Tập đoàn cai trị sẽ đưa blogger Mẹ Nấm ra xử phúc thẩm
vào ngày 30/11/2017. Mẹ Nấm bị bắt giam vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 vì đã có
những hoạt động dân sự, biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, phản đối Formosa,
làm phóng sự và viết blog trình bày những tắc trách và gian dối của nhà cầm quyền
trong việc giải quyết vấn nạn cá chết tại miền Trung...
Vì những hoạt động vì nước vì dân này, chị đã bị nhà
cầm quyền quy chụp "tội tuyên truyền chống phá nhà nước" và tuyên án
bỏ tù chị 10 năm trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 29/06/2017.
Trong phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã
dũng cảm tuyên bố: "Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố
gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn
sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự
hào vì con. Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia
chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do
và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền
tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng
và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất
nước tươi đẹp hơn."
Trong nhà tù, ngày 3/7/2017, Mẹ Nấm đã kháng cáo, phủ
nhận toàn bộ bản án sơ thẩm và những quy kết của nhà cầm quyền đối với cô. Khi
được gặp mẹ và con, chị vẫn kiên cường và nhắn gửi người thân cùng bạn
bè: "Mẹ ơi, con ý thức được việc làm của con. Mẹ đừng lo lắng quá
cho con. Con rất nhớ mọi người, con gửi lời thăm tất cả bạn bè thân yêu."
Các cai tù đã trả thù bằng cách cấm không cho chị nhận
thuốc từ gia đình khi chị bị bệnh và những ngón tay bị co quắp.
Việc đưa blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xử
xảy ra sau khi APEC chấm dứt với những thương thảo Việt - Tàu và sự kiện bà
Melania Trump tẩy chay không có mặt tại nước chủ nhà Việt Nam trong thời gian
APEC diễn ra.
Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những
sáng lập viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam và là một trong những điều hợp viên
cho những chiến dịch nhân quyền như Dã ngoại Nhân quyền, Lời kêu gọi Công dân Tự
do, Chúng tôi muốn biết, We Are One của MLBVN.
Chị được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải
Hellman Hammett năm 2010, một giải thưởng dành cho những blogger bảo vệ tự do
ngôn luận. Năm 2015, tổ chức Civil Rights Defenders của Thụy Điển trao Giải thưởng
cao quý Người của Năm 2015 cho Mẹ Nấm. Năm 2016, Mạng Lưới Blogger Việt Nam do
Mẹ Nấm là người điều hợp và thành viên chủ chốt đã nhận giải thưởng Nhân quyền
Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao tặng vì các thành tích tranh đấu
cho nhân quyền. Vào tháng Ba năm 2017 chị được Bộ Ngoại giao và Đệ nhất phu
nhân Hoa Kỳ - bà Melania Trump trao giải thưởng Những Người Phụ nữ Quốc tế Can
đảm. Mới đây nhất, vào đầu tuần tháng 11, chị cũng là một trong những người được
nhận giải nhân quyền từ Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam của năm 2017.
Những luật sư bào chữa cho Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh trong phiên toà phúc thẩm gồm có Ls Nguyễn Hà Luân, Ls Lê văn Luân, Ls Hà
Huy Sơn, Ls Võ An Đôn và Ls Nguyễn Khả Thành. Đây là một phiên toà được cho là
xử công khai nhưng xác suất cao là thân nhân và người dân sẽ bị cấm đoán, đàn
áp nếu tìm cách tham dự như đã xảy ra trong phiên toà sơ thẩm.
15.11.2017
---------------------
việc phản bội lại đất nước đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc là tội danh không thể tha thứ. Những kẻ như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Trần Anh Kim,... đã có những hành vi vi phạm pháp luật về tội tuyên truyền chống Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, xâm phạm đến an ninh quốc gia vì thế việc xét xử bọn họ là hoàn toàn hợp lý. Không một tổ chức nào, quốc gia nào được phép lợi dụng cái thứ gọi là dân chủ, nhân quyền để có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải chịu hình phạt, sự nghiêm trị của pháp luật, không vì bất cứ lý do gì hay sức ép từ ai mà Việt Nam có thể xem nhẹ pháp luật của mình được. Tất cả mọi công dân đều phải tôn thượng pháp luật.
ReplyDelete