Joe Krulder
Trà Mi dịch
Posted on August 26, 2017 by editor — 0
Comments
Sự kiện
ở Charlottesville gần đây đã trở thành khủng bố trong nước.
Trump vinh danh “lịch sử vĩ đại” của người Mỹ
gốc châu Phi. Nguồn: Newsweek
Ba người đã thiệt mạng và hàng chục người bị
thương vì nhóm Nazis mới, những người da trắng ủng hộ thuyết cho rằng người da
trắng là ưu việt, và các thành viên “cực hữu” khác đã xuống đường ở trường đại
học do Thomas Jefferson xây lên.
Mục đích của họ, được cho là, để bảo vệ một bức
tượng – một tượng đài – của một chiến binh trong cuộc nội chiến phân tranh, tướng
Robert E. Lee.
Những người cực hữu này từ khắp nơi ở Hoa Kỳ
đổ về trên thị trấn Charlottesville để bảo vệ, theo cách nói của họ, di sản “trắng”
của họ.
Trong số nhiều vấn đề mà tôi gặp phải với cái
gọi là “những người da trắng ủng hộ thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt”
là sự họ cố tình đánh đồng “di sản” với “lịch sử”, lập luận cường điệu cho một
nước Mỹ đã từng “trắng” tự hào.
Nhưng lịch sử chứng minh rằng nước Mỹ không
bao giờ trắng.
Tôi cần phải đưa ra tuyên bố trên đây, và tệ
hơn là một số có thể bị mất lòng, vì nó cho thấy những lý luận lập lờ giữa cái
gì là Di sản và những gì là Lịch sử. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Bây giờ,
hãy xem lại một số lịch sử.
Công ty tư nhân thành công thành công đầu
tiên ở Hoa Kỳ hiện nay là của người Tây Ban Nha, tại St. Augustine, Florida,
thành lập năm 1565, hơn bốn thập niên trước Jamestown ở Virginia.
Mỹ không bao giờ trắng.
“Những người Mỹ da đen kỷ niệm việc bãi bỏ chế
độ nô lệ ở Quận Columbia (D,C.) ở Washington, ngày 19 tháng 4 năm 1866”, từ
Harper’s Weekly, ngày 12 tháng 5 năm 1866. Nguồn: HARER’S WEEKLY
Nói về Jamestown, người châu Phi đầu tiên được
đưa vào Virginia trên tàu buôn của Hoà Lan vào năm 1619, một năm trước khi dân
di cư từ châu Âu đổ bộ vào Plymouth Rock, Massachusetts.
Mỹ không bao giờ trắng.
Và gần một nửa những người dân di cư đó không
thể nói được tiếng Anh. Trong số gần một nửa số đó không nói tiếng Anh đó, hầu
hết nói tiếng Hoà Lan, với một ít nói tiếng Đức và Pháp. Nước Mỹ từ khởi điểm đã không phải
là một quốc gia nói tiếng Anh.
Khi người Tin lành Cấp tiến, William
Bradford, đã ký Hiệp ước Thổ dân đầu tiên vào năm 1621, đó là ký với Massasoit,
một nhóm thổ dân Pokanoket của Liên minh Wampanoag ở vùng nay là Rhode Island
và Massachusetts. Vào thời điểm đó, tùy theo nhà khảo cổ, dân số thổ dân ở Bắc
Mỹ là khoảng 8 đến 20 triệu người.
Còn những người nói tiếng Anh? Chưa đến một
ngàn người.
Mỹ không bao giờ trắng.
Và người Hoà Lan đã có khuynh hướng tăng lên,
khi họ định cư New Amsterdam và thung lũng sông Hudson từ năm 1625. Người nói
tiếng Anh là thiểu số trong các ngôn ngữ châu Âu được sử dụng ở Mỹ cho đến năm
1670. Người Pháp đứng vững ở vị trí dọc theo sông St Lawrence và vùng Ngũ Đại hồ,
và điều có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người Mỹ, nhưng Green Bay, Wisconsin đã
từng là “La Baye des Puants”, tên mà người Pháp gọi khu vực đó khi họ thành lập
“Vịnh hôi thối” vào năm 1634.
Người Tây Ban Nha vẫn cai trị ở Florida và dọc
theo bờ biển Vịnh Mễ Tây Cơ. Ngay cả những người Thụy Điển đã mở cửa hàng dọc
theo con sông Delaware với những gì ngày nay gọi là Delaware và Pennsylvania.
Và nếu ở vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười tám,
thì bạn đừng hỏi Benjamin Franklin về những người di dân gốc Đức đi làm mướn ở
Mỹ. Năm 1751, Franklin viết “Những nhận xét liên quan đến sự gia tăng nhân loại,
dân chúng của các nước, v.v..”, trong đó ông công khai gọi những người nói tiếng
Đức là “ngăm đen” và “ngu ngốc”, và họ có thể “Đức hoá chúng tha thay
vì chúng ta Anh hoá họ” nếu không có một thay đổi trong chính sách nhập
cư.
Tất nhiên, một trong những cuộc chiến tranh
thuộc địa thế kỷ 18 nổi tiếng, Chiến tranh Pháp và Thổ dân, kéo dài chín năm,
và chỉ sau khi chiến thắng năm 1763, thì người nói tiếng Anh mới lên vị trí nổi
trội trong số nhiều cường quốc châu Âu đã định cư Bắc Mỹ.
Quay lại người gốc châu Phi, theo
SlaveVoyages.org, các hoạt động mua bán nô lệ ở Đại Tây Dương đã mang 9507 người
châu Phi tới lục địa Mỹ vào năm 1699. Trong 75 năm tiếp theo, hoặc một năm trước
khi Hoa Kỳ tuyên bố Độc lập, 220.000 người khác đã bị đưa sang làm nô lệ trên lục
địa Hoa Kỳ.
Cuộc điều tra dân số năm 1790 (lần đầu tiên
Hoa Kỳ thực hiện) đã chứng minh có 740,054 người gốc châu Phi ở Hoa Kỳ, hay 26,5%
dân số chỉ một năm sau khi Hiến pháp được phê chuẩn.
Mỹ không bao giờ trắng.
Và Chiến tranh Cách mạng không phải là người
da trắng chống lại bạo lực da trắng, hoặc người nói tiếng Anh chống lại Mẫu quốc
Anh. Có Lữ đoàn Ethiopia nổi tiếng, mà Tướng George Washington đã hết sức tránh
né.
Vâng, người da đen đã chiến đấu ở cả hai phía
của cuộc chiến. Và Crispus Attucks là người da đen và ông là người đầu tiên chết
tại vụ thảm sát ở Boston vào năm 1770. Thổ dân cũng vậy, họ đã chiến đấu trong
cuộc chiến này, buộc phải đứng bên cạnh cả quân đội nước Anh và quân thực dân.
Mỹ không bao giờ trắng.
Ngay cả khi quốc gia còn non trẻ và đã tìm thấy
một món hời, mua được cả Louisiana từ Napoleon – đúng vậy, chúng ta đã thu được
toàn bộ lưu vực sông Mississippi, nhưng kể từ khi Pháp vừa mới giành được
Louisiana, như cúp chiến thắng vì đánh bại Tây Ban Nha ở châu Âu và không thể
giữ được Haiti ở vùng biển Caribean, nơi người nô lệ đã nổi dậy thành công, Mỹ
đã lấy được vùng Trung Tây, phần lớn là người bản xứ và một số người Tây Ban
Nha.
Mỹ không bao giờ trắng.
Tương tự, cuộc chiến tranh năm 1812, một lần
nữa Mỹ chống lại nước Anh, không hoàn toàn là một cuộc xung đột của người da trắng.
Một lần nữa, người Mỹ bản địa lại chia phe, Tù trưởng Shawnee Tecumseh đã thành
lập một liên minh đa bộ lạc rộng lớn và đóng một vai trò to lớn trong việc bảo
đảm nước Mỹ non trẻ thất bại trong việc xâm chiếm Canada.
Đô đốc hải quân Hoa Kỳ vĩ đại, Oliver Hazard
Perry, cùng với Daniel Dobbins, một thuyền trưởng, đã xây dựng một hạm đội bằng
gỗ cây trên hồ Erie và người Mỹ gốc châu Phi để đóng thuyền và sau đó là thuỷ
thủ của hạm đội. Vào lúc kết thúc chiến tranh, tại Trận chiến New Orleans, lực
lượng của Tướng Andrew Jackson gồm những người Thổ dân Choctaw và người da đen
đã được giải phóng.
Mỹ không bao giờ trắng.
Texas, và cuộc Chiến tranh Mỹ-Mễ Tây Cơ, diễn
ra sau khi Texas được sáp nhập, rõ ràng đã dẫn đến việc giành được lãnh thổ có
người Mỹ bản địa và người gốc Tây Ban Nha. Khi vàng là cơn sốt ở California, cả
thế giới đã đổ bộ lên bờ Tây nước Mỹ. Những người đó đến từ châu Âu, Nam Mỹ và
vâng, có cả người châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) đã đổ bộ vào California và
nhiều người đã ở lại.
Mỹ không bao giờ trắng.
Trong lịch sử quân sự, Trung Đoàn 54 Bộ binh
toàn [người da] Đen trong cuộc Nội chiến, Tiểu đoàn 369 được gọi là “Những chiến
binh địa ngục Harlem” trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, và đoàn Bộ binh 442
toàn người gốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, cho đến ngày nay vẫn
còn là các đơn vị được tuyên dương nhiều nhất trong thời chiến của lực lượng
chiến đấu của nước chúng ta.
Mỹ không bao giờ trắng.
Điều này đưa chúng ta đến chủ đề di sản và lịch
sử. Ở đây, tôi sẽ trích dẫn sử gia nổi tiếng David Lowenthal. Tác giả cuốn “Di
sản của cuộc Thập tự chinh và Các Mốc Lịch sử”, Lowenthal nhận xét di sản
không phải là lịch sử: “Nó không phải là một cuộc nghiên cứu về quá khứ, mà
là một sự ca tụng về nó … những lời bày tỏ lòng tin về một quá khứ được vẽ vời
lại cho hợp với mục đích hiện tại.”
Các di tích, theo định nghĩa này, không phải
là lịch sử. Di tích là gì gợi nhớ, những công trình xây dựng kỷ niệm được dựng
lên để che giấu sự phức tạp của lịch sử, nhấn chìm những tò mò và cho những người
đơn giản trong hiện tại và tương lai.
Nếu chúng ta tìm hiểu sau những tượng đài kỷ
niệm của Robert E. Lee và Stonewall Jackson được dựng lên vào những năm 1920
(thời đại Jim Crow) hoặc những năm 1950 (Thời đại Dân Quyền), một số ở vùng
Arizona xa xôi (Arizona lên hàng tiểu bang vào năm 1912, cuộc nội chiến kết
thúc năm 1865), những gì chúng ta thấy là một nơi được gọi là quá khứ, nơi mà
nhân khẩu học dễ tìm thấy chứng minh Mỹ là một quốc gia có đầy đủ các dân tộc
trên toàn thế giới.
Điều mà phe cực hữu [kỳ thị chủng tộc – TM]
mong muốn là một nước Mỹ nơi mà người da trắng duy trì quyền lực đối với bất cứ
sắc dân nào khác nếu không phải là công khai diệt chủng thì là gì. Luận cứ cường
điệu của của họ về Di sản là huyền thoại thuần tuý, một sự bịa đặt quá khứ, tạo
ra ký ức không bao giờ hiện hữu.
Mỹ không bao giờ trắng, và nó sẽ không bao giờ
trắng.
*
Joe Krulder dạy lịch sử tại trường Đại học Cộng
đồng Butte ở miền bắc California. Bài viết này đăng lần đầu trên Mạng Tin Lịch
sử.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
*
Nguồn: America was never white. And it never will be. By Joe Krulder,
Newsweek, 8/26/2017.
No comments:
Post a Comment