đông Nam Á thì trong thời gian ấy họ có trung bình khoảng 4 đợt suy yếu GDP, tức kinh tế không tăng mà sút giảm, và sau ấy tăng trưởng lại, do những sóng gió suy trầm kinh tế. Chẳng hạn Malaysia, nếu tính cả từ giai đoạn năm 1997-2016 thì quốc gia này có 4 đợt suy trầm kinh tế, đó là năm 1997-1998, đó là năm 2000-2001, đó là năm 2014-2015, và năm 2015-2016, tức là GDP kinh tế không tăng mà lại sụt giảm. Chẳng hạn gần đây nhất là là năm 2014 thì GDP của Malaysia ở mức cao nhất là 338 tỷ $ thì năm 2015 sụt giảm còn 296 tỷ $ cộng thêm 283 triệu $, năm 2016 thì đứng yên tại chỗ là vẩn ở con số 296 tỷ $ cộng thêm 359 triệu $, một số quốc gia khác tại Á châu cũng vậy.

Đó là bởi vì các quốc gia này họ không có kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng GDP kinh tế đề ra, vì nó là cái gì đó quá cao siêu. Các nước có nền kinh tế mạnh nhất địa cầu và có hệ thống tài chính hay thống kê cả mấy thế kỷ nay như Mỹ, Anh, Nhật, và nhiều nước Âu châu thì họ chỉ đề ra chỉ tiêu trong phân tích kinh tế như tỷ lệ người thất nghiệp bao nhiêu phần trăm, rồi phóng to ra như chỉ tiêu lạm phát đề ra, rồi các vấn đề về theo dõi lãi suất, và chuyên môn nữa là dự báo giá cả hàng hóa và lạm phát trong mục tiêu tối thiểu 6-tháng để theo dõi hồ sơ tăng trưởng kinh tế, họ đặt nặng vấn đề về tỷ lệ thất nghiệp bao nhiêu phần trăm, và mục tiêu bảo vệ giá cả và tỷ giá đồng bạc như thế nào, để phát triển kinh tế mà không để đồng tiền sụt giá quá nặng, vì nó sẽ làm giảm giá tài sản của người dân, họ phân vĩ mô kinh tế đầy màu đen, là phân tích rủi ro nền kinh tế phải đối mặt trong dự tính tăng trưởng kinh tế, khoảng chu kỳ 2 quý thôi, rồi dự báo điều chỉnh các vấn đề mà kinh tế gặp phải. Vậy mà mục tiêu ấy chả bao giờ đạt được như ý muốn, và có lẽ duy nhất ở VN hiện nay là quốc gia này có tài dự báo và tiên báo chính xác cao độ về chỉ tiêu và mục tiêu đề ra.

Kết cục cũng trong hồ sơ bài báo này, những ông lãnh đạo nào của VN cũng vậy là quanh năm họ đều ca ngợi mức tín nhiệm của hệ thống ngân hàng và cả hệ thống tín nhiệm trái phiếu chính phủ thuộc hạng tốt là liên tục được các cơ quan đánh giá tín dụng như Standard & Poor's, Moody's,… đánh giá cao và điểm tín dụng tăng chứ không giảm.

Tôi thì giật mình là những ông Thủ tướng VN họ chỉ ngồi ở cái đáy giếng và ngó lên trời thì thấy cái vòng tròn trên mặt giếng mà cứ ngỡ là mặt Trăng hay mặt Trời ở trên cao. Vì thực tế mức tín nhiệm của hệ thống ngân hàng của VN hiện nay là cực kỳ rác, là rất rủi ro, và chỉ cao hơn hệ thống ngân hàng còn ngập nợ của xứ Argentina một chút thôi. Trong khi mức tín nhiệm khả tín đáng tin cậy nhất của chính phủ VN thì 20-năm qua nó không tăng mà còn sụt giảm. Cụ thể năm năm 1997 thì Moody's đã đánh giá rất cao mức tín nhiệm của VN ở cấp Ba3 mà còn khen tặng kèm cụm từ “stable”, tức là “ổn định”, vậy mà hiện nay cơ quan này vẫn chỉ dành cho VN ở cấp B1 (tích cực). Nó chỉ tương ứng cấp B+ (tích cực). Tức là kém xa cấp Ba3 xưa kia mà VN đã đạt được. Có lẽ VN cần phải đi qua BB- (tiêu cực), BB- (ổn định) thì mới bằng cấp tín nhiệm của năm 1997 mà Moody's dành cho VN.

Trở lại hồ sơ kinh tế của VN, có lẽ mục tiêu quý 4 của năm 2017 của quốc gia này phải tăng 7,31% mới đạt mục tiêu tăng trưởng, và nói như ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì có lẽ GDP quý 4 ấy sẽ trên mức 7,31%, mà dự báo ấy được tiên báo cả trước tháng 9/2017. Khốn nỗi nó vẫn không được điều chỉnh khi mà giai đoạn đó cho gần hết quý 4/2017 này thì ở VN lãnh nhiều đòn thảm họa thiên tai trên diện rộng rất nặng nề là thiệt hại nhân mạng, nhà cửa, mùa màng sản xuất nông nghiệp, rồi chăn nuôi,…của nhiều tỉnh gần như mất trắng điêu đứng vì bão lụt kinh hoàng cả mấy chục năm đổ lại. Như vậy thì làm sao mà tìm đâu ra con số tăng trưởng GDP như lập trình của cái máy tính chạy phần mềm được cài sẵn rồi nhỉ, vì muốn khôi phục lại sản xuất thì phải mất một thời gian dài đáng kể để nhiều triệu dân bị bão lụt ấy họ mới đầu tư lại sản xuất khi còn phải xin giã/dãn nợ ngân hàng và cần xin trợ giúp trái cấp vốn thì cũng phải mất ít nhất 2-tháng thẩm lượng thì người ta mới có kế hoạch đầu tư khôi phục trở lại cho sản xuất nông nghiệp thì GDP về lĩnh vực nông nghiệp là phải sụt giảm chứ không thể tăng được. Đó là thật phẫn nộ cho những người lãnh đạo kiểu này, họ chỉ duy ý chí con số tăng trưởng GDP cao để lấy tín nhiệm cao thì rất đáng ngại.

Vấn đề khá chuyên môn khác là trong những giai đoạn mà VN đạt thành tích tăng trưởng kinh tế ấy thì quốc gia này chủ yếu dựa vào đầu tư lớn lao và tăng trưởng tín dụng cao, nên bây giờ quốc gia này có chuyện quái đản là từ tháng 11/1997 thì tỷ giá hối đoái đồng tiền VND trung bình duy trì ở mức 12.300 VND = 1 USD thì sau 20 năm ấy thì bây giờ mức giá gần 22.700 VND = 1 USD, và VN hiện nay là quốc gia có đồng bạc niêm yết tới 500.000 VND, nó to lớn hơn cả tờ trái phiếu thì quả là bất lợi khi các nhà phân tích kinh tế giàu kinh nghiệm nhìn vào thì họ lại chỉ theo dõi thành tích lạm phát và mất giá của đồng tiền rồi bỏ chạy là không phân tích vĩ mô của nền kinh tế nữa. Nó rất bất tiện, và thiệt thòi cho VN, có lẽ họ nên làm thế nào để ấn định lại đồng tiền VND này, vì mệnh giá của nó quá lớn.

Chuyện thứ nữa rủi ro tăng nợ của VN bây giờ quá cao so với thực lực sản xuất của GDP, vì khoản nợ ghi nhận của chính phủ so với GDP năm 2016 đã lên tới mức 62,40% thì rất nguy hiểm nếu nó tăng thêm ngưỡng cảnh báo rủi ro cao độ là 67%. Với mức nợ quan trọng ấy là 62,40% so với GDP và nó còn tăng nữa thì về dài nền kinh tế này đi vào hướng trả nợ là nền kinh tế sản xuất ra bao nhiêu thì dành tiền trả lãi và trả nợ, và điều tất nhiên nó sẽ bớt xén đi cho đầu tư kinh tế thì tất nhiên cái GDP nó sẽ có chiều hướng sụt giảm chứ không thể tăng nữa được.

(*) Chính phủ VN nên giảm nợ và giảm nhiệt nền kinh tế xuống, bởi lẽ nền kinh tế say sưa đầu tư nợ vào cái GDP thì về triệu chứng dễ thấy ra là về dài chi phí lợi suất trái phiếu và lãi suất sẽ tăng cao, nó bào mòn mọi thứ thành tích kinh tế của quốc gia này về con số không, và gánh nặng thuế má của người dân càng cao.







No comments:

Post a Comment