RFA
2017-11-02
2017-11-02
Một phóng viên tự do chuyên viết tin bài cho mạng
báo lề trái ‘Tin
Mừng Cho Người Nghèo’, cô Huyền Trang, vào ngày 1 tháng 11 bị hành hung
bởi thành phần lạ mặt sau khi tham dự lễ giỗ cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tại
Nghĩa Trang Lái Thiêu, Bình Dương.
Phóng viên Huyền Trang. Courtesy FB Nguyễn Huyền Tran
Tin cho biết cô Huyền Trang bị một nhóm người xông
vào đánh ngay sau thánh lễ.
Cô kể lại vụ việc với Đài Á Châu Tự Do vào chiều tối
ngày 2 tháng 11 như sau:
“Sau khi kết thúc Lễ của cụ Gioan Baotixita Ngô Đình
Diệm thì tôi cùng các ông thương phế binh trở về Sài Gòn thì khi tôi leo lên được
chiếc xe thì họ cố gắng hết sức họ kéo cánh cửa ra để lôi tôi ra khỏi và ở bên
ngoài họ đã dùng gạch họ đập vào cánh cửa xe họ đã lao lên xe và đánh tới tấp
vào màng tai cũng như vào đầu tôi. Và bác sĩ nói là chấn thương phần mềm
và phải theo dõi , nói chung đã cho thuốc uống rồi.”
Vụ việc đối với phóng viên độc lập Huyền Trang xảy
ra ngay trước Ngày Quốc tế Yêu Cầu Chấm dứt Dung Dưỡng Tội Ác Đối Với Nhà Báo,
2 tháng 11 hằng năm do Liên Hiệp Quốc đề ra.
Theo tổ chức quốc tế này thì trong vòng 11 năm qua
có hơn 900 nhà báo bị giết hại vì đưa tin tức, thông tin đến cho công chúng.
Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên phải thi hành những
biện pháp dứt khoát chống lại sự dung thứ cho những tội ác đối với các phóng
viên.
*
*
Con chân thành cám ơn các Cha, các bác, các cô, các
chú và bạn hữu xa gần đã ân cần thăm hỏi con về sự việc vừa xảy ra chiều nay ở
Nghĩa Trang Lái Thiêu, khi con ra về sau lễ cầu nguyện cho Cố Tổng thống GB.
Ngô Đình Diệm và bào đệ Gc. Ngô Đình Nhu.
Chiều nay, sau Thánh lễ con cùng mọi người ra về, bất
ngờ con bị một nhóm người xông vào đánh con, tuy nhiên nhờ sự trợ giúp của nhiều
người, cách riêng chị Phượng Thịnh và chú tài xế xe nên con đã thoát được lên
xe, tuy nhiên họ vẫn lao vào trong xe và đánh con từ phía sau (vì con ngồi
ghế trước). Hiện nay con bị bầm mắt phải và đau đầu vì họ đấm nhiều lần vào
màng tang của con. Cám ơn bác sĩ Đại đã chăm sóc cho con trong thời gian này.
Bài Tin Mừng hôm nay, Cha Tân (Thọ Hòa) công bố ở
nghĩa trang nói về số phận của những người thiết tha sự công chính, Cha Tân triển
khai rằng muốn sống sự công chính thì không thoát khỏi đau thương thập giá. Con
nhỏ hèn nhiều khiếm khuyết, xin Quý Cha và mọi người thân yêu cầu nguyện, nâng
đỡ con, để con chấp nhận những gian nan và cố gắng tìm kiếm sư công chính trong
cuộc đời con.
Con cám ơn cô Oanh Anna đã thông tin cho cả nhà.
Saigon, ngày 01/11/2017
Anna
Huyền Trang, GNsP
*
*
Paulus Lê Sơn - Tin Mừng Cho Người
Nghèo
Đăng ngày 03.11.2017 - 6:11am
#GNsP –
Đã 5 năm trôi qua, cứ đến ngày lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại được tổ
chức một cách thành kính trang trọng ngay trước phần mộ của ông và gia quyến.
Năm nay cũng vậy, hàng trăm người dân Sài Gòn và từ nhiều nơi đã đổ về nghĩa
trang Lái Thiêu, Bình Dương để cùng thắp nén hương lòng biết ơn và cầu nguyện
cho cố Tổng Thống.
Trái ngược với lòng thành kính nhân văn đó thì hệ thống
an ninh công sản lại sử dụng những mưu hèn kế bẩn, bất nhân bất nghĩa với người
sống cũng như người đã nằm yên trong nấm mồ nhằm ngăn chặn lễ giỗ cụ Diệm.
Ngày 1.11.2017 vừa qua, Thánh lễ giỗ lần thứ 54 cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm tiếp tục được tổ chức trước phần mộ của cố tổng thống. Tuy
nhiên, những hành động phá hoại hạ đẳng lại được tái diễn giống như mọi năm trước.
Cũng theo các Facebooker tham dự lễ giỗ chia sẻ một
đoạn video clip mô tả nhà cầm quyền đã giăng lưới B40 bịt kín các lối vào bên
trong phần mộ, khiến người dân phải chui qua một lỗ nhỏ mới vào được hoặc phải
đi bộ một quãng xa khoảng 1km từ chỗ gửi xe mới vào được phần mộ.
Ở phía ngoài đường thì có một số kẻ cố tình mở loa
đài với công suất lớn nhằm gây ồn ào và nhiễu loạn Thánh lễ.
Năm 2016, năm thứ hai tôi tham dự Thánh lễ giỗ cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm, mắt tôi đã thấy an ninh cộng sản phủ dày đặc nghĩa trang Mạc
Đỉnh Chi, tai tôi đã nghe những lời lẽ không tốt từ phía họ, thậm chí có lúc họ
gây hấn để quấy phá Thánh lễ. Những chiếc máy quay của an ninh từ mọi góc độ có
khi xa có khi gần, có khi lấp ló nơi các phần mộ khác chĩa về phía chúng tôi.
Bắt đầu từ con đường lớn dẫn về phía nghĩa trang Mạc
Đĩnh Chi, cảnh sát giao thông dày đặc, lượt lờ, có những tốp chực chờ bên chiếc
xe chuyên dụng để bắt giữ xe máy mà không cần lý do. Dọc bên vỉa hè quanh khu vực
nghĩa trang, an ninh thường phục có mặt khắp nơi, họ ngồi, họ đứng từng gốc cây
đến các quán nước.
Chuyện 2015, năm đầu tiên tham dự lễ giỗ cụ Diệm sau
khi tôi ra tù. Trong tâm lý vẫn còn có một sự lạ lẫm, khi bước tới nghĩa trang
Mạc Đỉnh Chi, tôi đã thấy rất đông người có mặt sẵn ở đó và họ đều đeo khẩu
trang y tế màu xanh, tôi lấy làm ngạc nhiên hỏi một vài người bạn đi cùng,
“đông người đến tham dự Thánh lễ quá, nhưng sao họ lại đeo khẩu trang?” Bạn tôi
nói: “đó là bọn an ninh cộng sản”.
Đang trong khi Thánh lễ cầu nguyện diễn ra, thì một
đám cháy bùng lên cách chúng tôi chừng khoảng 15 thước. Ngọn lửa đó được phát
cháy từ đám an ninh, chúng đã vơ đống cỏ và phế phẩm gần đó, chất thành đống và
đốt cháy. Thánh lễ vẫn cứ diễn ra sốt sắng, còn một vài thanh niên trẻ nhanh
tay ra dập tắt ngọn lửa thế nhưng vẫn bị chúng ngăn cản, cuối cùng thì đám cháy
đã được dập tắt.
Hàng trăm người tham dự Thánh lễ đứng quây quầy bên
phần mộ cụ Diệm còn vòng ngoài thì an ninh bủa vây, trong khi đó vẫn có kẻ trà
trộn vào chúng tôi để quấy phá. Gần kết thúc Thánh lễ thì tôi bị một tay an
ninh trẻ gây hấn ngay bên cạnh mộ cụ Diệm, người này chửi và định tấn công tôi,
may mắn có mấy người bạn bảo vệ kịp thời.
Tôi thấy lạ, năm nào người cộng sản sử dụng trò hèn
kế bẩn để ngăn chặn, phá hoại Thánh lễ nhưng có ngăn chặn nổi lòng người mỗi
năm đến với cụ Diệm ? Ngược lại năm sau lại đông hơn năm trước. Điều đó há chẳng
người cộng sản còn mải mê trong tăm tối hận thù mà dẫm lên đinh nhọn của sự sai
lầm sao?
Tôi lại nghĩ, hòa hợp hòa giải dân tộc mà cộng sản
rêu rao chỉ để lừa mị Việt Kiều nhằm ăn cắp đô la mà thôi. Việc nghĩa cần làm của
một thể chế cầm quyền là sự tôn trọng đối với người đã khuất.
Việc nhà cầm quyền cộng sản phá hoại, khủng bố Thánh
lễ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm khác gì tư duy và hành động mọi rợ của các chế độ
phong kiến nguyên thủy, chẳng qua là sử dụng những phương thức tinh vi hơn mà
thôi.
02.11.2017
Paulus Lê Sơn
Paulus Lê Sơn
No comments:
Post a Comment