Posted on 23/11/2017
Năm
2017, Việt Nam là nước kiểm duyệt Internet nặng nề nhất khu vực Đông Nam Á,
theo đánh
giá của Freedom House. Trong 20 năm qua, chính phủ Việt Nam đã ban
hành, sửa đổi hàng loạt luật, nghị định và thông tư để kiểm soát Internet tại
Việt Nam.
Cùng Luật Khoa tạp chí nhìn lại 20 năm làm luật nhằm
kiểm soát Internet từ ngày Việt Nam hòa mạng Internet toàn cầu, ngày
19/11/1997.
XEM : https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/11/Copy_Kiem_soat_Internet_o_Viet_Nam-4-1.jpg
------------------------------------------------------
Posted on 16/11/2017
Freedom House đã xếp Việt Nam vào
nhóm 10 nước cản trở tự do Internet nhất trong số 65 quốc gia được đánh giá và
dẫn đầu châu Á về kiểm duyệt nội dung trên Internet sau Trung Quốc, theo báo
cáo mới nhất về Tự do
Internet 2017.
Biểu đồ Tự do Internet 2017. Ảnh: Chụp màn hình
Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), người bị
tuyên án sơ thẩm 10 năm tù giam vì tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt
Nam, được Freedom House chọn là một trong 12 nhà tranh đấu cho quyền tự do
Internet năm 2017.
Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh). Ảnh: Civil Rights Defenders
Freedom House nhận định, chính quyền Việt Nam đang sử
dụng hai chiến thuật để thao túng mạng Internet, là dư luận viên nhận tiền từ
nhà nước (paid progovernment commentators) và truyền thông thân nhà nước &
tuyên truyền (progovernment media and propaganda).
Báo cáo này cho biết, một nhân viên tuyên giáo
(propagandist) của chính phủ đã thừa nhận đang điều hành một nhóm gồm hàng trăm
dư luận viên để giám sát và điều hướng các cuộc thảo luận online về tất cả mọi
thứ từ chính sách ngoại giao đến quyền đất đai.
Tự do Internet (Freedom on the Net) là báo cáo hằng
năm của Freedom House về tự do Internet ở một số nước. Thang điểm của Freedom
House thường xuyên được các tổ chức quốc tế sử dụng làm dẫn chứng tại các diễn
đàn đánh giá nhân quyền trên thế giới và trong các báo cáo gửi Liên Hiệp Quốc về
quyền tự do báo chí, ngôn luận, và tiếp cận thông tin. Mức độ tự do Internet của
mỗi nước được đánh giá dựa trên ba tiêu chí, bao gồm: các rào cản về tiếp cận
Internet (obstacles to access); các giới hạn về nội dung (Limits on Content);
các xâm phạm về quyền của người dùng (Violations of Users Rights).
Kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên năm
2011, Việt Nam vẫn duy trì “bền bỉ” ở nhóm cuối của bảng xếp hạng, bao gồm những
quốc gia được cho là thắt chặt quyền tự do Internet nhất.
Báo cáo 2017 (từ tháng 6/2016 – 5/2017) đánh giá Việt
Nam đạt 76/100 điểm (điểm càng cao mức độ tự do Internet càng thấp), xếp thứ
59/65 quốc gia, thấp nhất trong các nước ASEAN.
Theo Freedom House, chính quyền Việt Nam kiểm duyệt
8/10 chủ đề trên Internet, đứng đầu châu Á về mức độ kiểm duyệt chỉ sau Trung
Quốc. Chỉ có hai chủ đề mà chính quyền không kiểm duyệt là phỉ báng tôn giáo
(blasphemy) và vấn đề về đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT).
Báo cáo 2017 chỉ ra ba điểm nhấn chính về đàn áp tự
do Internet ở Việt Nam:
Thứ nhất, chính quyền
ngày càng gia tăng việc bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động trên Internet, nổi bật
là tuyên án sơ thẩm blogger Mẹ Nấm 10 năm tù giam.
Thứ hai, các nhóm dân
sự tấn công các blogger và công an cản trở các cuộc biểu tình bằng các công cụ
kỹ thuật số, như phá sóng 3G và mạng di động trong nhiều giờ tại xã Đồng Tâm,
chặn truy cập vào Facebook và Instagram trong các cuộc biểu cá chết hồi tháng
5/2016.
Và thứ ba, Luật An toàn
thông tin mạng 2015 có hiệu lực từ tháng 6/2017 và Dự thảo Luật An ninh mạng tiếp
tục cho thấy quyết tâm của chính quyền nhằm cản trở tự do Internet ở Việt Nam.
Trong tám nước ASEAN được đánh giá trong báo cáo
này, chỉ duy nhất Philippines được xếp vào nhóm nước có tự do Internet.
Singapore, Malaysia, Indonesia và Cambodia lần lượt là các nước có mức độ tự do
Internet giảm dần theo bảng xếp hạng và xếp vào nhóm nước tự do Internet một phần.
Còn lại Myanmar, Thailand và Việt Nam là nhóm nước không có tự do Internet.
Biểu
đồ do Luật Khoa tạp chí thực hiện dựa trên số liệu của Freedom House.
(XEM NƠI TRANG CHÍNH)
Rào
cản về tiếp cận Internet (14/25 điểm)
Việt Nam đạt 14/25 điểm về các rào cản tiếp cận
Internet, điểm càng cao thì mức độ tự do Internet càng thấp.
Tiêu chí này đánh giá về cơ sở hạ tầng và chi phí để
tiếp cận dịch vụ Internet; các quy định về pháp lý mà chính quyền có thể dùng để
thao túng các nhà mạng; và sự độc lập của cơ quan quản lý.
Ít nhất có một trường hợp cho thấy chính quyền có khả
năng thao túng các nhà mạng, là sự cố tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) đã khiến
người dân trong làng không thể truy cập 3G và mạng di động trong nhiều giờ liền,
sau khi người dân giam giữ hơn 30 cán bộ, cảnh sát cơ động trong một cuộc xung
đột về đất đai vào tháng 4/2017.
Freedom House cho rằng hai công ty, một thuộc sở hữu
của nhà nước là VNPT và một thuộc sở hữu của Quân đội là Viettel đang thống trị
mạng viễn thông của Việt Nam, chỉ có duy nhất FPT là công ty tư nhân.
Trong đó VNPT đang nắm trong tay khoảng 41% thị trường
cung cấp dịch vụ Internet, Viettel có khoảng 40% thị trường và FPT chỉ có khoảng
10%.
Về mặt pháp lý việc kiểm duyệt được thực hiện bởi ba
Bộ: Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
nhưng trên thực tế Đảng Cộng sản mới là nơi đưa ra các hướng dẫn về kiểm duyệt.
Các
giới hạn về nội dung (28/35 điểm)
Báo cáo cho rằng chính quyền Việt Nam đã thiết lập một
hệ thống lọc nội dung hiệu quả và tiết kiệm hơn so với Trung Quốc.
Việc kiểm duyệt được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch
vụ Internet như VNPT, Viettel và FPT nhằm chặn người dùng truy cập vào những
trang ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bao gồm các ý kiến bất đồng
về chính trị, nhân quyền, dân chủ và liên quan đến Biển Đông.
Chính quyền đã yêu cầu Youtube gỡ bỏ hàng nghìn
video, nhưng Google, hãng sở hữu Youtube, cho rằng họ chỉ nhận được ít hơn 50 đề
nghị gỡ bỏ các video và chỉ có 5 video bị gỡ bỏ trong giai đoạn 2009 – 2016.
8/10 chủ đề trên mạng Internet bị chính quyền Việt
Nam kiểm duyệt là: các dân tộc và tôn giáo thiểu số, chỉ trích nhà nước, các cuộc
xung đột bạo lực, tham nhũng, đối lập về chính trị, thảo luận về các vấn đề xã
hội và châm biếm (như tranh biếm họa, hài kịch).
Các
xâm phạm về quyền của người dùng (34/40 điểm)
Theo Freedom House, chính quyền Việt Nam đang dùng một
hệ thống các điều luật với đủ mọi cấp độ để kiểm soát nghiêm ngặt Internet, từ
xâm phạm quyền riêng tư cho đến việc đánh đập và bỏ tù các nhà hoạt động trên
Internet.
Tính đến tháng 4/2016, theo Tổ chức Phóng viên Không
biên giới, Việt Nam đang giữ 19 người vì những hoạt động trên Internet của họ.
Điển hình là các blogger Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, Nguyễn Danh Dũng, Nguyễn Văn
Oai, Nguyễn Văn Hóa.
Nhiều cuộc tấn công mạng nhằm vào các nhà hoạt động
được thực hiện trong vài năm qua. Nhiều nhà hoạt động cho biết họ nhận được những
email giả mạo và chứa mã độc mời tham gia các hội thảo, sự kiện về nhân quyền.
Tài
liệu tham khảo:
No comments:
Post a Comment