Helen
Clark | DCVOnline
Posted on July 24, 2017 by editor — 0
Comments
Chính quyền cộng sản Việt Nam gây áp lực với Úc để cấm
treo cờ Việt Nam Cộng hoà cho thấy sức mạnh của biểu tượng này vẫn còn sau hơn
40 năm Sài Gòn sụp đổ.
Người Mỹ gốc Việt và cờ của miền Nam Việt Nam ở
Orange Country, California. Nguồn ảnh: Wikimedia Commons
Một chi tiết ít ai để ý đến trong chuyên công du của
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 là một vài dòng nói
đến cuộc họp của ông với Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Mặc dù
Việt Nam không phải là thành viên tham dự G-20, một nhóm 20 quốc gia có nền
kinh tế hàng đầu trên thế giới, Phúc và một số lãnh đạo các quốc gia khác đã đến
tham dự những cuộc họp bên lề của Hội nghị Thượng đỉnh G-20.
Truyền thông Faifax đưa tin,
“Trong cuộc trò chuyện của ông với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người lãnh
đạo Việt Nam bày tỏ lo ngại về 5 hội đồng địa phương tại Úc được biết đã ủng trợ
việc treo ‘cờ vàng’, lá cờ của chính phủ Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam
[trước năm 1975]. Ông Nguyễn yêu cầu ông Turnbull dùng ảnh hưởng của Thủ tướng
để cấm treo ‘cờ vàng’.”
Không ai biết Turnbull đã trả lời yêu cầu này trong
phiên họp riêng giữa hai bên như thế nào. Như Hoa Kỳ, trước đây Úc đã được yêu
cầu đàn áp lá cờ vàng nhưng nó vẫn bay tự do trong nhiều vùng ở Úc nơi có người
gốc Việt định cư, phần lớn là người tị nạn cộng sản đến Úc từ quốc gia trước
đây gọi là Việt Nam Cộng Hòa.
Mặc dù là một vấn đề sống mãi với chính quyền do cộng
sản lãnh đạo ở Hà Nội, không ai bàn đến vấn đề này trong những năm gần đây, đặc
biệt là khi thế hệ trẻ gốc Việt bắt đầu đến Việt Nam kinh doanh và nối lại liên
hệ.
Chính phủ cộng sản Việt Nam từ lâu đã cố gắng để dẹp
lá cờ cũ mà cộng đồng người Việt dùng để nhớ đến sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, cho đến nay vẫn không có kết quả. Quyền tự
do ngôn luận ở Mỹ có nghĩa là không ai có thể cấm lá cờ vàng tung bay ở đó.
Trong năm 2015, vấn đề cờ vàng trở lại một cách
không thoải mái ở Mỹ vì đó là thời điểm kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt
Nam.
Một cuộc diễn hành, với rừng cờ đỏ, đánh dấu 40 năm
Sài Gòn sụp đổ tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng Tư, năm 2015. Nguồn ảnh:
AFP / Hoàng Đình Nam
Chính phủ Mỹ không cho phép lá cờ Việt Nam Cộng hoà
được treo ở căn cứ quân sự Pendleton, nơi đã đón nhận khoảng 50.000 người tị nạn
chạytrốn cộng sản khi Sài Gòn sụp đổ sau chiến tranh, vì các căn cứa quân sự
không [được phép] treo cờ của các quốc gia chính phủ Mỹ không công nhận.
Tuy nhiên, lá cờ vàng được công nhận là một biểu tượng
của cộng đồng người gốc Việt trong khoảng một chục tiểu bang ở Hoa Kỳ, kể cả Quận
Cam California và các khu vực khác ở Mỹ có đông dân gốc Việt định cư. Hội Đồng
Thành Phố Garden Grove ở California đầu năm nay đã tái khẳng định một nghị quyết
có từ năm 2003 là lá cờ vàng ba sọc đỏ của miền Nam Việt Nam là lá cờ duy nhất
của Việt Nam được công nhận.
Cộng đồng Quận Cam có tổ chức tốt và có tiếng nói
chính trị ở California, ở đó thế hệ người gốc Việt cũ thiên về đảng Cộng hòa,
treo cờ vàng ở những sinh hoạt cộng đồng khác nhau. Bị cấm ở Việt Nam, nhóm ủng
hộ dân chủ như Việt Tân cũng trương lá cờ vàng trong những sinh hoạt ở nước
ngoài của họ kêu gọi thay đổi chính trị. Cựu chiến binh Việt Nam cũng rước cờ
vàng trong nững dịp sinh hoạt kỷ niệm.
Cưu chiến binh Việt Nam có mặt trong cuộc diễn hành nhân ngày Độc lập Mỹ,
4 tháng Bảy ở Santa Barbara, California, vào ngày 23 tháng 6, năm 2017. Nguồn ảnh:
iStock / Getty Images
Ở Úc, Hội đồng Khu Maribyrnong ở Melbourne, với vùng ngoại ô như Footscray có nhiều người gốc Việt định cư, công nhận và treo cờ vàng ba sọc đỏ.
Viv Nguyen, khi là Phó Chủ tịch Cộng đồng Người Việt
Úc (VCA), năm 2015, nói với tờ báo địa phương Star Weekly, “Nếu mọi người
ủng hộ lá lá cờ đỏ, đó là chuyện của họ, nhưng lá cờ vàng [của miền Nam Việt
Nam] không đại diện cho một chủ quyền.”
“Nó đại diện cho một hành trình mà cộng đồng này đã
bắt đâu từ thuở ban đầu khó khăn.” Lá “cờ vàng”
sẽ bay vào những ngày đặc biệt, như ngày ANZAC của Úc, tưởng niệm chiến sĩ trận
vong hàng năm với một buổi lễ vào buổi bình minh.
Trong khi cho phép ở treo cờ vàng ở cấp hội đồng nhỏ,
Chính phủ Canberra cấm VCA đưa lá cờ vàng vào những sinh hoạt chính thức tại thủ
đô. Chính phủ Hà Nội coi lá cờ vàng là vật bất hợp pháp và bị nghiêm cấm tại Việt
Nam.
Nỗ lực của chính phủ cộng sản Việt Nam nhằm gây ảnh
hưởng chính trị có vẻ bất thường đối với Úc, vì họ thường lo ngại nhiều hơn đến
những ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc hay can thiệp vào công việc nội bộ tại
đây.
Chuyện này đã xẩy ra nhiều lần. Chính phủ Trung Cộng
đã cố gây ảnh hưởng đến quan điểm của cộng đồng người Hoa, từ chủ quyền trên biển
của Trung Quốc đến sự thất bại ở Kimberley Process tại Perth đầu năm nay, khi đại
biểu Trung Quốc làm gián đoạn bài phát biểu khai mạc và từ chối không cho cuộc
họp tiếp tục đến khi phái đoàn Đài Loan rời khỏi hội trường.
Tuy nhiên, Hà Nội cũng đã từ lâu, từng theo dõi những
cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản định cư tại các quốc gia phương Tây sau
chiến tranh, như đã được mô tả trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer “Kẻ nằm
vùng” của Viet Thanh Nguyen.
Sẽ chẳng có gì nhiều sẽ xẩy ra với nỗ lực vận động của
Phúc với Turnbull về lá cờ vàng; đây là điều những người có học và hiểu biết ở
Bộ Ngoại giao CHXHCNVN đã hiểu hay nên biết.
Việt Nam gần đây đã mở một loạt những cuộc đàn áp khắc
nghiệt những người bất đồng chính kiến đột, bỏ tù một số
người vì quan điểm chính trị của họ. Chính quyền cộng sản coi lá cờ vàng và những
người treo cờ vàng ba sọc đỏ là lực lượng phá hoại hoặc thậm chí có thể lật đổ
chế độ [độc đảng, độc tài] của họ.
Hà Nội nghi ngờ và các thành viên của VCA cùng người
cộng tác với họ bị cấm trở về Việt Nam. Trên thực tế, họ thường bị chận lại
không cho vào cổng phi trường Tân Sơn Nhứt khi phi cơ hạ cánh.
Năm ngoái, VCA tổ chức những cuộc biểu tình lớn ở
các thành phố Australia chống đối ứng xử bê bối của chính quyền cộng sản Việt
Nam trong vụ Formosa gây ô nhiễm, được xem là một trong những thảm họa môi trường
tồi tệ nhất chưa bao giờ xẩy ra tại Việt Nam. Nhiều người lãnh đạo biểu tình [tại
Việt Nam] đã bị bỏ tù. Các cuộc biểu tình ở Úc yêu cầu Thủ tướng Turnbull làm
áp lực chính trị với chính quyền Hà Nội.
Người Việt biểu tình phản đối tập đoàn Đài Loan
Formosa Trong một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày 1 tháng 5
năm 2016 vì đã làm ô nhiễm biển giết chết một lượng cá khổng lồ dọc bờ biển miền
Trung Việt Nam. Nguồn ảnh: AFP / Hoàng Đình Nam.
Carlyle Thayer, một trong những chuyên gia hàng đầu
trên thế giới về chính trị Việt Nam và vấn đề an ninh, đã có cuộc trao đổi về vấn
đề nhân quyền đối với VCA tại Dapto, New South Wales, vào năm ngoái.
Vì hoạt động này này, Thayer tin rằng ông có thể đã
bị ngăn cản không cho tham dự Hội nghị lầ thứ 7 về Biển Đông của Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington do áp lực từ Hà Nội. Học
viện Ngoại giao của Việt Nam (DAV) của chính quyền cộng sản và đối tác của nó,
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, sẽ được đại diện và giúp tài trợ cho hội nghị.
Thayer, một người mang quốc tịch Úc, nói rằng DAV đã
áp đặt một quy tắc ‘không có người Úc’ cho một hội nghị do họ tổ chức về Biển
Đông trong năm 2016. Tuy nhiên CSIS nói họ quyết định độc lập về người tham gia
hội nghị tại Washington.
Bụi mù lần này có thể phản ảnh tình trạng ngoại giao
căng thẳng ngầm giữa Việt Nam và Úc từ năm ngoái sau một vụ scandal khi Hà Nội
không kèn trống trục xuất phái bộ Úc về nước. Hà Nội cũng bất bình khi bị cắt
viện trợ, vì sự cắt giảm tổng thể rất lớn từ phía Úc và vì Việt Nam nay đã là một
nước có thu nhập trung-bình-thấp.
Melbourne, Úc – 26 tháng Giêng năm 2013: dân gốc Việt
dân chào mừng Ngày Quốc Khánh Úc tại Melbourne City Centre trương cờ lá cờ của
Việt Nam Cộng hoà cạnh quốc kỳ Úc. Nguồn ảnh: iStock/Getty Images
Tuy nhiên, Bộ trưởng ngoại giao Úc Julie Bishop và
người đối tác của bà Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã gặp nhau vào cuối năm ngoái tại
Canberra để ký kết một thoả thuận song phương, Kế hoạch hành động chung
2016-2019 . Kế hoạch này được Thủ tướng Turnbull xác nhận nhằm nâng cao quan hệ
Úc-Việt Nam lên hàng “đối tác chiến lược”, từ vị trí hiện nay là “đối tác toàn
diện tăng cường”
Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd năm 2009 đã quyết định
chống lại việc nâng cao quan hệ lên mức độ như vậy. Chính phủ của ông dùng từ
“tăng cường” là một cách thoả hiệp ngoại giao. Mặc dù cố gắng trước đây của cộng
sản Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ lên hàng chiến lược, nguồn tin cho biết hiện
nay Úc lại muốn thúc đẩy mối quan hệ tốt hơn vì tình hình chiến lược bấp bênh
gia tăng trong thời đại Donald Trump.
Có thể vì thế, Phúc mới nhân cơ hội yêu cầu Turnbull
loại bỏ lá cờ vàng của miền Nam Việt Nam tại một thời điểm khi Úc có thể chấp
nhận được. Thủ tướng Turnbull đang gặp khó khăn, vẫn không được ưa chuộng tại
Úc và ngay cả trong đảng của ông, gần như chắc chắn sẽ không làm vừa lòng ông
Phúc, vì biết trước những khó khăn ông sẽ phải đương đầu với vấn đề quyền tự do
ngôn luận nếu ông ấy làm theo ý của Phúc.
Năm ngoái chi hội ở Brisbane của VCA buộc một nhà
hàng Việt Nam tên “Bác Hồ” phải thay bảng hiệu, dẹp tên người lãnh đạo cách mạng
cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, một người, theo quan điểm của cộng đồng người gốc
Việt tị nạn ở Úc, là một kẻ giết người.
Nếu sự hào nhoáng cộng sản có thể kích động một phản
ứng tim gan như vậy, thì hãy chờ đợi một cuộc đấu tranh nóng bỏng với bất cứ đề
nghị nào đòi hạ lá cờ tự hào của họ xuống.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
*
Nguồn: South Vietnam flag still flies high. Helen Clark, PERTH, Asia
Times, JULY 23, 2017.
No comments:
Post a Comment