Tin
trong nước
Tin Biển Đông
Trang Một Thế Giới đưa tin: Cuốn sách lịch sử
với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông. Cuốn sách “Bước thịnh suy
của các triều đại phong kiến Trung Quốc”, của NXB Văn hóa Thông tin, có 3 tập,
trong đó tập 3 đã đưa ra những chi tiết sai sự thật về chủ quyền trên Biển
Đông, rằng thời nhà Thanh đã làm chủ vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Tác giả khẳng định: “Các bằng chứng lịch sử về chủ
quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như lãnh hải trên Biển Đông rất
rõ ràng. Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng phải hiểu điều đó. Phải chăng người
dịch bộ sách lịch sử do ông Cát Kiếm Hùng (người Trung Quốc) làm chủ
biên không hiểu cái gọi là “Nam Sa” là cách người Trung Quốc chỉ quần đảo Trường
Sa, không hiểu cái gọi là “các đảo Nam Hải” là để chỉ các đảo ở Biển Đông?”
Về cuộc tranh đấu của các ngư dân ở Indonesia, báo
Người Lao Động đưa tin: 5 thuyền trưởng ở Indonesia cam kết ngừng tuyệt thực.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Cán bộ ĐSQ đang công tác tại Natuna vừa kết
hợp thăm hỏi, động viên và nhận được cam kết của 5 thuyền trưởng sẽ ngừng tuyệt
thực phản đối, vừa làm việc với các cơ quan chức năng Indonesia đề nghị họ có
các biện pháp theo dõi đặc biệt đối với các ngư dân này“.
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia (thứ hai từ
trái qua) cùng cán bộ Viện Công tố Indonesia và 5 thuyền trưởng. Ảnh: ĐSQ cung
cấp cho báo NLĐ.
Dự án có bàn tay Trung Quốc
BBC tiếp tục khoét sâu vào “trái đắng” với bài: Đường sắt
Cát Linh-Hà Đông: Nợ cao mà chậm? Theo bài viết, phía Việt Nam
thiệt đơn thiệt kép trong bài toán: vay nợ – chậm tiến độ – đội vốn – vay thêm
– trả lãi tổng. Bài viết có đoạn, “mỗi ngày dự án phải trả lãi 1,2 tỷ đồng
tiền vay của Trung Quốc, đưa số tiền trả lãi sau một năm đã là 396 tỷ đồng,
sau ba năm đội lên tới 1296 tỷ đồng”.
Bài viết cũng cho biết thêm, Bộ GTVT Việt Nam đã “phải
chấp nhận” cho lùi tiến độ dự án sang năm 2018 mà chưa biết thời điểm chính thức
vận hành. Với những chiêu trò “ma cô” của Trung Quốc thì dự án thất bại toàn diện
này không biết sẽ còn ngốn bao nhiêu ngân sách quốc gia.
Trang The Leader đưa tin: Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung
Quốc. Ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho
biết, “nguyên nhân chính làm chậm tiến độ của Dự án trong năm nay, do vướng
mắc liên quan đến Hiệp định vay vốn bổ sung 250 triệu USD, Hiệp định vay vốn bổ
sung được Bộ Tài chính và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (CEB) ký kết
ngày 11/5/2017“, cho nên ban quản lý dự án đề nghị Bộ Giao thông Vận tải “làm
việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thúc đẩy CEB sớm có thông báo Hiệp
định có hiệu lực để sớm triển khai công tác giải ngân cho Dự án”.
Mời đọc thêm: Bộ trưởng Giao thông chấp nhận lùi tiến độ đường sắt Cát
Linh – Hà Đông (TP/ CafeF). – Bộ GTVT yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc cam kết về đường sắt
Cát Linh – Hà Đông (DT). – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: 9 tàu đã về nhưng dự án vẫn kẹt
vì chờ… tiền (TP). – Sáng kiến Vành đai, con đường: Những mô hình hợp tác mới của
Trung Quốc (TBKTSG).
Công cuộc đốt lò của bác Tổng
Một bài nghiên cứu của học giả Bill Hayton, trên
trang Jane’s 360 về công cuộc đốt lò, có tên chống tham nhũng: Cựu lãnh đạo rơi đài khi chiếc xe chống tham nhũng lăn bánh.
Bài viết đưa ra biểu đồ thú vị, cho thấy tương quan lực lượng của các mạng nhện
quan chức ở Việt Nam, với các ô đỏ là thái tử đảng, ô xanh dương là những người
trung thành với hệ thống và ô xanh lá cây là các quan chức cát cứ địa phương.
Nguồn: IHS Markit/ Jane’s 360.
Quanh chuyện đốt lò, nhà báo Phạm Đoan Trang có bài
phân tích: Chống tham nhũng hay “bắt con sóc bỏ vào lọ”?Theo bà
Trang: “Dù gì đi nữa, ông ta cũng là một đảng trưởng tốt, thực tâm lo lắng
cho sự tồn vong của cái đảng của ông ta. Việc ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú
Trọng cho dù vì mục đích gì thì nó cũng có phần hướng tới việc bảo vệ chút uy
tín đã quá nát của đảng Cộng sản”.
Còn LS Đào Tăng Dực có bài: Trị Quốc và mưu kế chính trị của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Tác giả đã “đấm thẳng mặt” người đốt lò. Bài viết có đoạn: “Nguyễn Phú Trọng
hoàn toàn tuân thủ truyền thống của các bật đàn anh cộng sản như Lê Nin,
Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và Hồ Chí Minh qua sự cai trị nhân dân bằng
những mưu thần chước quỷ”.
“Nhôm” tiếp tục nóng sau khi thoát khỏi
miệng lò
Với việc thoát khỏi miệng lò đang cháy hừng hực, ông
Vũ “nhôm” tiếp tục khiến bác Tổng bẽ mặt lần này, có thể so sánh với vụ Trịnh
Xuân Thanh. Báo Thanh Niên có bài: Việc điều tra Vũ ‘nhôm’ tiến hành đã lâu, sao vẫn để ông Vũ biến
mất. Bài viết xoay quanh câu hỏi: Tại sao chuẩn bị điều tra, tiến hành
xác minh đã lâu nhưng vẫn để Vũ “nhôm” lặn mất tăm?
Phía công an Đà Nẵng đã ngay lập tức chối bỏ trách
nhiệm, “đại tá Trần Đình Liên, Phó giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, giải thích
chủ trì vụ án này là Bộ Công an nên Công an TP. Đà Nẵng chỉ là đơn vị phối hợp”, tức
là quả bóng do Bộ Công an kiểm soát. Còn LS Nguyễn Lê Vũ, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng,
cho rằng, “từ khi có quyết định khởi tố bị can mới áp dụng các biện pháp
ngăn chặn như cấm rời khỏi nơi cư trú hoặc tạm giam, còn trước đó đối tượng vẫn
được đảm bảo đầy đủ các quyền tự do cư trú, đi lại, không bị quản lý”.
Nhưng câu chuyện “nhôm” còn phức tạp hơn những gì
người dân tưởng khi báo chí đã vô tình hoặc cố ý chĩa mũi dùi vào ông Nguyễn
Xuân Anh. Trên Dân Việt có 2 bài viết rất đáng quan tâm đó là: “Ai tuồn hồ sơ Chủ tịch Đà Nẵng ra ngoài?” – câu hỏi còn bỏ ngỏ và
bài: Làm rõ ai “chống lưng” cho Vũ “nhôm”, Út “trọc”!
Cả hai bài viết đều thấp thoáng bóng của ông Nguyễn
Xuân Anh, đặc biệt bài viết thứ 2 có bức hình minh họa “tay trong tay” giữa Vũ
“nhôm” và ông Nguyễn Xuân Anh. Bài viết thứ nhất lại đưa ra chi tiết “Vũ
“nhôm” từng dọa bứng ông Thơ khỏi ghế Chủ tịch!?”. Xin lưu ý, trước
đó đã rộ lên chuyện đấu đá giữa cựu Bí thư Xuân Anh và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ của
Đà Nẵng.
Ông Vũ “nhôm” trong một lần đi cùng ông Nguyễn Xuân
Anh (doanh nghiệp của ông Vũ nhôm từng tặng xe cho Thành ủy Đà Nẵng để ông Nguyễn
Xuân Anh sử dụng và cho ông Xuân Anh dùng 2 căn nhà). Ảnh: Dân Việt
Báo Dân Trí có bài: Đại tá Lê Công Thạnh: Tại sao để Vũ ‘nhôm’ trốn mất? Cựu
sĩ quan quân đội Lê Công Thạnh nêu nhiều câu hỏi với báo Dân Trí: “Phan Văn
Anh Vũ đi lúc nào? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ
‘nhôm’ như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất? Có vấn đề gì ở
đây không?”.
Ông Thạnh cũng nhắc lại chuyện ông có nghe tin Vũ
“nhôm” từng đe dọa ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP: “Tôi sẽ cho ông nghỉ
việc” khi chính quyền Đà Nẵng không đồng ý cho Vũ thực hiện một dự án nào
đó. Rõ ràng là Vũ “nhôm” không chỉ thao túng kinh tế mà còn thao túng cả chính
quyền Đà Nẵng? Nếu đúng như vậy thì xử lý như thế nào?”.
Ông Lê Công Thạnh cũng có trả lời báo Người Lao Động
qua bài: Đại tá Lê Công Thạnh: Có thể Vũ “nhôm” móc nối với người nắm
tài liệu mật. Ông Thạnh nêu ý kiến, “có thể Vũ dùng thế
lực sẵn có của mình để móc nối với những người nắm giữ tài liệu mật sau đó tuồn
ra ngoài. Nghe nói quá trình xét nhà, công an đã thu giữ các tài liệu này”.
Trang Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Hậu Trịnh Xuân Thanh là ông Đinh La Thăng, hậu Vũ “nhôm” là
ai? ĐBQH Phạm Văn Hòa nêu ý kiến: “Dư luận có quyền đặt nghi ngờ
về động cơ sắp xếp cho Vũ ‘nhôm’ mất tích để chờ vụ việc chìm xuồng. Vì nếu bắt
được Vũ ‘nhôm’ chắc chắn lời khai của đối tượng này sẽ bất lợi với một số cá
nhân, thậm chí là lãnh đạo, giữ các chức vụ chủ chốt quan trọng của TP Đà Nẵng,
thậm chí ở cấp cao hơn.
Nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh, hậu Trịnh Xuân Thanh
là ông Đinh La Thăng, vậy hậu Vũ ‘nhôm’ sẽ là những ai? Tôi tin rằng, qua nhiều
vụ án trước đó như vụ Trịnh Xuân Thanh là điển hình, cơ quan công an sẽ tìm ra
người chống lưng Vũ “nhôm” trong thời gian sớm nhất”.
Vũ “nhôm” đã dùng sim điện thoại đánh lừa an ninh Việt Nam để
trốn thoát ra sao? là tiêu đề bài viết
trên trang Thời Báo, một tờ báo của người Việt ở Đức. Những tình tiết trốn
thoát của Vũ “nhôm” trong bài viết ly kỳ như một bộ phim hành động của một thượng tá công an, mà tân Bí thư Trương
Quang Nghĩa xác nhận.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nêu ra nhiều chuyện tréo
nghoe quanh nhân vật Vũ “nhôm”: Chuyện Vũ Nhôm. Ông Chênh đặt ra câu hỏi, “ngồi
ngẫm nghĩ kỹ lại thì nên bắt Vũ Nhôm vì tội gì?”. Theo ông Chênh,
không thể khởi tố ông Vũ với lý do thâu tóm đất vàng vì đó là lỗi của bên bán
(cơ quan đảng/ công quyền Đà Nẵng), cũng rất khó kết tội ông Vũ hối lộ quan chức
vì cần bằng chứng. Và thật dễ dàng giải thích lý do ông Vũ bị truy nã về tội “Cố
ý làm lộ bí mật nhà nước”, khi ông là thượng tá công an.
Mời đọc thêm: Khi cảnh sát khám nhà, vợ con Vũ ‘nhôm’ không có mặt (Zing).
– Các đơn vị tại Đà Nẵng đã nhận quyết định và triển khai truy nã
Vũ “nhôm” (LĐ). – Vũ “nhôm” bỏ trốn – đằng sau một doanh nhân thành đạt(DV).
– NÓI THẲNG: Gọi Vũ “nhôm” là “hèn đại gia”!(NLĐ).
– Đường kinh doanh bí hiểm của đại gia Vũ ‘Nhôm’(VNE).
– Chân dung kẻ truy nã NÃ (Dân Luận).
– Vũ “nhôm” sẽ làm gì với danh sách mạng lưới tình báo viên Việt
Nam? (Thời Báo). – Út ‘trọc’ Đinh Ngọc Hệ không còn là người đại diện pháp luật của
Công ty Thái Sơn — Từ kinh doanh nhôm kính, Vũ ‘nhôm’ vươn vòi thành đại gia ra
sao? (VTC). – Vũ “nhôm” bỏ trốn, vụ án sẽ kéo dài(NLĐ).
Khúc củi Đinh La Thăng
Trang Zing có đồ họa, nói vai trò ông Đinh La Thăng trong 2 vụ án ngành dầu khí:
Zing.vn
Báo Thanh Niên nêu vấn đề: ‘Thần tốc’ kết luận điều tra vụ ông Đinh La Thăng có phạm luật? Về
một vụ trọng án, nhưng cơ quan an ninh điều tra làm việc chỉ 12 ngày thì kết
thúc, LS Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn luật sư TP.HCM, nói: “Hy vọng, các vụ án
hình sự khác cũng được cơ quan điều tra kết thúc điều tra một cách nhanh chóng,
đúng pháp luật và trước thời hạn quy định. Điều đó sẽ góp phần giảm thiệt hại
cho các tổ chức, cá nhân liên quan và tăng tính thực thi của pháp luật“.
Mời đọc thêm: Ông Đinh La Thăng đã bố trí “người cũ” từ Công ty Sông Đà
vào PVC như thế nào? (Tin Mới). – Tiêu điểm tuần qua: Hai lần đề nghị truy tố ông Đinh La
Thăng(KTĐT).
Các thanh củi khác
Báo Thanh Niên cho thấy có dấu hiệu khúc củi mục mà
bác Tổng có thể cho vào lò: Nhà máy nợ chồng nợ, sếp xây biệt phủ sai phép. Theo
bài viết, trái với thảm cảnh đống sắt vụn, đống nợ hàng nghìn tỷ tại Tisco là
biệt phủ nghênh ngang không phép của ông Trần Văn Khâm: chủ tịch, tổng giám đốc,
Bí thư Đảng ủy Tisco.
Trái ngược với “không khí nô nức đốt lò” bên dầu
khí, hóa chất, sắt thép, cao su… tức là bên kinh tế, thì không khí chặt củi,
tìm củi để cụ Tổng đút lò bên phía đảng lại rất kém cỏi và ảm đạm. Hàng loạt
thanh củi mục, củi khô, củi tươi như chị em Trà – Quý ở Yên Bái, Nguyễn Nhân
Chiến, Bí thư Bắc Ninh hay Trịnh Văn Chiến, Bí thư Thanh Hóa… vẫn chưa thấy bị
đút vào lò. Tất cả các khúc củi này đều cần thiêu trong lò, nhưng có vẻ bác Tổng
sợ đốt sẽ cháy luôn cả nhà vì, đó là những “rường cột của đảng”?
Nhờ đạo văn, lên chức Phó Hiệu trưởng
ĐH
Trang Giáo Dục VN đưa tin: Phó Hiệu trưởng chép cả văn bản của Thủ tướng để trở thành
tiến sĩ. Bài viết nói về ông Trần Hoàng Long, hiện là Phó Hiệu trưởng
trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật và Công nghiệp Hà Nội, thuộc Bộ Công thương
Trong luận án tiến sĩ của mình, ông Long đã chôm văn bản của Thủ tướng và chôm
cả 12 trang luận án tiến sĩ của một người Lào là ông Phongtisouk
Siphomthaviboun, làm của mình, chỉ thay tên nước Lào thành Việt Nam.
Hồi tháng 10, trang Nông Nghiệp VN và Thời báo Doanh
nhân đã từng có bài viết về vụ ông Long đạo văn ở nhiều nơi khác nhau, nhưng
bài gốc đã bị gỡ bỏ: Chép bài giỏi, đạo văn hay cũng thành tiến sĩ, quả là mối
lo! Bài viết cho biết, đầu năm 2012, ông Trần Hoàng Long còn là
Trưởng phòng Đào tạo của của trường ĐH Kinh tế KT & CN, bảo vệ luận án tiến
sĩ.
Luận án của ông Long đã chôm chĩa khắp nơi, trong đó
ông ăn cắp vài trang sách “Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương” của GSTS Bùi Xuân
Lưu, làm của mình. Mời đọc lại 208 trang luận án chôm chĩa của tiến sĩ dỏm Trần
Hoàng Long, đăng trên Thư viện Quốc gia VN: Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
Mặc dù bị phát hiện đạo văn, nhưng ông Trần Hoàng
Long vẫn trở thành tiến sĩ, vẫn bò lên cái chức Phó Hiệu trưởng và đã từng rao
giảng đạo đức trước 17.000 sinh viên về sự nghiệp giáo dục “trồng người” tại buổi
lễ khai giảng ngày 11/9/2017 ở trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật và Công nghiệp Hà Nội. Trên website trường này vẫn còn thấy các bài viết
trân trọng gọi ông là “TS Trần Hoàng Long – Phó Hiệu trưởng“. Bằng tiến sĩ của
ông vẫn chưa bị hủy, chức Phó Hiệu trưởng vẫn chưa bị lột!
Mời đọc lại các bài viết về ông Trần Hoàng
Long: Chuyện buồn từ một luận án tiến sĩ (GD&TĐ).
– “Tiến sĩ giấy” – mối lo lớn (QĐND). – Quyết định Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, về ông Trần Hoàng Long (ĐHKT
KT&CN).
Quảng Bình: Xe công dự tiệc cưới con
lãnh đạo
Báo Người Lao Động đưa tin: Hàng chục xe biển xanh dự tiệc cưới con trai lãnh đạo tỉnh
Quảng Bình. Phóng viên báo NLĐ cho biết, ngày 23/12, có hàng chục chiếc
xe ô tô biển số xanh ở Quảng Bình xuất hiện tại tiệc cưới con trai của một vị
lãnh đạo tỉnh này, tổ chức tại nhà hàng Tân Trường Xanh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình.
Tác giả viết: “Theo chứng kiến, xen lẫn với nhiều
ô tô hạng sang biển trắng là hàng chục các xe công biển xanh vô tư đậu đỗ ra đường
trông rất phản cảm. Đến khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, khi tiệc cưới tan nhiều xe
biển xanh rời đám cưới để trở về công sở“.
Tảo nở hoa gây chết cá!
Trong lúc dư luận đang sôi sục không khí đốt lò, tâm
lý tò mò chờ củi mới vào lò thì trên Tuổi Trẻ âm thầm xuất hiện bài: Tảo nở hoa gây chết cá hàng loạt ở vịnh Vân Phong.
Theo bài viết, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại vịnh Vân Phong từ cuối
tháng 11/2017, đến nay nguyên nhân mới được kết luận là do “tảo nở hoa”!
Quanh vịnh Vân Phong đang hình thành Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong với nhiều công
trình, nhà máy, cảng… đang được xây dựng. Tảo nở hoa cũng được các cơ quan chức
năng “áp đặt” cho thảm họa Formosa lúc ban đầu và sau này là hàng loạt các vụ hải
sản chết dọc từ Bắc vào Nam.
Bão Tembin
Truyền thông trong nước đưa tin: Bão Tembin “cấp thảm họa” chính thức vào biển Đông, thành cơn
bão số 16 trong năm 2017. Cơn bão này sau khi càn quét Philippines, giết
chết hơn 100 người và gây ra thiệt hại lớn về tài sản, hiện đang tiến thẳng vào
Biển Đông và hướng đến Nam Bộ của Việt Nam.
Trước những diễn biến của bão cấp thảm họa đe dọa Nam Bộ, nhà chức trách Việt Nam
và các địa phương đang dự kiến sơ tán gần 1 triệu dân, miền Tây ráo riết ứng phó bão
Tembin, thông tin này được báo Tuổi Trẻ phát đi hôm 23/12. Theo các
chuyên gia thời tiết, khí tượng, cứ khoảng 104 năm thì mới có một cơn bão lớn đổ
vào Nam Bộ, như “trận bão năm Thìn”, năm 1904 đổ bộ vào Nam Bộ cách đây 113
năm, nhiều khả năng cơn bão Tembin sẽ đổ bộ vào khu vực Nam Bộ trong năm nay.
Mời đọc thêm các tin khác về bão Tembin: Bão số 16: TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi (VNN).
– Bà Rịa – Vũng Tàu: Dự kiến di dời 78.000 dân để tránh bão
Tembin (NĐT). – TP.HCM lệnh ‘cấm biển’, sẵn sàng sơ tán hơn 5.000 dân tránh bão
Tembin (TN). – Hải quân bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền tránh bão Tembin – Đồng bằng sông Cửu Long sẽ sơ tán hơn 500.000 hộ dân tránh bão
số 16(VOV). – 133 người chết, hàng chục người mất tích vì bão ở Philippines (VOA).
Thêm các tin trong nước đáng chú ý: Căng thẳng Công giáo 2017: “Lỗi do chính quyền!” (RFA).
– Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho lãnh đạo – Người lãnh đạo phải giữ cốt cách tốt (PLO).
– Tổng bí thư: Lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với
thực tiễn – ‘Chính phủ hành động, Tổ tư vấn cũng phải hành động’ (VNN).
– Thu hút gần 36 tỉ đô la vốn ngoại năm 2017 (TBKTSG).
– Chiến dịch dẹp vỉa hè ở TP.HCM thất bại thảm hại: Chuyên gia lý
giải nguyên nhân (VTC).
Tin
quốc tế
Quả bom Bắc Hàn
Cuối cùng, nghị quyết gia tăng trừng phạt Bắc Hàn
cũng được 15 nước thuộc HĐBA thông qua. RFI có bài về sự kiện này: Dầu lửa và lao động: HĐBA nhất trí siết chặt trừng phạt Bình
Nhưỡng. Toàn bộ 15 nước đã bỏ phiếu đồng ý gia tăng trừng phạt, gồm cả
những nước được coi là “anh hai” của chế độ Bắc Hàn như Trung Quốc và Nga.
Sự trừng phạt lần này tập trung vào 2 lĩnh vực: Dầu
lửa và lao động Triều Tiên ở nước ngoài. Theo nghị quyết, lượng dầu mỏ nhập vào
Triều Tiên sẽ bị cắt giảm đến 90%, còn những lao động làm thuê ở nước ngoài kiếm
ngoại tệ cho Triều Tiên sẽ phải bị trả về trong vòng 24 tháng.
Trang Vietnam Finance đưa tin: Triều Tiên dọa hủy diệt ‘nước Mỹ thu nhỏ’ trong lòng Hàn Quốc.
Bất chấp sự nghèo đói và cô lập ngày càng gia tăng, mức độ hiếu chiến và liều
lĩnh của quốc gia tách biệt với thế giới này vẫn không ngừng gia tăng. Trích
bài viết: “Quan chức quân đội Triều Tiên tuyên từng tuyên bố nếu Mỹ vẫn theo
đuổi chính sách đối đầu quân sự bất chấp những lời cảnh báo của Triều Tiên thì
họ không thể tránh được một kết cục bi thảm”.
Trong một diễn biến khác, báo Người Lao Động có
bài: LHQ ra lệnh trừng phạt mới, Trung Quốc bỏ rơi Triều Tiên? Đại
sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley khẳng định “gửi một thông điệp rõ ràng đến
Bình Nhưỡng rằng nếu họ tiếp tục khiêu khích, họ sẽ bị trừng phạt và cô lập“.
Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao Trung Quốc “bỏ rơi” Bắc
Hàn, đứa em cũng là quân bài của họ như? Để đổi lấy một lợi ích khác hay chính
Bắc Kinh cũng “ớn” thằng em láng giềng, mỗi khi hết gạo nuôi quân lại mang hỏa
tiễn ra bắn, làm cho thằng anh cũng “teo”?
Mời đọc thêm: Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên (VTV).
– Putin đưa rồng lửa S-400 đến Viễn Đông vì lo ngại xung đột Triều
Tiên — Hàn Quốc chi ‘khủng’, bổ sung thêm 20 máy bay tiêm kích F-35A Mỹ (DV).
– Vũ khí Triều Tiên: Từ trò đùa thành nỗi sợ hãi(NLĐ).
– Quốc tế ủng hộ biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên (SGGP)
Chính trường Mỹ
Báo Đất Việt có bài phân tích: Ông Trump giảm thuế, bất công Mỹ gia tăng. Bài báo có
đoạn: “Đảng Dân chủ cho rằng, dự luật cải cách thuế sẽ là món quà cho giới
nhà giàu ở Mỹ và không chỉ cộng thêm 1.500 tỷ USD vào khoản 20.000 tỷ USD nợ
công trong thập niên tới mà còn làm gia tăng cách biệt với tầng lớp thu nhập thấp
nghèo khó”.
Trong khi đó, những người bên đảng Cộng hòa ủng hộ dự
luật, lại cho rằng, “việc giảm thuế sẽ tăng sản xuất và kích thích tăng trưởng.
Đây chính là ước mong của Tổng thống Trump để chỉnh sửa hiện tượng mà kinh tế học
gọi là ‘cơ cấu đòn bẩy’ (incentive structure)”.
Tòa án liên tiếp chặn sắc lệnh của ông Trump, là tựa đề bài viết trên báo Người Lao Động. “Tòa án Phúc thẩm Liên
bang Khu vực 9 ở San Francisco hôm 22-12 tuyên bố sắc lệnh nhập cư mới nhất của
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục phạm luật”.
Bài viết cho biết, trước đó sắc lệnh nhập cư phiên bản
3 của ông Trump đã bị “Tòa án Tối cao Mỹ đã cho phép áp dụng tạm thời toàn bộ
sắc lệnh“, nhưng đến nay Tòa án Phúc thẩm Liên bang ở San Francisco vẫn
chưa đồng ý. Đọc xong tin này người Việt Nam lại ngán ngẩm hệ thống tư pháp
đang đi lộn đầu hay nhiều người gọi là “lộn giống” của Việt Nam hiện nay.
Mời đọc thêm: Cựu lính thủy đánh bộ âm mưu tấn công khủng bố California dịp
Giáng sinh bị bắt (TN). – Trump: ‘Thế giới muốn hòa bình, không phải chết chóc’ (VNE).
– Sau Tết Tây, Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết chuyện di trú(VOA).
Mỹ và Thế giới
Mỹ gia tăng vũ khí sát thương cho quân đội Ucraine,
RFI đưa tin: Mỹ gia tăng trợ giúp Ukraina vũ khí tự vệ. Chính phủ Mỹ
quyết định gia tăng cung cấp cho Kiev nhiều phương tiện tự vệ nặng ký hơn để “giúp
Ukraina xây dựng nền quốc phòng về dài hạn, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, chống lại mọi can thiệp trong tương lai”. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng
nhấn mạnh “các trợ giúp của Mỹ hoàn toàn mang tính phòng thủ“.
Liên quan đến việc ông Donald Trump đe dọa cắt viện
trợ các nước chống lại việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, báo Người
Lao Động có bài: Dọa cắt viện trợ, ông Trump đối mặt chỉ trích “mua chuộc ngoại
giao”. Bài báo trích dẫn lời nhà phân tích Phil Mudd: “Đây là mua
chuộc ngoại giao. Chúng ta đang nói với người khác rằng nếu các bạn không bỏ
phiếu theo chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp tiền cho các bạn“.
Mời đọc thêm: Ukraine cảm ơn Mỹ cung cấp vũ khí sát thương (VOA).
– Mỹ bán vũ khí sát thương cho Ukraine, nguy cơ chọc giận Nga (Zing).
– Israel nói một số nước cân nhắc dời sứ quán đến Jerusalem (VNE).
Tin Trung Quốc
BBC đưa tin: TQ: Cặp vợ
chồng nghệ sỹ Pháp ‘bặt vô âm tín’. Đó là cặp vợ chồng Hu Jiamin và
Marine Brossard, đều mang quốc tịch Pháp. Bài báo tường thuật “Cặp vợ chồng
này đã bị các sĩ quan mặc thường phục tách ra và kéo đi” và “Nhà chức
trách Trung Quốc nói họ không có thông tin gì về cặp vợ chồng, trong khi Đại sứ
quán Pháp từ chối bình luận”.
Cặp vợ chồng Hu Jiamin và Marine Brossard đã vẽ một
bức tranh tường để tưởng nhớ ông Lưu Hiểu Ba, là người từng đoạt giải Nobel Hòa
Bình năm 2010. Ông cũng bị nhà cầm quyền Bắc Kinh kết án tù 11 năm tù về “tội lật
đổ” và đã qua đời cách đây vài tháng sau khi bị Bắc Kinh đưa về nhà vì căn bệnh
ung thư giai đoạn cuối.
Trang Zing đưa tin: Nga bàn giao tiếp 10 chiếc Su-35 cho Trung Quốc. Tác
giả cho biết, ngày 22/12 Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc 10 máy bay Su-35
trong một hợp đồng ký năm 2015. Cũng theo bài viết, trước đó năm 2016 Trung Quốc
đã nhận 4 chiếc Su-35 từ hợp đồng đã ký và 10 chiếc nữa sẽ được Nga giao trong
năm 2018.
Cũng cần nói thêm rằng, mối quan hệ mua bán vũ khí của
Nga và Trung Quốc là mối quan hệ khá kỳ lạ. Phía Nga biết và liên tục tố cáo Bắc
Kinh sao chép, ăn cắp công nghệ trong tất cả các món hàng vũ khí mới mà Nga
bán, nhưng Nga không thể ngưng vai trò “lái buôn vũ khí” vì ngân sách quốc gia
luôn trong tình trạng “đói rách”, nên bán cho Trung Quốc thì tiền khỏi phải lo.
Mời đọc thêm tin về TQ: Trung Quốc cảnh báo đảng viên ‘sai đường lối’ (VOA).
– Lực lượng đặc biệt bí mật của quân đội Trung Quốc (DV).
– Trung Quốc : Tưởng nhớ Lưu Hiểu Ba, một người Pháp « mất
tích » — Lưu trữ Anh : Quân đội Trung Quốc thảm sát 10.000 người trong vụ
Thiên An Môn (RFI).
Tin nước Nga – Ukraine: Nga
lại giảm chi quốc phòng: Bản lĩnh hay thiếu tiền? (BĐV). – Nga và Ukraine đều tuyên bố giành ưu thế trong vụ kiện năng lượng (BNews).
– Bị đội quân hùng hậu của NATO siết quanh biên giới, Nga “nổi trận
lôi đình” (VnMedia). – Merkel, Macron: không có giải pháp nào khác về đông Ukraine (VOA).
Thêm các tin quốc tế khác: Thủ tướng Rahoy mong muốn “một kỷ nguyên mới dựa vào đối thoại”
tại Catalonia(KTĐT). – Tây Ban Nha khởi tố thêm 6 lãnh đạo phe đòi Catalunya độc lập (RFI).
– Israel sẽ gửi tuyên bố chính thức rời UNESCO sau Giáng sinh (TT).
– 3 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng ở Kashmir (VOA).
– Rumani: Công luận lên án cải cách đe dọa độc lập tư pháp (RFI).
– Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất cải cách HĐBA LHQ (BNews).
No comments:
Post a Comment