Tin Thế Giới
1.
Hồ sơ Rohingya: Trung Quốc ủng hộ Miến Điện vì lợi ích kinh tế --- LHQ yêu cầu Miến Điện cho tiếp cận nhân đạo giúp người Rohingya
Trong khi quốc tế phản đối việc chính quyền Miến Điện trấn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine, thậm chí Liên Hiệp Quốc còn coi đó là chiến dịch « thanh lọc sắc tộc », chính phủ nước này lại có được sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc. Hồi giữa tháng 09/2017, ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu là Bắc Kinh « ủng hộ các nỗ lực của Miến Điện để gìn giữ sự ổn định và phát triển của đất nước ». Đó là vì Bắc Kinh muốn duy trì các dự án kinh tế khổng lồ tại bang Rakhine, thêm vào đó vùng này lại nằm trên trục « con đường tơ lụa mới ».
Hồi tháng 04/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho trải thảm đỏ đón tiếp đồng nhiệm Miến Điện Htin Kyaw và nhấn mạnh phải triển khai ngay lập tức các dự án hợp tác then chốt, trong đó có dự án « đặc khu kinh tế Kyaukpya ». Kyaukpya là một thành phố thuộc bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nằm cách khu vực xảy ra xung đột dữ dội nhất khoảng 200km về phía nam.
Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Miến Điện, trong những năm qua, Trung Quốc đã củng cố vị thế tại miền tây nước này, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Bang Rakhine có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh vì Trung Quốc muốn đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn dầu và khí ga tự nhiên từ Trung Đông tới tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, để tránh phải đi qua eo biển Malacca, nằm giữa Malaisia và Indonésia.
Vào tháng 04/2017, sau bảy năm lắp đặt, đường ống dẫn dầu khồng lồ nối từ bang Rakhine - Miến Điện tới tỉnh Vân Nam - Trung Quốc đã được hoàn thành. Theo cơ quan chủ quản, tập đoàn Nhà nước Trung Quốc CNPC, Miến Điện đã đầu tư 1.2 tỉ đô vào công trình trên, còn Bắc Kinh đầu tư 1.24 tỉ đô la.
AFP cho biết, theo số liệu của tập đoàn nhà nước CITIC của Trung Quốc, trong khuôn khổ dự án « Con đường tơ lụa mới », từ nay tới năm 2038, Bắc Kinh phải đầu tư hơn 9 tỉ đô la vào một cảng nước sâu ở Kyaukpya và vào một khu kinh tế 1000ha.
Bà Sophie Boiseau du Rocher, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc Viện Quan Hệ Quốc tế của Pháp (IFRI) nhận định là các « dự án kinh tế quy mô lớn » nói trên của Bắc Kinh chính là chìa khóa để chính quyền Miến Điện có được sự ủng hộ của Trung Quốc.
Đối với lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, phát triển kinh tế là vấn đề then chốt tại bang Rakhine, một trong những bang nghèo nhất của Miến Điện, với tỉ lệ đói nghèo lên tới 78%, cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ đói nghèo bình quân của cả nước.
Hồi tháng 01/2016, phó chủ tịch tập đoàn CITIC của Trung Quốc đã từng nới tới việc « chia lãi dự án cho Miến Điện và người dân địa phương », xây dựng 50 bệnh viện tư và 50 trường học tại vùng này. Tuy nhiên, cho tới nay, các lời hứa của phó chủ tịch tập đoàn CITIC vẫn chưa được thực hiện.
Còn bà Alexandra de Mersan, nhà nghiên cứu của Viện Quốc Gia Về Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (INALCO), một chuyên gia về Miến Điện cho AFP biết : « Các dự án khổng lồ của Trung Quốc tại bang Rakhine khiến người dân địa phương vô cùng bất mãn vì họ không thấy bất cứ một hệ quả tích cực nào ». Theo một báo cáo hồi tháng 08/2017 của Ủy ban quốc tế về Miến Điện, do cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lãnh đạo, lợi nhuận của các dự án kinh tế thường rơi vào tay chính quyền Naypyidaw và các doanh nghiệp nước ngoài, và hậu quả là chính phủ Miến Điện bị dân chúng coi là lợi dụng, bóc lột người dân.
Cũng như nhiều vùng khác ở Miến Điện, dưới lòng đất tại bang Rakhine rất giàu khoáng sản, nhiên liệu, đặc biệt là khí đốt. Đối với nhiều chuyên gia, xung đột hiện nay có liên quan tới các lợi ích kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần liên quan tới tôn giáo.
So với các khu vực khác, cho tới khi cuộc xung đột sắc tộc xảy ra, đất đai ở bang Rakhine vẫn không bị những người thân cận với chính quyền dân sự chiếm đoạt nhiều. Nhưng nay thì mọi chuyện đã thay đổi, bởi vì theo nhà xã hội học Saskia Sassen, đất đai ở bang Rakhine đã trở nên quý giá do có các dự án đầu tư của Trung Quốc. Và chính quyền quân sự Miến Điện rất quan tâm tới mảnh đất mà người Rohingya buộc phải bỏ lại để chạy trốn khỏi cuộc trấn áp của chính quyền. - RFI
***
Lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, thảm họa người Rohingya được thảo luận tại Hội Đồng Bảo An. Theo Liên Hiệp Quốc, từ tháng 08/2017 đến nay, khoảng nửa triệu người đã phải chạy sang Bangladesh để tránh bạo lực của quân đội Miến Điện. Giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc công khai nói đến khả năng trừng phạt các quan chức Miến Điện có liên quan trong hồ sơ này.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau gửi về bài tường trình :
« Đó là một ác mộng nhân đạo và một ác mộng đối với các quyền của con người. Tổng thư ký Antonio Guterres đã tóm tắt tình hình như vậy. Vào lúc Rangoon lấy cớ thời tiết xấu để hủy chuyến thị sát của phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại bang Rakhine, được dự kiến vào ngày hôm qua, lãnh đạo Liên Hiệp Quốc lại một lần nữa yêu cầu Miến Điện phải cho phép tiếp cận nhân đạo, không được ngăn cản.
Ông nói : Trong những ngày vừa qua, chính quyền Miến Điện đã nhiều lần tuyên bố là chưa đến lúc để có thể cho tiếp cận nhân đạo và không bị cản trở. Thật sự là rất đáng tiếc vì tình hình tại đây có những nhu cầu lớn. Liên Hiệp Quốc cần phải được phép đến ngay lập tức những vùng bị tác động.
Phiên họp công khai này cũng là dịp để gia tăng áp lực đối với Rangoon. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tuyên bố : "Không nên lo sợ khi gọi đúng tên các hành động của chính quyền Miến Điện. Đó là một chiến dịch quân sự tàn bạo và liên tục ở nước này nhằm thanh lọc một sắc tộc thiểu số. Và chính quyền lãnh đạo cấp cao tại Miến Điện lẽ ra phải hổ thẹn về những hành động này".
Rangoon đã điều cố vấn an ninh quốc gia đến dự phiên họp. Quan chức này bác bỏ danh từ thanh lọc chủng tộc và bảo đảm rằng đó chỉ là một chiến dịch chống khủng bố. Ông ta cũng hứa hẹn sẽ cho các tổ chức nhân đạo của Liên Hiệp Quốc được tiếp cận nhân đạo ngay từ thứ Hai tuần tới, đồng thời mời tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới đánh giá tình hình tại chỗ". - RFI
|
|
2.
Washington ca ngợi Bắc Kinh trừng phạt Bình Nhưỡng --- Bắc Triều Tiên không thiếu cách kiếm tiền
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh « chứng tỏ thiện chí »cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton, tuyên bố như trên trong buổi điều trần tại Thượng viện ngày thứ Năm 28/09/2017, vào lúc ngoại trưởng Rex Tillerson lên đường sang Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Donald Trump.
Theo AFP, quan hệ đầy thăng trầm giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang được cải thiện từ khi Bắc Kinh ủng hộ đề xuất « gây áp lực tối đa » với Bắc Triều Tiên.
Ngày 28/09/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bay sang Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước khi lên đường, ông cho biết « hồ sơ Bắc Triều Tiên sẽ là một trong những chủ đề được bàn thảo » bên cạnh những chuẩn bị chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ không che giấu lạc quan : những vận động hậu trường đã mang lại kết quả, Bắc Kinh có những bước tiến lớn và đúng hướng.
Cùng ngày, trong cuộc điều trần trước một tiểu ban của Thượng Viện, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton nhìn nhận « trong thời gian gần đây, Trung Quốc ban hành các biện pháp mới, hợp tình hợp lý ». Bản thân tổng thống Donald Trump, hôm thứ Ba 26/09, khen ngợi Trung Quốc « can đảm ngưng mọi liên hệ ngân hàng » với Bắc Triều Tiên.
Bắc Kinh lần lượt bật đèn xanh cho Hội Đồng Bảo An « trừng phạt Bình Nhưỡng thật nghiêm khắc », thông báo hạn chế xuất khẩu xăng dầu sang nước láng giềng phương bắc, kỳ hạn cho các xí nghiệp Bắc Triều Tiên hoạt động tại Hoa lục đến tháng 01/2018, phải đóng cửa.
Giới chuyên gia độc lập cũng có cùng nhận định với chính quyền Mỹ. Theo Jeffrey Bader của viện nghiên cứu Brookings Institution, Trung Quốc phải thay đổi thái độ vì đối đầu với nhiều bất trắc : một là sợ Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường vũ trang và thắt chặt liên minh quân sự với Mỹ.
Hai là thấy rõ hành động khiêu khích vừa bất chấp hậu quả vừa làm mất mặt Bắc Kinh của Bình Nhưỡng. Và thứ ba là sợ Washington trả đũa, trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc. Giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh bắt buộc phải chọn một trong hai. - RFI
***
Theo La Croix, Bắc Triều Tiên có thể cầm cự được với các trừng phạt của quốc tế, bởi từ lâu nay đất nước này đã dựng được một mạng lưới công ty bình phong để che giấu phần lớn nguồn thu từ buôn bán. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên còn một nguồn thu khác đó là bán sức lao động của hàng nghìn kiều dân của họ ở nước ngoài.
Vì phát triển chương trình hạt nhân, Bắc Triều Tiên bị quốc tế liên tiếp trừng phạt, mỗi ngày thêm nặng hơn. Câu hỏi mà La Croix đặt ra là : Liệu các trừng phạt đó có làm cho Bình Nhưỡng phải chùn bước ? Câu trả lời là ít có khả năng. Theo tờ báo, « Bắc Triều Tiên sẽ phải gặp khó khăn, nhưng sẽ không nhanh chóng chịu khuất phục do nền kinh tế của nước này vững chãi hơn nhiều như người ta tưởng .»
Từ nhiều năm qua, chế độ Bình Nhưỡng đã khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân loại nhỏ nằm trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ đóng góp từ 30 đến 50% tổng thu nhập của Bắc Triều Tiên và trong năm 2016 có mức tăng trưởng 4%. Theo số liệu của Ngân hàng Quốc gia Hàn Quốc.
La Croix trích dẫn chuyên gia Bắc Triều Tiên, bà Juliette Morillot, cho biết: « Các doanh nhân đó tạo thành một tầng lớp xã hội mới. Đó là những chủ nhà hàng, tài xế taxi hay các nhà xuất nhập khẩu. Họ hoạt động trong khắp vùng Đông Nam Á và kiếm được cũng khá. Cần phải thoát khỏi suy nghĩ về một Bắc Triều Tiên đói khổ… »
La Croix hệ thống lại những nguồn thu nhập chủ yếu của đất nước vẫn bị đánh giá là khép kín, cô lập nhất thế giới này :
1.
Hồ sơ Rohingya: Trung Quốc ủng hộ Miến Điện vì lợi ích kinh tế --- LHQ yêu cầu Miến Điện cho tiếp cận nhân đạo giúp người Rohingya
Trong khi quốc tế phản đối việc chính quyền Miến Điện trấn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine, thậm chí Liên Hiệp Quốc còn coi đó là chiến dịch « thanh lọc sắc tộc », chính phủ nước này lại có được sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc. Hồi giữa tháng 09/2017, ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu là Bắc Kinh « ủng hộ các nỗ lực của Miến Điện để gìn giữ sự ổn định và phát triển của đất nước ». Đó là vì Bắc Kinh muốn duy trì các dự án kinh tế khổng lồ tại bang Rakhine, thêm vào đó vùng này lại nằm trên trục « con đường tơ lụa mới ».
Hồi tháng 04/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho trải thảm đỏ đón tiếp đồng nhiệm Miến Điện Htin Kyaw và nhấn mạnh phải triển khai ngay lập tức các dự án hợp tác then chốt, trong đó có dự án « đặc khu kinh tế Kyaukpya ». Kyaukpya là một thành phố thuộc bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nằm cách khu vực xảy ra xung đột dữ dội nhất khoảng 200km về phía nam.
Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Miến Điện, trong những năm qua, Trung Quốc đã củng cố vị thế tại miền tây nước này, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Bang Rakhine có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh vì Trung Quốc muốn đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn dầu và khí ga tự nhiên từ Trung Đông tới tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, để tránh phải đi qua eo biển Malacca, nằm giữa Malaisia và Indonésia.
Vào tháng 04/2017, sau bảy năm lắp đặt, đường ống dẫn dầu khồng lồ nối từ bang Rakhine - Miến Điện tới tỉnh Vân Nam - Trung Quốc đã được hoàn thành. Theo cơ quan chủ quản, tập đoàn Nhà nước Trung Quốc CNPC, Miến Điện đã đầu tư 1.2 tỉ đô vào công trình trên, còn Bắc Kinh đầu tư 1.24 tỉ đô la.
AFP cho biết, theo số liệu của tập đoàn nhà nước CITIC của Trung Quốc, trong khuôn khổ dự án « Con đường tơ lụa mới », từ nay tới năm 2038, Bắc Kinh phải đầu tư hơn 9 tỉ đô la vào một cảng nước sâu ở Kyaukpya và vào một khu kinh tế 1000ha.
Bà Sophie Boiseau du Rocher, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc Viện Quan Hệ Quốc tế của Pháp (IFRI) nhận định là các « dự án kinh tế quy mô lớn » nói trên của Bắc Kinh chính là chìa khóa để chính quyền Miến Điện có được sự ủng hộ của Trung Quốc.
Đối với lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, phát triển kinh tế là vấn đề then chốt tại bang Rakhine, một trong những bang nghèo nhất của Miến Điện, với tỉ lệ đói nghèo lên tới 78%, cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ đói nghèo bình quân của cả nước.
Hồi tháng 01/2016, phó chủ tịch tập đoàn CITIC của Trung Quốc đã từng nới tới việc « chia lãi dự án cho Miến Điện và người dân địa phương », xây dựng 50 bệnh viện tư và 50 trường học tại vùng này. Tuy nhiên, cho tới nay, các lời hứa của phó chủ tịch tập đoàn CITIC vẫn chưa được thực hiện.
Còn bà Alexandra de Mersan, nhà nghiên cứu của Viện Quốc Gia Về Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (INALCO), một chuyên gia về Miến Điện cho AFP biết : « Các dự án khổng lồ của Trung Quốc tại bang Rakhine khiến người dân địa phương vô cùng bất mãn vì họ không thấy bất cứ một hệ quả tích cực nào ». Theo một báo cáo hồi tháng 08/2017 của Ủy ban quốc tế về Miến Điện, do cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lãnh đạo, lợi nhuận của các dự án kinh tế thường rơi vào tay chính quyền Naypyidaw và các doanh nghiệp nước ngoài, và hậu quả là chính phủ Miến Điện bị dân chúng coi là lợi dụng, bóc lột người dân.
Cũng như nhiều vùng khác ở Miến Điện, dưới lòng đất tại bang Rakhine rất giàu khoáng sản, nhiên liệu, đặc biệt là khí đốt. Đối với nhiều chuyên gia, xung đột hiện nay có liên quan tới các lợi ích kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần liên quan tới tôn giáo.
So với các khu vực khác, cho tới khi cuộc xung đột sắc tộc xảy ra, đất đai ở bang Rakhine vẫn không bị những người thân cận với chính quyền dân sự chiếm đoạt nhiều. Nhưng nay thì mọi chuyện đã thay đổi, bởi vì theo nhà xã hội học Saskia Sassen, đất đai ở bang Rakhine đã trở nên quý giá do có các dự án đầu tư của Trung Quốc. Và chính quyền quân sự Miến Điện rất quan tâm tới mảnh đất mà người Rohingya buộc phải bỏ lại để chạy trốn khỏi cuộc trấn áp của chính quyền. - RFI
***
Lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, thảm họa người Rohingya được thảo luận tại Hội Đồng Bảo An. Theo Liên Hiệp Quốc, từ tháng 08/2017 đến nay, khoảng nửa triệu người đã phải chạy sang Bangladesh để tránh bạo lực của quân đội Miến Điện. Giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc công khai nói đến khả năng trừng phạt các quan chức Miến Điện có liên quan trong hồ sơ này.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau gửi về bài tường trình :
« Đó là một ác mộng nhân đạo và một ác mộng đối với các quyền của con người. Tổng thư ký Antonio Guterres đã tóm tắt tình hình như vậy. Vào lúc Rangoon lấy cớ thời tiết xấu để hủy chuyến thị sát của phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại bang Rakhine, được dự kiến vào ngày hôm qua, lãnh đạo Liên Hiệp Quốc lại một lần nữa yêu cầu Miến Điện phải cho phép tiếp cận nhân đạo, không được ngăn cản.
Ông nói : Trong những ngày vừa qua, chính quyền Miến Điện đã nhiều lần tuyên bố là chưa đến lúc để có thể cho tiếp cận nhân đạo và không bị cản trở. Thật sự là rất đáng tiếc vì tình hình tại đây có những nhu cầu lớn. Liên Hiệp Quốc cần phải được phép đến ngay lập tức những vùng bị tác động.
Phiên họp công khai này cũng là dịp để gia tăng áp lực đối với Rangoon. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tuyên bố : "Không nên lo sợ khi gọi đúng tên các hành động của chính quyền Miến Điện. Đó là một chiến dịch quân sự tàn bạo và liên tục ở nước này nhằm thanh lọc một sắc tộc thiểu số. Và chính quyền lãnh đạo cấp cao tại Miến Điện lẽ ra phải hổ thẹn về những hành động này".
Rangoon đã điều cố vấn an ninh quốc gia đến dự phiên họp. Quan chức này bác bỏ danh từ thanh lọc chủng tộc và bảo đảm rằng đó chỉ là một chiến dịch chống khủng bố. Ông ta cũng hứa hẹn sẽ cho các tổ chức nhân đạo của Liên Hiệp Quốc được tiếp cận nhân đạo ngay từ thứ Hai tuần tới, đồng thời mời tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới đánh giá tình hình tại chỗ". - RFI
|
|
2.
Washington ca ngợi Bắc Kinh trừng phạt Bình Nhưỡng --- Bắc Triều Tiên không thiếu cách kiếm tiền
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh « chứng tỏ thiện chí »cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton, tuyên bố như trên trong buổi điều trần tại Thượng viện ngày thứ Năm 28/09/2017, vào lúc ngoại trưởng Rex Tillerson lên đường sang Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Donald Trump.
Theo AFP, quan hệ đầy thăng trầm giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang được cải thiện từ khi Bắc Kinh ủng hộ đề xuất « gây áp lực tối đa » với Bắc Triều Tiên.
Ngày 28/09/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bay sang Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước khi lên đường, ông cho biết « hồ sơ Bắc Triều Tiên sẽ là một trong những chủ đề được bàn thảo » bên cạnh những chuẩn bị chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ không che giấu lạc quan : những vận động hậu trường đã mang lại kết quả, Bắc Kinh có những bước tiến lớn và đúng hướng.
Cùng ngày, trong cuộc điều trần trước một tiểu ban của Thượng Viện, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton nhìn nhận « trong thời gian gần đây, Trung Quốc ban hành các biện pháp mới, hợp tình hợp lý ». Bản thân tổng thống Donald Trump, hôm thứ Ba 26/09, khen ngợi Trung Quốc « can đảm ngưng mọi liên hệ ngân hàng » với Bắc Triều Tiên.
Bắc Kinh lần lượt bật đèn xanh cho Hội Đồng Bảo An « trừng phạt Bình Nhưỡng thật nghiêm khắc », thông báo hạn chế xuất khẩu xăng dầu sang nước láng giềng phương bắc, kỳ hạn cho các xí nghiệp Bắc Triều Tiên hoạt động tại Hoa lục đến tháng 01/2018, phải đóng cửa.
Giới chuyên gia độc lập cũng có cùng nhận định với chính quyền Mỹ. Theo Jeffrey Bader của viện nghiên cứu Brookings Institution, Trung Quốc phải thay đổi thái độ vì đối đầu với nhiều bất trắc : một là sợ Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường vũ trang và thắt chặt liên minh quân sự với Mỹ.
Hai là thấy rõ hành động khiêu khích vừa bất chấp hậu quả vừa làm mất mặt Bắc Kinh của Bình Nhưỡng. Và thứ ba là sợ Washington trả đũa, trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc. Giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh bắt buộc phải chọn một trong hai. - RFI
***
Theo La Croix, Bắc Triều Tiên có thể cầm cự được với các trừng phạt của quốc tế, bởi từ lâu nay đất nước này đã dựng được một mạng lưới công ty bình phong để che giấu phần lớn nguồn thu từ buôn bán. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên còn một nguồn thu khác đó là bán sức lao động của hàng nghìn kiều dân của họ ở nước ngoài.
Vì phát triển chương trình hạt nhân, Bắc Triều Tiên bị quốc tế liên tiếp trừng phạt, mỗi ngày thêm nặng hơn. Câu hỏi mà La Croix đặt ra là : Liệu các trừng phạt đó có làm cho Bình Nhưỡng phải chùn bước ? Câu trả lời là ít có khả năng. Theo tờ báo, « Bắc Triều Tiên sẽ phải gặp khó khăn, nhưng sẽ không nhanh chóng chịu khuất phục do nền kinh tế của nước này vững chãi hơn nhiều như người ta tưởng .»
Từ nhiều năm qua, chế độ Bình Nhưỡng đã khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân loại nhỏ nằm trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ đóng góp từ 30 đến 50% tổng thu nhập của Bắc Triều Tiên và trong năm 2016 có mức tăng trưởng 4%. Theo số liệu của Ngân hàng Quốc gia Hàn Quốc.
La Croix trích dẫn chuyên gia Bắc Triều Tiên, bà Juliette Morillot, cho biết: « Các doanh nhân đó tạo thành một tầng lớp xã hội mới. Đó là những chủ nhà hàng, tài xế taxi hay các nhà xuất nhập khẩu. Họ hoạt động trong khắp vùng Đông Nam Á và kiếm được cũng khá. Cần phải thoát khỏi suy nghĩ về một Bắc Triều Tiên đói khổ… »
La Croix hệ thống lại những nguồn thu nhập chủ yếu của đất nước vẫn bị đánh giá là khép kín, cô lập nhất thế giới này :
Về thương mại :
Năm 2016, xuất khẩu của Bắc Triều Tiên đạt doanh số khoảng 5,5 tỷ euro.Trong đó đa số xuất sang Trung Quốc với các mặt hàng như than đá, sản phẩm dệt may, các thiết bị gia dụng nhỏ, hải sản…Theo tờ báo, trong số các đối tác thương mại của Bình Nhưỡng, người ta còn thấy có Ấn Độ, Pakistan hay thậm chí cả Pháp.
Số liệu của hải quan năm 2016 cho thấy nhiều mặt hàng như tôm cá, xe nâng hàng với giá trị 10 triệu euro đã được nhập vào Pháp. Các nước như Ấn Độ, Sri Lanka hay Pakistan, bất chấp lệnh cấm vận quốc tế, vẫn nhập các kim loại quý hiếm từ Bắc Triều Tiên trong thời gian từ 2016-2017. Ngoài hàng tiêu dùng, báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết Bắc Triều Tiên còn xuất khẩu vũ khí, khí tài sang hàng chục nước châu Phi.
Về xuất khẩu lao động :
Đây là nguồn thu không hề nhỏ của chế độ Bình Nhưỡng. Theo các báo cáo điều tra về các hoạt động xuất khẩu lao động của Bắc Triều Tiên, nhân công xuất khẩu Bắc Triều Tiên phải làm việc 16 giờ mỗi ngày, hơn 6 ngày mỗi tuần, 80% thu nhập của họ phải nộp cho Nhà nước.
Chủ yếu lao động Bắc Triều Tiên làm việc trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp… Họ được thuê qua các công ty trung gian. Hiện có khoảng từ 50 đến 200 nghìn người Bắc Triều Tiên đang lao động ở nước ngoài. Trong đó khoảng 20 nghìn người đang làm việc tại các công trình xây dựng ở Nga hay trong ngành khai thác gỗ tại Siberia.
Ngoài ra người ta có thể thấy lao động xuất khẩu Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc, Trung Đông hay cả ngay trong Liên Hiệp Châu Âu, như Ba Lan hoặc Malta. Mỗi năm nguồn lao động này mang về cho ngân sách Nhà nước khoảng 200 triệu euro.
Đường dây ngầm và hoạt động tội phạm mạng
Không chỉ có làm ăn buôn bán, nhật báo công giáo cho rằng chế độ Bắc Triều Tiên còn tìm kiếm nguồn thu từ các mạng lưới ngầm được xây dựng từ lâu nay. Bình Nhưỡng đã tập trung đào tạo các chuyên gia tin học hàng đầu thế giới. Đội quân này đang bị nghi ngờ đã tham gia tấn các hệ thống mạng đánh cắp tiền của nhiều ngân hàng trong vùng Đông Nam Á.
La Croix kết luận : Những hoạt động kiếm tiền như vậy đã « phác họa hình ảnh một đất nước đã tổ chức một nền kinh tế riêng để không bị lệ thuộc vào ai, đồng thời tận dụng đầy đủ lợi thế quá trình toàn cầu hóa bằng các phương pháp che đậy tinh vi ».
Những lao động bán hợp pháp Bắc Triều Tiên ở Ba Lan
Để minh họa thêm cho chủ đề nguồn thu của chế độ Bình Nhưỡng. Thông tín viên của La Croix tại Vacxava có bài viết « Tại Ba Lan, những người bị bóc lột vô hình một các hoàn toàn hợp pháp ».
Bài báo cho biết « Hiện ở Ba Lan có khoảng 500 lao động Bắc Triều Tiên. Được trả lương rẻ mạt, tuy nhiên họ có giấy phép lao động và Công Đoàn Đoàn Kết công nhận sự có mặt của họ ». Những người Bắc Triều Tiên đó làm việc trên các công trường xây dựng hoặc khai thác nông nghiệp, nhưng không mấy ai thấy họ.
Những lao động này được tổ chức ăn ở theo nhóm, được vận chuyển đến nơi làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ của bảo vệ và phiên dịch. Họ không dám ăn tiêu gì, bởi Nhà nước Bắc Triều Tiên, qua các công ty trung gian, đã chiết khấu phần lớn mức lương khoảng 500 đô la mỗi tháng của họ. - RFI
|
|
3.
Philippines nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ, củng cố chủ quyền tại Trường Sa
Philippines đã tìm được nguồn tài trợ cho dự án lớn nhất trong loạt dự án nâng cấp cấu trúc hạ tầng đã đến lúc phải thực hiện trên những đảo nhỏ hoặc bãi cạn mà nước này kiểm soát trong vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một cử chỉ được Manila coi như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng với các nước, kể cả Trung Quốc, về những tuyên bố chủ quyền của Manila trên một số thực thể trong Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trong tháng này nói rằng Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng Vũ trang Philippines vào năm tới sẽ tài trợ để lát một phi đạo dài 1,300 mét, giờ là một đường băng đầy đá và đất trên đảo Thị Tứ, một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Manila kiểm soát, nhưng chủ quyền đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Dự án tân trang đường băng theo dự kiến sẽ dẫn tới việc sửa chữa các doanh trại, hệ thống nước và cấu trúc hạ tầng khác trên 9 đảo nhỏ ở Trường Sa hiện do Philippines kiểm soát, điều mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cam kết hồi tháng Tư năm nay.
Chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang kéo dài 15 năm đã được đề xuất vào năm 2012 và năm nay, có môt ngân sách lên tới 2,56 triệu đôla.
Những công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng của Manila được coi như một nhắc nhở rằng Manila có ý định giữ quyền kiểm soát trên 9 thực thể của mình trong Biển Đông, tuy nhiên kế hoạch này ít có khả năng gây phẫn nộ cho các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong cùng vùng biển này.
Là bên đòi chủ quyền hung hăng nhất và từng tuyên bố chủ quyền tại hơn 100 đảo ở Trường Sa và các vùng biển chung quanh, Bắc Kinh đã kết thân với Manila trong năm qua, nhưng chỉ sau một thời kỳ đối đầu ngoại giao kéo dài nhiều năm, mà giờ một số người Philippines lo sợ có thể lại tái diễn.
Ông Jonathan Spangler, Giám Đốc của một think tank về Biển Đông ở Đài Bắc, nhận định:
“Tôi nghĩ nhiều người có cảm giác là đã tới lúc nên cân nhắc những sự lựa chọn khác. Theo tôi, nó cũng giống như mua một loại bảo hiểm vậy, để đảm bảo mình không chỉ đi về một hướng, và đi tới cùng.”
TQ thách thức lòng kiên nhẫn của Philippines
Sau khi Trung Quốc điều tàu thăm dò tới trấn đóng trước một bãi cạn ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines, ông Duterte bị công chúng áp lực phải cưỡng lại Bắc Kinh một lần nữa.
Tháng Tư 2017, ông Duterte cam kết sẽ nâng cấp các hòn đảo do Philippines kiểm soát ở Trường Sa.
Cách đây khoảng hai tháng, một chiếc tàu Trung Quốc đã đến cắm cờ của nước này tại Sandy Cay –Việt Nam gọi là đá Tri Lễ, nằm trong khu vực do Philippines kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, gây thêm lo ngại cho người Philippines. Cả hai nước đều đặt nặng tầm quan trọng của Sandy Cay trong tư cách là một ngư trường và có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch phong phú.
Tham vọng tại quần đảo Trường Sa
Ông Jonathan Spangler lưu ý rằng Philippines có thể củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa bằng cách chứng minh những thực thể mà họ kiểm soát là có người ở và có hoạt động kinh tế. Khoảng 100 thường dân sinh sống trên đảo Thị Tứ, nhiều người liên quan tới hoạt động quân sự tại đây. Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ nhì tại quần đảo Trường Sa với diện tích 37 ha. Một số người Philippines kêu gọi nên đẩy mạnh hoạt động du lịch tới nơi này.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã đến thăm Thị Tứ hồi tháng Tư để “kiểm tra các điều kiện sống của cư dân”, theo Bộ Quốc phòng Philippines.
Giới phân tích nói phi đạo không tráng nhựa chỉ có thể được dùng cho máy bay quân sự, hạn chế việc lui tới hải đảo này.
Kế hoạch nâng cấp các cơ sở hạ tầng tại Trường Sa phù hợp với “trật tự tự nhiên” mà bất cứ nước nào muốn cải thiện quốc phòng cũng sẽ làm, theo ông Eduardo Araral, Giáo sư môn Chính sách Công tại Đại học Quốc gia Singapore. Giáo sư Araral nói thêm rằng Philippines phải dùng ngân sách dành riêng cho việc hiện đại hóa quân đội.
“Rõ ràng là động thái này có tính cách tự vệ. Đây chỉ là một phần của chương trình hiện đại hóa.”
Quân đội Philippines xếp hạng thứ 50 trên thế giới trên một danh sách gồm 133 quốc gia được tổ chức nghiên cứu dữ kiện quốc phòng GlobalFirePower theo dõi.
Kế hoạch nâng cấp hạ tầng không vấp phản ứng mạnh
Về mặt chính thức, Trung Quốc đã giữ im lặng về việc tân trang đường băng trên đảo Thị Tứ, và các dự án nâng cấp khác trên các đảo, đá do Philippines kiểm soát. Các kế hoạch đó cũng đánh dấu một bước lùi, so với kế hoạch ban đầu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, theo đó đích thân ông sẽ đến đảo Thị Tứ để cắm cờ.
Đài Loan và Việt Nam đôi khi ra thông báo phản đối khi hai nước này cảm thấy tuyên bố chủ quyền của mình bị đe dọa, nhưng hiếm khi xúc tiến những bước tiếp theo có tính cách quyết liệt hơn. - VOA
|
|
4.
Trung Quốc sẽ truy tố cựu bí thư Trùng Khánh vì tham nhũng
Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc, ông Tôn Chính Sài, mới bị khai trừ đảng và sẽ bị truy tố vì tội tham nhũng, Reuters cho hay, dẫn lại tin của Tân Hoa Xã đăng hôm 29/9.
Ông Tôn, 54 tuổi, từng được coi là một nhân vật có khả năng tranh chức lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông đã làm bí thư Trùng Khánh, một trong những thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc, cho đến giữa tháng 7, khi ông bị miễn nhiệm.
Thay thế ông Tôn là ông Trần Mẫn Nhĩ, người được điều từ tỉnh Quý Châu và được coi là một ngôi sao chính trị đang lên rất thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tiếp đó, vẫn trong tháng 7, ông Tôn bị điều tra vì có dấu hiệu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Bản tin của Tân Hoa xã nói Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi thông qua báo cáo điều tra về ông Tôn trong phiên họp ngày 29/9 đã đưa ra quyết định kỷ luật kể trên.
Ông Tôn Chính Tài, người có bằng Tiến sĩ Nông nghiệp, được giới quan sát đánh giá đã lên như diều gặp gió trong sự nghiệp chính trị.
Các mốc sự nghiệp đáng chú ý của ông là được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp vào cuối năm 2006 ở tuổi 43, được cử làm bí thư tỉnh ủy Cát Lâm năm 2009, được bầu thành ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất năm 2012.
Ông Tôn làm lãnh đạo Trùng Khánh vào năm 2012, sau khi thành phố này chứng kiến sự kiện chấn động là ông Bạc Hy Lai, tiền nhiệm của ông Tôn, bị bắt và kết án chung thân vì tham nhũng và lạm quyền. - VOA
|
|
5.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ muốn tăng cường hợp tác trong hồ sơ Syria
Hôm qua, 28/09/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin công du Thổ Nhĩ Kỳ và gặp đồng nhiệm Recep Erdogan. Chuyến đi này khẳng định quyết tâm của hai nước thúc đẩy quan hệ và tăng cường hợp tác song phương trong những hồ sơ lớn của khu vực, đặc biệt là Syria.
Thông tín viên Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :
« Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã cẩn thận nhắc lại : trong năm nay, đây là lần thứ năm, ông gặp và thảo luận với đồng nhiệm Nga về các hồ sơ khu vực, chưa kể đến các điện đàm. Dường như đã rất xa vời cái thời mà Recep Erdogan và Vladimir Putin xỉ vả nhau, thông qua các phương tiện truyền thông, sau vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay Nga ở khu vực biên giới chung với Syria, hồi tháng 11/2015.
Vả lại, cũng không kém trớ trêu khi thấy Recep Erdogan và Vladimir Putin thảo luận về việc Matxcơva sắp tới cung cấp cho Ankara các hệ thống phòng không. Thổ Nhĩ Kỳ ưa chọn vũ khí của Nga hơn là các thiết bị mà các đồng minh trong NATO đề xuất.
Cũng vậy, trong hồ sơ Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tinh quái qua mặt phương Tây bằng cách hợp tác với Nga, trong khi phương Tây ủng hộ các phe đối lập tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, cùng với Iran, đã mở ra vòng đàm phán tại Astana và nhờ vậy, sắp tới, ba nước có thể cùng triển khai lực lượng duy trì trật tự trong vùng Idlib.
Tổng thống Erdogan, tự coi mình là thủ lĩnh khu vực, thậm chí cả trên thế giới, mơ tưởng đến việc một ngày nào đó, sẽ tuyên bố là ông và « người bạn quý Putin » - từ ngữ của ông - đã đóng góp vào một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria". - RFI
|
|
6.
Macron và Merkel gặp nhau tại Tallin, Estonia
Hôm nay 29/09/2017, Hội nghị thượng đỉnh công nghệ số chính thức diễn ra tại Tallin, Estonia, quy tụ các lãnh đạo châu Âu.
Trước đó, tối ngày 28/09/2017, thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hội đàm tại Tallinn trước khi dùng bữa tối thân mật cùng các đồng nhiệm khác. Sau bài diễn văn về châu Âu của tổng thống Pháp hồi đầu tuần (26/09), mục đích của cuộc gặp này nhằm cho thấy một hình ảnh mạnh mẽ, và nhất là nhằm thăm dò những vấn đề cần được các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu cùng nhau thúc đẩy.
Thông tín viên Marielle Vitureau từ vùng Baltic gửi về bài tường trình:
"Hình ảnh mà cặp Pháp-Đức muốn thể hiện qua cuộc gặp không chính thức này: đó là sự tái ngộ cho dù có nhiều khó khăn và hai bên có thể cùng nhau đi xa hơn trên những vấn đề của châu Âu.
Theo thủ tướng Đức, có một sự đồng thuận rộng rãi. Vả lại, bà cũng tỏ rõ sự hài lòng với bài diễn văn có tầm nhìn xa của tổng thống Macron, và dành cho ông một sự đồng cảm với tuyên bố « nước Pháp đã trở lại trên tuyến đầu».
Quốc phòng và nhập cư là hai điểm mà các đối tác có thể tiến nhanh. Vấn đề điều hành kinh tế khu vực đồng euro mà Paris mong muốn thảo luận, không được đề cập chi tiết.
Tuy nhiên, đảng Tự Do Dân Chủ, được cho là đối tác để lập liên minh chính phủ mới ở Đức, hoàn toàn chống lại những đề xuất của Pháp. Do đó, cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước là nhằm thăm dò thái độ của nhau. Không một giải pháp nào được bàn bạc chi tiết.
Thủ tướng Đức vẫn còn bị ràng buộc, ít khả năng hành động, chừng nào mà liên minh chính phủ mới chưa chắc chắn được thành lập. Nhưng, đưa ra một xung lực mới cho châu Âu, đó chắc chắn là điều mà bà Angela Merkel cần có trước khi bước vào những cuộc đàm phán đầy phức tạp." - RFI
|
|
7.
Tây Ban Nha: Học sinh sinh viên biểu tình ủng hộ trưng cầu dân ý về độc lập của Catalunya
Theo AFP, hôm qua, 28/09/2017, khoảng 80 ngàn học sinh trung học và sinh viên - theo ban tổ chức - đã biểu tình trước đại học Barcelona, ở trung tâm thành phố, để bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trưng cầu dân ý về nền độc lập của vùng Catalunya.
Theo cảnh sát Tây Ban Nha, có khoảng 16 ngàn người tham dự cuộc biểu tình.
Các học sinh, sinh viên hô vang khẩu hiệu : « Chúng tôi sẽ bỏ phiếu và Catalunya « Độc lập ».
Chỉ còn hai ngày nữa là đến cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết tại Catalunya, chính quyền vùng này vẫn tỏ ra quyết tâm thực hiện dự án này bất chấp những đe dọa từ phía chính quyền trung ương ở Madrid.
Hôm qua, chủ tịch vùng, ông Carles Puigdemont, khẳng định « Chúng tôi sẽ đi tới cùng ».
Cũng trong ngày hôm qua, cảnh sát Tây Ban Nha đã thu giữ 2,5 triệu phiếu bầu và 4 triệu phong bì, tại một nhà kho gần Barcelona. Bên cạnh đó, khoảng một trăm thùng phiếu cũng bị tịch thu.
Ngày 06/09, Quốc Hội vùng Catalunya đã thông qua một đạo luật liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập, bất chấp lệnh cấp của Tòa Bảo Hiến Tây Ban Nha.
Chính phủ trung ương của thủ tướng Mariano Rajoy và tư pháp Tây Ban Nha đã quyết định cấm cuộc trưng cầu dân ý. Hơn 10 ngàn cảnh sát và hiến binh được điều động đến vùng này để ngăn chặn việc tổ chức trưng cầu dân ý. - RFI
|
|
8.
Hàng ngàn người Indonesia biểu tình chống cộng
Vài ngàn người Indonesia dưới sự hướng dẫn của các nhóm Hồi giáo cứng rắn tiến hành cuộc tập trung, bên ngoài trụ sở Quốc hội tại thủ đô Jakarta trong ngày 29 tháng 9, để phản đối điều mà họ cho là mối nguy gia tăng của chủ nghĩa cộng sản tại đất nước có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới này.
Một số người tham gia giương biểu ngữ phản đối chủ nghĩa cộng sản; đồng thời chống lại một quyết định của chính phủ Indonesia có thể sử dụng để giải tán một nhóm Hồi giáo là Hizb ut-Tahrir.
Chủ nghĩa cộng sản là một vấn đề nhạy cảm tại Indonesia và cuộc tập trung biểu tình diễn ra vào đêm trước ngày kỷ niệm 52 năm vụ ám sát 6 vị tướng bởi những thành phần nổi dậy trong lực lượng vũ trang. Từ đó dẫn đến cuộc trả trù giết chết ít nhất 500 ngàn người bị cho là cộng sản.
Những vụ thảm sát đưa đến thời gian cai trị chuyên quyền hơn 30 năm dưới thời của tướng Suharto, người lãnh đạo cuộc thanh trừng cộng sản.
Đảng Cộng sản Indonesia, từng là một trong những đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới vẫn còn bị chính quyền Jakarta đặt ra ngoài vòng pháp luât; tuy nhiên không có mấy bằng chứng cho thấy tư tưởng Mác Xít còn hiện hữu ở Indonesia.
Theo kết quả một cuộc thăm dò vào tháng 9 vừa qua, chỉ có 12% người được hỏi ý kiến cho rằng đảng cộng sản có thể trở lại ở Indonesia. - RFA
|
|
9.
Thủ tướng Thái công du Hoa Kỳ
Cuối tuần này, Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha sẽ rời Bangkok sang thăm Hoa Kỳ, gặp Tổng Thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày thứ Hai ngày 2 tháng 10.
Tin phát xuất từ Washington và Bangkok cho hay hai nhà lãnh đạo Mỹ-Thái sẽ bàn thảo với nhau về nhiều vấn đề, từ tăng cường quan hệ song phương, mua bán võ khí, cho đến những biện pháp mà Hoa Kỳ muốn Thái thực hiện để phong tỏa kinh tế Bắc Hàn.
Quan hệ giữa Washington và Bangkok gặp trở ngại từ giữa năm 2014, sau khi Tướng Prayuth lật đổ chính phủ dân sự của bà Yingluck Shinawatra. Sau cuộc đảo chánh, Hoa Kỳ quyết định giảm bớt quan hệ quân sự với Thái Lan, đồng thời lên tiếng đòi hỏi Tướng Prayuth phải sớm tổ chức bầu cử, để người dân Thái được quyền chọn một chính phủ dân sự mới.
Tin từ Washington nói rằng trong cuộc gặp gỡ, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ yêu cầu Tướng Prayuth đóng cửa các cơ sở thương mại của Bắc Hàn đang hoạt động trên đất Thái, cũng như tạm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng cho tới khi Bắc Hàn ngưng mọi hoạt động liên quan đến hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Đây là điều Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson đã trình bày với nhà lãnh đạo Thái Lan, nhân dịp ông ghé thăm Bangkok hồi tháng trước. Ngay sau đó, chính phủ Thái cho hay mức trao đổi thương mại giữa Thái với Bắc Hàn đã giảm tới 94%.
Tại Bangkok, một viên chức yêu cầu không nêu tên nói với hãng tin Reuters rằng Thủ Tướng Thái Lan sẽ thúc đẩy Tổng Thống Hoa Kỳ chấp thuận bán võ khí cho Thái, bao gồm cả việc giao cho Thái 4 chiếc trực thăng chiến đấu Black Hawk mà chính phủ Mỹ đã đồng ý trước khi cuộc đảo chánh 2014 diễn ra.
Trước khi cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Thái thành hình, một số tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm cho rằng Tổng Thống Hoa Kỳ không nên tiếp Tướng Prayuth, vì vị thủ tướng hiện nay tại Thái là người chủ trương đàn áp đối lập, không cho người dân được quyền bày tỏ quan điểm và tìm cách kiểm soát báo chí.
Ông Brad Adams, Giám Đốc Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch nói rằng việc Tổng Thống Hoa Kỳ đón Tướng Prayuth ở Nhà Trắng sẽ được xem là thắng lợi ngoại giao lớn cho phe quân đội đang nắm quyền ở Thái Lan, trong khi mọi người đều mong muốn thấy chính phủ Mỹ đứng về phía người dân Thái đang bị đàn áp. - RFA
|
|
10.
Nga tố CNN International vi phạm luật truyền thông Nga
Cơ quan giám sát viễn thông của Nga hôm thứ Sáu 29/9 tố cáo kênh truyền hình CNN International là vi phạm luật truyền thông Nga, và cho biết đã vời các đại diện của CNN lên liên quan tới đề tài này.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 28/9 tố cáo Washington là tăng sức ép không hợp lý đối với các hoạt động ở Mỹ của Russia Today, cơ sở truyền thông được điện Kremlin hậu thuẫn, đồng thời cảnh cáo phía Mỹ rằng Moscow có thể có các biện pháp trả đũa.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, dẫn lời ông Putin nói trước một buổi họp của Hội đồng An ninh Nga hôm 29/9, rằng các cơ sở truyền thông Nga hoạt động ở nước ngoài đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng và điều này không thể được chấp nhận.
Trang web của Roskomnadzor, Cơ quan giám sát viễn thông Nga, nói cơ quan này sẽ xem xét giải pháp cảnh cáo CNN về những vụ hành vi mà theo cơ quan giám sát Nga, đã vi phạm các điều kiện của giấy phép hoạt động.
Cơ quan này không xác định rõ đài truyền hình của Mỹ vi phạm những điều khoản cụ thể nào trong luật pháp Nga, mà chỉ nói rằng Roskomnadzor sẽ “giám sát một cách có hệ thống” các phương tiện truyền thông đại chúng đăng ký hoạt động ở Nga.
Trả lời câu hỏi liệu cơ quan giám sát viễn thông Nga có hành động vì động cơ chính trị? người đứng đầu cơ quan, ông Alexander Zharov, nói:
“Tôi không có làm việc cho một tổ chức chính trị, mà làm việc cho một cơ quan giám sát truyền thông.”
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova hôm thứ Năm nói chính quyền Mỹ đòi Russia Today (RT), do nhà nước Nga kiểm soát, phải đăng ký như một “đại diện của nước ngoài” tại Hoa Kỳ.
Trong một buổi họp với những thành viên thường trực của Hội đồng An ninh quốc gia Nga, ông Putin “có đề cập tới vấn đề đang diễn ra và sức ép ngày càng tăng mà các hãng truyền thông đại chúng Nga phải đối mặt tại một số nước ngoài.”
Ông nhấn mạnh rằng áp lực như vậy đối với truyền thông Nga là “không chấp nhận được”. Ông không nêu tên các nước nơi mà điện Kremlin lo ngại cho truyền thông Nga.
Trong cuộc họp báo hàng tuần hôm thứ Năm, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga cảnh cáo rằng bất cứ động thái nào chống lại truyền thông Nga hoạt động tại Hoa Kỳ, cũng sẽ đối mặt với các biện pháp trả đũa.
“Cơ sở nào sẽ trở thành mục tiêu? Điều này thật là dễ dễ để Washington tìm hiểu. Thời gian không còn bao nhiêu.” - VOA
|
|
11.
Mỹ rút viên chức ngoại giao khỏi Cuba vì ‘các cuộc tấn công’
Washington đang rút hơn một nửa số viên chức của đại sứ quán Mỹ khỏi Cuba sau khi có các cuộc tấn công bí ẩn gây hại đến sức khỏe các nhà ngoại giao Mỹ.
Chính quyền Mỹ cũng cảnh báo người dân không đến Cuba vì một số cuộc tấn công diễn ra ở các khách sạn.
Ít nhất 21 viên chức báo cáo họ có các vấn đề sức khoẻ, từ chấn thương não nhẹ, điếc cho đến chóng mặt, buồn nôn. Ít nhất hai người Canada cũng bị ảnh hưởng.
Có những báo cáo trước đó cho rằng các cuộc tấn công bằng âm thanh đã gây ra vấn đề. Cuba phủ nhận có bất kỳ dính líu gì đến việc này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết Mỹ sẽ duy trì quan hệ ngoại giao với Cuba và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để điều tra các vụ tấn công.
Hoa Kỳ đang yêu cầu tất cả các nhân viên không thiết yếu tại đại sứ quán ở Havana phải rời đi, cùng với tất cả người nhà. Chỉ "các nhân viên khẩn cấp" sẽ ở lại. Hoa Kỳ đã đình chỉ vô thời hạn việc xử lý thị thực tại Cuba.
Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: "Chúng tôi sẽ giảm xuống chỉ còn các nhân viên khẩn cấp cho đến khi nào chính phủ Cuba có thể đảm bảo an toàn cho người của chúng tôi".
Mặc dù có một cuộc điều tra với sự tham gia của FBI, Cảnh sát Hoàng gia Quốc gia Canada và chính quyền Cuba, vẫn chưa có lời giải thích đầy đủ về nguyên nhân của những vụ việc này kể từ cuối năm 2016.
Quan chức Mỹ nói hôm 29/9: "Chúng tôi không biết các phương tiện, phương pháp hay cách thức các cuộc tấn công đang được tiến hành".
Tuy nhiên, các báo cáo trước đây phỏng đoán chúng là những cuộc tấn công bằng siêu âm, trong đó các nhân viên ở Havana bị tấn công bằng các sóng âm, làm họ gặp một số vấn đề kinh niên về thính giác.
Denis Bedat, một chuyên gia về điện từ sinh học, nói với hãng thông tấn AFP rằng việc sử dụng thiết bị âm thanh ngoài dải nghe được để tấn công âm thầm là điều “hoàn toàn có thể làm được về mặt kỹ thuật”.
Hoa Kỳ chưa quy trách nhiệm cho Cuba về những vụ này. Cả chính phủ Hoa Kỳ và Cuba "vẫn chưa xác định được bên có tội", quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
"Chúng tôi chưa loại trừ khả năng một quốc gia thứ ba trong cuộc điều tra. Cuộc điều tra vẫn tiếp diễn", quan chức nói thêm.
Có tin Chủ tịch Raul Castro đã đích thân đảm bảo với các quan chức Mỹ ở Havana rằng Cuba không đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Hoa Kỳ mở cửa trở lại đại sứ quán ở Havana vào năm 2015, sau nhiều thập kỷ ngưng trệ quan hệ hai nước .
Năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã trở thành vị tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm Cuba kể từ thời ông Calvin Coolidge năm 1928.
Tháng 6, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lại một phần các chính sách về Cuba của ông Obama, nhưng ông Trump nói sẽ không đóng cửa đại sứ quán Hoa Kỳ ở Havana. - VOA
|
|
Tin Hoa Kỳ
12.
Nhà Trắng điều hàng ngàn nhân viên, binh sĩ tới Puerto Rico
Các quan chức Nhà Trắng cho biết một lực lượng liên bang gồm 10.000 người, trong đó có 7.000 binh sĩ, đang giúp Puerto Rico dọn dẹp cảnh tượng tan hoang sau Bão Maria.
Tàu Comfort của Hải quân Mỹ, một tàu bệnh viện 1.000 giường neo đậu ở bang Virginia, dự kiến sẽ rời Mỹ tới hòn đảo này trong ngày thứ Sáu. Cố vấn An ninh Nội địa Tom Bossert cho biết Puerto Rico hiện có 44 bệnh viện đang hoạt động trong tổng số 69 cơ sở.
Lầu Năm Góc hôm thứ Năm đã chỉ định Trung tướng Jeffrey Buchanan lãnh đạo tất cả các nỗ lực ứng phó sau bão ở Puerto Rico, một lãnh thổ của Mỹ ở Biển Caribe.
Những người chỉ trích đã cáo buộc chính quyền Trump không phản ứng nhanh hơn đối với thảm họa sau trận bão hoành hành ở Puerto Rico vào ngày 17 tháng 9, phá hủy các tòa nhà, cắt đứt đường thông tin liên lạc, và gần như hủy hoại lưới điện cũ kỹ của hòn đảo này.
Thị trưởng thủ phủ San Juan của Puerto Rico hôm thứ Sáu phản bác những phát biểu của một quan chức Mỹ hàng đầu nói rằng các nỗ lực của liên bang giúp lãnh thổ này phục hồi sau bão là "một câu chuyện tin tức tốt lành."
"Đây là câu chuyện 'người đang chết dần,'" bà Carmen Yulin Cruz nói với đài CNN hôm thứ Sáu. "Đây là câu chuyện về sự sống và cái chết."
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke, người đang giúp điều phối hoạt động cứu trợ của Mỹ sau bão Maria, hôm thứ Năm nói rằng bà hài lòng với sự ứng phó tới giờ.
"Tôi biết đây thực sự là một câu chuyện tin tức tốt lành về khả năng của chúng tôi tiếp cận người dân và số lượng người chết hạn chế trong một cơn bão tàn phá dữ dội như vậy," bà Duke nói.
Maria, cơn bão mạnh nhất ập vào vào Puerto Rico trong gần 90 năm qua, đã giết chết ít nhất 16 người trên đảo và hơn 30 người khắp vùng Biển Caribe.
Tại Puerto Rico, nơi có 3,4 triệu cư dân đang trải qua ngày thứ 10 không có điện và đang chật vật để tìm nguồn nước sạch và nhiên liệu.
"Tôi sẽ yêu cầu bà ấy xuống đây và thăm các thành phố rồi đưa ra một phát biểu như vậy," bà Cruz nói. Theo lịch trình bà đến thăm Puerto Rico vào ngày thứ Sáu.
Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bênh vực cách thức mà chính quyền ông xử lý thiên tai này.
"Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello chỉ nói: 'Chính quyền và Tổng thống, mỗi khi mà chúng tôi nói chuyện, họ đều giữ lời ...,'" ông Trump tweet vào sáng thứ Sáu.
Ông Rossello nói với CNN hôm thứ Sáu rằng chính phủ liên bang đã hồi đáp những yêu cầu của ông và ông thường xuyên liên lạc với giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa.
"Chúng tôi đang tối đa hóa tất cả các nguồn lực mà chúng tôi có để chúng tôi có thể cung cấp hàng hóa, nước uống và vật phẩm," ông nói. "Chúng tôi có những hạn chế nghiêm trọng về mặt hậu cần. Tình hình đang được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt tới mức cần đạt được." - VOA
|
|
13.
TT Trump khẳng định thăm Việt Nam, châu Á tháng 11
Tòa Bạch Ốc hôm 29/9 ra thông cáo khẳng định Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump sẽ công du một loạt nước châu Á trong đó có Việt Nam từ ngày 3 đến 14 tháng 11 tới.
Ngoài Việt Nam, các chặng dừng chân của tổng thống Mỹ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines. Ông Trump cũng sẽ ghé thăm Hawaii.
Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Trump sẽ tham gia một loạt các sự kiện song phương, đa phương và các hoạt động văn hóa. Trong số đó, có hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng, Việt Nam, và hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội ASEAN ở Philippines.
Chuyến công du của ông Trump thể hiện “cam kết không ngừng” của ông với các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực, theo Tòa Bạch Ốc. Thông cáo nói tổng thống của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của “các mối quan hệ kinh tế công bằng và đối đẳng” với các đối tác thương mại của Mỹ.
Một lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, nơi đăng cai hội nghị APEC, nói với VOA cách đây hai tuần: “Đất nước Việt Nam chúng tôi rất hoan nghênh các nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Mỹ đến Việt Nam dự Tuần lễ Cấp cao APEC Đà Nẵng”.
Vị lãnh đạo Đà Nẵng cho hay công tác chuẩn bị của thành phố cho hội nghị đã sẵn sàng. “Chúng tôi chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cho hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng thành công”, ông nói.
Ông cho biết thêm các đại diện cấp cao nhất của phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, Đại sứ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Mary Tarnowka, hồi đầu tháng 9 đã trao đổi với lãnh đạo Đà Nẵng về công tác chuẩn bị cho Tuần lễ APEC.
Bên cạnh đó, thành phố đã đón nhiều đoàn tiền trạm APEC của Mỹ đến phối hợp làm việc và họ đánh giá cao các nỗ lực của thành phố, vị lãnh đạo Đà Nẵng cho hay.
Các chi tiết về lịch trình của Tổng thổng Trump ở Việt Nam chưa được công bố. Không rõ ông có thăm chính thức thủ đô Hà Nội, hoặc tới thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, như các tổng thống Barack Obama và Bill Clinton đã thăm trước đây hay không.
Tòa Bạch Ốc nói khi công du châu Á, ông Trump sẽ thảo luận tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ.
Các hoạt động của tổng thống Mỹ, theo thông cáo, sẽ tăng cường quyết tâm quốc tế đối đầu với mối đe dọa Triều Tiên và bảo đảm việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm chứng được và không đảo ngược được đối với bán đảo Triều Tiên. - VOA
|
|
14.
Thượng viện Mỹ chuẩn thuận tân Đại sứ Mỹ tại Nga
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận ông Jon Huntsman vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, điền một chỗ trống nhân sự quan trọng tại một thời điểm có tính quyết định trong quan hệ Mỹ-Nga.
Ông Huntsman, cựu Thống đốc bang Utah, trước đây từng phục vụ trong cương vị Đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và ở Trung Quốc.
Tiến trình chuẩn thuận diễn ra nhanh chóng và với sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng khi các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà đồng lòng ủng hộ nhân vật được Tổng thống Trump chọn làm nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Moscow.
Báo Washington Post dẫn lời Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin của Đảng Dân chủ, nói rằng ông Trump không thể có một lựa chọn nào tốt hơn là ông Huntsman.
Tân đại sứ Mỹ sẽ tới Moscow giữa lúc căng thẳng giữa hai nước vẫn duy trì ở mức cao về nhiều vấn đề gồm cả cáo buộc Nga đã xen vao bầu cử ở Mỹ, và can thiệp vào tình hình Đông Ukraine.
Ông Trump đã bác bỏ những cáo buộc của các đối thủ chính trị, cho rằng chiến dịch vận động tranh cử của ông đã đồng lõa với người Nga.
Ông Huntsman đã ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ trong tháng này và nói rằng không có nghi ngờ gì là Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái. - VOA
|
|
15.
Bộ trưởng Y tế Mỹ từ chức
Tòa Bạch Ốc chiều ngày 29/9 loan báo Tổng thống Donald Trump chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Y tế và Các dịch vụ Nhân sinh, Tom Price, về những tranh cãi xung quanh việc ông Price dùng công quỹ thuê máy bay riêng cho những chuyến công tác.
Trước đó, ông Trump cho biết tối cùng ngày sẽ quyết định có sa thải ông Price hay không vì ông không hài lòng về hành động của ông Price.
Hôm qua, Bộ trưởng Price tuyên bố sẽ hoàn trả cho chính phủ một phần phí tổn thuê mướn máy bay riêng cho ông trong những tháng gần đây.
Ông Price hứa sẽ trả lại gần 52 ngàn đô la tiền thuế của dân dùng chi trả cho chỗ ngồi của ông trên các chuyến bay thuê bao riêng, nhưng không chịu trách nhiệm về những chiếc vé của nhân viên thuộc cấp.
Politico, tờ báo phanh phui vụ việc này đầu tiên, ước tính tổng phí tổn từ tiền thuế của dân chi trả cho các chuyến công du của Bộ trưởng Price là hơn 400 ngàn đô la. Tối hôm qua, tờ báo này đưa tin rằng các chuyến bay của Bộ trưởng Price được Tòa Bạch Ốc chấp thuận trên các phi cơ quân sự tới Châu Phi, Châu Âu, và Châu Á tiêu tốn hơn 500 ngàn đô la.
Ngoài scandal này, Tổng thống Trump cũng tỏ ra thất vọng với Bộ trưởng Price về việc phe Cộng hòa ở Quốc hội không thể thông qua một dự luật cải tổ y tế. - VOA
|
|
16.
Bang Texas hỗ trợ nạn nhân bão Harvey 50 triệu đô la
Thống đốc Texas, Greg Abbott, ngày 29/9 trao cho thành phố Houston 50 triệu đô la phụ giúp các phí tổn liên quan đến trận bão Harvey.
Thị trưởng Sylvester Turner nhận khoản tiền hỗ trợ từ Thống đốc Abbott cho biết sẽ rút lại đề nghị tăng thuế có thời hạn 1 năm để trang trải chi phí dọn dẹp và chi trả cho bảo hiểm.
Nhiều phần của Houston bị cuồng phong và lũ lụt tàn phá sau khi Harvey quét qua thành phố này hôm 25/8. Đây là trận bão mạnh nhất ập vào Texas trong hơn 50 năm nay.
Mấy ngày trước, Thống đốc Texas bác đề nghị của Thị trưởng Turner yêu cầu tiểu bang lập tức vận dụng nguồn quỹ 10 tỷ đô la dự phòng khi hữu sự hỗ trợ cho Houston.
Hôm nay, Thống đốc nói ông có thể linh động rút 50 triệu đô la từ một nguồn quỹ cứu trợ thiên tai của tiểu bang trao cho Houston.
Ông Abbott nói ‘Tại thời điểm này, dường như đây là giải pháp tốt nhất.’
Thống đốc Texas cho biết một khi tiểu bang xử lý tổng phí tổn trong bão Harvey, cơ quan lập pháp của Texas sẽ tính tới việc đụng tới quỹ dự phòng tại kỳ họp thường kỳ vào đầu năm sau hay sớm hơn trong một kỳ họp đặc biệt. - VOA
|
|
17.
Dân Mỹ chi tiêu ít trong Tháng Tám, Fed có thể không tăng phân lời
Mức chi tiêu của người dân Mỹ hầu như không tăng trong Tháng Tám, một chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Mỹ nói chung có thể sẽ yếu đi trong quý này.
Bản báo cáo do Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra vào sáng ngày Thứ Sáu ở Washington, DC cho thấy mức chi tiêu của dân Mỹ chỉ tăng .1%, tiếp theo mức .3% trong Tháng Bảy.
Đây là mức gia tăng ít nhất kể từ Tháng Sáu tới nay.
Sự suy yếu này của Tháng Tám phản ánh sút giảm mạnh về số bán của các món hàng hóa dùng lâu dài như xe cộ.
Mức thu nhập của người dân cũng chậm lại, chỉ tăng có .2%.
Tiền lương, phần lớn nhất trong thu nhập của dân chúng, cho thấy hoàn toàn không gia tăng trong Tháng Sáu và Tháng Bảy.
Nền kinh tế Mỹ, dựa trên trị giá tổng sản lượng nội địa (GDP), tăng ở mức 2.1% trong quý 2.
Tuy nhiên, nhiều kinh tế gia cho rằng sẽ có sự trì trệ trong quý 3, từ Tháng Bảy cho tới Tháng Chín, vì ảnh hưởng của hai trận bão Harvey và Irma, cũng như do dân Mỹ ít mua sắm hơn.
Một số phân tích gia cho rằng mức phát triển của GDP có thể chỉ còn 2% trong quý 3.
Tuy vậy, họ cũng hy vọng là ba tháng cuối năm sẽ thấy có sự phục hồi, một phần vì dân chúng chi tiền tái thiết sau bão.
Giá cả thị trường Mỹ không tăng nhiều và mức lạm phát, một con số mà Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (Fed) để ý kỹ, chỉ tăng khoảng 1.4% trong 12 tháng qua, thấp hơn nhiều so với mức 2.0% mà Fed muốn thấy.
Nhiều kinh tế gia cho hay Fed sẽ không tăng phân lời trong năm nay, trừ khi mức lạm phát có chỉ dấu tiến gần tới mức 2%.
Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, mới đây cho rằng tình hình công ăn việc làm cũng như mức thu nhập của người dân Mỹ có thể không hoàn toàn quá lạc quan như các con số thu thập được cho thấy trong thời gian qua. - nguoiviet
|
|
Tin Việt Nam
18.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị kỷ luật ‘cảnh cáo’
Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 29/9 đã chính thức kỷ luật ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng với hình thức “cảnh cáo.”
Truyền thông trong nước loan tin Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương công bố tại một cuộc họp ở Hà Nội rằng đã xem xét việc thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, trong đó ông Thơ, hiện là Phó bí thư Thành ủy, bị “cảnh cáo.”
Ngoài ra, báo Lao động trích lời UBKT Trung ương đề nghị một cơ quan cao hơn là Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy của Đà Nẵng, người cũng có sai phạm, nhưng vì ông Anh là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Theo điều lệ Đảng, “cảnh cáo” là mức kỷ luật thứ hai đối với đảng viên có sai phạm, sau mức “khiển trách”, nhưng chưa đến mức “cách chức”, và “khai trừ.”
Trước đó, tại một cuộc họp vào đầu tháng 9, UBKT Trung ương nói rằng các sai phạm của ông Anh và ông Thơ là “nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
UBKT Trung ương hôm 18/9 thông báo rằng một trong các vi phạm của ông Anh là “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định.” Ngoài ra ông còn bị cáo buộc “thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe hơi do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng hai căn nhà của doanh nghiệp.”
Về phần ông Thơ, ông bị cáo buộc phải “chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.”
Với tuyên bố của Đảng cộng sản hôm 29/9 thì nhiều khả năng hai ông Anh và Thơ vẫn duy trì chiếc ghế lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, nơi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC vào tháng 11 tới. - VOA
|
|
19.
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó thiên tai
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hôm 28/9 đã khởi động dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Thiên tai tại miền Trung Việt Nam giai đoạn II.
Với khoản tài trợ 1,54 triệu đôla, dự án giai đoạn II dự kiến sẽ có 37.000 người hưởng lợi trực tiếp và 200.000 người hưởng lợi gián tiếp tại 4 tỉnh mục tiêu là Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Trị thông qua các hoạt động hỗ trợ người dân chuẩn bị tốt hơn để sẵn sàng ứng phó thiên tai, theo tin của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Dự án có áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để giúp người dân tăng cường khả năng chống chịu thiên tai.
Các tổ chức trong liên minh thực hiện dựa án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp các hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao nhận thức về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai, tiến hành tập huấn về sơ cứu và tìm kiếm cứu nạn.
Dự án giai đoạn II này sẽ do Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ thực hiện cùng với liên minh gồm 5 tổ chức: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Plan International, HelpAge International, Catholic Relief Services và Save the Children.
Từ năm 2000, Văn phòng Trợ giúp Thiên tai Nước ngoài Hoa Kỳ thuộc USAID đã cung cấp hơn 20 triệu đôla để giúp đáp ứng các nhu cầu ứng phó khẩn cấp và các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam.
Việt Nam vẫn là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết và tác động của biến đổi khí hậu, ví dụ như lũ lụt. Cơn bão Doksuri gần đây cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác chuẩn bị sẵn sàng cũng như khả năng ứng phó thiên tai hiệu quả.
Theo Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP), trong 10 năm qua thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 7.500 người Việt và ước thiệt hại khoảng 40,800 tỷ đồng. Những thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất gây ra thường ảnh hưởng tới các khu vực miền núi hẻo lánh và nghèo nhất của đất nước, nơi rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. - VOA
|
|
20.
Vụ 2 ngư dân Việt bị bắn: Kết quả điều tra hai nước vênh nhau
Ngày 29/9, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục Hải sản Việt Nam, dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết Philippines đã đình chỉ giới chức đứng đầu việc truy bắt và bắn chết 2 ngư dân Việt, đồng thời nói thêm rằng kết quả điều tra của hai nước có sự vênh nhau.
Tại cuộc họp giao ban của Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Kiểm Ngư Lưu Văn Huy cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có thông báo vào sáng 29/9 về vụ 2 ngư dân Việt bị Cảnh sát biển Philippines bắn chết vào ngày 23/9.
Theo đó, “phía Philippines đã đình chỉ người đứng đầu lực lượng thực hiện nhiệm vụ truy bắt tàu cá Việt Nam và bắn chết 2 ngư dân để tiến hành điều tra và sẽ xử lý nghiêm vụ này”, theo Dân Việt.
Vẫn theo thông báo trên, hai kết quả điều tra của hai nước về vụ này “có sự vênh nhau”. Nhưng giới chức đứng đầu Cục Kiểm ngư Việt Nam không nói rõ chi tiết về sự vênh nhau này.
VOA đã liên lạc nhiều lần với Cục Kiểm ngư Việt Nam nhưng không nhận được trả lời.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, TS. Nguyễn Việt Thắng, cho biết cơ quan này cũng đã có văn bản phản đối việc Philippines bắn chết ngư dân Việt vì hành động “vô nhân đạo” này.
“Chúng tôi lên án và đề nghị các cơ quan ngoại giao tìm mọi cách để đưa thi thể của hai ngư dân về nước. Thứ hai là làm việc để tìm rõ nguyên nhân tại sao có hành động vô nhân đạo như thế. Nếu vi phạm thì cũng phải có luật pháp, chứ không thể bắn bừa bãi như thế được”.
Truyền thông Philippines hôm 29/9 cho hay nước này đang kiểm tra các khẩu súng trường M-16 và súng máy trên tàu hải quân Philippines đã bắn 2 ngư dân Việt.
Một lực lượng liên ngành của Philippines cũng đang tiến hành các cuộc điều tra khác nhau về vụ này, theo Inquirer News. Sở Cảnh sát Quốc gia Philippines tại Camp Crame đã xác nhận kết quả các mẫu thu của cảnh sát, trong khi cơ quan điều tra hình sự lấy lời khai của 5 ngư dân Việt sống sót trong vụ này.
Vẫn theo Inquirer, ngày 28/9, Ủy ban về Người nhập cư bất hợp pháp (PCIE) địa phương cũng đã họp để xem xét vụ ngư dân Phan Văn Liêm, 41 tuổi, và Lê Văn Reo, 41 tuổi, bị bắn chết ở vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan, Philippines. Người phát ngôn của PCIE, Christopher Natnat, cho biết “mọi chuyện đang sáng tỏ hơn” nhưng ông không thể nêu chi tiết.
Thông tin ban đầu từ phía Philippines cho biết tàu cá Việt Nam PY 96173 đã đánh bắt trái phép tại vùng biển Bolinao và có hành vi cố ý ngăn cản, tấn công tàu PS19 của cảnh sát biển Philippines trong lúc bị truy đuổi. Cảnh sát biển Philippines đã bắn vào tàu cá của ngư dân tỉnh Phú Yên vì cho rằng tàu này có ý định đâm vào tàu của họ.
Ngày 24/9, Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh đã trao đổi về vụ này với Ngoại trưởng Philippines Alen Peter Cayetano bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Phía Philippines hứa sẽ thực hiện một cuộc “điều tra thấu đáo và công bằng”.
Hiện 5 ngư dân Việt Nam có mặt trên tàu cá Phú Yên đang bị giam giữ tại Philippines, bao gồm cả thuyền trưởng. Các ngư dân này được lấy lời khai với sự có mặt của đại diện Đại sứ quán Việt Nam và thông dịch viên, theo Inquirer News.
Truyền thông Philippines nói mỗi năm có hàng chục ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh bắt trộm trong vùng biển của họ. Các ngư dân này thường bị buộc tội nhập cảnh và đánh bắt bất hợp pháp, bị giam giữ trong nhiều tháng trước khi được đưa ra xét xử và bị phạt tiền. - VOA
|
|
21.
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh
Một phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật khiển trách và một giám đốc sở phải 'kiểm điểm sâu sắc' vì quá trình thăng chức của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Tuy nhiên, không thấy báo chí Việt Nam nói chính quyền có tìm hiểu gì không về các khoản tài sản rất lớn được cho là của người phụ nữ này.
Bà Quỳnh Anh được biết đến nhiều hơn trên mặt báo Việt Nam với cái tên 'hot girl xứ Thanh' và hiện đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
Hôm 29/09, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã bỏ phiếu kỷ luật cán bộ lãnh đạo của Sở Xây dựng tỉnh này giai đoạn 2010-2015.
Hai nhân vật bị nêu tên, theo các báo Việt Nam là ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng.
Ông Tuấn phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Còn đương kim Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá, ông Đào Vũ Việt thì phải "kiểm điểm sâu sắc".
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng làm Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Thăng tiến nhanh và có tài sản lớn?
Dư luận ở Việt Nam từ hai năm qua chú ý nhiều đến vụ bà Quỳnh Anh, 'quan lộ thần tốc' và tài sản lớn của bà.
Theo VietnamNet hồi tháng 4/2017, dù còn rất trẻ, Trần Vũ Quỳnh Anh "không chỉ sở hữu nhiều ngôi nhà trị giá hàng chục tỷ đồng" tính đến năm 2015, mà còn có chiếc Cadillac Escalade ESV Platinum gần như độc nhất Việt Nam lúc đó.
Báo này cho hay chiếc xe sau khi nhập về Việt Nam và đóng thuế, đăng ký giấy tờ có trị giá 6 tỷ VND.
Tuy nhiên, cũng VietnamNet trong tháng 4 trích Phó trưởng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh nói:
"Đối tượng đó (bà Quỳnh Anh đã nghỉ việc) không còn là đối tượng kê khai tài sản nữa nên xét về nghĩa vụ kê khai, giải trình, thẩm quyền xác minh điều tra không còn điều chỉnh theo quy định pháp luật về phòng chống tham tham nhũng nữa."
Ông cũng nói, "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm pháp luật vẫn có thể xem xét. Điều chỉnh này là với một công dân bình thường".
Tuy thế, báo chí Việt Nam không nói rõ là từ thời điểm ông Khánh phát biểu và lúc bà Quỳnh Anh chỉ bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản thì bà Quỳnh Anh chỉ là một "công dân bình thường" hay vẫn ở hàng ngũ của đảng cầm quyền.
Dư luận Thanh Hóa và cả nước chú ý đến tin tức về những khoản tài sản này còn vì Thanh Hóa đứng đầu trong danh sách 10 tỉnh, thành có số lượng hộ nghèo lớn nhất Việt Nam năm 2016.
Hồi tháng 9/2016, báo chí Việt Nam rộ lên việc Bí thứ Tỉnh Trị́nh Văn Chiến yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra và "kịp thời ngăn chặn việc đưa các thông tin không chính xác nêu trên; bảo vệ uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá nói chung và Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nói riêng".
Theo Tỉnh uỷ Thanh Hóa, các tin "bịa đặt" này có ảnh hưởng xấu đến "tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo" của tỉnh này.
Ông Trịnh Văn Chiến cũng nói với báo chí, khẳng định thông tin trên mạng xã hội về "tài sản của bồ nhí Bí thư Thanh Hóa" là bịa đặt.
Sau đó, sang năm 2017, một quyết định của Thanh Hóa hồi năm 2015 phong bà Quỳnh Anh làm Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng đã bị thanh tra. - BBC
|
|
22.
Sau tập trận, Trung Quốc đàm phán với Việt Nam về vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Vòng 8 Nhóm Công Tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam- Trung Quốc vừa diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 9 tại Bắc Kinh.
Theo truyền thông nhà nước, hai phía trao đổi kỹ về các công tác liên quan vùng biển ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ; thẳng thắn bàn bạc về việc kiểm soát thỏa đáng các bất đồng trên biển; kiềm chế không có những hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp. Hai phía nói sẽ tuần tự, tiệm tiến thúc đẩy đàm phán về phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Một trong những căn cứ cho hành xử được nhắc lại tại vòng họp là “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ mà lãnh đạo cấp cao Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý với nhau.
Hai phía cho biết sẽ sớm tiến hành vòng đàm phán thứ 9 của Nhóm Công tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, vào ngày 31 tháng 8 vừa qua, Cục Hải Sự Trung Quốc ra thông báo là Bắc Kinh đang cho tiến hành cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, từ ngày 29 tháng 8 đến 4 tháng 9.
Theo tọa độ mà Cục Hải Sự công bố thì khu vực diễn tập chồng lấn lên một vùng biển rộng lớn của Việt Nam phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Điểm gần nhất chỉ cách thành phố Đà Nẵng 75 hải lý về phía đông. Cơ quan chức năng Trung Quốc còn ra lệnh cấm tàu bè đi vào vùng biển đang có tập trận.
Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc đó lên tiếng bày tỏ quan ngại về thông báo tập trận của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam; đồng thời đại diện bộ này có giao thiệp với đại diện Đại sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội nhằm nêu rõ lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền tại Biển Đông.
Vừa qua trong phát biểu ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh, cũng nhắc đến vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Ông này lặp lại phát biểu lâu nay của Hà Nội là cần phải tôn trọng luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế; đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra; tuy nhiên theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế PCA ở La Haye thì đường đứt khúc đó không có giá trị cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử.
Trung Quốc mới đây đã chuyển sang chiến lược ‘Tứ Sa’ để thực hiện âm mưu chiếm hữu Biển Đông, thay vì đường đứt khúc 9 đoạn.
Ngoài Trung Quốc, các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. - RFA
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
Năm 2016, xuất khẩu của Bắc Triều Tiên đạt doanh số khoảng 5,5 tỷ euro.Trong đó đa số xuất sang Trung Quốc với các mặt hàng như than đá, sản phẩm dệt may, các thiết bị gia dụng nhỏ, hải sản…Theo tờ báo, trong số các đối tác thương mại của Bình Nhưỡng, người ta còn thấy có Ấn Độ, Pakistan hay thậm chí cả Pháp.
Số liệu của hải quan năm 2016 cho thấy nhiều mặt hàng như tôm cá, xe nâng hàng với giá trị 10 triệu euro đã được nhập vào Pháp. Các nước như Ấn Độ, Sri Lanka hay Pakistan, bất chấp lệnh cấm vận quốc tế, vẫn nhập các kim loại quý hiếm từ Bắc Triều Tiên trong thời gian từ 2016-2017. Ngoài hàng tiêu dùng, báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết Bắc Triều Tiên còn xuất khẩu vũ khí, khí tài sang hàng chục nước châu Phi.
Về xuất khẩu lao động :
Đây là nguồn thu không hề nhỏ của chế độ Bình Nhưỡng. Theo các báo cáo điều tra về các hoạt động xuất khẩu lao động của Bắc Triều Tiên, nhân công xuất khẩu Bắc Triều Tiên phải làm việc 16 giờ mỗi ngày, hơn 6 ngày mỗi tuần, 80% thu nhập của họ phải nộp cho Nhà nước.
Chủ yếu lao động Bắc Triều Tiên làm việc trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp… Họ được thuê qua các công ty trung gian. Hiện có khoảng từ 50 đến 200 nghìn người Bắc Triều Tiên đang lao động ở nước ngoài. Trong đó khoảng 20 nghìn người đang làm việc tại các công trình xây dựng ở Nga hay trong ngành khai thác gỗ tại Siberia.
Ngoài ra người ta có thể thấy lao động xuất khẩu Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc, Trung Đông hay cả ngay trong Liên Hiệp Châu Âu, như Ba Lan hoặc Malta. Mỗi năm nguồn lao động này mang về cho ngân sách Nhà nước khoảng 200 triệu euro.
Đường dây ngầm và hoạt động tội phạm mạng
Không chỉ có làm ăn buôn bán, nhật báo công giáo cho rằng chế độ Bắc Triều Tiên còn tìm kiếm nguồn thu từ các mạng lưới ngầm được xây dựng từ lâu nay. Bình Nhưỡng đã tập trung đào tạo các chuyên gia tin học hàng đầu thế giới. Đội quân này đang bị nghi ngờ đã tham gia tấn các hệ thống mạng đánh cắp tiền của nhiều ngân hàng trong vùng Đông Nam Á.
La Croix kết luận : Những hoạt động kiếm tiền như vậy đã « phác họa hình ảnh một đất nước đã tổ chức một nền kinh tế riêng để không bị lệ thuộc vào ai, đồng thời tận dụng đầy đủ lợi thế quá trình toàn cầu hóa bằng các phương pháp che đậy tinh vi ».
Những lao động bán hợp pháp Bắc Triều Tiên ở Ba Lan
Để minh họa thêm cho chủ đề nguồn thu của chế độ Bình Nhưỡng. Thông tín viên của La Croix tại Vacxava có bài viết « Tại Ba Lan, những người bị bóc lột vô hình một các hoàn toàn hợp pháp ».
Bài báo cho biết « Hiện ở Ba Lan có khoảng 500 lao động Bắc Triều Tiên. Được trả lương rẻ mạt, tuy nhiên họ có giấy phép lao động và Công Đoàn Đoàn Kết công nhận sự có mặt của họ ». Những người Bắc Triều Tiên đó làm việc trên các công trường xây dựng hoặc khai thác nông nghiệp, nhưng không mấy ai thấy họ.
Những lao động này được tổ chức ăn ở theo nhóm, được vận chuyển đến nơi làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ của bảo vệ và phiên dịch. Họ không dám ăn tiêu gì, bởi Nhà nước Bắc Triều Tiên, qua các công ty trung gian, đã chiết khấu phần lớn mức lương khoảng 500 đô la mỗi tháng của họ. - RFI
|
|
3.
Philippines nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ, củng cố chủ quyền tại Trường Sa
Philippines đã tìm được nguồn tài trợ cho dự án lớn nhất trong loạt dự án nâng cấp cấu trúc hạ tầng đã đến lúc phải thực hiện trên những đảo nhỏ hoặc bãi cạn mà nước này kiểm soát trong vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một cử chỉ được Manila coi như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng với các nước, kể cả Trung Quốc, về những tuyên bố chủ quyền của Manila trên một số thực thể trong Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trong tháng này nói rằng Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng Vũ trang Philippines vào năm tới sẽ tài trợ để lát một phi đạo dài 1,300 mét, giờ là một đường băng đầy đá và đất trên đảo Thị Tứ, một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Manila kiểm soát, nhưng chủ quyền đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Dự án tân trang đường băng theo dự kiến sẽ dẫn tới việc sửa chữa các doanh trại, hệ thống nước và cấu trúc hạ tầng khác trên 9 đảo nhỏ ở Trường Sa hiện do Philippines kiểm soát, điều mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cam kết hồi tháng Tư năm nay.
Chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang kéo dài 15 năm đã được đề xuất vào năm 2012 và năm nay, có môt ngân sách lên tới 2,56 triệu đôla.
Những công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng của Manila được coi như một nhắc nhở rằng Manila có ý định giữ quyền kiểm soát trên 9 thực thể của mình trong Biển Đông, tuy nhiên kế hoạch này ít có khả năng gây phẫn nộ cho các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong cùng vùng biển này.
Là bên đòi chủ quyền hung hăng nhất và từng tuyên bố chủ quyền tại hơn 100 đảo ở Trường Sa và các vùng biển chung quanh, Bắc Kinh đã kết thân với Manila trong năm qua, nhưng chỉ sau một thời kỳ đối đầu ngoại giao kéo dài nhiều năm, mà giờ một số người Philippines lo sợ có thể lại tái diễn.
Ông Jonathan Spangler, Giám Đốc của một think tank về Biển Đông ở Đài Bắc, nhận định:
“Tôi nghĩ nhiều người có cảm giác là đã tới lúc nên cân nhắc những sự lựa chọn khác. Theo tôi, nó cũng giống như mua một loại bảo hiểm vậy, để đảm bảo mình không chỉ đi về một hướng, và đi tới cùng.”
TQ thách thức lòng kiên nhẫn của Philippines
Sau khi Trung Quốc điều tàu thăm dò tới trấn đóng trước một bãi cạn ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines, ông Duterte bị công chúng áp lực phải cưỡng lại Bắc Kinh một lần nữa.
Tháng Tư 2017, ông Duterte cam kết sẽ nâng cấp các hòn đảo do Philippines kiểm soát ở Trường Sa.
Cách đây khoảng hai tháng, một chiếc tàu Trung Quốc đã đến cắm cờ của nước này tại Sandy Cay –Việt Nam gọi là đá Tri Lễ, nằm trong khu vực do Philippines kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, gây thêm lo ngại cho người Philippines. Cả hai nước đều đặt nặng tầm quan trọng của Sandy Cay trong tư cách là một ngư trường và có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch phong phú.
Tham vọng tại quần đảo Trường Sa
Ông Jonathan Spangler lưu ý rằng Philippines có thể củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa bằng cách chứng minh những thực thể mà họ kiểm soát là có người ở và có hoạt động kinh tế. Khoảng 100 thường dân sinh sống trên đảo Thị Tứ, nhiều người liên quan tới hoạt động quân sự tại đây. Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ nhì tại quần đảo Trường Sa với diện tích 37 ha. Một số người Philippines kêu gọi nên đẩy mạnh hoạt động du lịch tới nơi này.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã đến thăm Thị Tứ hồi tháng Tư để “kiểm tra các điều kiện sống của cư dân”, theo Bộ Quốc phòng Philippines.
Giới phân tích nói phi đạo không tráng nhựa chỉ có thể được dùng cho máy bay quân sự, hạn chế việc lui tới hải đảo này.
Kế hoạch nâng cấp các cơ sở hạ tầng tại Trường Sa phù hợp với “trật tự tự nhiên” mà bất cứ nước nào muốn cải thiện quốc phòng cũng sẽ làm, theo ông Eduardo Araral, Giáo sư môn Chính sách Công tại Đại học Quốc gia Singapore. Giáo sư Araral nói thêm rằng Philippines phải dùng ngân sách dành riêng cho việc hiện đại hóa quân đội.
“Rõ ràng là động thái này có tính cách tự vệ. Đây chỉ là một phần của chương trình hiện đại hóa.”
Quân đội Philippines xếp hạng thứ 50 trên thế giới trên một danh sách gồm 133 quốc gia được tổ chức nghiên cứu dữ kiện quốc phòng GlobalFirePower theo dõi.
Kế hoạch nâng cấp hạ tầng không vấp phản ứng mạnh
Về mặt chính thức, Trung Quốc đã giữ im lặng về việc tân trang đường băng trên đảo Thị Tứ, và các dự án nâng cấp khác trên các đảo, đá do Philippines kiểm soát. Các kế hoạch đó cũng đánh dấu một bước lùi, so với kế hoạch ban đầu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, theo đó đích thân ông sẽ đến đảo Thị Tứ để cắm cờ.
Đài Loan và Việt Nam đôi khi ra thông báo phản đối khi hai nước này cảm thấy tuyên bố chủ quyền của mình bị đe dọa, nhưng hiếm khi xúc tiến những bước tiếp theo có tính cách quyết liệt hơn. - VOA
|
|
4.
Trung Quốc sẽ truy tố cựu bí thư Trùng Khánh vì tham nhũng
Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc, ông Tôn Chính Sài, mới bị khai trừ đảng và sẽ bị truy tố vì tội tham nhũng, Reuters cho hay, dẫn lại tin của Tân Hoa Xã đăng hôm 29/9.
Ông Tôn, 54 tuổi, từng được coi là một nhân vật có khả năng tranh chức lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông đã làm bí thư Trùng Khánh, một trong những thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc, cho đến giữa tháng 7, khi ông bị miễn nhiệm.
Thay thế ông Tôn là ông Trần Mẫn Nhĩ, người được điều từ tỉnh Quý Châu và được coi là một ngôi sao chính trị đang lên rất thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tiếp đó, vẫn trong tháng 7, ông Tôn bị điều tra vì có dấu hiệu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Bản tin của Tân Hoa xã nói Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi thông qua báo cáo điều tra về ông Tôn trong phiên họp ngày 29/9 đã đưa ra quyết định kỷ luật kể trên.
Ông Tôn Chính Tài, người có bằng Tiến sĩ Nông nghiệp, được giới quan sát đánh giá đã lên như diều gặp gió trong sự nghiệp chính trị.
Các mốc sự nghiệp đáng chú ý của ông là được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp vào cuối năm 2006 ở tuổi 43, được cử làm bí thư tỉnh ủy Cát Lâm năm 2009, được bầu thành ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất năm 2012.
Ông Tôn làm lãnh đạo Trùng Khánh vào năm 2012, sau khi thành phố này chứng kiến sự kiện chấn động là ông Bạc Hy Lai, tiền nhiệm của ông Tôn, bị bắt và kết án chung thân vì tham nhũng và lạm quyền. - VOA
|
|
5.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ muốn tăng cường hợp tác trong hồ sơ Syria
Hôm qua, 28/09/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin công du Thổ Nhĩ Kỳ và gặp đồng nhiệm Recep Erdogan. Chuyến đi này khẳng định quyết tâm của hai nước thúc đẩy quan hệ và tăng cường hợp tác song phương trong những hồ sơ lớn của khu vực, đặc biệt là Syria.
Thông tín viên Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :
« Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã cẩn thận nhắc lại : trong năm nay, đây là lần thứ năm, ông gặp và thảo luận với đồng nhiệm Nga về các hồ sơ khu vực, chưa kể đến các điện đàm. Dường như đã rất xa vời cái thời mà Recep Erdogan và Vladimir Putin xỉ vả nhau, thông qua các phương tiện truyền thông, sau vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay Nga ở khu vực biên giới chung với Syria, hồi tháng 11/2015.
Vả lại, cũng không kém trớ trêu khi thấy Recep Erdogan và Vladimir Putin thảo luận về việc Matxcơva sắp tới cung cấp cho Ankara các hệ thống phòng không. Thổ Nhĩ Kỳ ưa chọn vũ khí của Nga hơn là các thiết bị mà các đồng minh trong NATO đề xuất.
Cũng vậy, trong hồ sơ Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tinh quái qua mặt phương Tây bằng cách hợp tác với Nga, trong khi phương Tây ủng hộ các phe đối lập tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, cùng với Iran, đã mở ra vòng đàm phán tại Astana và nhờ vậy, sắp tới, ba nước có thể cùng triển khai lực lượng duy trì trật tự trong vùng Idlib.
Tổng thống Erdogan, tự coi mình là thủ lĩnh khu vực, thậm chí cả trên thế giới, mơ tưởng đến việc một ngày nào đó, sẽ tuyên bố là ông và « người bạn quý Putin » - từ ngữ của ông - đã đóng góp vào một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria". - RFI
|
|
6.
Macron và Merkel gặp nhau tại Tallin, Estonia
Hôm nay 29/09/2017, Hội nghị thượng đỉnh công nghệ số chính thức diễn ra tại Tallin, Estonia, quy tụ các lãnh đạo châu Âu.
Trước đó, tối ngày 28/09/2017, thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hội đàm tại Tallinn trước khi dùng bữa tối thân mật cùng các đồng nhiệm khác. Sau bài diễn văn về châu Âu của tổng thống Pháp hồi đầu tuần (26/09), mục đích của cuộc gặp này nhằm cho thấy một hình ảnh mạnh mẽ, và nhất là nhằm thăm dò những vấn đề cần được các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu cùng nhau thúc đẩy.
Thông tín viên Marielle Vitureau từ vùng Baltic gửi về bài tường trình:
"Hình ảnh mà cặp Pháp-Đức muốn thể hiện qua cuộc gặp không chính thức này: đó là sự tái ngộ cho dù có nhiều khó khăn và hai bên có thể cùng nhau đi xa hơn trên những vấn đề của châu Âu.
Theo thủ tướng Đức, có một sự đồng thuận rộng rãi. Vả lại, bà cũng tỏ rõ sự hài lòng với bài diễn văn có tầm nhìn xa của tổng thống Macron, và dành cho ông một sự đồng cảm với tuyên bố « nước Pháp đã trở lại trên tuyến đầu».
Quốc phòng và nhập cư là hai điểm mà các đối tác có thể tiến nhanh. Vấn đề điều hành kinh tế khu vực đồng euro mà Paris mong muốn thảo luận, không được đề cập chi tiết.
Tuy nhiên, đảng Tự Do Dân Chủ, được cho là đối tác để lập liên minh chính phủ mới ở Đức, hoàn toàn chống lại những đề xuất của Pháp. Do đó, cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước là nhằm thăm dò thái độ của nhau. Không một giải pháp nào được bàn bạc chi tiết.
Thủ tướng Đức vẫn còn bị ràng buộc, ít khả năng hành động, chừng nào mà liên minh chính phủ mới chưa chắc chắn được thành lập. Nhưng, đưa ra một xung lực mới cho châu Âu, đó chắc chắn là điều mà bà Angela Merkel cần có trước khi bước vào những cuộc đàm phán đầy phức tạp." - RFI
|
|
7.
Tây Ban Nha: Học sinh sinh viên biểu tình ủng hộ trưng cầu dân ý về độc lập của Catalunya
Theo AFP, hôm qua, 28/09/2017, khoảng 80 ngàn học sinh trung học và sinh viên - theo ban tổ chức - đã biểu tình trước đại học Barcelona, ở trung tâm thành phố, để bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trưng cầu dân ý về nền độc lập của vùng Catalunya.
Theo cảnh sát Tây Ban Nha, có khoảng 16 ngàn người tham dự cuộc biểu tình.
Các học sinh, sinh viên hô vang khẩu hiệu : « Chúng tôi sẽ bỏ phiếu và Catalunya « Độc lập ».
Chỉ còn hai ngày nữa là đến cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết tại Catalunya, chính quyền vùng này vẫn tỏ ra quyết tâm thực hiện dự án này bất chấp những đe dọa từ phía chính quyền trung ương ở Madrid.
Hôm qua, chủ tịch vùng, ông Carles Puigdemont, khẳng định « Chúng tôi sẽ đi tới cùng ».
Cũng trong ngày hôm qua, cảnh sát Tây Ban Nha đã thu giữ 2,5 triệu phiếu bầu và 4 triệu phong bì, tại một nhà kho gần Barcelona. Bên cạnh đó, khoảng một trăm thùng phiếu cũng bị tịch thu.
Ngày 06/09, Quốc Hội vùng Catalunya đã thông qua một đạo luật liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập, bất chấp lệnh cấp của Tòa Bảo Hiến Tây Ban Nha.
Chính phủ trung ương của thủ tướng Mariano Rajoy và tư pháp Tây Ban Nha đã quyết định cấm cuộc trưng cầu dân ý. Hơn 10 ngàn cảnh sát và hiến binh được điều động đến vùng này để ngăn chặn việc tổ chức trưng cầu dân ý. - RFI
|
|
8.
Hàng ngàn người Indonesia biểu tình chống cộng
Vài ngàn người Indonesia dưới sự hướng dẫn của các nhóm Hồi giáo cứng rắn tiến hành cuộc tập trung, bên ngoài trụ sở Quốc hội tại thủ đô Jakarta trong ngày 29 tháng 9, để phản đối điều mà họ cho là mối nguy gia tăng của chủ nghĩa cộng sản tại đất nước có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới này.
Một số người tham gia giương biểu ngữ phản đối chủ nghĩa cộng sản; đồng thời chống lại một quyết định của chính phủ Indonesia có thể sử dụng để giải tán một nhóm Hồi giáo là Hizb ut-Tahrir.
Chủ nghĩa cộng sản là một vấn đề nhạy cảm tại Indonesia và cuộc tập trung biểu tình diễn ra vào đêm trước ngày kỷ niệm 52 năm vụ ám sát 6 vị tướng bởi những thành phần nổi dậy trong lực lượng vũ trang. Từ đó dẫn đến cuộc trả trù giết chết ít nhất 500 ngàn người bị cho là cộng sản.
Những vụ thảm sát đưa đến thời gian cai trị chuyên quyền hơn 30 năm dưới thời của tướng Suharto, người lãnh đạo cuộc thanh trừng cộng sản.
Đảng Cộng sản Indonesia, từng là một trong những đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới vẫn còn bị chính quyền Jakarta đặt ra ngoài vòng pháp luât; tuy nhiên không có mấy bằng chứng cho thấy tư tưởng Mác Xít còn hiện hữu ở Indonesia.
Theo kết quả một cuộc thăm dò vào tháng 9 vừa qua, chỉ có 12% người được hỏi ý kiến cho rằng đảng cộng sản có thể trở lại ở Indonesia. - RFA
|
|
9.
Thủ tướng Thái công du Hoa Kỳ
Cuối tuần này, Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha sẽ rời Bangkok sang thăm Hoa Kỳ, gặp Tổng Thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày thứ Hai ngày 2 tháng 10.
Tin phát xuất từ Washington và Bangkok cho hay hai nhà lãnh đạo Mỹ-Thái sẽ bàn thảo với nhau về nhiều vấn đề, từ tăng cường quan hệ song phương, mua bán võ khí, cho đến những biện pháp mà Hoa Kỳ muốn Thái thực hiện để phong tỏa kinh tế Bắc Hàn.
Quan hệ giữa Washington và Bangkok gặp trở ngại từ giữa năm 2014, sau khi Tướng Prayuth lật đổ chính phủ dân sự của bà Yingluck Shinawatra. Sau cuộc đảo chánh, Hoa Kỳ quyết định giảm bớt quan hệ quân sự với Thái Lan, đồng thời lên tiếng đòi hỏi Tướng Prayuth phải sớm tổ chức bầu cử, để người dân Thái được quyền chọn một chính phủ dân sự mới.
Tin từ Washington nói rằng trong cuộc gặp gỡ, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ yêu cầu Tướng Prayuth đóng cửa các cơ sở thương mại của Bắc Hàn đang hoạt động trên đất Thái, cũng như tạm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng cho tới khi Bắc Hàn ngưng mọi hoạt động liên quan đến hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Đây là điều Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson đã trình bày với nhà lãnh đạo Thái Lan, nhân dịp ông ghé thăm Bangkok hồi tháng trước. Ngay sau đó, chính phủ Thái cho hay mức trao đổi thương mại giữa Thái với Bắc Hàn đã giảm tới 94%.
Tại Bangkok, một viên chức yêu cầu không nêu tên nói với hãng tin Reuters rằng Thủ Tướng Thái Lan sẽ thúc đẩy Tổng Thống Hoa Kỳ chấp thuận bán võ khí cho Thái, bao gồm cả việc giao cho Thái 4 chiếc trực thăng chiến đấu Black Hawk mà chính phủ Mỹ đã đồng ý trước khi cuộc đảo chánh 2014 diễn ra.
Trước khi cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Thái thành hình, một số tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm cho rằng Tổng Thống Hoa Kỳ không nên tiếp Tướng Prayuth, vì vị thủ tướng hiện nay tại Thái là người chủ trương đàn áp đối lập, không cho người dân được quyền bày tỏ quan điểm và tìm cách kiểm soát báo chí.
Ông Brad Adams, Giám Đốc Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch nói rằng việc Tổng Thống Hoa Kỳ đón Tướng Prayuth ở Nhà Trắng sẽ được xem là thắng lợi ngoại giao lớn cho phe quân đội đang nắm quyền ở Thái Lan, trong khi mọi người đều mong muốn thấy chính phủ Mỹ đứng về phía người dân Thái đang bị đàn áp. - RFA
|
|
10.
Nga tố CNN International vi phạm luật truyền thông Nga
Cơ quan giám sát viễn thông của Nga hôm thứ Sáu 29/9 tố cáo kênh truyền hình CNN International là vi phạm luật truyền thông Nga, và cho biết đã vời các đại diện của CNN lên liên quan tới đề tài này.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 28/9 tố cáo Washington là tăng sức ép không hợp lý đối với các hoạt động ở Mỹ của Russia Today, cơ sở truyền thông được điện Kremlin hậu thuẫn, đồng thời cảnh cáo phía Mỹ rằng Moscow có thể có các biện pháp trả đũa.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, dẫn lời ông Putin nói trước một buổi họp của Hội đồng An ninh Nga hôm 29/9, rằng các cơ sở truyền thông Nga hoạt động ở nước ngoài đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng và điều này không thể được chấp nhận.
Trang web của Roskomnadzor, Cơ quan giám sát viễn thông Nga, nói cơ quan này sẽ xem xét giải pháp cảnh cáo CNN về những vụ hành vi mà theo cơ quan giám sát Nga, đã vi phạm các điều kiện của giấy phép hoạt động.
Cơ quan này không xác định rõ đài truyền hình của Mỹ vi phạm những điều khoản cụ thể nào trong luật pháp Nga, mà chỉ nói rằng Roskomnadzor sẽ “giám sát một cách có hệ thống” các phương tiện truyền thông đại chúng đăng ký hoạt động ở Nga.
Trả lời câu hỏi liệu cơ quan giám sát viễn thông Nga có hành động vì động cơ chính trị? người đứng đầu cơ quan, ông Alexander Zharov, nói:
“Tôi không có làm việc cho một tổ chức chính trị, mà làm việc cho một cơ quan giám sát truyền thông.”
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova hôm thứ Năm nói chính quyền Mỹ đòi Russia Today (RT), do nhà nước Nga kiểm soát, phải đăng ký như một “đại diện của nước ngoài” tại Hoa Kỳ.
Trong một buổi họp với những thành viên thường trực của Hội đồng An ninh quốc gia Nga, ông Putin “có đề cập tới vấn đề đang diễn ra và sức ép ngày càng tăng mà các hãng truyền thông đại chúng Nga phải đối mặt tại một số nước ngoài.”
Ông nhấn mạnh rằng áp lực như vậy đối với truyền thông Nga là “không chấp nhận được”. Ông không nêu tên các nước nơi mà điện Kremlin lo ngại cho truyền thông Nga.
Trong cuộc họp báo hàng tuần hôm thứ Năm, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga cảnh cáo rằng bất cứ động thái nào chống lại truyền thông Nga hoạt động tại Hoa Kỳ, cũng sẽ đối mặt với các biện pháp trả đũa.
“Cơ sở nào sẽ trở thành mục tiêu? Điều này thật là dễ dễ để Washington tìm hiểu. Thời gian không còn bao nhiêu.” - VOA
|
|
11.
Mỹ rút viên chức ngoại giao khỏi Cuba vì ‘các cuộc tấn công’
Washington đang rút hơn một nửa số viên chức của đại sứ quán Mỹ khỏi Cuba sau khi có các cuộc tấn công bí ẩn gây hại đến sức khỏe các nhà ngoại giao Mỹ.
Chính quyền Mỹ cũng cảnh báo người dân không đến Cuba vì một số cuộc tấn công diễn ra ở các khách sạn.
Ít nhất 21 viên chức báo cáo họ có các vấn đề sức khoẻ, từ chấn thương não nhẹ, điếc cho đến chóng mặt, buồn nôn. Ít nhất hai người Canada cũng bị ảnh hưởng.
Có những báo cáo trước đó cho rằng các cuộc tấn công bằng âm thanh đã gây ra vấn đề. Cuba phủ nhận có bất kỳ dính líu gì đến việc này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết Mỹ sẽ duy trì quan hệ ngoại giao với Cuba và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để điều tra các vụ tấn công.
Hoa Kỳ đang yêu cầu tất cả các nhân viên không thiết yếu tại đại sứ quán ở Havana phải rời đi, cùng với tất cả người nhà. Chỉ "các nhân viên khẩn cấp" sẽ ở lại. Hoa Kỳ đã đình chỉ vô thời hạn việc xử lý thị thực tại Cuba.
Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: "Chúng tôi sẽ giảm xuống chỉ còn các nhân viên khẩn cấp cho đến khi nào chính phủ Cuba có thể đảm bảo an toàn cho người của chúng tôi".
Mặc dù có một cuộc điều tra với sự tham gia của FBI, Cảnh sát Hoàng gia Quốc gia Canada và chính quyền Cuba, vẫn chưa có lời giải thích đầy đủ về nguyên nhân của những vụ việc này kể từ cuối năm 2016.
Quan chức Mỹ nói hôm 29/9: "Chúng tôi không biết các phương tiện, phương pháp hay cách thức các cuộc tấn công đang được tiến hành".
Tuy nhiên, các báo cáo trước đây phỏng đoán chúng là những cuộc tấn công bằng siêu âm, trong đó các nhân viên ở Havana bị tấn công bằng các sóng âm, làm họ gặp một số vấn đề kinh niên về thính giác.
Denis Bedat, một chuyên gia về điện từ sinh học, nói với hãng thông tấn AFP rằng việc sử dụng thiết bị âm thanh ngoài dải nghe được để tấn công âm thầm là điều “hoàn toàn có thể làm được về mặt kỹ thuật”.
Hoa Kỳ chưa quy trách nhiệm cho Cuba về những vụ này. Cả chính phủ Hoa Kỳ và Cuba "vẫn chưa xác định được bên có tội", quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
"Chúng tôi chưa loại trừ khả năng một quốc gia thứ ba trong cuộc điều tra. Cuộc điều tra vẫn tiếp diễn", quan chức nói thêm.
Có tin Chủ tịch Raul Castro đã đích thân đảm bảo với các quan chức Mỹ ở Havana rằng Cuba không đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Hoa Kỳ mở cửa trở lại đại sứ quán ở Havana vào năm 2015, sau nhiều thập kỷ ngưng trệ quan hệ hai nước .
Năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã trở thành vị tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm Cuba kể từ thời ông Calvin Coolidge năm 1928.
Tháng 6, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lại một phần các chính sách về Cuba của ông Obama, nhưng ông Trump nói sẽ không đóng cửa đại sứ quán Hoa Kỳ ở Havana. - VOA
|
|
Tin Hoa Kỳ
12.
Nhà Trắng điều hàng ngàn nhân viên, binh sĩ tới Puerto Rico
Các quan chức Nhà Trắng cho biết một lực lượng liên bang gồm 10.000 người, trong đó có 7.000 binh sĩ, đang giúp Puerto Rico dọn dẹp cảnh tượng tan hoang sau Bão Maria.
Tàu Comfort của Hải quân Mỹ, một tàu bệnh viện 1.000 giường neo đậu ở bang Virginia, dự kiến sẽ rời Mỹ tới hòn đảo này trong ngày thứ Sáu. Cố vấn An ninh Nội địa Tom Bossert cho biết Puerto Rico hiện có 44 bệnh viện đang hoạt động trong tổng số 69 cơ sở.
Lầu Năm Góc hôm thứ Năm đã chỉ định Trung tướng Jeffrey Buchanan lãnh đạo tất cả các nỗ lực ứng phó sau bão ở Puerto Rico, một lãnh thổ của Mỹ ở Biển Caribe.
Những người chỉ trích đã cáo buộc chính quyền Trump không phản ứng nhanh hơn đối với thảm họa sau trận bão hoành hành ở Puerto Rico vào ngày 17 tháng 9, phá hủy các tòa nhà, cắt đứt đường thông tin liên lạc, và gần như hủy hoại lưới điện cũ kỹ của hòn đảo này.
Thị trưởng thủ phủ San Juan của Puerto Rico hôm thứ Sáu phản bác những phát biểu của một quan chức Mỹ hàng đầu nói rằng các nỗ lực của liên bang giúp lãnh thổ này phục hồi sau bão là "một câu chuyện tin tức tốt lành."
"Đây là câu chuyện 'người đang chết dần,'" bà Carmen Yulin Cruz nói với đài CNN hôm thứ Sáu. "Đây là câu chuyện về sự sống và cái chết."
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke, người đang giúp điều phối hoạt động cứu trợ của Mỹ sau bão Maria, hôm thứ Năm nói rằng bà hài lòng với sự ứng phó tới giờ.
"Tôi biết đây thực sự là một câu chuyện tin tức tốt lành về khả năng của chúng tôi tiếp cận người dân và số lượng người chết hạn chế trong một cơn bão tàn phá dữ dội như vậy," bà Duke nói.
Maria, cơn bão mạnh nhất ập vào vào Puerto Rico trong gần 90 năm qua, đã giết chết ít nhất 16 người trên đảo và hơn 30 người khắp vùng Biển Caribe.
Tại Puerto Rico, nơi có 3,4 triệu cư dân đang trải qua ngày thứ 10 không có điện và đang chật vật để tìm nguồn nước sạch và nhiên liệu.
"Tôi sẽ yêu cầu bà ấy xuống đây và thăm các thành phố rồi đưa ra một phát biểu như vậy," bà Cruz nói. Theo lịch trình bà đến thăm Puerto Rico vào ngày thứ Sáu.
Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bênh vực cách thức mà chính quyền ông xử lý thiên tai này.
"Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello chỉ nói: 'Chính quyền và Tổng thống, mỗi khi mà chúng tôi nói chuyện, họ đều giữ lời ...,'" ông Trump tweet vào sáng thứ Sáu.
Ông Rossello nói với CNN hôm thứ Sáu rằng chính phủ liên bang đã hồi đáp những yêu cầu của ông và ông thường xuyên liên lạc với giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa.
"Chúng tôi đang tối đa hóa tất cả các nguồn lực mà chúng tôi có để chúng tôi có thể cung cấp hàng hóa, nước uống và vật phẩm," ông nói. "Chúng tôi có những hạn chế nghiêm trọng về mặt hậu cần. Tình hình đang được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt tới mức cần đạt được." - VOA
|
|
13.
TT Trump khẳng định thăm Việt Nam, châu Á tháng 11
Tòa Bạch Ốc hôm 29/9 ra thông cáo khẳng định Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump sẽ công du một loạt nước châu Á trong đó có Việt Nam từ ngày 3 đến 14 tháng 11 tới.
Ngoài Việt Nam, các chặng dừng chân của tổng thống Mỹ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines. Ông Trump cũng sẽ ghé thăm Hawaii.
Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Trump sẽ tham gia một loạt các sự kiện song phương, đa phương và các hoạt động văn hóa. Trong số đó, có hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng, Việt Nam, và hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội ASEAN ở Philippines.
Chuyến công du của ông Trump thể hiện “cam kết không ngừng” của ông với các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực, theo Tòa Bạch Ốc. Thông cáo nói tổng thống của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của “các mối quan hệ kinh tế công bằng và đối đẳng” với các đối tác thương mại của Mỹ.
Một lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, nơi đăng cai hội nghị APEC, nói với VOA cách đây hai tuần: “Đất nước Việt Nam chúng tôi rất hoan nghênh các nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Mỹ đến Việt Nam dự Tuần lễ Cấp cao APEC Đà Nẵng”.
Vị lãnh đạo Đà Nẵng cho hay công tác chuẩn bị của thành phố cho hội nghị đã sẵn sàng. “Chúng tôi chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cho hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng thành công”, ông nói.
Ông cho biết thêm các đại diện cấp cao nhất của phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, Đại sứ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Mary Tarnowka, hồi đầu tháng 9 đã trao đổi với lãnh đạo Đà Nẵng về công tác chuẩn bị cho Tuần lễ APEC.
Bên cạnh đó, thành phố đã đón nhiều đoàn tiền trạm APEC của Mỹ đến phối hợp làm việc và họ đánh giá cao các nỗ lực của thành phố, vị lãnh đạo Đà Nẵng cho hay.
Các chi tiết về lịch trình của Tổng thổng Trump ở Việt Nam chưa được công bố. Không rõ ông có thăm chính thức thủ đô Hà Nội, hoặc tới thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, như các tổng thống Barack Obama và Bill Clinton đã thăm trước đây hay không.
Tòa Bạch Ốc nói khi công du châu Á, ông Trump sẽ thảo luận tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ.
Các hoạt động của tổng thống Mỹ, theo thông cáo, sẽ tăng cường quyết tâm quốc tế đối đầu với mối đe dọa Triều Tiên và bảo đảm việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm chứng được và không đảo ngược được đối với bán đảo Triều Tiên. - VOA
|
|
14.
Thượng viện Mỹ chuẩn thuận tân Đại sứ Mỹ tại Nga
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận ông Jon Huntsman vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, điền một chỗ trống nhân sự quan trọng tại một thời điểm có tính quyết định trong quan hệ Mỹ-Nga.
Ông Huntsman, cựu Thống đốc bang Utah, trước đây từng phục vụ trong cương vị Đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và ở Trung Quốc.
Tiến trình chuẩn thuận diễn ra nhanh chóng và với sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng khi các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà đồng lòng ủng hộ nhân vật được Tổng thống Trump chọn làm nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Moscow.
Báo Washington Post dẫn lời Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin của Đảng Dân chủ, nói rằng ông Trump không thể có một lựa chọn nào tốt hơn là ông Huntsman.
Tân đại sứ Mỹ sẽ tới Moscow giữa lúc căng thẳng giữa hai nước vẫn duy trì ở mức cao về nhiều vấn đề gồm cả cáo buộc Nga đã xen vao bầu cử ở Mỹ, và can thiệp vào tình hình Đông Ukraine.
Ông Trump đã bác bỏ những cáo buộc của các đối thủ chính trị, cho rằng chiến dịch vận động tranh cử của ông đã đồng lõa với người Nga.
Ông Huntsman đã ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ trong tháng này và nói rằng không có nghi ngờ gì là Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái. - VOA
|
|
15.
Bộ trưởng Y tế Mỹ từ chức
Tòa Bạch Ốc chiều ngày 29/9 loan báo Tổng thống Donald Trump chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Y tế và Các dịch vụ Nhân sinh, Tom Price, về những tranh cãi xung quanh việc ông Price dùng công quỹ thuê máy bay riêng cho những chuyến công tác.
Trước đó, ông Trump cho biết tối cùng ngày sẽ quyết định có sa thải ông Price hay không vì ông không hài lòng về hành động của ông Price.
Hôm qua, Bộ trưởng Price tuyên bố sẽ hoàn trả cho chính phủ một phần phí tổn thuê mướn máy bay riêng cho ông trong những tháng gần đây.
Ông Price hứa sẽ trả lại gần 52 ngàn đô la tiền thuế của dân dùng chi trả cho chỗ ngồi của ông trên các chuyến bay thuê bao riêng, nhưng không chịu trách nhiệm về những chiếc vé của nhân viên thuộc cấp.
Politico, tờ báo phanh phui vụ việc này đầu tiên, ước tính tổng phí tổn từ tiền thuế của dân chi trả cho các chuyến công du của Bộ trưởng Price là hơn 400 ngàn đô la. Tối hôm qua, tờ báo này đưa tin rằng các chuyến bay của Bộ trưởng Price được Tòa Bạch Ốc chấp thuận trên các phi cơ quân sự tới Châu Phi, Châu Âu, và Châu Á tiêu tốn hơn 500 ngàn đô la.
Ngoài scandal này, Tổng thống Trump cũng tỏ ra thất vọng với Bộ trưởng Price về việc phe Cộng hòa ở Quốc hội không thể thông qua một dự luật cải tổ y tế. - VOA
|
|
16.
Bang Texas hỗ trợ nạn nhân bão Harvey 50 triệu đô la
Thống đốc Texas, Greg Abbott, ngày 29/9 trao cho thành phố Houston 50 triệu đô la phụ giúp các phí tổn liên quan đến trận bão Harvey.
Thị trưởng Sylvester Turner nhận khoản tiền hỗ trợ từ Thống đốc Abbott cho biết sẽ rút lại đề nghị tăng thuế có thời hạn 1 năm để trang trải chi phí dọn dẹp và chi trả cho bảo hiểm.
Nhiều phần của Houston bị cuồng phong và lũ lụt tàn phá sau khi Harvey quét qua thành phố này hôm 25/8. Đây là trận bão mạnh nhất ập vào Texas trong hơn 50 năm nay.
Mấy ngày trước, Thống đốc Texas bác đề nghị của Thị trưởng Turner yêu cầu tiểu bang lập tức vận dụng nguồn quỹ 10 tỷ đô la dự phòng khi hữu sự hỗ trợ cho Houston.
Hôm nay, Thống đốc nói ông có thể linh động rút 50 triệu đô la từ một nguồn quỹ cứu trợ thiên tai của tiểu bang trao cho Houston.
Ông Abbott nói ‘Tại thời điểm này, dường như đây là giải pháp tốt nhất.’
Thống đốc Texas cho biết một khi tiểu bang xử lý tổng phí tổn trong bão Harvey, cơ quan lập pháp của Texas sẽ tính tới việc đụng tới quỹ dự phòng tại kỳ họp thường kỳ vào đầu năm sau hay sớm hơn trong một kỳ họp đặc biệt. - VOA
|
|
17.
Dân Mỹ chi tiêu ít trong Tháng Tám, Fed có thể không tăng phân lời
Mức chi tiêu của người dân Mỹ hầu như không tăng trong Tháng Tám, một chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Mỹ nói chung có thể sẽ yếu đi trong quý này.
Bản báo cáo do Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra vào sáng ngày Thứ Sáu ở Washington, DC cho thấy mức chi tiêu của dân Mỹ chỉ tăng .1%, tiếp theo mức .3% trong Tháng Bảy.
Đây là mức gia tăng ít nhất kể từ Tháng Sáu tới nay.
Sự suy yếu này của Tháng Tám phản ánh sút giảm mạnh về số bán của các món hàng hóa dùng lâu dài như xe cộ.
Mức thu nhập của người dân cũng chậm lại, chỉ tăng có .2%.
Tiền lương, phần lớn nhất trong thu nhập của dân chúng, cho thấy hoàn toàn không gia tăng trong Tháng Sáu và Tháng Bảy.
Nền kinh tế Mỹ, dựa trên trị giá tổng sản lượng nội địa (GDP), tăng ở mức 2.1% trong quý 2.
Tuy nhiên, nhiều kinh tế gia cho rằng sẽ có sự trì trệ trong quý 3, từ Tháng Bảy cho tới Tháng Chín, vì ảnh hưởng của hai trận bão Harvey và Irma, cũng như do dân Mỹ ít mua sắm hơn.
Một số phân tích gia cho rằng mức phát triển của GDP có thể chỉ còn 2% trong quý 3.
Tuy vậy, họ cũng hy vọng là ba tháng cuối năm sẽ thấy có sự phục hồi, một phần vì dân chúng chi tiền tái thiết sau bão.
Giá cả thị trường Mỹ không tăng nhiều và mức lạm phát, một con số mà Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (Fed) để ý kỹ, chỉ tăng khoảng 1.4% trong 12 tháng qua, thấp hơn nhiều so với mức 2.0% mà Fed muốn thấy.
Nhiều kinh tế gia cho hay Fed sẽ không tăng phân lời trong năm nay, trừ khi mức lạm phát có chỉ dấu tiến gần tới mức 2%.
Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, mới đây cho rằng tình hình công ăn việc làm cũng như mức thu nhập của người dân Mỹ có thể không hoàn toàn quá lạc quan như các con số thu thập được cho thấy trong thời gian qua. - nguoiviet
|
|
Tin Việt Nam
18.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị kỷ luật ‘cảnh cáo’
Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 29/9 đã chính thức kỷ luật ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng với hình thức “cảnh cáo.”
Truyền thông trong nước loan tin Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương công bố tại một cuộc họp ở Hà Nội rằng đã xem xét việc thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, trong đó ông Thơ, hiện là Phó bí thư Thành ủy, bị “cảnh cáo.”
Ngoài ra, báo Lao động trích lời UBKT Trung ương đề nghị một cơ quan cao hơn là Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy của Đà Nẵng, người cũng có sai phạm, nhưng vì ông Anh là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Theo điều lệ Đảng, “cảnh cáo” là mức kỷ luật thứ hai đối với đảng viên có sai phạm, sau mức “khiển trách”, nhưng chưa đến mức “cách chức”, và “khai trừ.”
Trước đó, tại một cuộc họp vào đầu tháng 9, UBKT Trung ương nói rằng các sai phạm của ông Anh và ông Thơ là “nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
UBKT Trung ương hôm 18/9 thông báo rằng một trong các vi phạm của ông Anh là “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định.” Ngoài ra ông còn bị cáo buộc “thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe hơi do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng hai căn nhà của doanh nghiệp.”
Về phần ông Thơ, ông bị cáo buộc phải “chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.”
Với tuyên bố của Đảng cộng sản hôm 29/9 thì nhiều khả năng hai ông Anh và Thơ vẫn duy trì chiếc ghế lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, nơi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC vào tháng 11 tới. - VOA
|
|
19.
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó thiên tai
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hôm 28/9 đã khởi động dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Thiên tai tại miền Trung Việt Nam giai đoạn II.
Với khoản tài trợ 1,54 triệu đôla, dự án giai đoạn II dự kiến sẽ có 37.000 người hưởng lợi trực tiếp và 200.000 người hưởng lợi gián tiếp tại 4 tỉnh mục tiêu là Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Trị thông qua các hoạt động hỗ trợ người dân chuẩn bị tốt hơn để sẵn sàng ứng phó thiên tai, theo tin của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Dự án có áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để giúp người dân tăng cường khả năng chống chịu thiên tai.
Các tổ chức trong liên minh thực hiện dựa án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp các hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao nhận thức về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai, tiến hành tập huấn về sơ cứu và tìm kiếm cứu nạn.
Dự án giai đoạn II này sẽ do Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ thực hiện cùng với liên minh gồm 5 tổ chức: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Plan International, HelpAge International, Catholic Relief Services và Save the Children.
Từ năm 2000, Văn phòng Trợ giúp Thiên tai Nước ngoài Hoa Kỳ thuộc USAID đã cung cấp hơn 20 triệu đôla để giúp đáp ứng các nhu cầu ứng phó khẩn cấp và các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam.
Việt Nam vẫn là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết và tác động của biến đổi khí hậu, ví dụ như lũ lụt. Cơn bão Doksuri gần đây cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác chuẩn bị sẵn sàng cũng như khả năng ứng phó thiên tai hiệu quả.
Theo Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP), trong 10 năm qua thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 7.500 người Việt và ước thiệt hại khoảng 40,800 tỷ đồng. Những thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất gây ra thường ảnh hưởng tới các khu vực miền núi hẻo lánh và nghèo nhất của đất nước, nơi rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. - VOA
|
|
20.
Vụ 2 ngư dân Việt bị bắn: Kết quả điều tra hai nước vênh nhau
Ngày 29/9, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục Hải sản Việt Nam, dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết Philippines đã đình chỉ giới chức đứng đầu việc truy bắt và bắn chết 2 ngư dân Việt, đồng thời nói thêm rằng kết quả điều tra của hai nước có sự vênh nhau.
Tại cuộc họp giao ban của Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Kiểm Ngư Lưu Văn Huy cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có thông báo vào sáng 29/9 về vụ 2 ngư dân Việt bị Cảnh sát biển Philippines bắn chết vào ngày 23/9.
Theo đó, “phía Philippines đã đình chỉ người đứng đầu lực lượng thực hiện nhiệm vụ truy bắt tàu cá Việt Nam và bắn chết 2 ngư dân để tiến hành điều tra và sẽ xử lý nghiêm vụ này”, theo Dân Việt.
Vẫn theo thông báo trên, hai kết quả điều tra của hai nước về vụ này “có sự vênh nhau”. Nhưng giới chức đứng đầu Cục Kiểm ngư Việt Nam không nói rõ chi tiết về sự vênh nhau này.
VOA đã liên lạc nhiều lần với Cục Kiểm ngư Việt Nam nhưng không nhận được trả lời.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, TS. Nguyễn Việt Thắng, cho biết cơ quan này cũng đã có văn bản phản đối việc Philippines bắn chết ngư dân Việt vì hành động “vô nhân đạo” này.
“Chúng tôi lên án và đề nghị các cơ quan ngoại giao tìm mọi cách để đưa thi thể của hai ngư dân về nước. Thứ hai là làm việc để tìm rõ nguyên nhân tại sao có hành động vô nhân đạo như thế. Nếu vi phạm thì cũng phải có luật pháp, chứ không thể bắn bừa bãi như thế được”.
Truyền thông Philippines hôm 29/9 cho hay nước này đang kiểm tra các khẩu súng trường M-16 và súng máy trên tàu hải quân Philippines đã bắn 2 ngư dân Việt.
Một lực lượng liên ngành của Philippines cũng đang tiến hành các cuộc điều tra khác nhau về vụ này, theo Inquirer News. Sở Cảnh sát Quốc gia Philippines tại Camp Crame đã xác nhận kết quả các mẫu thu của cảnh sát, trong khi cơ quan điều tra hình sự lấy lời khai của 5 ngư dân Việt sống sót trong vụ này.
Vẫn theo Inquirer, ngày 28/9, Ủy ban về Người nhập cư bất hợp pháp (PCIE) địa phương cũng đã họp để xem xét vụ ngư dân Phan Văn Liêm, 41 tuổi, và Lê Văn Reo, 41 tuổi, bị bắn chết ở vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan, Philippines. Người phát ngôn của PCIE, Christopher Natnat, cho biết “mọi chuyện đang sáng tỏ hơn” nhưng ông không thể nêu chi tiết.
Thông tin ban đầu từ phía Philippines cho biết tàu cá Việt Nam PY 96173 đã đánh bắt trái phép tại vùng biển Bolinao và có hành vi cố ý ngăn cản, tấn công tàu PS19 của cảnh sát biển Philippines trong lúc bị truy đuổi. Cảnh sát biển Philippines đã bắn vào tàu cá của ngư dân tỉnh Phú Yên vì cho rằng tàu này có ý định đâm vào tàu của họ.
Ngày 24/9, Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh đã trao đổi về vụ này với Ngoại trưởng Philippines Alen Peter Cayetano bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Phía Philippines hứa sẽ thực hiện một cuộc “điều tra thấu đáo và công bằng”.
Hiện 5 ngư dân Việt Nam có mặt trên tàu cá Phú Yên đang bị giam giữ tại Philippines, bao gồm cả thuyền trưởng. Các ngư dân này được lấy lời khai với sự có mặt của đại diện Đại sứ quán Việt Nam và thông dịch viên, theo Inquirer News.
Truyền thông Philippines nói mỗi năm có hàng chục ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh bắt trộm trong vùng biển của họ. Các ngư dân này thường bị buộc tội nhập cảnh và đánh bắt bất hợp pháp, bị giam giữ trong nhiều tháng trước khi được đưa ra xét xử và bị phạt tiền. - VOA
|
|
21.
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh
Một phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật khiển trách và một giám đốc sở phải 'kiểm điểm sâu sắc' vì quá trình thăng chức của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Tuy nhiên, không thấy báo chí Việt Nam nói chính quyền có tìm hiểu gì không về các khoản tài sản rất lớn được cho là của người phụ nữ này.
Bà Quỳnh Anh được biết đến nhiều hơn trên mặt báo Việt Nam với cái tên 'hot girl xứ Thanh' và hiện đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
Hôm 29/09, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã bỏ phiếu kỷ luật cán bộ lãnh đạo của Sở Xây dựng tỉnh này giai đoạn 2010-2015.
Hai nhân vật bị nêu tên, theo các báo Việt Nam là ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng.
Ông Tuấn phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Còn đương kim Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá, ông Đào Vũ Việt thì phải "kiểm điểm sâu sắc".
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng làm Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Thăng tiến nhanh và có tài sản lớn?
Dư luận ở Việt Nam từ hai năm qua chú ý nhiều đến vụ bà Quỳnh Anh, 'quan lộ thần tốc' và tài sản lớn của bà.
Theo VietnamNet hồi tháng 4/2017, dù còn rất trẻ, Trần Vũ Quỳnh Anh "không chỉ sở hữu nhiều ngôi nhà trị giá hàng chục tỷ đồng" tính đến năm 2015, mà còn có chiếc Cadillac Escalade ESV Platinum gần như độc nhất Việt Nam lúc đó.
Báo này cho hay chiếc xe sau khi nhập về Việt Nam và đóng thuế, đăng ký giấy tờ có trị giá 6 tỷ VND.
Tuy nhiên, cũng VietnamNet trong tháng 4 trích Phó trưởng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh nói:
"Đối tượng đó (bà Quỳnh Anh đã nghỉ việc) không còn là đối tượng kê khai tài sản nữa nên xét về nghĩa vụ kê khai, giải trình, thẩm quyền xác minh điều tra không còn điều chỉnh theo quy định pháp luật về phòng chống tham tham nhũng nữa."
Ông cũng nói, "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm pháp luật vẫn có thể xem xét. Điều chỉnh này là với một công dân bình thường".
Tuy thế, báo chí Việt Nam không nói rõ là từ thời điểm ông Khánh phát biểu và lúc bà Quỳnh Anh chỉ bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản thì bà Quỳnh Anh chỉ là một "công dân bình thường" hay vẫn ở hàng ngũ của đảng cầm quyền.
Dư luận Thanh Hóa và cả nước chú ý đến tin tức về những khoản tài sản này còn vì Thanh Hóa đứng đầu trong danh sách 10 tỉnh, thành có số lượng hộ nghèo lớn nhất Việt Nam năm 2016.
Hồi tháng 9/2016, báo chí Việt Nam rộ lên việc Bí thứ Tỉnh Trị́nh Văn Chiến yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra và "kịp thời ngăn chặn việc đưa các thông tin không chính xác nêu trên; bảo vệ uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá nói chung và Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nói riêng".
Theo Tỉnh uỷ Thanh Hóa, các tin "bịa đặt" này có ảnh hưởng xấu đến "tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo" của tỉnh này.
Ông Trịnh Văn Chiến cũng nói với báo chí, khẳng định thông tin trên mạng xã hội về "tài sản của bồ nhí Bí thư Thanh Hóa" là bịa đặt.
Sau đó, sang năm 2017, một quyết định của Thanh Hóa hồi năm 2015 phong bà Quỳnh Anh làm Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng đã bị thanh tra. - BBC
|
|
22.
Sau tập trận, Trung Quốc đàm phán với Việt Nam về vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Vòng 8 Nhóm Công Tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam- Trung Quốc vừa diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 9 tại Bắc Kinh.
Theo truyền thông nhà nước, hai phía trao đổi kỹ về các công tác liên quan vùng biển ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ; thẳng thắn bàn bạc về việc kiểm soát thỏa đáng các bất đồng trên biển; kiềm chế không có những hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp. Hai phía nói sẽ tuần tự, tiệm tiến thúc đẩy đàm phán về phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Một trong những căn cứ cho hành xử được nhắc lại tại vòng họp là “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ mà lãnh đạo cấp cao Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý với nhau.
Hai phía cho biết sẽ sớm tiến hành vòng đàm phán thứ 9 của Nhóm Công tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, vào ngày 31 tháng 8 vừa qua, Cục Hải Sự Trung Quốc ra thông báo là Bắc Kinh đang cho tiến hành cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, từ ngày 29 tháng 8 đến 4 tháng 9.
Theo tọa độ mà Cục Hải Sự công bố thì khu vực diễn tập chồng lấn lên một vùng biển rộng lớn của Việt Nam phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Điểm gần nhất chỉ cách thành phố Đà Nẵng 75 hải lý về phía đông. Cơ quan chức năng Trung Quốc còn ra lệnh cấm tàu bè đi vào vùng biển đang có tập trận.
Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc đó lên tiếng bày tỏ quan ngại về thông báo tập trận của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam; đồng thời đại diện bộ này có giao thiệp với đại diện Đại sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội nhằm nêu rõ lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền tại Biển Đông.
Vừa qua trong phát biểu ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh, cũng nhắc đến vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Ông này lặp lại phát biểu lâu nay của Hà Nội là cần phải tôn trọng luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế; đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra; tuy nhiên theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế PCA ở La Haye thì đường đứt khúc đó không có giá trị cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử.
Trung Quốc mới đây đã chuyển sang chiến lược ‘Tứ Sa’ để thực hiện âm mưu chiếm hữu Biển Đông, thay vì đường đứt khúc 9 đoạn.
Ngoài Trung Quốc, các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. - RFA
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
Posted by Robert
Le Minh Nguyen at 9:38 PM
No comments:
Post a Comment