Charles A. Krohn - Foreign Policy
Bản
dịch của DCVOnline
Posted on September 29,
2017 by editor — 0
Comments
Nói
chung, đoạn phim thứ 9 của loạt phim Chiến tranh Việt Nam này ủng hộ những
người chống chiến tranh nhiều hơn những người đã chiến đấu trong cuộc chiến đó.
*
Có những bài học gì để rút ra từ đoạn phim dễ xúc
động và bị chính trị hóa quá nhiều này?
Nó sẽ đi đến đâu, sau khi chỉ cho mọi người thấy
rằng Nixon quan tâm về tương lai chính trị của ông ta hơn là sự tồn vong của
Việt Nam Cộng hoà. Những đoạn âm thanh trên băng nhựa cho thấy cả hai, Nixon và
Kissinger, đều nghĩ rằng Nam Việt Nam sẽ không thể tồn tại lâu sau khi Mỹ rút
quân khỏi Việt Nam, đặc biệt là vì miền Nam Việt Nam đã thất bại trong việc
ngăn chặn cuộc tấn công của quân cộng sản trong Mùa Hè đỏ lửa khi không có sự
can thiệp của không quân Mỹ. Tội nghiệp cho họ! Việt Nam hoá chiến tranh đã
không thành công như người ta tưởng.
Trong lúc có những cuộc biểu tình ở Mỹ trương lá cờ
đỏ sao vàng, thì rất ít khi thấy, nếu có, các cuộc biểu tình tương tự nói lên
quan điểm của phía Sài Gòn.
WASHINGTON, D.C.: Các thanh niên Mỹ tổ chức cuộc
biểu tình vào ngày 30 tháng 11 năm 1965 trước Toà Bạch Ốc ở Washington,
D.C. phản đối sự tham gia quân sự của Hoa Kỳ vào chiến tranh ở Việt Nam. Nguồn
ảnh: AFP / AFP / Getty Images.
Tôi đã phục vụ ở Việt Nam từ năm 1970 đến năm 1971
và có thể ủng hộ thẩm định của tướng Creighton Abrams khi ông cho rằng quân đội
Mỹ đã mất đi độ sắc bén của mình. Một là nhiều người đã không còn như những
người lính chiến, một phản ảnh của tình trạng kỷ luật của họ và họ đã mất đi
niềm đam mê chiến thắng. Ma tuý là một vấn đề nghiêm trọng mà không có một cách
giải quyết có hiệu quả.
Tôi hầu như dã quên về các hoạt động chống chiến
tranh của Thượng nghị sĩ John Kerry, và lời khai bịa đặt của ông ta trước quốc
hội, ăn mặc giả dối, đeo cả huy chương, một số được trao nhờ những lần ông ra
trận. Không phải ông ấy đã vất hết huy chương rồi sao? Rất tiếc ông Kerry không
được mời tham dự trong loạt phim Chiến tranh Việt Nam. Theo một bài viết trên
tạp chí Vanity Fair, Burns nói rằng Kerry “quá ô uế” để có thể đứng trước ống
kính. Tôi chia sẻ niềm hy vọng của nhiều chiến hữu rằng thời gian của Kerry
phải ăn năn hối lỗi cần kéo dài thêm.
Như đã nói trên, có ít người đi biểu tình quan tâm
đến Việt Nam về bất kỳ phương diện nào. Họ chẳng có phản chiến là bao, nhưng họ
chống đối việc tham chiến của Hoa kỳ và khả năng họ bị kêu nhập ngũ. Tuy không
phải là chuyên gia về luật pháp, tôi tự hỏi làm thế nào họ giải thích được việc
chúng ta, lính Mỹ, đang có mặt ở Iraq, Syria, và Afghanistan, tương phản với sự
khăng khăng của họ khi đòi chúng ta rút khỏi Việt Nam. Ngoại trừ một lực lượng
toàn quân tình nguyện, các vấn đề trước đây và bây giờ tương tự như nhau. Số
thương vong ít hơn, nhưng điều đó chẳng có gì khác đối với những gia đình mất
con ngoài mặt trận.
Người tường thuật đã bác bỏ, một cách đúng đắn,
chuyến đi thăm Hà Nội của Jane Fonda, và Burns xứng đáng được khen khi đưa
những thước phim ghi lại cảnh Jane Fonda ngồi lái một khẩu pháo phòng không.
Lời Jane Fonda đòi đưa ra toà và xử tử những tù binh Mỹ đã bị bắn rơi máy bay
quả là điều đáng căm phẫn.
Những người rò rỉ hồ sơ Ngũ Giác Đài (Pentagon
Papers) đã tự bào chữa là họ đã làm theo tiếng gọi của lương tâm. Ngắn gọn là
ta xấu, địch tốt.
Nói chung, đoạn phim thứ 9 của loạt phim Chiến tranh
Việt Nam này ủng hộ những người chống chiến tranh nhiều hơn những người đã
chiến đấu trong cuộc chiến đó. Dường như những hy sinh của người lính chiến đã
bị coi thường, so với nghị lực và lý tưởng của những người biểu tình phản
chiến.
Người kể chuyện nhắc, ông Thiệu có lẽ không phải là
người dân chủ hoàn mỹ, nhưng ở miền Bắc lại càng có ít sự khoan dung hơn về mặt
chính trị. Tôi nghĩ câu trả lời đúng phải là “không có” [chứ không phải là có
ít]. Thậm chí cho đến bây giờ, 42 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, Human Rights
Watch tuyên bố “hồ sơ nhân quyền [của Việt Nam] vẫn còn tồi tệ trong tất cả các
lĩnh vực.” Tôi tự hỏi liệu điều này có thể làm cho một số người phải hối tiếc
vì đã trốn quân dịch hay không?
Tôi không tranh cãi vấn đề chúng ta ở Việt Nam là về
chúng ta nhiều hơn là về Việt Nam, nhưng những vấn đề này không đơn giản.
*
Trung tá (hồi hưu) Lục quân Charles A. Krohn, Quân
đội Hoa Kỳ Là tác giả của “The Lost Battalion of Tet” , và là cựu Phó Vụ trưởng
Công vụ của Quân đội và Ủy ban Di sản Chiến trường Hoa Kỳ. Ông sống trong
vùng gần thành phố biển Panama, Florida.
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
*
Nguồn: ‘Vietnam’ 9: An unfinished tale. Charles A. Krohn, Foreign
Policy, September 28, 2017.
No comments:
Post a Comment