Trọng Thành – RFI
Đăng ngày 17-11-2017
Hội
nghị COP23 tại Bonn, Đức, kết thúc ngày 17/11/2017. COP23 là một hội nghị bàn
giải pháp nhằm thực thi Thỏa thuận Paris, nhằm giới hạn nhiệt độ không quá 2°C.
Các đề xuất của COP23 sẽ được quyết định tại COP24. Thách thức trong năm 2018 sẽ
rất lớn, đặc biệt do Hoa Kỳ chủ trương rời bỏ Thỏa thuận Paris.
Trái đất đang bị hâm nóng. Ảnh minh họa.Reuters
Các nhà đàm phán COP23 đã để lại các đề nghị mà họ
đúc kết được trong hơn 10 ngày làm việc vừa qua, những đề nghị cần thiết để thực
thi thỏa thuận COP21 Paris, kể từ năm 2020, nhằm hạn chế việc Trái đất bị hâm
nóng.
Hai trong số các vấn đề chính là cách tính toán mức
phát thải của mỗi nước, và việc trợ giúp tài chính của các nước giàu cho các nước
nghèo… Hiện tại, mọi vấn đề còn để ngỏ. Các đề nghị của COP23 sẽ được quyết định
tại COP24 (2018), dự tính tổ chức tại Ba Lan.
Các nỗ lực trong năm tới sẽ phải lớn gấp bội. Bởi trong
năm 2017, lượng khí thải CO2 đã gia tăng trở lại, sau ba năm tương đối ổn định,
theo báo động của các nhà khoa học.
Trong vòng một năm tới, hàng loạt hội nghị sẽ được tổ
chức. Các quốc gia sẽ phải nỗ lực đàm phán để tăng gấp bội mức cam kết giảm khí
thải của mỗi quốc gia, thì mới có hy vọng thực thi được phần nào các mục tiêu của
Thỏa thuận Paris.
Theo Liên Hiệp Quốc, tổng cộng cam kết của các nước
cho đến nay mới chỉ đạt 1/3 tổng mức cần thiết.
Việc
Mỹ '‘đào ngũ’’ gây khó khăn
Ông Todd Stern, nguyên đặc phái viên về khí hậu của
Obama (từng tham gia trong hơn 7 năm vào các đàm phán khí hậu), ngày 16/11, lên
án quyết định « hết sức tồi tệ » của tổng thống Trump, rút Hoa
Kỳ ra khỏi thỏa thuận đầu tiên được sự tham gia của toàn thể cộng đồng quốc tế.
Trả lời AFP, ông nhấn mạnh : « cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu là một thách thức ghê gớm, tất cả chúng ta đều hiểu điều này…
(Cuộc chiến vì bảo vệ khí hậu hiện nay giống như) một cuộc chạy đua với thời
gian ».
Ngày 12/12 tới, một hội nghị quốc tế về khí hậu sẽ
được tổ chức tại Paris, để duy trì xung lực đàm phán. Vấn đề tài trợ cho cuộc
chiến khí hậu sẽ là chủ đề chính của hội nghị này.
-----------------------
Trọng Thành – RFI
Đăng
ngày 04-11-2017
Chính quyền Trump vốn
hoài nghi về tác động của con người đến biến đổi khí hậu và tổng thống Mỹ cũng
đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris. Thế nhưng, hôm qua 03/11/2017, Nhà Trắng
đã bật đèn xanh cho báo cáo quốc gia về khí hậu. Công trình khoa học này trực
tiếp phản bác lập trường của tổng thống Trump và lãnh đạo cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ Scott Pruitt, người ủng hộ năng lượng hóa thạch.
Các hiện tượng thời tiết
cực đoan có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây tại Mỹ, trong bối cảnh
khí hậu nóng kỷ lục. Trong ảnh: Một vòi rồng tại Oklahoma.Ảnh : Wikipedia
Thông
tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington,
« Chính
con người, xe cộ của chúng ta, các nhà máy điện của chúng ta, những khu rừng mà
chúng ta phá hủy, là thủ phạm của việc Trái đất bị hâm nóng. Không có cách giải
thích đáng tin cậy nào khác về hiện tượng này. Kết luận bản báo cáo (Đánh giá
quốc gia về khí hậu/ National Climate Assessment, được thực hiện bốn năm một lần,
và đây là lần thứ tư) của 13 cơ quan Liên bang Mỹ, công bố hôm qua là rất rõ
ràng. Bản báo cáo này được chính cơ quan khoa học của Nhà Trắng phê chuẩn.
Việc
công bố báo cáo khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Họ từng lo ngại là Phủ tổng
thống sẽ tìm cách ngăn chặn tài liệu này, bởi báo cáo phản bác một cách trực diện
chính sách của tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump lên án Thỏa thuận Khí hậu Paris,
cố gắng dỡ bỏ các điều luật của Obama về chống ô nhiễm không khí. Tổng thống Mỹ
cũng muốn tái khởi động ngành công nghiệp than rất gây ô nhiễm. Trong chiến dịch
tranh cử, ông Trump từng tuyên bố biến đổi khí hậu chỉ là một chuyện Trung Quốc
bịa đặt để làm hại nước Mỹ.
Lúng
túng sau khi báo cáo ra mắt, người phát ngôn Nhà Trắng bình luận : ‘‘Chính quyền
Trump ủng hộ việc nghiên cứu khoa học nghiêm túc và các tranh luận’’, nhưng đồng
thời cũng tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của báo cáo này, với nhận định :
‘‘Khí hậu hiện nay đang thay đổi, nó vẫn thường xuyên thay đổi’’ ».
Báo
cáo « Fourth National Climate Assessment » đặc biệt chỉ ra tần
suất tăng vọt của các hiện tượng thời tiết cực đoan, như khô hạn, bão tố, mưa lớn….,
trong bối cảnh nhiệt độ cao kỷ lục liên tục ba năm gần đây. Mức nước biển tăng
nhanh từ năm 1993, chiếm khoảng phân nửa mức tăng từ năm 1900 đến nay, và ảnh
hưởng đến khoảng 30 thành phố ven biển nước Mỹ.
Thượng
nghị sĩ Dân Chủ Al Franken và tám đồng nghiệp trong tuần này đã gửi một bức thư
đến tổng thống Trump đề nghị cho biết rõ « các biện pháp nào đã được
đưa ra để báo cáo khoa học nói trên không bị can thiệp ». Các thượng
nghị sĩ Mỹ cũng đồng thời áp lực để chính phủ Trump phản ứng về các kết luận của
báo cáo.
Mỹ :
Năng lượng sạch tăng vọt bất chấp Trump lừng chừng
Dù
tổng thống Mỹ có chống lại Thỏa thuận khí hậu, các loại hình năng lượng sạch,
trước hết là gió và mặt trời, tiếp tục phát triển mạnh. Theo thống kê của chính
quyền, tính riêng trong tháng 3/2017, hai loại năng lượng này đã vượt ngưỡng
10% sản lượng điện toàn quốc (8% gió, 2% mặt trời).
Năng
lượng mặt trời năm 2016 tăng 25% so với năm trước, năng lượng gió tăng 32%. Và
xu hướng này hiện vẫn đang tiếp tục. Số việc làm mới do hai ngành năng lượng
này tạo ra cho nước Mỹ nhiều hơn tất cả các năng lượng khác cộng lại.
Việc
tổng thống Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris làm dấy lên nhiều phong
trào độc lập ở địa phương, doanh nghiệp. Phong trào « We Are Still
In/Chúng tôi vẫn tiếp tục ở lại (trong thỏa thuận) », do tỉ phú
Michael Bloomberg điều phối, quy tụ 1.800 doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ, cùng với
9 tiểu bang trong đó có những tiểu bang lớn như California và New York.
Các
đại diện của phong trào này dự kiến sẽ có mặt đông đảo tại Hội nghị khí hậu
Liên Hiệp Quốc COP23, khai mạc tại Bonn, Đức, ngày thứ Hai, 06/11. Trong khi
đó, theo một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris chỉ thực sự hoàn tất vào năm 2020,
và kịch bản này chưa chắc đã xảy ra.
--------------------------------
Trọng Nghĩa, Phạm Trần - RFI
Đăng ngày 02-06-2017
Ngày
01/06/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định rút ra khỏi thỏa
thuận Paris, nhân danh quyền lợi dân Mỹ. Tuy nhiên, ngay tại Hoa Kỳ, một số
đông người dân đã tỏ ý bất bình với quyết định của ông Trump.
Theo ghi nhận của nhà báo Phạm Trần tại Washington,
nếu các nghị sĩ Cộng Hòa cùng đảng với tổng thống Trump đã ủng hộ việc rút ra
khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, thì quyết định của ông Trump đã bị phía đảng Dân
Chủ đánh giá là sai lầm, bị báo chí ôn hòa phê phán.
Nhà
báo Phạm Trần tại Washington (Hoa Kỳ) 02/06/2017
- Trọng Nghĩa
Điều đáng ghi nhận là thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy
tỷ lệ người chống quyết định trên vượt mức 60%, trong lúc có đến 30 trên 50 tiểu
bang Mỹ cho biết sẽ tuân thủ các quy định trong hiệp định khí hậu Paris.
Nhiều đại tập đoàn Mỹ, cụ thể là ExxonMobil và Walmart
cũng không tán đồng việc rút Mỹ ra khỏi COP 21.
No comments:
Post a Comment