Thông
báo: Sau khi bị hacker tấn công ngày 8/11 và liên tục bị
tấn công những ngày sau đó để “phục vụ” hội nghị APEC, chúng tôi đã đặt hệ thống
ngăn chặn tấn công DDoS (DDoS protection) trên Tiếng Dân. Điều này đã làm cho độc
giả truy cập vào Tiếng Dân khó khăn hơn.
Kể từ ngày mai và những ngày sắp tới, Tiếng Dân sẽ tạm
ngưng “Bản tin hàng ngày” để dành thời gian, tìm giải pháp hữu hiệu, giúp độc
giả truy cập vào Tiếng Dân dễ dàng hơn. Chúng tôi tin rằng không một thế lực
nào có thể bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Bản tin hàng ngày của Tiếng Dân sẽ
sớm trở lại phục vụ độc giả.
_____
Tin
trong nước
Tin Biển Đông
VOA có bài phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long về mối đe dọa từ Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. GS Long
nhận định: “Việt Nam đang được chú ý đến thì nên đẩy mạnh vai trò tích
cực của mình không những đối với các nước trong khu vực và thế giới, mà thường
thường một nước muốn được kính trọng là mình phải đối đãi với dân của mình như
thế nào, chính sách trong nước của mình như thế nào, thì lúc đó cái chiến lược
của mình đối với nước ngoài nó mới được bảo vệ và đẩy mạnh hơn”.
Facebook NCBĐ thông báo: “Học viện Ngoại giao Việt
Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam
(VLA) trân trọng thông báo về Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9 với chủ đề:
‘Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực’ từ ngày 27-28/11/2017 tại Khách sạn
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam“.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Đề nghị trả tự do cho các thuyền trưởng bị Indonesia bắt giữ.
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao VN đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Indonesia tại VN,
“đề nghị Indonesia đối xử nhân đạo với ngư dân VN, điều tra làm rõ và sớm
trao trả 5 tàu cá cùng các thuyền trưởng“.
5 thuyền trưởng đang bị Indonesia bắt giữ (từ trái
qua): Cao Văn Hoàng, Lưu Văn Lý, Lê Thanh Thiện, Hứa Minh Trung, Lê Thanh Thừa.
Ảnh: Lê Hải/ báo TT
Luật sư Christoper, người Indonesia, là người bào chữa
cho thuyền trưởng Hứa Minh Trung, nói: “Kết hợp các bản đồ này với bản đồ của
VN, dù ngư dân bị bắt tại tọa độ ghi trong cáo trạng hay tại tọa độ theo lời
khai của ngư dân, việc cơ quan chức năng Indonesia bắt giữ ngư dân VN là sai“.
Mời đọc thêm: Ngư dân kêu cứu: Bị Indonesia bắt tàu ở vùng biển truyền thống
Việt Nam (TN). – Việt Nam kêu gọi đảm bảo tự do trên biển Đông (VOA).
– Hội nghị cấp cao Đông Á nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì hòa
bình, ổn định ở Biển Đông (ANTV). – Hội thảo quốc tế về tình hình Biển Đông tại Nghị viện châu
Âu (VNaNet). – Hội thảo về Biển Đông tại Nghị viện châu Âu (VTV).
– Phát triển kinh tế biển bền vững: Bài 1: Thách thức vẫn rất lớn — Bài 2- Quản lý biển theo không gian (BNews).
Quan hệ Việt – Trung
Dịch giả Nguyễn Trung Thuần có bài dịch cuộc phỏng vấn
ông Hứa Lợi Bình, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình
Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc của trang Người Quan sát TQ: Kích cỡ kinh tế Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, đừng nói
gì tới cạnh tranh thực sự.
Dịch giả Nguyễn Trung Thuần viết: “Có thể xem
đây là quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc khi
nhìn nhận về tình hình Việt Nam và về chiến lược của Trung Quốc đối với Việt
Nam trong nay mai. Cần đọc để hình dung trước số phận của Việt Nam trong tay
Trung Quốc khi sự kết nối chiến lược ‘Hai hành lang, Một vành đai’ và ‘Một vành
đai, Một con đường’ đã trở thành hiện thực”.
Về câu hỏi liệu Việt Nam sẽ học được kinh nghiệm gì
từ Đại hội 19 của TQ, tay họ Hứa cho rằng, Việt Nam cần học cách “duy trì sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản“, “tập trung vào làm những việc đại sự… là những
việc lớn mà các nước tư bản khác không thể làm được, nhưng chủ nghĩa xã hội lại
có thể làm được…“. Đúng là tay họ Hứa này xúi trẻ ăn c… gà!
Về tuyến Đường sắt xuyên Á mà Việt Nam đang có ý định
xây dựng, tay Hứa cho đây “cũng được Trung Quốc coi là bộ phận cấu thành
quan trọng kết nối với ‘Một vành đai, Một con đường’.”
Liên quan đến câu hỏi Có nên xây dựng tượng Quan Công
không?, Facebooker Hoàng Ngọc Diêu viết: “Quan Công là nhân vật hư cấu
trong Tam Quốc Diễn Nghĩa do La Quán Trung dựng lên chớ không phải là nhân vật
Quan Vũ trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ, một quan nhà Thục Hán biên soạn. Nhân
vật Quan Công do La Quán Trung dựng lên là nhân dân mặt đỏ, cao 10 thước cầm
thanh long đao..v..v.. là nhân vật được thờ phụng, dựng miếu..v.v..
Nhât vật Quan Vũ có thật theo Trần Thọ hoàn toàn
không giống gì như vậy cả. Đó là chưa kể có vô vàn những chi tiết hư cấu mà La
Quán Trung tạo ra hoàn toàn sai với lịch sử nhà Hán”.trong khi “Việt Nam không thiếu các anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Trần
Hưng Đạo…v.v.. tại sao không dựng các vị anh hùng Việt Nam CÓ THẬT lên mà lại dựng
một nhân vật HƯ CẤU của Trung Quốc lên?”
Về câu nói “Trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc” của ông
Trọng, Facebooker Mặc Lâm viết: “Không cần phải đi đâu mới
nhục quốc thể. Ngồi trong biệt điện giữa lòng Hà Nội, nâng chung trà Việt Nam mời
khách phương Bắc với câu nói bất hủ này ông Trọng xứng đáng là bầy tôi trung
thành nhất mà Trung cộng đã đào tạo được sau bằng ấy năm thắt chặt sợi giây ma
quỷ. Hèn đến nỗi để người ngoài nhắc cho bài học lịch sử giữ nước của tiền nhân
nhưng mặt trơ trán bóng không cần che đậy”.
Báo Sputnik của đồng chí “lái súng” Putin đổi tựa từ báo Đất Việt, thành một cái tựa mang màu
sắc súng đạn để gạ mua vũ khí Nga chăng: Liệu có thể xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc
vì nguồn nước? Việc mới đây Nepal và Pakistan hủy bỏ dự án hàng tỷ
Mỹ kim với Trung Quốc, được GS Võ Tòng Xuân đánh giá là quyết định “rất mạnh dạn”
và có “tầm nhìn chiến lược” của hai nước Pakistan và Nepal. Ông còn cho rằng,
nó “sẽ gây tiếng vang lớn cho các quốc gia tại lưu vực sông Mekong”, nhưng
không rõ có vang tới những cái tai thối của các lãnh đạo Việt Nam không?!
Báo SGGP có bài: Thép Việt xuất sang Hoa Kỳ là thép nhập từ Trung Quốc? Trước
thông tin cho rằng “90% thép Việt Nam vận chuyển sang Hoa Kỳ được sản xuất tại
Trung Quốc“, Bộ Công thương cho biết “chưa nhận được thông tin nào từ
phía Hoa Kỳ về việc sẽ tiến hành điều tra mặt hàng thép có nguồn gốc từ Trung
Quốc gian lận xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Bộ
Công Thương đang phối hợp với các cơ quan liên quan như Tổng cục Hải quan,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… và chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc
Bộ chủ động theo dõi sát tình hình, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định
của pháp luật để phòng tránh gian lận về xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại“.
Mời đọc thêm: Thép Trung Quốc núp bóng thép Việt: Chưa nhận được thông tin (ĐV).
– Cả
2 đại gia thanh toán điện tử Trung Quốc đồng loạt vào Việt Nam: Ngay sau Alipaylà Wechat
Pay (Bizlive). – Tàu suýt tông nhau vì hệ thống tín hiệu: Toàn chữ TQ (ĐV).
Đặc khu kinh tế
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài: Thử bàn về kế hoạch thành lập các “đặc khu kinh tế”.
Theo tác giả, Việt Nam bắt chước 100% mô hình đặc khu của Trung Quốc thì sẽ thất
bại, cũng như sự thất bại của Vinashin, Vinalines… trong việc bắt chước mô hình
Chaebol của Hàn Quốc.
Theo tác giả, Việt Nam nên “thành lập quốc gia
liên bang, VN chia thành hai vùng ‘hành chánh đặc biệt’, Cộng hòa Bắc kỳ và Cộng
hòa Nam kỳ, thành lập mô hình chính trị ‘một quốc gia hai chế độ’.” Việc
này “sẽ giúp cho VN tự chấn chỉnh nội bộ để cạnh tranh kinh tế trong thời kỳ
mới (hậu toàn cầu hóa) đồng thời khẳng định được chủ quyền HS và TS, đủ tư cách
pháp lý để đối đầu về pháp lý với TQ trước bất kỳ một diễn đàn quốc tế, hay một
đối thoại song phương”.
Trang Zing có bài: Casino cần thiết nhưng không quyết định thành công của đặc
khu. Tại phiên thảo luận về đặc khu, đại biểu Phùng Đức Tiến cho rằng,
yếu tố quyết định thành công của đặc khu là “cơ chế quản lý, điều hành thông
thoáng, không phải nhờ casino“. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết cho rằng, quan trọng
là tạo đồng thuận của người dân và cần làm rõ việc bảo vệ quốc phòng, an ninh tại
đây, cũng như đánh giá tác động về việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, an sinh
xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Báo VietNamNet có bài: Xây đặc khu: Casino 44.000 tỷ, thuê đất 99 năm có quá dễ
dãi? Đại biểu Lê Thanh Vân, Cà Mau cho rằng: “Tôi nhấn mạnh là
phải chú ý mặt trái của các mô hình, kể cả thành công như Thẩm Quyến, trong đó
có mấy yếu tố gồm phát triển thiếu cân đối, đầu cơ đất đai có nguy cơ mất
chủ quyền lãnh thổ, lao động giá rẻ bị bóc lột, bất công xã hội, an ninh trật
tự, ô nhiễm môi trường và hàng loạt vấn đề khác“.
Báo PLTP có bài: Đặc khu Vân Đồn – bước đi lớn của Quảng Ninh. Không
chỉ các lãnh đạo Quang Ninh hí hửng mong chờ QH nhấn nút thông qua dự luật về đặc
khu, mà nhiều kẻ cơ hội cũng chỉ chờ dịp này để “chấm mút”. Nhưng điều dư luận
đặc biệt lo ngại là thời gian cho thuê đất ở đặc khu lên đến gần 100 năm, có thể
sẽ biến các đặc khu thành lãnh địa của người Tàu.
VnMedia có bài cảnh báo: Đặc khu kinh tế: Đầu cơ đất đai có nguy cơ mất chủ quyền
lãnh thổ! Đại biểu QH Lê Thanh Vân, tỉnh Cà Mau, lo ngại về đặc
khu: “Phát triển thiếu cân đối, đầu cơ đất đai có nguy cơ mất chủ quyền lãnh
thổ, lao động giá rẻ bị bóc lột, bất công xã hội, an ninh trật tự, ô nhiễm môi
trường và hàng loạt vấn đề khác“.
Chưa đâu vào đâu mà đã có hẳn trang Facebook Vân Đồn quê tôi chuyên rao bán, môi giới giá đất
ở đây rồi. Có nơi đang rao bán với giá 11 triệu đồng/mét vuông. Tuy nhiên, các chuyên
gia đã cảnh báo, rằng sốt đất Vân Đồn: Nguy cơ “vỡ trận” chỉ trong một sớm một chiều.
Báo The Leader có bài: Bắc Vân Phong có gì trong tay trước khả năng thành đặc khu
kinh tế? Vẫn “tay trắng” và hoàn toàn “lép vế” so với Vân Đồn và
Phú Quốc.
RFA có bài: Các đặc khu kinh tế ở Việt Nam: Người dân mong đợi hay
không? Một kiến trúc sư ẩn danh, thuộc thế hệ 8X, nói: “Tại
vì bộ máy vận hành đất nước hiện tại thì không ai tin chính sách sẽ thành công.
Thật sự, mọi người đều có cảm giác rằng tất cả những việc họ làm là trong nhiệm
kỳ của họ thì họ cố gắng làm để vơ vét cho xong, rồi hết nhiệm kỳ thì họ bỏ chạy.
Tất cả hậu quả sau cùng là người dân lãnh đủ hết. Tôi nghĩ rằng họ vẫn cứ làm,
nhưng con đường họ đi thì không ai tin là họ sẽ đi đến cùng và người dân sẽ được
hưởng lợi từ những thành quả đó”.
Mời đọc thêm: Giao đất ở đặc khu 99 năm là quá dài? (TT).
– Xây dựng Luật đặc khu: ‘Vượt lên chính mình và nỗi sợ hãi’ (Zing).
– Đặc khu kinh tế: ‘Có 10 đồng, được 2 đồng, chấp nhận không?’ (TTXVN).
– Tập
đoàn nào lập quy hoạch tổng thể đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong? (CafeF).
– Đặc khu kinh tế: Không nên quá “dễ dãi” với nhà đầu tư!(DT).
– Đặc khu kinh tế: Đặt ở Hà Nội, TP.HCM có nên không? (TVN).
– Đại gia địa ốc đổ dồn về đặc khu kinh tế Vân Đồn, hàng loạt
dự án nghìn tỷ khởi động (Soha). – 3 đặc khu kinh tế sẽ được giao quyền rất lớn, nhưng bảo vệ
an ninh chủ quyền ra sao? (ANTĐ). – PTT Vương Đình Huệ: Xác suất làm đặc khu kinh tế thành công
rất cao(VOV/ CafeBiz).
Nhân quyền ở Việt Nam
LS Võ An Đôn cho biết, hôm 21/11, ông có vào trại
giam Công an tỉnh Khánh Hòa thăm blogger Mẹ Nấm, thấy “sức khỏe và tinh thần
Cô ấy rất tốt, được trại giam đối xử tốt, được ăn nhiều món và nhốt chung phòng
với một bị can nữ phạm tội kinh tế“. LS Đôn cũng cho biết thêm, Mẹ Nấm
đã tiết lộ cho ông biết một thông tin: “Luật sư Hà Huy Sơn vào trại giam
thăm Mẹ Nấm, đã chuyển thông điệp từ phía Cơ quan an ninh rằng ‘Nếu tại phiên
tòa phúc thẩm Mẹ Nấm nhận tội và từ chối 2 luật sư miền nam bào chữa, thì sẽ được
giảm án rất nhiều’.“.
LS Đôn đã khuyên Mẹ Nấm: “Nếu em cho rằng mình vô
tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội thì xem như công việc
đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh, còn việc em nhận tội hay
không là do em tự quyết định”. Mẹ Nấm trả lời rằng: “Dù em có bị phạt tù
15 năm hay 20 năm thì em cũng không nhận tội”.
LS Hà Huy Sơn phản bác: “Tôi không biết Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh nói với Ls Đôn có đúng vậy không. Nếu đúng như vậy thì Quỳnh đã hiểu
nhầm ý kiến của tôi khi gặp Quỳnh. Và điều tôi muốn nói rằng Ls Đôn đã vi phạm
qui định hành nghề Ls là tiết lộ thông tin của khách hàng. Ls Đôn đã nói sai về
đồng nghiệp khi thông tin chưa được kiểm chứng“.
LS Lê Văn Luân cho biết: “Sáng nay tôi đã nhận được
giấy chứng nhận bào chữa cho bạn trẻ Trần Hoàng Phúc (sinh năm 1994, tại Sài
Gòn), trong vụ án do Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà
Nội khởi tố và điều tra theo Điều 88 BLHS, tội tuyên truyền chống nhà nước
CHXHCNVN. Cùng trong vụ án này còn có Vũ Quang Thuận (Võ Phù Đổng) và Nguyễn
văn Điển. Vụ án đang được thụ lý giải quyết tại giai đoạn truy tố của Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Hà Nội”.
RFA có bài: Những món quà phương xa trong ngày Lễ Tạ Ơn. Nguyễn Trường
Chinh, ở Hải Dương, chuyển đến RFA một bài thơ do con trai ông, tử tù Nguyễn
Văn Chưởng, sinh năm 1983. Bài thơ viết: “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ;
Giải oan hận này cho dân den; Tấm lòng trong sạch thiên địa biết; Trả lại công
bằng cho dân thường; Sao để quan sai hành hạ dân; Pháp luật Việt Nam là rất
đúng; Chỉ vì nằm trong tay quan điêu; Vu oan, giáng họa cho dân lành”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, nội dung chính
trong buổi “làm việc” của cơ quan an ninh với bà hôm 16/11 sau cuộc gặp gỡ giữa
EU và đại diện của XHDS, là xoay quanh cuốn sách của bà: “Chính trị bình dân”.
Bà Trang cũng thông báo thêm là,“tôi chuẩn bị ra cuốn sách tiếp theo có tên
‘Phản kháng phi bạo lực’, và đang có kế hoạch viết tiếp tập II của ‘Chính trị
bình dân’ xoay quanh các nội dung: Chính sách công, phát triển, địa chính trị,
quan hệ quốc tế“.
Liên quan đến buổi làm việc của ông Vương Đình Huệ,
phó Thủ tướng CP với ông Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU)
ở Việt Nam, chiều 21/11, ông Huệ đã đề
nghị EU rút lại “Thẻ vàng”; sớm phê chuẩn Hiệp định EVFTA,
nhưng lại đề nghị “không nên đưa các lĩnh vực khác như nhân quyền vào
EVFTA“. Facebooker
Ann Đỗ đặt câu hỏi: “Đảng của giai cấp Công nhân của người Lao động,
nhưng khi ký hiệp định thương mại với đối tác nước ngoài thì đòi rút Chương lao
động hay tước bỏ Quyền của Người lao động đi. Vậy nên gọi chúng là Đảng
gì?” Có lẽ nên gọi Đảng của giai cấp … trấn lột công nhân!
Dự thảo luật An ninh mạng
Blogger Hiệu Minh có bài: Về Hội thảo “Dự thảo luật An ninh mạng và DN ICT”.
Tác giả cho biết, trong khi nhiều ý kiến chỉ ra rằng, luật “An ninh mạng” và luật
“An toàn thông tin mạng” có sự trùng lắp. Tuy nhiên, phía soạn thảo luật An
ninh mạng là Bộ công an và đại diện bên QH cho rằng: Luật An ninh mạng là “an
ninh quốc gia“, do vậy đại diện QH và đại diện Bộ Công an nói là “nên
tiếp tục, rồi còn bảo, có chỉ đạo rồi…”
Báo Lao Động có bài: Buộc Google, Facebook đặt máy chủ ở Việt Nam: Đừng sợ ma.
Thứ trưởng Bộ 4T Nguyễn Minh Hồng nói: “Cứ quan niệm rằng đặt máy chủ ở VN
thì mới quản lý được thông tin, nhưng ngay cả trong tương lai, họ có đặt một số
máy tại VN thật, sợ rằng chúng ta khó nói với lãnh đạo cấp cao
hay với nhân dân rằng có thể quản lý được“.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tác giả viết: “Cái tư duy làm luật đáng lẽ là phải
tạo hành lang cho số đông tốt đẹp, cho 99%, cho sự ưu việt của công nghệ trước
thềm cuộc cách mạng 4.0 chứ không phải là đặt thêm rào chỉ vì sợ 1% xấu xa kia.
Chúng ta đã có Luật An toàn thông tin, chỉ vừa 2 năm trước, thì liệu có nên đặt
ra một Luật An ninh mới, chỉ vì số ít, rất ít những tin xấu? Chỉ vì sợ ma?”
Nhà báo Đào Tuấn viết: “Tôi muốn nói là ‘sợ ma’,
trong khi bản chất câu chuyện là một nhóm người, một vài người chỉ thích nâng
bi, sợ hãi ngay cả những lời chỉ trích… Tôi sẽ ghi nhớ từng ý kiến, từng lá phiếu
dân biểu vì đó không chỉ là sự bàng quan của từng cá nhân mà là việc coi tự do
báo chí của người dân chẳng qua như món bàng quang trên bàn nhậu”.
Mời đọc thêm: Sau 20
năm, Internet ‘chuyển hoá’ Việt Nam như thế nào? (BBC). – Dự thảo Luật An ninh mạng cản đường hội nhập? (DĐDN).
– An ninh mạng: Tác động ra sao đến ngành kinh tế kỹ thuật số? (LĐ).
– Tác động dự thảo Luật An ninh mạng đến DN công nghệ, truyền
thông, nội dung số (Infonet).
Nhân sự thành phố Đà Nẵng
Về việc ông Huỳnh Đức Thơ bị “kỷ luật cảnh
cáo”, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết: “Bị cảnh cáo
về Đảng lẫn chính quyền, Huỳnh Đức Thơ tiếp tục ngồi ghế chủ tịch thành phố Đà
Nẵng e hơi… khó coi. Nếu theo đúng qui định của Bộ Chính Trị ‘không điều động về
Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật,
năng lực yếu, uy tín giảm sút’; Thay vì tuổi tác vẫn còn 2 năm phụng sự
Đ&NN, ông Thơ nên tự rút lui xin về nhà nghỉ ngơi cho khỏe“.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ảnh:
VnEconomy
Cũng theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, dẫn lời từ một người dân Đà
Nẵng, viết: “So với những vi phạm mà Uỷ ban kiểm tra Trung Ương kết
tội anh Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành uỷ, thì tội của Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch
UBND nặng hơn nhiều. Ông Thơ khi thấy anh Xuân Anh cấp trên của
mình bị Trung ương kỷ luật thì cũng nên tự trọng làm đơn xin nghĩ luôn mới đúng
đạo lý, đạo nghĩa và tình người. Trên nguyên tắc, khi anh đi buôn hàng
cùng chuyến thì không bao giờ cảnh sát kinh tế nó bắt một thằng mà thả thằng
kia về đâu?”. Tuy nhiên “là giờ anh Phúc có bảo kê cho Huỳnh Đức
Thơ hay không thôi“.
Báo Người Việt đặt câu hỏi: Chủ tịch Đà Nẵng chỉ bị cảnh cáo rồi thôi? Tác
giả viết: “Ông Huỳnh Đức Thơ từng bị báo chí tố cáo khai gian về tài sản.
Ông có nhiều tài sản, cơ sở kinh doanh công nghệ, nhà đất trị giá hàng triệu đô
la nhưng những con số thấy nêu trên mặt báo trong nước chỉ là những con số nhỏ.
Tuy nhiên, đến nay không thấy ai đả động gì đến chuyện khai đúng khai sai trong
bản kê khai tài sản hàng năm của ông Thơ“.
Báo Dân Việt đưa tin: Đà Nẵng họp bất thường về chức Chủ tịch HĐND của ông Xuân
Anh. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/11 “sẽ tập trung bàn về
công tác nhân sự HĐND thành phố. Đặc biệt, vị trí Chủ tịch HĐND thành phố do
nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh đang nắm giữ rất được dư luận quan tâm,
cũng sẽ được đưa ra để thảo luận, xem xét“. Về chức vụ của ông Nguyễn Xuân
Anh, ông Nguyễn Nho Trung, Phó Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho hay: “Nội
dung giấy triệu tập họp bất thường là làm việc về công tác nhân sự, còn cụ thể
thì Thường trực HĐND đang bàn”.
Báo Một Thế Giới có bài: Ông Đào Tấn Bằng sẽ thôi làm Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Bằng “sẽ được điều động giữ chức Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp
(KCN) Đà Nẵng“. Ông Đào Tấn Bằng là em trai ông Đào Tấn Cường, là người đã nhắn tin đe dọa ông Huỳnh Đức
Thơ.
Mời đọc thêm: HĐND TP Đà Nẵng sắp họp bất thường bàn về công tác nhân sự (TP).
– HĐND Đà Nẵng sẽ họp miễn nhiệm ông Nguyễn Xuân Anh? (PLTP).
– Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng sẽ nhận nhiệm vụ mới (PLTP).
– Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng được chuyển vị trí công tác mới (DV).
Vụ bà Phan Thị Mỹ Thanh
Báo PLTP có bài: Kết quả giải quyết khiếu nại của bà Mỹ Thanh ra sao? Nghe
báo cáo của đoàn giải quyết khiếu nại – tố cáo bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí
thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Ban Bí thư đảng CSVN cho rằng, mức kỷ luật cảnh cáo đối với
bà Thanh mà UBKT TƯ quyết định trước đó là “phù hợp“.
Hôm 21/11, 21-11, khi được hỏi ý kiến về kết quả Ban
Bí thư giải quyết khiếu nại của mình, bà Thanh “từ chối bình luận với lý do
sức khỏe“. Trước đó chính bà Thanh từng nói: “Về quyền lợi và trách
nhiệm của người cán bộ, khi mà mình thấy có những cái cần làm rõ hơn thì mình
khiếu nại thôi”.
Hồ sơ Paradise
Báo VN Finance đặt câu hỏi: Góc nhìn VNF: Có tên trong Hồ sơ Paradise, rồi sao nữa? Tổng
cục Thuế cho biết “đã thành lập tổ công tác liên quan nhằm làm rõ có dấu hiệu
trốn thuế hay không đối với tổ chức, cá nhân bị nêu tên“. Còn Cục phòng chống
rửa tiền cũng cho biết “sẽ tiến hành rà soát thông tin những tổ chức, cá
nhân có trong Hồ sơ Panama“. Thế nhưng, “trong khi tại một số quốc gia,
kể từ khi Hồ sơ Panama được công bố, các nhà chức trách đã bắt đầu cuộc điều
tra riêng và lần lượt công bố kết quả khiến cho nhiều chính trị gia mất ghế, mọi
việc tại Việt Nam lại đã rơi vào im lặng“.
Hồ sơ Paradise. Ảnh: Indian Express
Bài viết kết luận: Việc cá nhân và tổ chức có tên
trong Hồ sơ Paradise lần này “chưa chắc đã khiến các cá nhân và tổ chức có
tên phải quá bận tâm!” Nhưng, Hồ sơ Panama và Hồ sơ Paradise “đã cho thấy
tính chất phức tạp của thị trường tài chính, đầu tư quốc tế hiện nay. Nó cũng
cho thấy độ mở thực sự của nền kinh tế Việt Nam qua các mối quan hệ chằng chịt
và đó là cơ sở để các cơ quan chức năng của Việt Nam, đặc biệt là ngành Thuế,
phải tiến hành một cuộc rà soát toàn diện để đưa ra các chính sách mới phù hợp
với tình hình mới”.
Mời đọc thêm: Hơn 200 đại
gia Việt có trong Hồ sơ Paradise về rửa tiền, trốn thuế (Zing).
– Người từ Việt Nam có tên trong Hồ sơ Paradise là ai? (TT).
Tài nguyên – Môi trường
Báo Đất Việt có bài: Bauxite Tây Nguyên đứng trước sự lựa chọn khốc liệt… Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho 11 bộ, 2 địa phương và 2 tập đoàn, tổng công ty
phải báo cáo Chính phủ về hiệu quả của dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ tại Tây
Nguyên. Theo ông Trần Sơn Lâm, Tổng hội Địa chất Việt Nam cho rằng, “yêu cầu
đánh giá toàn diện lại hai dự án bauxite Tây Nguyên là chính xác và cần tập
trung xem xét 3 vấn đề chính: hiệu quả kinh tế, môi trường và an ninh quốc
phòng“.
Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng, việc Bộ Công thương được
giao nhiệm vụ xây dựng đề cương tổng kết, và chủ trì nhận báo cáo, tổng hợp
đánh giá, “sẽ không hoàn toàn khách quan“. Ông Lâm khẳng định: “Đối
với dự án bauxite Tây Nguyên cần phải có cái nhìn tỉnh táo, cân nhắc cái được
và cái mất, giữa quy mô đầu tư và hiệu quả kinh tế. Việt Nam đã đổ hàng tỷ USD
vào dự án bauxite, đó là tiền của dân, bởi vậy phải tìm cách giải quyết thế nào
cho hợp lý”.
Báo SGGP có bài: Sẽ có quy chế cấm việc xả thải ra biển. Tổng cục Thủy
sản thuộc Bộ NN-PTNT mới đưa ra dự thảo về quy chế quản lý các khu bảo tồn biển
Việt Nam, trong đó các khu bảo tồn biển sẽ được chia thành 3 phân khu gồm “nơi
bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu cho dịch vụ hành chính“.
Đặc biệt, “phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái là nghiêm cấm
các hình thức nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình phục vụ du lịch, đặc
biệt là việc xả thải các loại chất thải, nước thải“.
Hà Nội lại hoãn đặt tên phố Trịnh Văn
Bô
Báo VietNamNet có bài: Hà Nội hoãn đặt tên phố Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000
lượng vàng. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết: “Do
chưa đạt được sự thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh
Văn Bô bị hoãn lại, không trình HĐND TP thông qua kỳ họp diễn ra vào đầu tháng
12 tới“.
Theo ông Động, “thời gian tới, đơn vị liên quan sẽ
làm việc với đại diện gia đình ông Trịnh Văn Bô để làm rõ những vấn đề liên
quan. Từ đó, có thể thống nhất đặt tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô
vào kỳ họp HĐND TP Hà Nội diễn ra trong năm 2018.”
Được biết, trước đó chính quyền TP. Hà Nội đã không đồng ý đặt tên đường phố vì không biết… Trịnh Văn Bô
là ai. Dân Trí: Hà Nội hoãn đặt tên phố mới theo tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô.
Chống tham nhũng: chuyện dài nhiều tập
VOA có bài: ĐBQH: ‘Lò chống tham nhũng’ của Việt Nam chưa cháy. Về
cái ‘lò xử lý tham nhũng’ mà đảng trưởng đã nhóm, cựu đại tá an ninh Đinh Đình
Phú cho rằng “người nhóm lò” cũng rất quan trọng vì lò có cháy rồi mà không cho
được mấy cây củi vào thì cũng như không.
Ông Phú đặt câu hỏi: “Vấn đề ai là người nhóm lò
cho lửa hồng lên để củi cháy? Người nhóm lò là quan trọng. Đối tượng tham nhũng
là ai? Đối tượng tham nhũng không phải là dân lành. (Người) đề ra chính sách và
pháp luật cũng không phải dân lành. Ai xử được những người có chức có quyền
tham nhũng? Phải là Đảng“.
Biếm họa chống tham nhũng ở Việt Nam. Nguồn: Towards
Transparancy
BBC có bài phỏng vấn LS Phùng Thanh Sơn, Giám đốc
công ty Luật Thế Giới Luật Pháp: Vì sao
khó thu hồi ‘tài sản quan tham’? Việc thu hồi tài sản tham nhũng
hiện nay khó khăn, ông Sơn cho rằng đây là những nguyên nhân:
“Cơ quan tiến hành tố tụng không chủ động áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời như phong tỏa tài sản, tài khoản của quan chức tham
nhũng dẫn đến khi án có hiệu lực pháp luật thì quan chức “không còn tài sản” để
thi hành án.
Các quan chức tham nhũng thường đã chuẩn bị từ trước.
Họ không bao giờ đứng tên các tài sản giá trị lớn. Họ thường để người thân
trong gia đình đứng tên. Do đó, mặc dù bản án tuyên buộc quan chức tham nhũng
phải bồi thường nhưng về mặt pháp lý thì họ “vô sản” nên cơ quan thi hành án
cũng không thể làm gì được.
Tòa án không mạnh dạn tuyên tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản của quan chức tham nhũng”.
Bài của tác giả Bút Bi trên báo Tuổi Trẻ: Mỗi cây số giảm 1.000 tỉ đồng, nghĩ mà xót. Về đường
sắt đô thị số 2, đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình, dài chưa tới 6
km, đã điều chỉnh giảm 5.825 tỉ đồng, tức trung bình 1km
được giảm khoảng 1.000 tỉ đồng. Như vậy là gần 6.000 tỉ đã được người ta vẽ ra
để xài tiền, còn đống nợ thì để dân gánh.
Người Việt ở Úc
VOA có bài về tình trạng lao động của dân nhập cư tạm
thời: ‘Trấn lột lương bổng’ tại Australia, người Việt bị ảnh hưởng.
Cuộc khảo sát phối hợp thực hiện với đại học Kỹ thuật Sydney cho thấy “nạn
‘trấn lột lương bổng là đại dịch’ tràn lan sang nhiều lĩnh vực ngành nghề khác
nhau. Lao động đến từ Châu Á là các nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khoảng
2/3 số người Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tham gia cuộc khảo sát cho biết họ
được trả dưới 12 đô la/giờ làm việc”.
Tin
quốc tế
Khủng hoảng Bắc Hàn
VOA có bài: Triều Tiên: Mỹ “khiêu khích” và “xâm phạm thô bạo”. Đáp
lại quyết định liệt kê Bắc Hàn vào danh sách bảo trợ khủng bố, trong cuộc phỏng
vấn với truyền thông nhà nước KCNA, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này
phủ nhận Bắc Hàn có tham gia vào bất kỳ hành động khủng bố nào.
Phát ngôn BNG Bắc Hàn nói: “Chừng nào mà Mỹ
còn tiếp tục chính sách chống lại CHDCND Triều Tiên, sự phòng vệ của chúng ta
càng được củng cố hơn. Hoa Kỳ sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các hậu quả do
sự khiêu khích trơ tráo của họ đối với CHDCND Triều Tiên”.
VOA đưa tin: Mỹ trừng phạt 13 tổ chức Triều Tiên, Trung Quốc. Dẫn
nguồn từ Reuters, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra thông báo trên trang web, cho biết, “vừa
áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 tổ chức của Triều Tiên và Trung Quốc mà
Washington cáo buộc đã giúp tránh né các hạn chế hạt nhân đối với Bình Nhưỡng
và hỗ trợ nước này thông qua việc buôn bán các mặt hàng như than đá”.
Hình ảnh hiếm hoi về một người lính Bắc Hàn đào tẩu
tại đường biên với Nam Hàn vào ngày 13/11: Khoảnh khắc
bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến sang miền Nam, BBC đưa tin.
Mời xem clip từ RT: Người lính Bắc Hàn đào tẩu bị bắn:
https://www.youtube.com/watch?v=TlhQfANM2iE
RFI có bài: Bắc Triều Tiên bị tố vi phạm hiệp định đình chiến. Bộ
chỉ huy quân sự của Liên Hiệp Quốc tại giới tuyến Nam – Bắc Triều Tiên hôm nay
22/11/2017, tố cáo Bình Nhưỡng đã “vi phạm hiệp định đình chiến khi
truy đuổi một binh sĩ miền Bắc vượt biên đào thoát sang miền Nam hôm thứ Hai tuần
trước”.
Theo đoạn video được
công bố, cho thấy, “đồng đội của anh ta đã nổ súng về phía miền Nam, nhằm
thẳng vào người lính đào ngũ. Trong lúc tham gia truy đuổi kẻ đào tẩu, một lính
Bắc Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường biên, nhưng ngay sau đó anh ta quay trở lại
địa phận miền Bắc”.
VOA có bài: Việt Nam cam kết với Mỹ đưa Triều Tiên trở lại tiến trình phi hạt
nhân hóa. Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung ở Sài Gòn, nhận định: “Theo
tôi việc Hà Nội có thể nói chuyện được với Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân
là rất hạn chế: quan hệ kinh tế không nhiều, ngoại trừ việc hai bên tự nhận với
nhau là đều theo chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Việt Nam chỉ có thể
thông qua sứ quán Triều Tiên để nêu vấn đề chứ không có công cụ gì trong tay để
nói chuyện với Bình Nhưỡng về vũ khí hạt nhân”.
Mời đọc thêm: Bắc Triều Tiên: Mỹ đánh vào cả công ty Trung Quốc (RFI).
– Triều Tiên: Danh sách tài trợ khủng bố của Mỹ là ‘trò hề’ (Zing).
– Anh lính Triều Tiên đào thoát như phim hồi phục thần kỳ (TT).
Các nước châu Á khác
“Thương dân” kiểu độc tài: Hun Sen: Chỉ có công nhân khổ vì trừng phạt. VOA dẫn
nguồn từ Reuters, cho biết, trước cảnh báo trừng phạt kinh tế của EU, Thủ tướng
Campuchia Hun Sen nói với các công nhân may mặc nước này rằng: “Các bạn
phải nhớ rõ rằng nếu có bất cứ lệnh cắt giảm mua hàng nào, thì tất cả là do lỗi
của một nhóm người trong đảng đối lập. Hun Sen sẽ không chết nhưng
chính công nhân, các bạn sẽ chết”.
Trung Quốc kiểm soát internet, BBC cho biết, Skype bị gỡ
khỏi kho ứng dụng tại Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tuyên bố các app
này không tuân thủ luật pháp trong nước. Hãng Microsoft, sở hữu Skype,
nói: “App Skype trên iOS đã tạm thời bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng ở Trung
Quốc… Chúng tôi tin rằng Skype đem lại những lợi ích cho người dùng trên toàn
thế giới thông qua việc giao tiếp và hợp tác nhờ app này”.
RFI có bài điểm báo: Trung Quốc hưởng lợi từ khủng hoảng Rohingya. Theo báo
Le Monde: “Đối với Trung Quốc, Miến Điện là một quốc gia quan trọng. Về
mặt kinh tế, Bắc Kinh cần bảo đảm an toàn cho hệ thống ống dẫn dầu và khí đốt
đi qua vịnh Bengale để tới tỉnh Vân Nam (Yunnan). Nhờ vậy, các tàu chở dầu của
Trung Quốc có thể đi tới vùng duyên hải ở phía đông mà không cần phải qua eo biển
Malacca”.
VOA có bài: Ngoại trưởng Mỹ gọi bạo lực nhắm vào người Rohingya là ‘thanh lọc
sắc tộc’. Dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson nói rằng: “Sau
khi phân tích cẩn thận và thấu đáo các dữ kiện sẵn có, rõ ràng tình hình ở miền
bắc bang Rakhine cấu thành sự thanh lọc sắc tộc nhắm vào người Rohingya”.
RFI đưa tin: Úc và Đông Nam Á hợp sức chống tài trợ thánh chiến. Bộ
trưởng Tư Pháp Úc ngày 22/11/2017 cho biết, “Úc và khu vực Đông Nam Á
đã hợp sức để bóp nghẹt nguồn tài trợ cho các mạng lưới thánh chiến”.
Mời đọc thêm: Đức Giáo Hoàng [sẽ] gặp chỉ huy quân đội Myanmar và người tị nạn
Rohingya (VOA).
Tin nước Mỹ
VOA đưa tin: Máy bay Hải quân Mỹ rơi ở Biển Philippines, 3 người mất tích.
Thông cáo báo chí của Hạm đội 7 cho biết, một máy bay vận tải C-2 của Hải quân
Hoa Kỳ chở 11 người rơi ở Biển Philippines trên đường bay từ Nhật đến tàu sân
bay Ronald Reagan, 8 người đã được cứu và 3 người còn lại bị mất tích. Mời đọc
thêm: Máy bay Hải quân Mỹ rơi ngoài khơi Nhật Bản (BBC).
– Phi cơ quân sự Mỹ rơi trong vùng biển Philippines (RFI).
VOA có bài về lịch sử tập tục phóng sinh gà tây
trong ngày Lễ Tạ ơn: Tổng thống Mỹ phóng sanh gà Tây. Theo Hội Lịch
sử Tòa Bạch Ốc, lễ phóng sinh phổ biến này bắt nguồn từ đời Tổng thống Abraham
Lincoln. Những con gà Tây được phóng sinh từ Tòa Bạch Ốc thường được đưa về các
vườn thú cưng lân cận. Còn những con gà Tây trong thực đơn của Tổng thống là từ
tiền túi của chính Tổng thống và được chế biến theo khẩu vị của Tổng thống và
gia đình ông.
BBC có bài: Nhân viên
Nhà Trắng ‘dính líu tới phụ nữ’ ở Việt Nam. Tin cho biết, “ba
quân nhân Mỹ bị cáo buộc có liên hệ không đàng hoàng với phụ nữ nước ngoài tại
Việt Nam trong chuyến thăm vừa qua của ông Trump tới châu Á”. VOA: Ba nhân viên Tòa Bạch Ốc ‘tiếp xúc trái quy định’ với phụ nữ
trong chuyến công du của TT Trump đến Việt Nam.
VOA đưa tin: Quấy rối tình dục, ký giả lừng danh Charlie Rose bị sa thải.
Hôm thứ Ba 21/11, đài CBS cho biết, họ đã sa thải ông Charlie Rose, một trong
các ký giả nổi tiếng nhất của truyền hình Mỹ. Ông David Rhodes, Giám đốc đặc
trách tin tức của CBS, cho biết: “Quyết định sẽ có hiệu lực tức thời,
và được đưa ra sau khi phát hiện những hành vi không thể chấp nhận được”.
VOA có bài: Harvard bị tố cáo kỳ thị sinh viên Châu Á. Bài viết cho
biết, Bộ Tư pháp Mỹ “dọa sẽ kiện đại học này để buộc trường phải giao nộp
các văn kiện trong lúc điều tra xem các chính sách tiếp nhận sinh viên của trường
có vi phạm luật dân sự Mỹ hay không. Bộ ra thời hạn chót là trước ngày 1/12 trường
phải nộp các giấy tờ về chính sách nhận sinh viên nhập học”.
Các tin quốc tế khác
VOA có bài: Vẫn chưa có tín hiệu từ tàu ngầm Argentina bị mất tích.
Phát ngôn Hải quân Argentina, Enrique Balbi, nói với các nhà báo: “Chúng
ta đang bước vào một giai đoạn quyết định, vì sắp cạn oxy. Cho tới giờ, chưa có
bất cứ thông tin nào xuất phát từ tàu ngầm San Juan”.
VOA đưa tin: Dân ăn mừng tin Tổng thống Zimbabwe từ chức. Dân chúng
Zimbabwe ngày 21/11 đã đổ ra đường ở thủ đô Harare ăn mừng tin Tổng thống
Robert Mugabe từ chức sau 37 nắm quyền. Theo các giới chức hàng đầu trong đảng
cầm quyền ZANU-PF, “Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa sẽ tuyên thệ nhậm
chức Tổng thống vào ngày 22 hoặc 23 tháng 11”. Tòa đại sứ Mỹ tại
Zimbabwe nói ngày 21/11 là “thời khắc lịch sử cho Zimbabwe và thúc giục
nước này tiến tới bầu cử tự do, chọn người lãnh đạo cho riêng mình”.
VOA có bài: Nga phủ nhận liên quan đến ô nhiễm phóng xạ. Cơ quan
khí tượng của Nga hôm 21/11 cho biết họ đo được mức ô nhiễm của một loại đồng vị
phóng xạ cao gấp gần 1.000 lần so với bình thường ở dãy núi Ural. Phát ngôn
viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết, “Đến nay, vẫn chưa
có xác nhận từ bất kỳ cơ quan chính phủ nào của Nga về việc có sự cố trên đất
Nga mà có thể làm tăng mức độ ô nhiễm từ một loại đồng vị phóng xạ”.
Với tham vọng tìm giải pháp chính trị cho
Syria, Nga tổ chức thượng đỉnh Sotchi về tương lai Syria. RFI
cho biết, “Ý tưởng do Nga đưa ra là tổ chức một Đại hội Quốc gia tập hợp
được cả các đại diện của đối lập và của chế độ Damas”.
BBC đưa tin: ‘Đồ tể
Bosnia’ Ratko Mladic bị tù chung thân. Phiên tòa LHQ ở The Hague vừa kết
án “cựu chỉ huy người Serbia ở Bosnia, Ratko Mladic, tội diệt chủng
trong chiến tranh Bosnia thập niên 1990”. Được biết, vụ “thảm
sát ở Srebrenica đã làm chết hơn 7.000 đàn ông và bé trai Hồi giáo Bosnia”.
RFI có bài phân tích về hòa bình trong tương lai của Syria: Viễn ảnh hòa bình còn mong manh, mà đại sứ Mỹ ở
Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tuyên bố: “Nước Nga đã chứng tỏ không biết
giữ chữ tín và không đáng tin cậy trong tiến trình tìm giải pháp chính trị cho
Syria”.
Mời đọc thêm: Bắc Kinh – Vatican: Xích lại gần nhau qua nghệ thuật (RFI).
– Cựu chỉ huy Bosnia bị buộc tội diệt chủng, chịu án chung thân (VOA).
– Cấm robot sát thủ, vấn đề vẫn gây tranh cãi (RFI).
---------------------------------------------
Bài
Mới Nhất
23/11/2017
23/11/2017
23/11/2017
23/11/2017
22/11/2017
22/11/2017
22/11/2017
22/11/2017
22/11/2017
22/11/2017
No comments:
Post a Comment