BBC
Tiếng Việt
30 tháng 7 2017
Hôm
30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án
"Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân".
Bốn nhà hoạt động cùng bị bắt trong ngày 30/7
Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều
hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và
Trương Minh Đức.
Ngoài ra là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí
Minh.
"Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội
"Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 Bộ
luật Hình sự" và "nằm trong vụ án Nguyễn Văn Đài," Bộ Công An Việt
Nam loan báo trên website.
Cùng thời điểm, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
khởi tố bị can đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà.
Hôm 30/7, vlogger Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của ông Nguyễn
Trung Tôn nói với BBC từ Bangkok, Thái Lan:
"Bố tôi bị bắt sau hai năm rưỡi hết án quản chế."
"Gần đây qua những cuộc điện thoại với bố, tôi đã có linh cảm rằng
ông sắp bị bắt một lần nữa."
"Nhưng trước đó tôi nghĩ rằng bố tôi không thể nào bị bắt vì ông đã
bị gãy hai chân trong lần bị bắt cóc hồi tháng 2/2017."
"Những việc gần đây mà bố tôi và những người cùng bị bắt hôm nay làm
là trợ giúp pháp lý và lương thực cho những người dân miền Trung bị ảnh hưởng
trong vụ Formosa."
"Tôi cho rằng có thể do Mỹ đã rút khỏi TPP khiến những điều khoản
ràng buộc về nhân quyền của Việt Nam với quốc tế không còn nên Hà Nội bắt bớ
các nhà hoạt động nhiều hơn."
"Cũng có thể do chính quyền lo sợ mất kiểm soát quyền lực của họ
trong bối cảnh phong trào xã hội dân sự trong nước đang ngày càng lớn mạnh."
"Tôi nghĩ rằng những việc làm của bố tôi và các đồng sự là có hiệu
quả nên chính quyền buộc phải bắt họ."
Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn
Trội, nói với BBC từ Hà Nội: "Tôi
cho rằng việc bắt chồng tôi hôm nay là sai trái, vi phạm pháp luật vì ông ấy chỉ
là người bất đồng chính kiến chứ không có âm mưu lật đổ chính quyền."
"Tôi tôn trọng ý kiến và mọi hoạt động của chồng tôi."
Bà Huyền Trang cũng cho hay ông Trội hết án quản chế
4 năm vào năm ngoái, trước đó là án 4 năm tù vì Điều 88."
Bà Nguyễn Thị
Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức, nói từ Sài Gòn:
"Lúc họ đọc lệnh bắt chồng tôi, ông ấy nói không đồng tình vì bị bắt
theo Điều 79."
"Tôi nghĩ chồng tôi không làm gì sai, vì ông ấy chỉ làm những điều
giúp nạn nhân Formosa và công nhân."
'Tùy
tiện'
Hôm 30/7, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật gia Nguyễn Đình Hà
nói:
"Theo như tôi thấy, đây là vụ
bắt nốt những người còn lại của Hội Anh Em Dân Chủ. Việc bắt nhiều người và ở
nhiều địa phương cho thấy có thể việc này do Bộ Công An quyết định."
"Về Điều 79, nội dung rất mơ hồ, chung chung, có thể được áp dụng
tùy tiện. Nếu như một người thành lập, tham gia vào một tổ chức, hội, nhóm mà
chính quyền cho là "phản động", thì người đó đã có thể bị bắt và kết
án theo điều này.
"Ở Việt Nam, mặc
định về an ninh quốc gia là sự tồn tại và địa vị lãnh đạo của đảng cộng sản và
sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa."
"Do vậy, bất cứ ai, tổ chức nào không cùng quan điểm với đảng Cộng sản,
cạnh tranh vị thế của đảng hay muốn thay đổi thể chế thì sẽ bị xem là "phản
động", có âm mưu chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền và sẽ có nhiều biện
pháp khác nhau đối với họ, trong đó cao nhất là bắt, kết án và bỏ tù."
Cựu ứng viên tự đề cử đại biểu Quốc hội nói thêm:
"Chính quyền Việt Nam gọi những người bị bắt là "vi phạm pháp
luật" - dĩ nhiên là pháp luật theo "xã hội chủ nghĩa", còn đối với
các tổ chức nhân quyền, chính phủ phương Tây thì đó là thực thi quyền con người,
quyền công dân, người bị bắt, bị kết án là tù nhân chính trị, tù nhân lương
tâm."
"Ở đây có sự vênh nhau trong khái niệm "an ninh quốc gia"
và "pháp luật" hay "pháp quyền" giữa chế độ chính trị Việt
Nam hiện nay và các nước dân chủ phương Tây."
"Nhất là khi nhánh tư pháp ở Việt Nam chưa có sự độc lập và còn chịu
sự chi phối sâu sắc của đảng Cộng sản, nên khó để mà đạt được một sự công bằng
đích thực trong các vụ án có hơi hướm chính trị."
Hôm 30/7, ông John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền (HRW) bình luận với BBC:
"Các vụ bắt giữ mới nhất cho thấy một năm thật tồi tệ cho nhân quyền
Việt Nam. Trước đó là những vụ hành hung các nhà bất đồng chính kiến, án tù nặng
nề hơn cho các nhà hoạt động bị xử phạt."
"Những điều đó cho thấy cuộc trấn áp mới lớn đang được tiến
hành."
"Các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là EU và Nhật, cần phải lên tiếng
về việc này. "
Hồi tháng 10/2016, Liên Hiệp Quốc phát đi thông cáo
kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 88, 79, 87, 245 và 258 Bộ luật hình sự
mà Cao ủy Nhân quyền nói là "vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế".
Ông Zeid Ra'ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do
cho "toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này".
*
*
LIÊN
QUAN :
--------------------------------------------------------------------
Tâm Ngọc / SBTN
30 tháng 7, 2017
Sáng ngày 30 tháng Bảy năm 2017, an ninh CSVN đã bắt
bớ hàng loạt những người đấu tranh từ trong Nam ra đến ngoài Bắc.
Theo thông tin từ một số nguồn, trong đó có gia đình
cho biết bốn người bị bắt là ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn
Trung Tôn, và ông Trương Minh Đức. Ba trong số bốn người bị cáo buộc điều 79 Bộ
Luật Hình Sự (BLHS), “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ kỷ niệm ngày thành
lập Hội.
Tất là bốn người đều là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ,
một tổ chức xã hội dân sự đấu tranh cho quyền con người và vận động xây dựng một
xã hội dân chủ tiến bộ tại Việt Nam.
Tại Sài Gòn, ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt cóc khi
đang trên đường đến Dòng Chúa Cứu Thế ở số 38, Kỳ Đồng. Hiện nay chưa rõ ông bị
bắt vì lý do gì.
Ông Truyển từng bị cầm tù 3 năm 6 tháng tù giam theo
điều 88, tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vào năm 2006. Sau khi mãn
hạn tù ông liên tục bị chính quyền theo dõi, sách nhiễu và tìm mọi cách ngăn cản
ông trong các sinh hoạt bình thường.
Trong cùng một thời gian, tại Hà Nội, ông Phạm Văn
Trội đã bị bắt tại nhà. Bà Huyền Trang, vợ ông Trội, thông báo trong nước mắt với
nhiều bạn bè rằng hàng chục công an đã đến nhà đọc lệnh, khám nhà và bắt ôn Trội
mang đi, cáo buộc ông vào Điều 79 BLHS.
Ông Phạm Văn Trội là một kỹ sư, từng bị bắt theo điều
88 BLHS với mức án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế vào năm 2008. Được biết, ông
Trội vừa hết án quản chế 4 năm.
Trong khi đó, tại Thanh Hóa, an ninh Bộ công an bắt
Mục sư Nguyễn Trung Tôn tại nhà cũng với cáo buộc theo điều 79. Con trai ông
cho biết ông bị bắt phải di lý ngay lập tức ra trại B14, Hà Nội.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn là đại diện của Hội Anh
Em Dân Chủ khu vực miền Trung. Ông cũng là một cựu tù nhân lương tâm từng bị kết
án 2 năm tù giam theo điều 88 BLHS.
Người thứ tư bị bắt trong ngày hôm nay là ký giả
Trương Minh Đức hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Ông Đức cũng đã từng bị bắt
vào năm 2007 và bị Tòa án nhân dân Tỉnh Kiên Giang xử 5 năm tù giam theo điều
258 BLHS.
Theo lời bà Nguyễn Kim Thanh, vợ ông Đức, thì ông bị
bắt trong khi hai vợ chồng đang đi khám bệnh. Bà cho biết có hơn một chục xe
máy chận đầu xe vợ chồng bà và sau đó đưa hai vợ chồng về số 235 Nguyễn
Văn Cừ để đọc lệnh bắt. Công an sau đó đã bắt bà Thanh về nhà để họ thực hiện
việc khám xét nhà.
Từ đầu năm 2017 đến nay nhà cầm quyền Việt Nam đã ra
tay bắt bớ hàng loạt nhà đấu tranh và xử tù một cách nặng nề đối với họ. Hôm 24
tháng 7, nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị bắt tại Nghệ An cũng theo điều 79 bộ luật
hình sự.
Quốc tế và nhiều chính phủ đã lên án các điều luật
mơ hồ và vi phạm nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đang sử dụng để đối phó với
những nhà hoạt động xã hội ôn hòa.
Tâm
Ngọc / SBTN
No comments:
Post a Comment