David
Hutt -
The Diplomat
Dịch giả: Trúc Lam
28/12/2017
Một
lịch sử rất ngắn về rượu và chính trị ở Việt Nam
Một người đàn ông đứng xếp hàng dài nửa dặm bên ngoài một cửa hàng ở ngoại ô Moscow, đợi
để mua một số rượu vodka.
Anh ta nói với bạn mình một cách thiếu
kiên nhẫn: “Chỉ có thế. Tôi đi tới điện Kremlin để giết
Gorbachev”.
Anh ta lên đường để giết vị lãnh tụ Xô Viết.
Một giờ sau, anh ta trở lại.
“Anh đã giết ông ta chưa?” Người bạn hỏi.
Người đàn ông trả lời: “Giết ông ta? Người
ta xếp hàng đợi ở đó dài hơn cái hàng này”.
Ảnh minh họa. Nguồn: CC0 image via Pexels
Giống như hầu hết các câu chuyện hài hước về áp bức
chính trị, câu chuyện trên gồm những mức độ đúng mực về sự bi ai và gan dạ,
trong khi đưa các nhu cầu cực đoan xuống mức của những ước muốn hàng ngày. Ở
Liên Xô, đó là rượu vodka. “Công việc ở Liên Xô là gì?” Một câu chuyện đùa
khác. “Ăn trộm một toa xe rượu vodka, bán nó và dùng tiền để mua thêm rượu
vodka”. Có lần tôi thử kể những câu chuyện cười này với các nhà hoạt động nhân
quyền ở Hà Nội, qua vài cốc bia 50 xu và nhận được tiếng cười thích thú.
Nhưng, thay vì hài hước, sự phẫn nộ là phản ứng
trong tháng này về thói nghiện rượu của cựu viên chức cấp cao Đảng Cộng sản Việt
Nam. Các blog chính trị ở đất nước này đã chú ý tới sự thưởng thức đắt tiền của
Đinh La Thăng, cựu lãnh đạo Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh, là người đã bị tống cổ
khỏi Bộ Chính trị hồi tháng 5 và sau đó bị bắt trong tháng này vì những cáo buộc
“quản lý kinh tế tồi tệ” liên quan đến thời gian ông ta giữ chức Chủ tịch
PetroVietnam. Ông ta dường như đã khát rượu Macallan 30, một loại rượu whisky
Scotch có giá khoảng 2.000 USD một chai. Cách đọc có thể diễn tả không thích hợp,
nhưng tôi cung cấp sự mở đầu của một bài thơ hài hước 5 câu mà ai đó có thể muốn
kết thúc:
Một cựu đồng chí tên Đinh La Thăng
là người thích thưởng thức Macallan,
…
Các nhà độc tài có một sự say mê đặc biệt về các vấn
đề chất cồn. Chỉ năm ngoái, Thời báo Bình Nhưỡng (Pyongyang Times), tờ
báo của nhà nước Bắc Hàn đã tuyên bố, chế độ đã chế ra một loại rượu gạo rất
ngon, nó sẽ không để lại cho bạn một dư vị khó chịu nào, tin giống như những
cái giá treo cổ khôi hài đối với hầu hết những người Bắc Hàn, những người từ
lâu đã bị chối bỏ bởi một nền kinh tế chủ yếu dựa vào gạo để họ không bị suy
dinh dưỡng. Cuốn sách tuyệt vời của Mark Lawrence Schrad, Chính trị Vodka:
Rượu, Chế độ chuyên chính, và Lịch sử bí mật của Nhà nước Nga, lập luận
rằng, sự say xỉn là yếu tố quyết định về lịch sử nước Nga.
Mối quan hệ của Việt Nam với rượu cũng không kém phần
thú vị. Nhiều năm trước, tôi đã đặt tay vào cuốn sách sáng tạo của Erica J.
Peters: “Sự thèm ăn và khát vọng ở Việt Nam: Thực phẩm và Đồ uống trong thế
kỷ dài 19”. Sáng tạo, trước tiên vì khái niệm ‘thế kỷ XIX’ của Việt
Nam, là một nỗ lực (thành công, theo quan điểm của tôi) để đánh giá chính sách
trả thù và thống nhất của triều Nguyễn đối với thực dân Pháp.
Về rượu, tôi sẽ chỉ cho người đọc tới các chương ba
và bốn, nói về vấn đề người Pháp đã cố gắng (nhưng thất bại) thao thúng và kiểm
soát việc tiêu thụ rượu của người Việt như thế nào, trước hết bằng cách đánh
thuế sản xuất lúa gạo và sau đó bằng cách độc quyền sản xuất, trong khi cũng tội
phạm buôn lậu [như người Việt].
Là một yếu tố của sứ mệnh khai hóa văn minh, người
Pháp cũng muốn hướng người Việt ra khỏi rượu gạo và bia, mà họ cho là không chỉ
ngon và có chất lượng cao mà còn sản xuất bằng các kỹ thuật an toàn và hiện đại
hơn. Bia thời đó đã trở thành một biểu tượng tiềm tàng cho nỗ lực của Pháp nhằm
“hiện đại hóa” Việt Nam. Không được bỏ qua, người Pháp cũng tuyên bố họ chỉ đơn
thuần là phá vỡ sự độc quyền của Trung Quốc đối với sản xuất lúa gạo, sự chia để
trị lỗi thời.
Tuy nhiên, như ông Peters lưu ý, sự độc quyền cung cấp
rượu gạo của thực dân [Pháp] đã gây ra sự oán giận cho người Việt Nam, dẫn đến
các cuộc biểu tình bạo lực khi các quan chức cố gắng ngăn chặn việc sản xuất tại
nhà, nhiều người nghĩ là tốt hơn các thứ do Pháp sản xuất. Nguyễn Đình Chiểu, một
nhà thơ thời bấy giờ, đặt bút lên giấy, viết:
Sống như một người lính đánh thuê có điều gì tốt đẹp/ Say vì uống rượu nhạt.
(Nguyên văn câu thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu trong
bài ‘Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc’ là: “Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt,
gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”: ND).
“Những phép ẩn dụ về rượu gạo dùng để diễn
tả … mối lo ngại về sự chiếm đóng của Pháp và nó sẽ thay đổi đất nước
của họnhư thế nào“. Peters viết thêm: “Ý tưởng về một loại rượu gạo truyền
thống trỗi dậy như một dấu hiệu đánh dấu sự kháng cự của người Việt
đối với những thay đổi không mong muốn”.
Thật vậy, những người cấp tiến và chống thực dân đã
sớm học cách nắm bắt sự tức giận của công chúng như là một công cụ tuyển dụng.
Peters viết thêm: “Mối đe doạ liên tục của nhà tù đối với những người sản xuất
hoặc tiêu thụ rượu gạo thủ côngđã được mạ kẽm mỗi
ngày, chống lại chế độ thuộc địa”.
Hồ Chí Minh đã tự hạ mình xuống khi ông nói rằng,
“làm suy yếu cuộc chạy đua của chúng tôi, [người Pháp] buộc chúng tôi phải dùng
thuốc phiện và rượu”. Ông ta có thể thêm “rượu của họ” để làm rõ.
Tuy nhiên, ông ta đã viết trong khi ở tù vào năm 1942: “Trong tù không rượu,
cũng không hoa”.
Tôi không phán xét cuốn sách của Peters, mà tôi
khuyên [các bạn] nên đọc, mặc dù rất khó để tìm nó. Tuy nhiên, với lịch sử gần
đây hơn, rượu không mất đi tầm quan trọng về mặt chính trị và xã hội ở Việt
Nam, nhất là vì tin đồn về thú thưởng thức rượu đắt tiền của tầng lớp cấp cao
trong Đảng như Đinh La Thăng, như một mùi rất khó ngửi, tiến dần tới sự bất bình
đẳng trong nhà nước Cộng sản [nhà nước] trên danh nghĩa.
Người Việt Nam được xem là một trong số những người
nghiện rượu nặng nhất ở Đông Nam Á, không mấy ngạc nhiên khi xem xét giá cả. Một
nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), năm 2014, cho thấy, mức tiêu thụ
bình quân đầu người ở người lớn, giai đoạn 2003-2005, tăng gần gấp đôi trong
khoảng thời gian năm 2008-2010. Một báo cáo khác cho thấy, nhu cầu uống bia đã
tăng hơn 300% kể từ năm 2002, theo Bloomberg. Euromonitor International, một
công ty nghiên cứu, cũng cho ra kết quả rằng, mức tiêu thụ rượu cồn trên đầu
người [Việt] là 40,6 lít (11 gallon) trong năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Công ty nghiên cứu này mô tả, Việt
Nam là “chiến trường then chốt của các nhà sản xuất bia”.
Tôi lưỡng lự đưa ra bình luận về “văn hoá uống rượu”
của người Việt Nam, chỉ có điều nó phản ánh đúng bản năng con người mãi mê nhậu
nhẹt bê tha (s’adonner à la boisson) như là một phương tiện giúp cho mối quan hệ
và hiếu khách, và phục vụ như một người bạn đồng hành vững chắc vào những dịp đặc
biệt. “Vô tửu bất thành lễ”, tôi tin rằng nó được dịch là “không có chất cồn,
thì các nghi thức mất đi đặc tính của nó”. “Không say, không về” (có cái gì đó
dọc theo dòng chữ “không say rượu, không về nhà”) tôi được cho biết nó vẫn là một
thành ngữ phổ biến, dành cho những người trong giai đoạn miệt mài trong một chầu
rượu say bí tỉ.
Mặc dù nhúng nhẹ ngón chân của tôi vào vùng nước mặn
của nhân chủng học, tôi đã nghĩ từ lâu (có thể đúng hoặc không đúng) rằng một
người có thể nói nhiều về bình đẳng giới trong một xã hội bằng cái nhìn, và vô
số, về phụ nữ uống rượu nơi công cộng. Một du khách chỉ ra ngoài vào một đêm ở
Việt Nam thì không thể biết hết, nhưng nhận thấy sự đa dạng như thế, đặc biệt
khi so sánh với nước láng giềng Campuchia, nơi hiếm thấy hơn.
Nhưng ngày nay, rượu có một tầm quan trọng chính trị
rõ ràng hơn. Nhà sản xuất rượu bia chính ở Việt Nam, Tổng công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nhà sản xuất bia hàng đầu của đất nước và Tổng
công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), là doanh nghiệp nhà nước
trong một thời gian dài, bảo đảm doanh thu đủ cho Đảng Cộng sản. Thị trường bia
của cả nước năm ngoái có trị giá khoảng 6,5 tỷ đô la.
Tuy nhiên, bây giờ Đảng đã quyết định bán những cổ
phần đáng kể của các công ty này, một phần trong kế hoạch của họ để tách ra khỏi
toàn bộ hoặc một phần từ 375 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2020. Tháng này đã
bán phần lớn cổ phần của Sabeco, được cho là đợt phát hành cổ phiếu cho công
chúng (IPO) lớn nhất của một DNNN trong lịch sử Việt Nam. Mặc dù có sự quan tâm
của một số công ty quốc tế lớn khác, nhưng Thai Beverage, do nhà tài phiệt
Charoen Sirivadhanabhakdi quản lý, là nhà đầu tư duy nhất, chiếm 54% cổ phần với
giá 4,8 tỷ USD, hầu hết số tiền này sẽ được đưa vào quỹ của chính phủ. Chính phủ
cũng có kế hoạch bán một lượng lớn cổ phần của Habeco vào đầu năm tới.
Reuters cho biết hồi tháng trước, trước khi có tin
bán: “Việc bán Sabeco có thể cung cấp một kế hoạch chi tiết để tư nhân
hóa các công ty khác mà Hà Nội đang xem xét như là một phần của cải cách kinh tế
rộng lớn hơn”. Nó đã không hoàn toàn diễn ra đúng như kế hoạch. Có những kỳ
vọng rằng các công ty lớn của Nhật Bản và châu Âu sẽ đầu tư, nhưng họ đã bị cản
trở bởi mức giá 14,09 USD trên mỗi cổ phần mà chính phủ định giá.
Tuy nhiên, việc bán Sabeco chỉ có thể được coi là
thành công của Đảng. Ngày nay, họ bị thiếu nợ nần và không có đủ vốn để tài trợ
cho các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết để giữ cho nền kinh tế ngày càng phát triển,
và quan trọng hơn đối với đảng viên, duy trì một số tính hợp pháp cho Đảng
trong mắt công chúng, những người đang ngày càng tò mò (và quan trọng) về mục
đích của họ ngày hôm nay. Như vậy, 4,8 tỷ USD có được từ việc bán Sabeco có thể
chứng minh công cụ [để đem lại lợi ích gì].
Thật vậy, không giống như các nhà cai trị trong quá
khứ của Việt Nam, Đảng Cộng sản không có ý muốn hạn chế tình trạng say xỉn của
công dân, cũng không kiểm soát thị trường rượu bằng biện pháp áp bức. Có lẽ lịch
sử đã dạy cho họ nên bỏ mặc chuyện rượu chè, để nó không khuấy động tinh thần của
người dân vốn đã bị đàn áp. Mục tiêu duy nhất của Đảng cho thấy, họ kiếm tiền từ
đó.
©
Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt
No comments:
Post a Comment