Huệ
Vũ
Tuesday, 24/10/2017
Sắp hết tháng 10, nhiệt độ ở thành phố Anaheim, thường
ngày là 95, 96 độ F, có ngày lên tới 105 độ F (40.5 độ C). Cái nóng cuối tháng
10 như thế này là cái nóng bất thường đối với vùng ven biển của tiểu bang
California. Nhiệt độ trong đầu tháng 10 quá cao của tiểu bang nắng ấm này là
nguyên nhân của những vụ cháy rừng chưa từng có ở Bắc California, làm ít nhất
42 người chết, thiêu hủy trên 8,400 nhà dân và cơ sở thương mại! Trong năm nay
miền Tây Hoa Kỳ xảy ra trên 50 ngàn đám cháy rừng. Ở Canada, tiểu bang British
Columbia, cũng đã phải chịu đựng nạn cháy rừng chưa từng có.
Một lá cờ Hoa Kỳ đang tung bay trong gió ngày 20
tháng 10, 2017 tại khu gia cư Coffey Park ở thành phố Santa Rosa. Nơi đây bị hậu
quả nặng nhất trong vụ cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi tại Bắc California vào đầu
tháng 10. Những thiên tai như thế này sẽ làm cho người ta càng tin rằng hiện tượng
hâm nóng địa cầu không là chuyện tưởng tượng. (Josh Edelson/Getty Images)
California là tiểu bang có khí hậu rất tốt, nhất là
các vùng ven biển. Khoảng 5-10 năm trước, nếu ai tới Nam Cali vào mùa Hè thăm
viếng bạn bè chắc thấy rõ những căn nhà nhỏ thấp lè tè ở đây không có nhà nào gắn
máy điều hòa không khí (air conditioner), nhưng rất mát. Có thể nói là mát lạnh.
Đi một vòng thành phố, khó tìm ra một công ty gắn lắp máy điều hòa nào. Thế
nhưng, ngày nay ở Quận Cam đang có hàng chục cơ sở buôn bán, lắp ráp, sửa chữa.
Nghiệp vụ bán và gắn máy điều hòa treo tường đang phát triển rất mạnh, làm ăn rất
tốt.
Từng ở thành phố Houston gần 40 năm, tôi cũng đã chứng kiến sự thay đổi khí hậu của thành phố này. Trong các năm đầu thập niên 1980, thành phố thỉnh thoảng có tuyết nhẹ, nhưng từ các năm cuối thập niên 1980 đến nay Houston chưa từng có một hạt tuyết.
Hiện cũng nhiều người cho rằng hâm nóng địa cầu chỉ là chuyện giả tưởng! Đặc biệt là có nhiều chính trị gia và nhiều công ty Hoa Kỳ mạnh mẽ bác bỏ hiện tượng hâm nóng địa cầu để chống lại những biện pháp làm giảm lượng khí thải gây tốn kém cho họ. Đồng tiền có tiếng nói của nó, nên cũng từng có nhiều nhà khoa học không công nhận hiệu ứng nhà kính do khí thải gây ra. Tuy nhiên, theo Consensus on Consensus năm 2016 của John Cook và các đồng tác giả khác, trên 97% chuyên viên khí hậu xác định con người là nguyên nhân gây hâm nóng địa cầu. Sự thống nhất khoa học được thể hiện rõ ràng hơn qua các bản phúc trình của Ủy Ban Liên Chính Phủ về Thay đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC).
Được Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới và Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (World Meteorological Organization and the United Nations Environmental Programme) thành lập năm 1988, IPCC đã đánh giá tình trạng khí hậu trên cơ sở khoa học, thu thập các tài liệu khoa học đã được kiểm chứng và công bố rộng rãi. IPCC tuyên bố rằng, khí hậu Trái Đất đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người là sự thống nhất ý kiến khoa học: “Hoạt động của con người đang làm thay đổi các thành phần khí quyển, hấp thụ hoặc phân tán năng lượng bức xạ. Hầu hết sự quan sát cho thấy trong nửa thế kỷ qua khí hậu địa cầu nóng lên là do gia tăng các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính.”
Không chỉ có IPCC, nhiều tổ chức, cơ quan khí hậu khác trên thế giới cũng minh định việc này. Ở Hoa Kỳ, Viện Khoa Học Quốc Gia (National Academy of Sciences) từng tuyên bố: “Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người thải ra đang tích tụ trong không khí, gây nhiệt độ bề mặt trái đất, không khí và nhiệt độ đại dương tăng lên.”
Xã Hội Khí Tượng Hoa Kỳ (The American Meteorological Society), Liên Đoàn Địa Vật Lý Hoa Kỳ (American Geophysical Union), Hiệp Hội Tiến Bộ Khoa Học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science - AAAS) và nhiều tổ chức khoa học khác cũng đã đưa nhiều bản tuyên bố tương tự, kêu gọi nhân loại phải ngăn chận tình trạng hâm nóng địa cầu.
Theo IPCC, nếu không nhanh chóng ngăn chận, nhiệt độ địa cầu gia tăng sẽ dẫn tới nhiều thảm họa. Nó không chỉ làm cho những trận bão biển trở nên kinh hoàng hơn, mà khí hậu trở nên bất thường, có nơi lũ lụt, có nơi khô hạn, mùa hè có những làn khí nóng (heat wave) giết người, và mùa đông có những cơn lạnh hay bão tuyết khủng khiếp. Ngoài thay đổi khí hậu, nhiệt độ địa cầu tăng cũng làm cho băng đóng các đỉnh núi tan rã gây ra băng lở, đất sụp, làm cho hai băng cực của quả đất tan rã, đưa mực nước biển lên cao, nhận chìm nhiều vùng đất, quốc gia trên thế giới vào lòng đại dương.
Mỗi năm cơ quan NASA đều đo diện tích băng ở Nam Cực và Bắc Cực từ vệ tinh. Theo cơ quan, băng toàn cầu đang tan nhanh gấp đôi, từ năm 1979-1996 băng tan khoảng 21 ngàn cây số vuông một năm, nhưng từ năm 1996-2013 diện tích băng biến mất khoảng 50 ngàn cây số vuông mỗi năm, lớn hơn diện tích 2 tiểu bang Vermont và New Hampshire cộng lại. Và đây là tốc độ đáng sợ.
Mỗi năm, các nhà máy, máy móc, xe cộ, đốt rừng đã bơm vào bầu khí quyển một con số khổng lồ khí thải như Methane (CH4), Carbon Monoxide (CO), Carbon Dioxide (CO2), Nitrous Oxide (N2O), Nitric Oxide (NO2), Perfluorocarbons (PFCs), Hydrofluorocarbons (HFCs), Chlorfluorocarbons (CFCs), Sulfur Hexafluoride (SF6), Methyl Cloroform (CH3CCl3), Carbon Tetrachoride (CCL4), Methyl Bromine (CH3Br)... là những chất tạo nên hiệu ứng nhà kính, ngăn cản không cho nhiệt của quả đất thoát ra không gian, làm quả đất nóng lên.
Nhưng những khí thải khác như Perfluorocarbons (PFCs), Hydrofluorocarbons (HFCs), Chlorfluorocarbons (CFCs), Sulfur Hexafluoride (SF6), Methyl Cloroform (CH3CCl3), Carbon Tetrachoride (CCL4), Methyl Bromine (CH3Br)... đi vào thượng tầng khí quyển lại có tác dụng tiêu hủy phân tử Ozone (O3). Khí Ozone nằm trên thượng tầng khí quyển từ 10km cách mặt đất trở lên 50km gọi là lớp Ozone, có tác dụng ngăn tia cực tím của lọt vào quả đất. Tia cực tím tác dụng lên con người có thể gây nên bệnh ung thư da, hư mắt... Đối với môi trường có thể làm chết cây cỏ trên mặt đất, phiêu sinh vật trên biển. Khi số lượng phân tử Ozone trên thượng tầng thưa mỏng đi (gọi là lỗ hổng Ozone) tia cực tím sẽ lọt nhiều hơn vào quả đất. Một trong những chất ở hạ tầng khí quyển gây hiệu ứng nhà kính là CO2 được thực vật trên quả đất, nhất là phiêu sinh vật trên đại dương hấp thụ.
Nếu thực vật và phiêu sinh vật bị tia cực tím tiêu hủy thì số lượng Carbonic trong không khí không được tiêu thụ, chất chứa nhiều hơn, hiệu ứng nhà kính càng lớn hơn. Địa cầu nóng hơn, băng tan tuyết rã làm khí Methane bị giữ trong mặt đất lại bốc lên làm cho hiệu ứng nhà kính càng tăng. Băng tuyết có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời, đưa sức nóng ra ngoài khí quyển, khi tan thành nước lại hấp thụ khí nóng của mặt trời nên tác dụng ngược lại. Hơi nóng của quả đất càng bị giữ lại, thượng tầng khí quyển trở nên lạnh hơn làm sự phá hủy lớp Ozone trên thượng tầng càng nhanh.. Nó trở thành một chuỗi nối tiếp tác động có thể đưa việc hâm nóng địa cầu càng diễn ra nhanh hơn.
Khối lượng băng của địa cầu: vùng nam cực, bắc cực và trên các núi cao cộng lại ước tính khoảng 33,000,000 km3. Nếu quả đất nóng lên đến độ nào đó làm tất cả băng đá tan chảy sẽ đưa mực nước biển lên cao khoảng 60-70 mét. Hình dạng địa cầu sẽ hoàn toàn thay đổi. Nước Việt Nam bấy giờ sẽ chỉ còn dãy trường sơn và vùng thượng du bắc bộ. Tất cả đồng bằng hai miền Nam Bắc và các tỉnh miền trung hoàn toàn chìm vào lòng đại dương. Nước Hoa Kỳ bấy giờ sẽ không còn tiểu bang Florida, Louisiana... cũng như các thành phố Houston, New York, Washington D.C...
Nếu không được ngăn chận hữu hiệu, quả địa cầu tiếp tục hâm nóng thì có thể nhân loại không còn tồn tại. Theo các nhà khoa học, khí hậu thay đổi còn sinh ra các loại vi khuẩn lạ. Trước đây nhân loại không biết tới cúm gia cầm, vi khuẩn H5N1 đã phát sinh từ những vùng đất nóng ẩm của Hoa Lục và gần đây nhất bệnh MERS (Middle Respiratory Syndrome) xuất phát từ bán đảo Á Rập đã làm nhân loại lo sợ. Các nghiên cứu khoa học mới đây lại chứng minh rằng những người bị bệnh mà đang sống ở những vùng không khí ít ô nhiễm, chỉ số ô nhiễm không khí thấp (API, Air Pollution Index) sẽ dễ thoát chết hơn những vùng không khí có chỉ số ô nhiễm cao.
Trải qua những gì chính cá nhân mình nhìn thấy trong thời gian sống ở Hoa Kỳ, chúng tôi có thể kết luận thay đổi khí hậu, quả địa cầu đang bị hâm nóng không phải là giả thuyết mà hoàn toàn là sự thật. Với kết quả nghiên cứu, theo dõi và báo động của các cơ quan khoa học, chúng tôi hoàn toàn tin rằng nếu thế hệ ngày hôm nay không quyết tâm ngăn chận tình trạng hâm nóng của quả địa cầu, sẽ là một tội ác không thể nào tha thứ đối với các thế hệ tương lai. Là những cá nhân, thì chắc chắn khó ai làm được điều gì, nhưng nếu tất cả các nước trên thế giới cùng nhìn thấy thảm họa tương lai và cùng quyết tâm ngăn chận thì mục tiêu không để nhiệt độ địa cầu tăng lên quá 2 độ C so với thời kỳ tiền kỷ nghệ có thể đạt được.
Sau nhiều năm nhóm họp, tranh cãi, cuối cùng hiệp ước chống thay đổi khí hậu đã được đồng thuận ở Paris vào ngày 12 tháng 12, 2015. Đây là một tin vui cho nhân loại. Hiệp ước Khí Hậu Paris cho tới nay đã có 196 nước hội viên Công ước Khung Liên Hiệp Quốc về Thay Đổi Khí Hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change -UNFCCC) ký tên và đã có 168 nước phê chuẩn.
Đáng tiếc trong tháng Sáu vừa qua, Tổng Thống Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp Ước Paris. Điều đó không làm chúng tôi ngạc nhiên. Khi lên làm tổng thống Hoa Kỳ, ông ta muốn đi ngược lại tất cả những gì mà người tiền nhiệm đã làm, đi ngược lại khuynh hướng chung của thế giới dù đúng hay sai. Ông ta cũng là người nghi ngờ tình trạng hâm nóng địa cầu. Vào lúc 11 giờ 15 phút sáng ngày 6 tháng 11, 2012, ông ta tuyên bố: “The concept of global warming was created by and for the Chinese in order to make U.S. manufacturing non-competitive.” (khái niệm hâm nóng địa cầu được tạo ra và cho người Trung Quốc để làm cho sản xuất Hoa Kỳ không thể cạnh tranh). Không biết ông Trump nghĩ gì khi viết như trên! Chẳng lẽ các cơ sở khoa học Hoa Kỳ, Âu Châu, các nước trên thế giới đều làm việc cho Trung Cộng? Bắc Kinh có quyền lực như vậy hay sao?
Được làm một người Mỹ gốc da vàng tôi cảm thấy xấu hổ Hoa Kỳ đang trở thành đồng minh của quốc gia duy nhất trên thế giới chống lại Hiệp Ước Khí Hậu Paris là Nicaragua! Syria là nước không ký tên vào Hiệp Ước không phải vì chống mà bởi vì UNFCCC cho rằng Syria đang chiến tranh, chính thể hiện tại không thể coi là chính thể hợp pháp, nên không cho ký.
Tuy nhiên, Tổng thống Hoa Kỳ không phải muốn làm gì thì làm, người dân Mỹ rất sáng suốt, những trận bão lớn chưa từng có trong năm nay ở miền Đông, tình trạng cháy rừng ở miền Tây chắc chắn sẽ làm cho những người Mỹ “nghi ngờ” khí hậu thay đổi sẽ phải thay đổi thái độ. Nước Mỹ cũng không tùy thuộc vào một chính phủ Trump ở Tòa Bạch Ốc. Ngay sau khi TT Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước, trên 61 thị trưởng, 11 thống đốc, 80 chủ tịch trường đại học, và hàng trăm công ty viết thư cho UNFCCC tuyên bố tôn trọng Hiệp Ước và thi hành sự đóng góp tài chánh cho Hiệp Ước. Hiện đang còn nhiều tiểu bang khác gia nhập vào Liên Minh Khí Hậu Hoa Kỳ (US Climate Alliance).
Từng ở thành phố Houston gần 40 năm, tôi cũng đã chứng kiến sự thay đổi khí hậu của thành phố này. Trong các năm đầu thập niên 1980, thành phố thỉnh thoảng có tuyết nhẹ, nhưng từ các năm cuối thập niên 1980 đến nay Houston chưa từng có một hạt tuyết.
Hiện cũng nhiều người cho rằng hâm nóng địa cầu chỉ là chuyện giả tưởng! Đặc biệt là có nhiều chính trị gia và nhiều công ty Hoa Kỳ mạnh mẽ bác bỏ hiện tượng hâm nóng địa cầu để chống lại những biện pháp làm giảm lượng khí thải gây tốn kém cho họ. Đồng tiền có tiếng nói của nó, nên cũng từng có nhiều nhà khoa học không công nhận hiệu ứng nhà kính do khí thải gây ra. Tuy nhiên, theo Consensus on Consensus năm 2016 của John Cook và các đồng tác giả khác, trên 97% chuyên viên khí hậu xác định con người là nguyên nhân gây hâm nóng địa cầu. Sự thống nhất khoa học được thể hiện rõ ràng hơn qua các bản phúc trình của Ủy Ban Liên Chính Phủ về Thay đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC).
Được Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới và Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (World Meteorological Organization and the United Nations Environmental Programme) thành lập năm 1988, IPCC đã đánh giá tình trạng khí hậu trên cơ sở khoa học, thu thập các tài liệu khoa học đã được kiểm chứng và công bố rộng rãi. IPCC tuyên bố rằng, khí hậu Trái Đất đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người là sự thống nhất ý kiến khoa học: “Hoạt động của con người đang làm thay đổi các thành phần khí quyển, hấp thụ hoặc phân tán năng lượng bức xạ. Hầu hết sự quan sát cho thấy trong nửa thế kỷ qua khí hậu địa cầu nóng lên là do gia tăng các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính.”
Không chỉ có IPCC, nhiều tổ chức, cơ quan khí hậu khác trên thế giới cũng minh định việc này. Ở Hoa Kỳ, Viện Khoa Học Quốc Gia (National Academy of Sciences) từng tuyên bố: “Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người thải ra đang tích tụ trong không khí, gây nhiệt độ bề mặt trái đất, không khí và nhiệt độ đại dương tăng lên.”
Xã Hội Khí Tượng Hoa Kỳ (The American Meteorological Society), Liên Đoàn Địa Vật Lý Hoa Kỳ (American Geophysical Union), Hiệp Hội Tiến Bộ Khoa Học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science - AAAS) và nhiều tổ chức khoa học khác cũng đã đưa nhiều bản tuyên bố tương tự, kêu gọi nhân loại phải ngăn chận tình trạng hâm nóng địa cầu.
Theo IPCC, nếu không nhanh chóng ngăn chận, nhiệt độ địa cầu gia tăng sẽ dẫn tới nhiều thảm họa. Nó không chỉ làm cho những trận bão biển trở nên kinh hoàng hơn, mà khí hậu trở nên bất thường, có nơi lũ lụt, có nơi khô hạn, mùa hè có những làn khí nóng (heat wave) giết người, và mùa đông có những cơn lạnh hay bão tuyết khủng khiếp. Ngoài thay đổi khí hậu, nhiệt độ địa cầu tăng cũng làm cho băng đóng các đỉnh núi tan rã gây ra băng lở, đất sụp, làm cho hai băng cực của quả đất tan rã, đưa mực nước biển lên cao, nhận chìm nhiều vùng đất, quốc gia trên thế giới vào lòng đại dương.
Mỗi năm cơ quan NASA đều đo diện tích băng ở Nam Cực và Bắc Cực từ vệ tinh. Theo cơ quan, băng toàn cầu đang tan nhanh gấp đôi, từ năm 1979-1996 băng tan khoảng 21 ngàn cây số vuông một năm, nhưng từ năm 1996-2013 diện tích băng biến mất khoảng 50 ngàn cây số vuông mỗi năm, lớn hơn diện tích 2 tiểu bang Vermont và New Hampshire cộng lại. Và đây là tốc độ đáng sợ.
Mỗi năm, các nhà máy, máy móc, xe cộ, đốt rừng đã bơm vào bầu khí quyển một con số khổng lồ khí thải như Methane (CH4), Carbon Monoxide (CO), Carbon Dioxide (CO2), Nitrous Oxide (N2O), Nitric Oxide (NO2), Perfluorocarbons (PFCs), Hydrofluorocarbons (HFCs), Chlorfluorocarbons (CFCs), Sulfur Hexafluoride (SF6), Methyl Cloroform (CH3CCl3), Carbon Tetrachoride (CCL4), Methyl Bromine (CH3Br)... là những chất tạo nên hiệu ứng nhà kính, ngăn cản không cho nhiệt của quả đất thoát ra không gian, làm quả đất nóng lên.
Nhưng những khí thải khác như Perfluorocarbons (PFCs), Hydrofluorocarbons (HFCs), Chlorfluorocarbons (CFCs), Sulfur Hexafluoride (SF6), Methyl Cloroform (CH3CCl3), Carbon Tetrachoride (CCL4), Methyl Bromine (CH3Br)... đi vào thượng tầng khí quyển lại có tác dụng tiêu hủy phân tử Ozone (O3). Khí Ozone nằm trên thượng tầng khí quyển từ 10km cách mặt đất trở lên 50km gọi là lớp Ozone, có tác dụng ngăn tia cực tím của lọt vào quả đất. Tia cực tím tác dụng lên con người có thể gây nên bệnh ung thư da, hư mắt... Đối với môi trường có thể làm chết cây cỏ trên mặt đất, phiêu sinh vật trên biển. Khi số lượng phân tử Ozone trên thượng tầng thưa mỏng đi (gọi là lỗ hổng Ozone) tia cực tím sẽ lọt nhiều hơn vào quả đất. Một trong những chất ở hạ tầng khí quyển gây hiệu ứng nhà kính là CO2 được thực vật trên quả đất, nhất là phiêu sinh vật trên đại dương hấp thụ.
Nếu thực vật và phiêu sinh vật bị tia cực tím tiêu hủy thì số lượng Carbonic trong không khí không được tiêu thụ, chất chứa nhiều hơn, hiệu ứng nhà kính càng lớn hơn. Địa cầu nóng hơn, băng tan tuyết rã làm khí Methane bị giữ trong mặt đất lại bốc lên làm cho hiệu ứng nhà kính càng tăng. Băng tuyết có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời, đưa sức nóng ra ngoài khí quyển, khi tan thành nước lại hấp thụ khí nóng của mặt trời nên tác dụng ngược lại. Hơi nóng của quả đất càng bị giữ lại, thượng tầng khí quyển trở nên lạnh hơn làm sự phá hủy lớp Ozone trên thượng tầng càng nhanh.. Nó trở thành một chuỗi nối tiếp tác động có thể đưa việc hâm nóng địa cầu càng diễn ra nhanh hơn.
Khối lượng băng của địa cầu: vùng nam cực, bắc cực và trên các núi cao cộng lại ước tính khoảng 33,000,000 km3. Nếu quả đất nóng lên đến độ nào đó làm tất cả băng đá tan chảy sẽ đưa mực nước biển lên cao khoảng 60-70 mét. Hình dạng địa cầu sẽ hoàn toàn thay đổi. Nước Việt Nam bấy giờ sẽ chỉ còn dãy trường sơn và vùng thượng du bắc bộ. Tất cả đồng bằng hai miền Nam Bắc và các tỉnh miền trung hoàn toàn chìm vào lòng đại dương. Nước Hoa Kỳ bấy giờ sẽ không còn tiểu bang Florida, Louisiana... cũng như các thành phố Houston, New York, Washington D.C...
Nếu không được ngăn chận hữu hiệu, quả địa cầu tiếp tục hâm nóng thì có thể nhân loại không còn tồn tại. Theo các nhà khoa học, khí hậu thay đổi còn sinh ra các loại vi khuẩn lạ. Trước đây nhân loại không biết tới cúm gia cầm, vi khuẩn H5N1 đã phát sinh từ những vùng đất nóng ẩm của Hoa Lục và gần đây nhất bệnh MERS (Middle Respiratory Syndrome) xuất phát từ bán đảo Á Rập đã làm nhân loại lo sợ. Các nghiên cứu khoa học mới đây lại chứng minh rằng những người bị bệnh mà đang sống ở những vùng không khí ít ô nhiễm, chỉ số ô nhiễm không khí thấp (API, Air Pollution Index) sẽ dễ thoát chết hơn những vùng không khí có chỉ số ô nhiễm cao.
Trải qua những gì chính cá nhân mình nhìn thấy trong thời gian sống ở Hoa Kỳ, chúng tôi có thể kết luận thay đổi khí hậu, quả địa cầu đang bị hâm nóng không phải là giả thuyết mà hoàn toàn là sự thật. Với kết quả nghiên cứu, theo dõi và báo động của các cơ quan khoa học, chúng tôi hoàn toàn tin rằng nếu thế hệ ngày hôm nay không quyết tâm ngăn chận tình trạng hâm nóng của quả địa cầu, sẽ là một tội ác không thể nào tha thứ đối với các thế hệ tương lai. Là những cá nhân, thì chắc chắn khó ai làm được điều gì, nhưng nếu tất cả các nước trên thế giới cùng nhìn thấy thảm họa tương lai và cùng quyết tâm ngăn chận thì mục tiêu không để nhiệt độ địa cầu tăng lên quá 2 độ C so với thời kỳ tiền kỷ nghệ có thể đạt được.
Sau nhiều năm nhóm họp, tranh cãi, cuối cùng hiệp ước chống thay đổi khí hậu đã được đồng thuận ở Paris vào ngày 12 tháng 12, 2015. Đây là một tin vui cho nhân loại. Hiệp ước Khí Hậu Paris cho tới nay đã có 196 nước hội viên Công ước Khung Liên Hiệp Quốc về Thay Đổi Khí Hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change -UNFCCC) ký tên và đã có 168 nước phê chuẩn.
Đáng tiếc trong tháng Sáu vừa qua, Tổng Thống Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp Ước Paris. Điều đó không làm chúng tôi ngạc nhiên. Khi lên làm tổng thống Hoa Kỳ, ông ta muốn đi ngược lại tất cả những gì mà người tiền nhiệm đã làm, đi ngược lại khuynh hướng chung của thế giới dù đúng hay sai. Ông ta cũng là người nghi ngờ tình trạng hâm nóng địa cầu. Vào lúc 11 giờ 15 phút sáng ngày 6 tháng 11, 2012, ông ta tuyên bố: “The concept of global warming was created by and for the Chinese in order to make U.S. manufacturing non-competitive.” (khái niệm hâm nóng địa cầu được tạo ra và cho người Trung Quốc để làm cho sản xuất Hoa Kỳ không thể cạnh tranh). Không biết ông Trump nghĩ gì khi viết như trên! Chẳng lẽ các cơ sở khoa học Hoa Kỳ, Âu Châu, các nước trên thế giới đều làm việc cho Trung Cộng? Bắc Kinh có quyền lực như vậy hay sao?
Được làm một người Mỹ gốc da vàng tôi cảm thấy xấu hổ Hoa Kỳ đang trở thành đồng minh của quốc gia duy nhất trên thế giới chống lại Hiệp Ước Khí Hậu Paris là Nicaragua! Syria là nước không ký tên vào Hiệp Ước không phải vì chống mà bởi vì UNFCCC cho rằng Syria đang chiến tranh, chính thể hiện tại không thể coi là chính thể hợp pháp, nên không cho ký.
Tuy nhiên, Tổng thống Hoa Kỳ không phải muốn làm gì thì làm, người dân Mỹ rất sáng suốt, những trận bão lớn chưa từng có trong năm nay ở miền Đông, tình trạng cháy rừng ở miền Tây chắc chắn sẽ làm cho những người Mỹ “nghi ngờ” khí hậu thay đổi sẽ phải thay đổi thái độ. Nước Mỹ cũng không tùy thuộc vào một chính phủ Trump ở Tòa Bạch Ốc. Ngay sau khi TT Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước, trên 61 thị trưởng, 11 thống đốc, 80 chủ tịch trường đại học, và hàng trăm công ty viết thư cho UNFCCC tuyên bố tôn trọng Hiệp Ước và thi hành sự đóng góp tài chánh cho Hiệp Ước. Hiện đang còn nhiều tiểu bang khác gia nhập vào Liên Minh Khí Hậu Hoa Kỳ (US Climate Alliance).
Mong thay con người ngày hôm nay sẽ quyết tâm nhiều hơn trong nỗ lực bảo vệ quả địa cầu chúng ta, nỗ lực nhiều hơn chống thay đổi khí hậu, nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ các thế hệ con cháu chúng ta. Mọi trở lực đối với các nỗ lực này sẽ sớm được dập tắt.
(hv)
No comments:
Post a Comment