Thứ Bảy, Tháng Bảy 1, 2017
Nợ công có thể được coi là vấn đề tiêu biểu
nhất của việc: Cha chung không ai khóc – nhức nhối nhất trong xã hội ta từ xưa
tới giờ. Mọi người đều nghĩ nó không liên quan gì tới mình nên thờ ơ sống và
“KHÔNG QUAN TÂM”.
Gần đây trên truyền thông bắt đầu nói nhiều về
nợ công hơn trước kia. Nhiều người trẻ đọc và lướt qua vì nghĩ nó là vấn đề quá
vĩ mô chả liên quan gì tới mình.Người viết bài này sẽ phân tích cho các đọc giả
thấy được những tác động gián tiếp và trực tiếp đến túi tiền của bạn nhé.
Xin thưa là nó liên quan nhiều hơn bạn tưởng.
Sao có thể nói là không liên quan khi mỗi người trong chúng ta phải gánh 30 triệu
đồng tiền nợ, từ đứa trẻ mới sinh cho tới cụ già móm không còn cái răng nào? Tại
sao? Ta có vay mượn của ai đâu? Ồ, không phải bạn, chính phủ vay giùm và tiêu
dùm thôi, không có gì ghê gớm. Giờ bạn muốn biết chính phủ đã vay thiếu bao
nhiêu nợ? Con số đó có thể đè bẹp bạn đấy – 2,7 TRIỆU tỷ!!!
27.000.000.000.000.00 VND!!! (1) Nếu trừ người già sắp tiêu và trẻ em mới sinh
thì số nợ mà những người trong độ tuổi lao động phải gánh là khoảng 40-50 triệu
VND.
Lượng tiền dự trữ trong ngân khố nhà nước
ngày càng cạn kiệt.
Vâng, có thể hiểu như thế vì chẳng có chú
công an nào tới nhà thu 40-50 triệu đồng tiền nợ công cả, nhưng sẽ thu một cách
“lịch sự” hơn bằng việc tăng học phí, viện phí, tiền điện, tiền nước, phí đường
sá, bảo hiểm xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, in thêm tiền gây lạm phát vân
vân và vân vân… Nên nhớ rằng, sau mỗi loại phí tăng này, chúng ta luôn mặc
nhiên đã phải chịu một loại thuế 10% gọi là VAT. Liệu ta có nên thay đổi tư duy
rằng nợ công trực tiếp liên quan tới mình? Học hoặc là dốt, chữa bệnh hoặc là
chết, đóng thuế hoặc vào tù, liệu nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta chưa?
Tại sao đất nước nợ công nhiều đến vậy? Để trả
lời câu hỏi này thì có rất nhiều tá danh mục để liệt kê, tuy nhiên tôi sẽ chỉ
ra một số điều thế này. Phần lớn chúng ta đều vui mừng khi đường sá được mở rộng,
hoặc xây thêm để tiện cho việc đi lại phải không? Ừ, chuyện sẽ không có gì nếu
chính phủ không vung tay quá trán. Thứ nhất là tiền dành cho đầu tư phát triển
có hạn, mà ở Việt Nam là rất thấp, chỉ khoảng 17% ngân sách (năm 2014-2015),
(2). Nếu chính phủ chi quá số tiền này, chẳng có cách nào hơn là đi vay nợ. Điều
quan trọng hơn nữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nợ công chính là ở chỗ ăn hối lộ
không thương xót. Đại để là công trình xây đường đại lộ ở Dubai chỉ tốn 4 triệu
USD cho 1km xài 50 năm chưa hư, trong khi ở ta xây 1km mất 20 triệu USD xài 2
năm thì hư (3). Việt Nam ta là gì mà giàu có cỡ đó nào? Đây mới chỉ là nói đến
các công trình đường xá, còn các công trình khác như tượng đài 1400 tỷ ở Sơn La
(4) này nọ thì chưa nói tới.
Tình hình cuộc sống của người dân ngày một
khó khăn do các loại thuế đánh trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày.
Liệu chúng ta đã đứng trên bờ vỡ nợ? Câu trả
lời là: Chắc chắn. Chỉ là không biết sẽ vỡ vào lúc nào mà thôi. Dự đoán vỡ nợ
không bao giờ là chính xác. Đơn cử như Nhật Bản đã được dự báo vỡ nợ từ 12 năm
trước, đến nay vẫn đứng vững. Nhưng khoan hãy vui mừng nghĩ rằng Việt Nam cũng
thế. Kinh tế Nhật mạnh hơn ta và khả năng quản lý tốt hơn ta gấp n+1 lần.
Điều gì sẽ xảy ra khi nhà nước vỡ nợ? Xin
phép trích những ý kiến của tác giả Trần Diệu Chân:
1) Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm
tín dụng xuống cấp thê thảm.
2) Mọi cơ chế tài chánh sẽ phải đóng cửa. Tiền
mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là mớ giấy lộn.
Tiền gởi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị.
3) Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều
ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường,
năng lượng v…v…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng hoạt động.
4) Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp
tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhu yếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống
của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
5) Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để
duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hiện tượng vô kỷ luật,
vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành.
6) Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn
ra ngoại quốc.
Đồng tiền Việt nam đang có nguy cơ bị tuột
giá trên thị trường tiền tệ thế giới.
Đọc những dòng trên chắc các bạn không khỏi
bàng hoàng về những hệ lụy mà nó có thể mang lại. Nhưng điều còn đáng sợ hơn nữa
không phải là chuyện vỡ nợ các bạn ạ. Nếu nó vỡ nợ 1 lần rồi thôi, đau 1 lần rồi
xong thì có gì để mà nói. Vấn đề là nếu tiếp tục quản lý kém, Việt Namsẽ có thể
vỡ nợ 10 lần như Venezuela, 9 lần như Brasil hay thậm chí 19 lần như Tây Ban
Nha trong quá khứ (6) (có lẽ đó là lý do mà người ta gọi TBN là Tay Bán Nhà!).
Nhà nước sẽ làm gì khi vỡ nợ? Có bốn cách mà các nhà nước sẽ làm, có thể thực hiện cả 4 cách cùng lúc:
Nhà nước sẽ làm gì khi vỡ nợ? Có bốn cách mà các nhà nước sẽ làm, có thể thực hiện cả 4 cách cùng lúc:
1. In tiền trả nợ
2. Tăng các loại thuế phí
3. Cắt giảm ngân sách nhà nước
4. Vay thêm (trái phiếu: ở trong hoặc ngoài nước bằng nội hoặc ngoại tệ)
2. Tăng các loại thuế phí
3. Cắt giảm ngân sách nhà nước
4. Vay thêm (trái phiếu: ở trong hoặc ngoài nước bằng nội hoặc ngoại tệ)
Tái cơ cấu sau khi vỡ nợ không làm cho mọi thứ
biến mất, vì nợ vẫn còn đó, chúng ta đương nhiên không thể xù nợ. Sẽ không ai
giao du với Việt Nam nếu biết đó là 1 quốc gia chuyên ăn quỵt. Điều này chỉ là
cứu cánh tạm thời thôi, giống như từ mức báo động 10 giảm xuống 9 vậy. Cứ tưởng
tượng như thể nước đã ngập tới đỉnh đầu của ta rồi, bây giờ ta sẽ làm gì đó đôn
thêm cho cái đầu của ta ngóc lên khỏi mặt nước để thở. Nếu tiếp tục quản lý
kém, ăn hối lộ, vay nợ vô tội vạ, đầu tư kém hiệu quả, nước sẽ tiếp tục ngập tới
đỉnh đầu và Việt Nam lại tiếp tục ngụp lặn trong vỡ nợ thêm lần nữa (và lần nữa,
rồi lần nữa…).
Vấn đề đáng sợ mà hôm nay tôi muốn nói là ở
chỗ không có gì đảm bảo rằng nhà nước sẽ tốt lên sau 1 lần vỡ nợ cả. Và chẳng
có gì chắc rằng dân ta sẽ bớt lầm than đi sau lần đó, hay lại trôi vào 1 thời kỳ
vỡ nợ triền miên không lối thoát? Trông chờ vào việc quản lý “tự tốt lên” của
chính phủ giống như kêu gọi 1 tên lười biếng bắt đầu siêng năng vậy.
Đã tới lúc chúng ta phải nghiêm túc nghĩ lại
xem ta là những con chiên ngoan đạo “mọi việc đã có Ai Đó lo”, hay chúng ta là
những con người khao khát tự do muốn làm chủ đời sống của mình? Việc chúng ta cần
làm trước mắt, nhỏ nhoi thôi, là bắt đầu quan tâm xem tiền đóng thuế của ta đi
về đâu, ai đã làm gì với nó, và tại sao chúng ta càng làm nhiều hơn nhưng lại
không khấm khá hơn? Có thể các bạn không đồng ý, nhưng tôi thấy hầu hết người
Việt Nam là thụ động trong việc quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội.
Nhưng nguyên lý của mọi thành công trên đời lại là làm sao để luôn giữ được sự
chủ động.
Jessica N/newsvietuc.com
Lưu ý: Đây chỉ là nhận định cá nhân của
tác giả bài viết.
Số liệu tổng hợp từ Fp Đà Nẵng.
No comments:
Post a Comment