Athena chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
28/10/2017
Trong thời đại của Trump, người tị nạn và mạng xã hội,
nhiều thanh niên Việt Nam cho biết họ mất dần sự liên kết với thế giới nhưng một
số khác lại sẵn sàng đón nhận những thay đổi.
Vào một buổi tối thứ Năm có mưa nhẹ, Dương đã đồng gặp
nhau tại một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội. Đây là một trong hàng ngàn quán cà
phê mọc lên giữa thủ đô, nơi mà sự rảnh rỗi và thiếu không gian công cộng đã tạo
ra những cơ hội kinh doanh không mong muốn.
Hiên Dương 26 tuổi và đang làm việc tại một trường đại
học lớn ở Hà Nội từ 9h sáng đến 5h chiều. Cô thích dành thời gian cuối tuần để
café với bạn bè. Các ngày còn lại thì chỉ là: đến cơ quan, về nhà, rồi đi ngủ.
Sáng ngày hôm đó, Dương đã tham gia kỳ thi tuyển
công chức. Trong khu vực công, vượt qua bài thi này cũng có nghĩa là cô sẽ
không bao giờ bị đuổi việc. Quan trọng hơn là, cô biết rằng dù thế nào thì mình
cũng sẽ đỗ.
Đối với những người trẻ Việt Nam thích hưởng lương
nhà nước, thì những kỳ thi tuyển như thế chỉ đơn giản là hình thức, chứ không
phải là thử thách gì cả. Đối với Dương, nó cũng tương tự như khi cô quyết định
nhận việc tại trường đại học: cô không thể nghĩ ra phương án nào khác dễ dàng
hơn, nhanh hơn hay khá khẩm hơn.
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công được
công bố vào năm ngoái đã xác nhận rằng nạn ưu tiên người thân trong gia đình và
tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam là “một vấn nạn mang tính hệ thống”,
và mối quan hệ cũng như hối lộ là điều tối quan trọng với những ai muốn trở
thành công chức.
Gia cảnh giàu có, học vấn cao, có quan hệ, sự nghiệp
ổn định là những thứ mô tả tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Và Dương, vốn sinh ra
trong một gia đình danh giá, sở hữu tất cả những thứ đó. Cô bảo “Khi mọi thứ đã
được sắp sẵn cho cậu, thì cậu chẳng cần nghĩ ngày mai sẽ ra sao đâu. Mọi thứ
cũng chỉ như nhau cả thôi.”
Vô
cảm là một căn bệnh
Ở Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, tổ chức thanh
thiếu niên lớn nhất đất nước, vẫn tích cực tiếp cận với thanh niên để truyền bá
đường lối của Đảng. Tuy nhiên, những người đứng đầu tổ chức này đang ngày càng
gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải thông điệp đến một thế hệ được sử dụng
thoải mái Internet, Facebook và điện thoại thông minh.
Các chuyên gia nói rằng nhiều chiến dịch lôi kéo
thanh niên tham gia các hoạt động công cộng vẫn thiên về hình thức hơn là các
hành động cụ thể. Mặc dù có nhiều nỗ lực dành cho giới trẻ, nhưng sự vô cảm
chính trị của thế hệ này dường như đã quá rõ ràng.
Bản khảo sát Thanh niên Việt Nam Hội nhập, ban hành
năm 2015 và thực hiện bởi tổ chức Hướng tới Minh bạch – đầu mối của tổ chức
Minh bạch Quốc tế - thu thập câu trả lời của 1100 thanh niên Việt Nam từ 15 đến
30 tuôi thì thấy có đến 74% số đố hiểu rất ít hoặc không hiểu gì về phòng chống
tham nhũng, và 45% số thanh niên có học thức trả lời rằng hành vi tham nhũng
không giúp ích được gì trong mọi trường hợp.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc vào năm 2015, với gần
một nửa dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam đứng thứ hai xếp hạng quốc gia tham nhũng
nhất ở châu Á, trong một bản khảo sát được thực hiện bởi tổ chức Minh bạch Quốc
tế, thì xem chừng số liệu trên cũng có vẻ hợp lý.
Dương thừa nhận là cô chẳng biết gì về hệ thống
chính trị ở Việt Nam và cũng chẳng quan tâm nguyên thủ quốc gia là ai. Mỗi lần
đi bầu cử ở địa phương là cô lại chọn bừa ai đó.
Cô cũng cho biết cô không quan tâm đến nạn tham
nhũng tràn lan, các sự kiện quan trọng như APEC, các vụ tranh chấp đất đai gần
đây của Hà Nội hay thậm chí các vấn đề quốc tế như Trump (cô có nghe tên của
ông nhưng không biết ông ấy làm gì ). "Tại sao tôi phải quan tâm chứ?"
Cô hỏi lại. "Một khi cậu có đặc quyền không phải suy nghĩ, thì cứ kệ mọi
chuyện đi."
Dương chia sẻ rằng, không chỉ cô mà ngay cả các đồng
nghiệp ở trường đại học cũng như vậy, mọi người chỉ liên tục học tập nghiên cứu
để trở thành giáo sư. “Chúng tôi có cập nhật tin tức nếu nó xuất hiện trên
Facebook hoặc thời sự, nhưng chỉ để tán phét thôi. Những tin đó sẽ được quên
ngay lập tức khi có tin khác xuất hiện.”
“Chưa kể đến việc còn rất nhiều mối quan tâm khác.
Như tôi chẳng hạn, tôi phải suy nghĩ xem làm thế nào để chi tiêu hợp lý trong
khi tôi chỉ kiếm được 3 triệu mỗi tháng nhưng lại tiêu gấp đôi.”
Một nghiên cứu về tầng lớp thanh niên trung lưu ở Việt
Nam giai đoạn hậu đổi mới bởi Victor T.King và cộng sự, xuất bản năm 2008 trên
Modern Asian Studies, đã kết luận rằng người dân thành thị ở Việt Nam có rất ít
hiểu biết về chính trị, họ quan tâm hơn đến việc mua sắm, thú vui, và giành địa
vị xã hội hơn.
Bản báo cáo cho biết, mối quan hệ giữa nhà nước và tầng
lớp người giàu mới nổi ở Việt Nam kể từ thời kỳ Đổi Mới đã khiến họ mắc kẹt giữa
ý thức hệ cộng sản của nhà nước và các chính sách hướng đến chủ nghĩa tư bản
toàn cầu.
Và thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam chỉ đơn giản là
sản phẩm của cuộc chuyển dịch đó chứ không phải là nhân tố thay đổi chính trị
và xã hội. Vì vậy họ tự xa rời bối cảnh chính trị của nước nhà hay các sự kiện
gần đây bởi họ lớn lên trong hệ thống mà hướng họ đến sự ổn định và những thú
vui khác.
Thể
hiện sự phản đối trên Facebook vì tương lai
Khi mới 18 tuổi, Hoàng Đức Minh đã trở thành giám đốc
chương trình của một dự án nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Sau đó, cậu
lập ra Wake it Up, một doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu là cung cấp các giải
pháp để nâng cao việc trao quyền thông qua các hoạt động xã hội. Minh cũng tham
gia vào chiến dịch bảo vệ 6700 cây xanh khỏi bị chặt để xây dựng hạ tầng cơ sở
tại Hà Nội. Thỉnh nguyện thư đã thu hút hàng trăm người tham gia tuần hành trên
phố để phản đối quyết định của chính quyền thành phố.
Minh cho biết “Tham gia các hoạt động xã hội không
chỉ là sở thích mà nó còn cho tôi cơ hội được phát triển các kỹ năng của bản
thân. Điều quan trọng là tìm được những tiếng nói đủ sức ảnh hưởng để bắt đầu hợp
tác cùng nhau.”
Việc công luận giận dữ và phong trào bảo vệ 6700 cây
xanh đã đánh một bước thay đổi đặc biệt đối với sự tham gia vào các vấn đề dân
sự tại Việt Nam, bởi nó cho thấy sức ảnh hưởng tiềm năng của việc huy động người
dân thông qua các sự kiện được tổ chức bởi giới trẻ trên mạng xã hội.
Khi mà nền tảng tin tức truyền thống đang dần thất
thế, các trang mạng xã hội như Facebook sẽ nhanh chóng trở thành nguồn tin
chính thống. Theo hãng thông tấn Reuters, Việt Nam là một trong 10 quốc gia đứng
đầu về lượng người sử dụng Facebook với hơn 52 triệu tài khoản.
Sự nổi lên của Facebook tại Việt Nam đã được chứng
minh qua việc đóng góp vào công cuộc thay đổi xã hội đến mức hồi đầu năm nay Bộ
Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Facebook, Google và Youtube phải gỡ bỏ và
chặn các nội dung mà chính quyền cho là “độc hại”.
Giống như Wake it Up, nhiều sáng kiến xã hội khởi xướng
bởi các tổ chức phi chính phủ như Live and Learn, ISEE và Viet Pride cũng sử dụng
Facebook để tiếp cận giới trẻ. Sự gia tăng của các mạng xã hội ở Việt Nam ám chỉ
rằng người trẻ muốn được lắng nghe bởi không có một phương tiện chính thức nào
để họ làm điều đó. Nhưng giống như bất cứ điều gì khác dựa vào các mạng lưới xã
hội để phát triển tiếp, mối đe dọa từ việc ảo hóa hoạt động xã hội là biến nó
thành "chủ nghĩa lạc quan", làm giảm chất lượng các phong trào chính
trị và xã hội và trở thành các phong trào chỉ được marketing ở trên mạng.
Bùi Trà My, giáo viên dạy môn văn hóa và truyền
thông tại hệ thống trường Olympia, đã viết một vài nghiên cứu về sự tham gia của
giới trẻ trên mạng xã hội. Cô tin rằng mạng xã hội đã làm thay đổi cách tiếp nhận
thông tin và hoạt động xã hội của giới trẻ. "Bạn có thể đăng chữ ký trực
tuyến của bản thân lên petitiononline.com và cảm thấy yên tâm rằng bạn đã hoàn
thành trách nhiệm công dân của mình. Tương tự cũng rất dễ dàng khi chỉ cần nhấp
chuột và tham gia các nhóm trên Facebook.”
Cô nói thêm “Nhưng quan tâm đến các vấn đề chính trị
và xã hội không phải là trách nhiệm, mà là một nhu cầu. Chỉ khi nào mọi người
nhận thức rằng những vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp đến họ thì họ mới hành động.”
Đồng thời, sự phổ biến của các hoạt động về môi trường
và cộng đồng LGBTQ đối với những vấn đề như tham nhũng, giới tính, quyền của
các dân tộc thiểu số, hoặc tự do ngôn luận, cũng khiến người khác phải suy
nghĩ. Jean Munro, cựu cố vấn kỹ thuật cao cấp của Chương trình Phát triển LHQ tại
Việt Nam cho biết, có thể vì những vấn đề này được coi là vấn đề cá nhân ở Việt
Nam, nên nó rất nhạy cảm.
Một
thế hệ mắc kẹt trong sự chuyển đổi
Có rất nhiều lý do giải thích vì sao giới trẻ Việt
Nam không quan tâm đến chính trị. Tri Phương, một nghiên cứu viên tại đại học
Yale, chuyên nghiên cứu về văn hóa giới trẻ và sự tham gia của giới trẻ trên mạng
xã hội ở Việt Nam, cho biết hệ thống giáo dục hiện tại không phục vụ nhu cầu của
giới trẻ hay khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động dân sự. Có thể họ nhận
thức được các vấn đề xã hội, nhưng không cam kết là sẽ giải quyết nó bởi họ
không cảm thấy họ là một phần của các cuộc thảo luận.
“Giới trẻ chỉ vùng lên khi họ cảm thấy quyền lợi của
họ bị từ chối. Điều đó rõ ràng đã xảy ra ví dụ phong trào chiếm khu trung tâm
hay Mùa Xuân Ả rập, nhưng trong những trường hợp đó là đã có đàn áp nặng nề hoặc
giới trẻ cảm thấy họ bị loại khỏi hệ thống xã hội. Chính vì vậy họ đã hành động
theo hướng chính trị bởi họ tức giận và họ không còn lựa chọn nào khác.”
Trong khi đó ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng chừng nào giới
trẻ còn có lựa chọn khác để làm xao nhãng chính họ, thì họ còn thờ ơ với chính
trị. Giới trẻ Việt Nam
không quan tâm đến chính trị đon giản là vì chính trị chẳng có ý nghĩa gì với
cuộc sống của họ cả.”
Cả ba người Dương, Minh và My đều ngang ngang tuổi
nhau với profile cũng tương tự nhau: trẻ tuổi, sống ở thành phố, và được ăn học
đầy đủ. Nhưng thái độ khác nhau với các vấn đề xã hội của họ cho thấy rõ sự phức
tạp và có phân tầng trong tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.
My chia sẻ “Tôi sinh ra vào thời kỳ nền kinh tế có sự
chuyển biến, chứng kiến biết bao thăng trầm của các tổ chức xã hội, sự phục hồi
của nhiều giá trị và sự ảnh hưởng của các nền văn hóa đương đại lên thế hệ trẻ
chúng tôi. Chính vì bị mắc kẹt trong những biến chuyển đó nên tôi mới cảm thấy
cần phải biết nhiều hơn và nghiên cứu nhiều hơn về phát triển xã hội.”
Ngược lại với My, Minh rất lạc quan về sự đóng góp của
thế hệ trẻ cho xã hội. “Trong vòng 7 năm qua, đã có rất nhiều thay đổi đáng kể ở
giới trẻ. Tôi vẫn nghĩ rằng giới trẻ thành thị đóng một vai trò quan trọng
trong các hoạt động xã hội ở Việt Nam. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, khi xem
xét đến chất lượng giáo dục cũng như tình hình kinh tế chính trị, thì việc người
trẻ dành ít thời gian cho các vấn đề xã hội và dành nhiều thời gian hơn cho
chuyện khác cũng là điều dễ hiểu. Công việc của những nhà hoạt động xã hội cũng
giống như nhân viên bán hàng vậy. Họ cần phải làm thế nào để mọi người cảm thấy
là cần thực hiện trách nhiệm công dân. Chứ không thể cứ ngồi đó rồi kỳ vọng xã
hội sẽ tự tốt lên, hoặc đợi giới trẻ tự chủ động hơn.”
Trở lại với buổi café cùng Dương, một giảng viên
tương lai, cô cho biết cô chưa bao giờ nghe đến phong trào bảo vệ 6700 cây xanh
ở Hà Nội hay bất kỳ các hoạt động xã hội tương tự nào. “Tôi không tin các hoạt
động xã hội trên Facebook bởi có rất nhiều sự kiện giả được lập ra để câu
like.”
Khi được hỏi về nghề nghiệp mơ ước của mình, Dương
chỉ ngồi im lặng. “Tôi cảm thấy bất an với mọi thứ. Có rất nhiều lần thôi nghĩ
đến chuyện bỏ việc bởi tôi sẽ trở thành giảng viên, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến
các sinh viên của tôi. Nhưng tôi vốn sống quá phụ thuộc vào bố mẹ và tôi không
nghĩ là mình có đủ can đảm để thay đổi.”
Nguồn: "Growing
up in a political bubble: Are Vietnamese millennials ready to burst
free?", VnExpress (Bài đã bị gỡ bỏ sau đó)
No comments:
Post a Comment