27/11/2017
LTS: Kể từ hôm nay, trang
Tiếng Dân xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một bộ sưu tập mới ra lò,
có tựa đề: Hoang ngôn “để lại cho đời”,
của tác giả Trình Bút. Nội dung: tập hợp những câu nói “để đời” của các cán bộ
lãnh đạo đảng và nhà nước, từ địa phương cho tới trung ương, những câu nói của
các bậc “hiền triết”, “cao minh”, của những người có học hàm, học vị, có chức
tước, quyền hành rất lớn trong thể chế này, mà tác giả đặt cho cụm từ “Hoang
Ngôn”.
Những
câu nói của các lãnh đạo đảng và nhà nước đã để lại cho người đọc nhiều trạng
thái cảm xúc như: vui, buồn, tức giận, thậm chí còn có tác dụng xả stress, đã
làm nên bộ mặt xã hội Việt Nam hôm nay. Những câu nói này đã được tác giả Trình
Bút sưu tầm, kèm theo những hình ảnh, những lời bình luận, và cả những nguồn
trích dẫn các câu nói đó để độc giả tiện việc tra cứu. Từ đó, giúp người đọc
tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo ra những lãnh đạo như thế trên đất nước chúng
ta hôm nay, cũng như nghĩ đến các giải pháp, giúp giải quyết vấn đề, để người
dân Việt Nam trong tương lai có được những người lãnh đạo có tầm, có tâm, bớt
đi những lãnh đạo với những câu nói “hoang ngôn”.
Bộ
sưu tập này dài khoảng 400 trang, với khoảng 141.000 từ. Dưới đây là “Lời nói đầu”
của bộ sưu tập Hoang ngôn “để lại cho đời” của tác giả Trình Bút.
Kính mời quý độc giả đón đọc hôm nay và trong những ngày tới.
____
Lời
nói đầu
Trình Bút
27-11-2017
Hoang
ngôn? Thưa, đặt dấu hỏi như vậy bởi từ này chưa thấy có trong từ điển. Tác giả
vừa mới “cho ra lò”, xin được giải nghĩa như sau:
Hoang
ngôn được ghép, rút gọn từ hai từ: “hoang” của hoang dại, hoang dã,
hoang đàng, hoang đường, hoang (quan) liêu và “ngôn” là ngôn ngữ, ngôn từ.
Như vậy “hoang ngôn” là ngôn ngữ, ngôn từ hoang dại, hoang dã, hoang
đàng, hoang đường, hoang liêu.
Nếu hiểu nôm na thì “hoang ngôn” là những
câu viết, lời nói rừng rú, khỉ khọt, hang hóc, điên dại, ngu si, viễn vông…
Ngôn
ngữ ở đây có các dạng: ngôn ngữ viết; ngôn ngữ nói, tức lời nói hoặc phát ngôn,
xướng ngôn; và ngôn ngữ hình thể, hình ảnh. Ngôn ngữ hình thể, hình ảnh là biểu
hiện của hành động, hành vi.
‘Để
lại cho đời’, là thành ngữ khẳng định điều tốt đẹp của một hiện tượng, sự việc,…
nào đó. Thành ngữ bổ nghĩa cho các trạng thái có hữu hình và vô hình. Ví dụ về
hữu hình: “Công trình A, công trình kiến trúc tuyệt đẹp để lại cho đời“.
Ví dụ về vô hình: “Đờn ca tài tử cải lương là di sản văn hóa để lại cho đời“.
Trạng thái vô hình có ngôn từ trong đó, ví dụ một câu nói của một triết gia về
chân lý, về một hiện tượng,… lưu danh sử sách, để lại cho đời.
Từ
ngàn xưa ông cha ta đã lưu truyền câu ca dao sau đây, cho tới bây giờ chưa hề
mai một:
Trăm
năm bia đá cũng mòn
Ngàn
năm bia miệng thì còn trơ trơ
Chứ
không thể là muốn nói gì thì nói, vì ‘lời nói gió bay’. Thành ngữ ‘lời nói gió
bay’ thường để chỉ những kẻ nói càn, dối lừa, hứa suông.
Bởi
vậy với ngôn từ, ‘để lại cho đời’ thường là của các bậc hiền triết, cao minh,
tài đức, trí thức; người có chức tước trong chính quyền… để lại giúp ích cho đời.
Ấy
vậy mà, trong chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ đây xin gọi tắt là
Việt Nam), đặc biệt là những năm gần đây, có quá nhiều hoang ngôn của các nhà
“hiền triết”, “cao minh”; của những cán bộ từ cấp thấp (chỉ sưu tầm một số ít từ
cấp trường học, cấp quận, huyện, chứ không là cấp phường, xã, thôn, xóm, nếu kể
luôn các cấp này thì không chỉ mỗi ngày một hoang ngôn, còn hơn thế nữa thì
không đủ giấy để biên lại) cho tới cấp cao, tức những người có chức tước, quyền
thế rất lớn trong chính quyền; của những “trí thức” với học hàm, học vị đầy
mình; và của những người của công chúng. Những con người chính yếu làm nên bộ mặt
xã hội.
Hiền
triết, cao minh và tri thức được đặt trong ngoặc kép có hàm ý mỉa mai, cho nên
vế khẳng định của hoang ngôn ở đề tựa cũng đặt trong ngoặc kép là vậy – “để lại
cho đời”.
Tác
giả sưu tầm, tổng hợp lại các hoang ngôn này, biên chép lại các bình luận để thấy
rõ được thực trạng của nước nhà và tìm hiểu nguyên nhân gây nên.
Ngày
nay, thông tin được truyền rất nhanh nhờ internet, đặc biệt lan truyền tức thì
trên các trang mạng xã hội. Tác giả sưu tầm chủ yếu từ các trang này, xin trích
dẫn một nguồn mà các trang đã dẫn. Cùng với đó, cũng dẫn luôn tiêu đề các bài
báo để tiện việc tra dữ liệu nếu ai cần hoặc cần xác minh cho tiện.
Song
song với trích dẫn hoang ngôn, xin trích kèm một đoạn văn liên quan để giữ đúng
với ngữ cảnh, chứ không cắt cúp, cắt xén, áp đặt sai ngữ cảnh.
Về
các bình luận, sau khi đọc hoang ngôn, những người đọc có các trạng thái cảm
xúc: Trạng thái quá vui, bật cười khanh khách, cười lớn; trạng thái đau buồn,
chua xót; trạng thái bất ngờ; trạng thái khó hiểu không hiểu. Cho nên có rất
nhiều bình luận: “Cười như chưa bao giờ được cười”, “Cười không nhặt được mồm”,
“Cười đau ruột”, “Hài hước quá”, “Hài vãi”, “Khỏi đi xem hài, coi hài”,…; “Cười
ra nước mắt”, “Cười mà thắt ruột”,…; “Khó tin”, “Không thể tin”, “Không thể hiểu
nồi”, “Cạn lời, hết lời”, “Lắc đầu luôn”, một loạt các loại bó, “Bó: tay, chân,
đầu, toàn thân, chiếu…”, “Ngu kinh hồn”, “Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”, “Đừng
nói ra đâu ai biết mình ngu”, “Không nói người ta đâu có nghĩ là câm”, “Con nít
lên ba”, “Trẻ trâu”, “Ngu lâu khó đào tạo”, so sánh ngu như các loài vật, “Điên
thật rồi”, “Thần kinh”, “Tâm thần”, “Quên uống thuốc” (thuốc an thần),“Uống
lộn thuốc”, “Về uống thuốc đi”, “Sổng trại”, “Người nhà của ai ra đón về, đưa
vô bệnh viện, sao để lang thang ngoài đường”, “Ngáo đá” (ma túy), “Hết
thuốc chữa”, “Trơ trẽn”, “Ngụy biện trơ trẽn”, “Đâu phải nói tiếng người”, “Nói
như vẹm”, “Chuyện lạ”, “Chuyện lạ có thật”, “Chuyện lạ chỉ có ở Việt Nam”, “Có
gì lạ đâu, chuyện thường ngày ở Việt Nam“…
Ảnh minh họa của họa
sĩ Yue Minjun, Canada. Nguồn: John Mitchell
Ngày
trước, có thành ngữ ‘Chuyện thường ngày ở huyện’, nay không còn dừng lại đây mà
đã tràn lên tỉnh, trung ương, nên thành ‘Chuyện thường ngày ở Việt Nam’.
Do
quá nhiều các bình luận kiểu này, xin không biên chép lại nữa.
Và
các cán bộ dường như rất muốn chứng tỏ ta đây cũng rất là văn vẻ, phát ngôn
luôn tuôn ra lời lẽ văn chương. Lời lẽ văn chương này được đánh giá là văn
chương ba xu. Nhiều lời lẽ văn chương ba xu được dân chúng lấy làm thành ngữ,
nhưng là thành ngữ mang nghĩa bỡn cợt, mỉa mai. Xin được đặt tên ‘thành ngữ hàm
tiếu’.
Mục
lục
Mục I. HOANG NGÔN CỦA NHỮNG CÁN BỘ
CHÍNH QUYỀN, CÁC BAN NGÀNH
Phần
1: Lĩnh vực cầu đường
Phần
2: Lĩnh vực giao thông
Phần
3: Lĩnh vực thuế, phí, vật giá
Phần
4: Lĩnh vực điện, thủy điện, thủy lợi, cấp thoát nước
Phần
5: Lĩnh vực môi trường
Phần
6: Lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm
Phần
7: Lĩnh vực y tế
Phần
8: Lĩnh vực giáo dục
Phần
9: Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và xã hội
Phần
10: Lĩnh vực kinh tế, thương mại, dự án đầu tư
Phần
11: Lĩnh vực khoa học, kỹ thuật
Phần
12: Lĩnh vực thông tin, truyền thông, tuyên truyền
Phần
13: Lĩnh vực bầu cử, quan quyền, dân quyền
Phần
14: Vấn nạn tham nhũng
Phần
15: Lĩnh vực tòa án, pháp lý
Mục II: HOANG NGÔN CỦA CÁN BỘ, SĨ QUAN CÔNG AN, QUÂN ĐỘI
Phần
16: 1- Cán bộ, sĩ quan công an
Phần
17: 2- Cán bộ sĩ quan quân đội
Mục III. HOANG NGÔN CỦA CÁC “BẬC CAO
MINH, HIỀN TRIẾT, TRÍ THỨC” và “NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG”
Phần
18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”
Phần
19: 2- “Người của công chúng”
Mục IV. HOANG NGÔN CỦA CÁN BỘ CẤP CAO
(phần 20)
Mục V. HOANG NGÔN TIẾP NỐI HOANG NGÔN
(phần 21)
Mục
VI. NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN
Phần
22: 1- Hoang ngôn dối trá, lừa mị
Phần
23: 2- Hoang ngôn về lĩnh vực kinh tế
Phần
24: 3- Hoang ngôn bạo lực
Mục VII: ĐOẠN KẾT
©Copyright
Tiếng Dân và Trình Bút
---------------------
Trình Bút
28/11/2017
I.
HOANG NGÔN CỦA NHỮNG CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN, CÁC BAN NGÀNH
1.
Lĩnh vực cầu đường
“Đánh
trống khai trương” là ông cán bộ huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn
Ngọc Quang – phó chủ tịch huyện. Ông này được “vinh dự” mở đầu bởi
trong hoang ngôn của ông có chữ V. Từ đây có các bình luận liên quan tới hai tiếng
Việt Nam.
*
Hoang ngôn: “Cầu tạo hình chữ V chứ không Sập”
* Nguồn: Vitalk.vn,
ngày 19/04/2014
Tựa
đề: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”, thêm 1 cây cầu “mềm mại”
Hình
ảnh:
Trình Bút
29/11/2017
Mời
đọc lại: Lời nói đầu và Phần 1
2.
Lĩnh vực giao thông
*
Hoang ngôn: “Ai lại chui vào túi nilông như vậy”
*
Tác giả: Ông Hoàng Văn Nhân – phó chủ tịch tỉnh Điện Biên
*
Nguồn: Báo điện tử Soha, ngày 18/03/2014
*
Hình ảnh:
*
*
*
Trình Bút
30/11/2017
Mời
đọc lại: Lời nói đầu — Phần 1 và Phần
2
3.
Lĩnh vực thuế, phí, vật giá
*
Hoang ngôn: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải
thấy hạnh phúc và tự hào”.
* Tác giả:
Ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải từ năm
2011 – 2016.
*
Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 04/04/2012.
Trích
đoạn nội dung:
“Chiều
tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành
cho báo chí hơn 1 giờ để ‘nói cho rõ hơn’ về các loại phí mà cơ quan này đề xuất
thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: ‘Việc đóng phí thể hiện
sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào’ (!?)...”
*
Các bình luận:
–
Thấy tự… trào rồi… trào nước mắt uất nghẹn chứ chẳng có tự hào.
–
Đóng, đóng nữa, đóng mãi…
–
Các ông rất hiểu lòng yêu nước của dân, nên xây hàng hàng trạm thu phí ở khắp
nơi
–
Không đóng là không yêu nước, sẽ bị gì đây? bị làm khó là chắc rồi
*
*
Trình Bút
01/12/2017
Mời
đọc lại: Lời nói đầu — Phần 1 — Phần
2 và Phần 3
*
*
*
Trình Bút
02/12/2017
Mời
đọc lại: Lời nói đầu — Phần 1 — Phần
2 — Phần 3 và Phần 4
5.
Lĩnh vực môi trường
*
Hoang ngôn: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định
liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và toàn dân!”
*
Tác giả: Ông Trang Quang Thành – giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Đắk
Lắk
*
Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 12/12/2014
*
Tựa đề: Để mất rừng, lỗi thuộc về… toàn dân!
*
*
Trình Bút
03/12/2017
6. Lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm
* Hoang ngôn: “Một số mặt hàng thủy sản như
tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được“.
* Tác giả: Ông Nguyễn Như Tiệp – cục trưởng cục Quản
lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad – Bộ NNPTNT)
* Nguồn: Báo điện tử Lao Động, ngày 09/11/2015
* Tựa đề: Thêm một cái “phẩy tay”
No comments:
Post a Comment