Hòa Ái,
phóng viên RFA
2017-10-25
2017-10-25
Mục
sư Nguyễn Công Chính và vợ, bà Trần Thị Hồng tham dự một buổi tường trình tại
Quốc Hội Hoa Kỳ vào chiều ngày 24/10/2017 để vận động cho tự do tôn giáo của Việt
Nam, nhân dịp Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại
Việt Nam vào trung tuần tháng 11 tới đây và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sau đó.
Mục
sư Nguyễn Công Chính và vợ, bà Trần Thị Hồng tại buổi tường trình ở Quốc Hội
Hoa Kỳ vào chiều ngày 24/10/2017. Photo: RFA
Đàn áp
tôn giáo tại Việt Nam
Lên
tiếng với Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos và Nhóm Dân Biểu quan tâm các vấn đề của
Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam) vào chiều ngày 24 tháng 10 năm 2017,
Mục sư Nguyễn Công Chính, người bị tuyên án 11 năm tù vì tội “phá hoại đoàn kết
dân tộc” và được phóng thích đến Mỹ tị nạn tôn giáo hồi cuối tháng 7, nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam dùng nhà
tù để giết những người không có tội.
Trước
sự hiện diện của Dân Biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ
và hai Dân Biểu Zoe Lofgren, Lou Correa cùng những hội đoàn và đại diện các tổ
chức tôn giáo thuộc cộng đồng người Việt tại Mỹ, Mục sư Nguyễn Công Chính tường
trình trường hợp của ông cùng gia đình là nạn nhân của tình trạng vi phạm tự do
tôn giáo tại Việt Nam suốt 37 năm qua.
Mục
sư Nguyễn Công Chính nêu ra các bằng chứng bao gồm nhà thờ của Hiệp hội Thông
công Tin lành các Dân tộc Việt Nam, mà ông là người sáng lập, bị giật sập vào
năm 2003, một số nhà thờ ở vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên Bắc Bộ cũng chung số
phận, 300 cuốn kinh thánh bị tịch thu. Bên cạnh đó còn có hơn 100 nhà thờ ở Cao
Nguyên bị đóng cửa. Mục sư Nguyễn Công Chính bị sách nhiễu, bắt bớ dưới nhiều
hình thức và ông cũng như nhiều tù nhân khác còn bị hành hạ một cách “tàn độc”
trong thời gian hơn 6 năm tù đày mà ông đã trải qua. Mục sư Nguyễn Công Chính
nói tại buổi tường trình:
“Tôi bị bắt vào tù năm 2011 và suốt 6 năm 4 tháng tôi ở trong tù
thì đều bị biệt giam. Họ bỏ miểng chai vào thức ăn của tôi. Các anh em tù nhân
cũng phát hiện trong đồ ăn có kẽm gai và có hóa chất độc hại mà không thể biết
là chất gì. Nhưng chính mắt tôi thấy đã có nhiều anh em tù ngã xuống chết. Và
thân nhân gia đình họ xin mang xác về thì không được phép, mà chôn trong trại
giam cho đến khi hết án mới cho lấy xác. Tôi nhận thấy cùng là người Việt Nam với
nhau, nhưng Cộng Sản hành xử đối với dân chúng, đặc biệt là đối với các tù nhân
lương tâm, tôn giáo và chính trị một cách tàn độc.”
Không
chỉ bản thân bị hành hạ nơi ngục tù mà gia đình của Mục sư Nguyễn Công Chính ở
bên ngoài cũng thường xuyên bị theo dõi và sách nhiễu về mọi mặt trong cuộc sống.
Vợ của ông, bà Trần Thị Hồng từng bị đuổi ra khỏi bệnh viện ngay sau khi sinh
con chỉ vài giờ đồng hồ. Bà Hồng cũng bị đánh đập tại trụ sở phường, ngay sau
buổi chính quyền địa phương yêu cầu bà đến làm việc, liên quan bà đã gặp gỡ với
phái đoàn Hoa Kỳ đặc trách tự do tôn giáo hồi cuối tháng 4 năm 2016. Chính quyền
còn đe dọa không cho bà tiếp xúc với các phái đoàn ngoại giao nước ngoài. Nhấn
mạnh tại buổi tường trình vào chiều ngày 24 tháng 10 ở Quốc Hội Hoa Kỳ, bà Trần
Thị Hồng nói rằng còn rất nhiều phụ nữ ở Việt Nam đang phải đối diện với hòan cảnh
tương tự của mình.
Mục
Sư Nguyễn Công Chính (thứ sáu từ phải) và gia đình được đồng hương đón tiếp tại
phi trường Los Angeles. Courtesy: nguoiviet
Kêu gọi
đưa Việt Nam vào danh sách CPC
Mục
sư Nguyễn Công Chính cùng vợ kêu gọi vận động phái đoàn của Tổng thống Donald
trump lên tiếng về tình trạng đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội, khi đến
Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) vào trung tuần tháng 11 tới đây và kêu gọi Bộ Ngoại Hoa Kỳ đưa Việt
Nam trở lại danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì vi phạm tự do
tôn giáo một cách nghiêm trọng.
Trước
tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, qua nhân chứng là vợ chồng của Mục sư
Nguyễn Công Chính và phản ánh của các tổ chức tôn giáo từ trong nước, như Phật
giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Cao Đài…Linh mục Thomas
Reese, thành viên Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) phát biểu tại
buổi tường trình rằng USCIRF yêu cầu Hành pháp Hoa Kỳ cần thiết phải đưa Việt
Nam trở lại danh sách CPC, như là một biện pháp ràng buộc Chính quyền Hà Nội để
cho người dân được theo đuổi và thực hành niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đúng với
chuẩn mực quốc tế về tự do tôn giáo; đồng thời phải trả tự do cho các tù nhân
lương tâm, như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển…và chấm dứt
sách nhiễu các lãnh đạo tôn giáo cũng như đánh đập và bắt bớ họ.
Linh mục Thomas Reese nói với RFA lý do vì
sao Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ yêu cầu cần phải đưa Việt Nam trở
lại danh sách CPC:
“Chúng
tôi yêu cầu Hành pháp Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách Các quốc gia cần
quan tâm đặc biệt (CPC). Chúng tôi cho rằng thật là sai lầm khi đã có quyết định
loại Việt Nam ra khỏi danh sách này. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nghĩ rằng như thế là
cách để khuyến khích Việt Nam tiếp tục cải thiện tình hình tự do tôn giáo. Tuy
nhiên, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF), trong đó tôi là thành
viên, nhận thấy sau khi Việt Nam không còn trong danh sách CPC thì Chính quyền
Hà Nội đã không quan tâm đến tự do tôn giáo ở đất nước họ nữa.”
Có
mặt tại buổi tường trình tại Quốc hội Hoa Kỳ vào chiều ngày 24 tháng 10, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho Đài Á
Châu Tự Do biết tổ chức BPSOS cũng tháp tùng với vợ chồng Mục sư Nguyễn Công
Chính gặp gỡ giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đại diện của Nhà Trắng để vận động
đưa Việt Nam vào danh sách CPC và:
“Thứ
nhất, vận động trả tự do cho các tù nhân tôn giáo mà hiện nay chúng tôi có danh
sách gần 100 người. Thứ hai, vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, với sự hiện diện của
Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng để đưa một số giới chức của Chính
quyền Việt Nam vào danh sách bị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn cầu. Bởi vì một
số giới chức đó mà chúng tôi lập danh sách đầu tiên dựa trên hồ sơ của cặp vợ
chồng Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng.”
Kết
thúc buổi tường trình do Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos và Nhóm Dân Biểu quan tâm
các vấn đề của Việt Nam tổ chức, Dân Biểu Lou Correa nói rằng ba yêu cầu vừa
nêu sẽ được đề cập với Tổng thống Trump trước khi ông lên đường sang Việt Nam
trong tháng 11 và thông điệp mạnh mẽ mà các Dân Biểu Mỹ muốn Tổng thống Trump
chuyển đến Chính phủ Việt Nam, như lời khẳng định của Chủ tịch Ủy ban Ngoại
giao Hạ viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Ed Royce rằng mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ càng thắt chặt
như hai quốc gia mong đợi cũng như tăng cường hợp tác nhiều hơn nữa với điều kiện
Hà Nội cần phải có những biểu hiện tích cực hơn trong tôn trọng nhân quyền và
tôn trọng tự do tôn giáo tại đất nước Việt Nam.
*
*
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment