ĐIỂM TIN NGÀY 1-7-2017
.
·
'Xác
nhận khí độc sarin được sử dụng ở Syria' (VOA)- Tổ chức giám sát vũ khí hóa học quốc tế xác nhận khí độc thần kinh
sarin đã được sử dụng trong một cuộc tấn công chết người ở Syria
·
Nga
: Những kẻ trực tiếp sát hại nhà đối lập Nemtsov bị kết án tù (RFI) - Hôm qua, 29/06/2017, năm kẻ trực tiếp sát hại nhà đối lập Nemtsov
đã bị tòa án hình sự tại Matxcơva kết án tù. Hiện còn một kẻ thứ sáu đang lẩn
trốn. Vụ nhà đối lập Boris Nemtsov bị bắn chết với 4 viên đạn vào lưng hồi
tháng 2/2015 tại trung tâm Matxcơva gây chấn động. Điều đặc biệt được công luận
chú ý là trong phiên tòa nói trên, kẻ đứng đằng sau vụ ám sát này đã không bị
đưa ra ánh sáng.
·
Biển
Đông : Nga-Việt Nam kêu gọi nhanh chóng thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử (RFI)- Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và tổng thống Nga Vladimir Putin
đã có cuộc hội đàm ngày 29/06/2017 tại Matxcơva. Tại cuộc họp báo, tổng thống
Nga cho biết hai bên đã thông qua hơn 20 dự án kinh tế, đồng thời kêu gọi giải
quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng con đường hòa bình.
·
VN
- Nga tăng cường quan hệ và ủng hộ luật quốc tế tại Biển Đông (RFA) - Lãnh đạo Việt Nam và Nga ra tuyên bố chung cam kết tăng cường hợp
tác nhiều mặt giữa hai nước.
·
Biển
Đông : Trung Quốc gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa (RFI) - Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự
trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc triển khai tên lửa. Trên
đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại
Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.
·
Trung
Quốc xây thêm cơ sở quân sự trên biển Đông (VOA) - Báo cáo mới nhất của CSIS cho biết Trung Quốc xây thêm các cơ sở
quân sự mới trên các hải đảo ở biển Đông, một động thái có thể tăng thêm căng
thẳng với Washington.
·
Ba
đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa sẵn sàng được bố trí thiết bị quân sự (RFA) - Ba đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc bồi đắp lên tại khu vực
Trường Sa nay sẵn sàng để được bố trí các trang thiết bị quân sự.
·
Căng
thẳng Việt-Trung do Bắc Kinh ngang ngược về dầu khí Biển Đông (RFI) - Một nguồn tin ẩn danh nói với trang mạng quốc phòng Jane’s vào
ngày 20/6, là Phạm Trường Long bỏ ngang chuyến đi do các viên chức Việt Nam bác
bỏ yêu cầu tạm dừng thăm dò dầu lửa và khí đốt trong phạm vi đường lưỡi bò.
Theo quan điểm của Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối thăm dò dầu khí ở lô 118 và
lô 136 không chỉ là vô căn cứ mà còn gây phản cảm. Các lô này không nằm trong
khu vực tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa, mà chỉ vì đường lưỡi bò ảo mà cả
Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rộng rãi đều không thể chấp nhận được.
·
Có một cuộc khủng
hoảng mới giữa Trung Quốc và Việt Nam đang nhen nhóm ở Biển Đông? (BoxitVN) - Ý nghĩa của việc Trung Quốc đột ngột hủy bỏ các hoạt động quân sự
ở biên giới với Việt Nam là gì? Carl Thayer, The Diplomat ngày 29/6/2017. Anh
Hoàng dịch. Sự hủy bỏ đột ngột giao lưu ở biên giới Việt – Trung đã làm suy yếu
lòng tin chiến lược giữa Hà Nội và Bắc Kinh và là sự thất bại quan trọng nhất
trong quan hệ song phương kể từ vụ giàn khoan HD-981 vào giữa năm 2014. Cuộc
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – ...
·
Giao
lưu quốc phòng Việt – Trung ‘chờ dịp phù hợp hơn’ (BBC) - Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Trung Quốc cắt ngắn thăm Việt Nam vì "có công việc đột xuất ở trong nước".
·
TUYÊN BỐ VỀ CHỦ
QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT
NAM (BoxitVN) - Ngày 27 tháng 6 năm
2017. Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường
Long – đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh
hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà
không dám nói khi còn ở Việt Nam. Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành
trướng của Trung Quốc, đã ...
·
HỘI ĐỒNG LIÊN
TÔN VIỆT NAM: KHÁNG THƯ PHẢN ĐỐI VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TIẾP TỤC ĐÀN ÁP NHÂN DÂN
THÔ BẠO (BoxitVN) - 29-06-2017. Kính thưa
toàn thể Quốc dân Đồng bào. Trong tâm tình lắng nghe những âm thanh sầu khổ giữa
thế giới con người, và trong ý thức về bổn phận của những lãnh đạo tinh thần
trước vận mệnh đất nước, biến động xã hội, Hội đồng Liên tôn Việt Nam lại xin
có những nhận định sau đây: Cuộc sống người dân Việt Nam ngày càng khốn đốn vì
đồng tiền sụt giá, vật giá leo thang, nợ công chất chồng; vì nạn ô nhiễm thực
phẩm, không khí, sông biển ...
·
Cưỡng
chế đất, cơ sở tôn giáo và hệ lụy (RFA) - 49 héc-ta đất rừng thông thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An, bị
chính quyền Thừa Thiên-Huế trưng thu hồi năm 1998 để xây khu du lịch mà không bồi
hoàn một đồng nào cho Đan viện Thiên An.
·
Đồng
bằng sông Cửu Long trước hai đe dọa nghiêm trọng: thiếu nước và phù sa(RFA) - Sự sụt giảm nước và phù sa có thể đe dọa chính sự tồn tại của đồng
bằng sông Cửu Long.
·
Hàng
ngàn giáo dân biểu tình chống nhà máy Formosa (RFA) - Hàng ngàn giáo dân hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh thuộc giáo phận Vinh tuần
hành biểu tình chống nhà máy Formosa gây thảm họa môi trường cho địa phương.
·
Sẽ
xét xử một số cán bộ sai phạm ở Đồng Tâm (RFA) - Một số cán bộ xã Đồng Tâm và cán bộ các phòng chuyên môn của huyện
Mỹ Đức bị kết luận có sai phạm trong quản lý đất đai ở địa phương sẽ bị đem ra
xét xử vào tháng 7.
·
Đất dữ Yên
Bái? (BoxitVN) - Lê Trọng Hiệp - Tác giả
gửi tới Dân Luận. …những gì đang diễn ra tại Yên Bái cho thấy nó là một mô hình
thu nhỏ của chế độ toàn trị trên đất nước ta… Yên Bái là một tỉnh trung du, có
trung tâm cách Hà Nội 189km, những di chỉ khảo cổ học cho thấy đây là một điểm
quần cư của người Việt cổ. Trong lịch sử hiện đại thì Yên Bái đánh dấu sự trỗi
dậy của chủ nghĩa quốc gia qua cuộc khởi nghĩa thất bại của Việt ...
·
Biến Cố Đồng
Tâm – Truyện Ngụ Ngôn Về Hai Con Dê Cùng Qua Chiếc Cầu Hẹp?(BoxitVN) - Nguyễn Trọng Bình - 1. Nín thở chờ đợi. Những ngày này có lẽ, người
dân Đồng Tâm đang nín thở chờ đợi kết quả thanh tra của chính quyền Hà Nội theo
như cam kết của ông Nguyễn Đức Chung. Không biết có phải mọi chuyện đã được sắp
đặt sẵn rồi hay không khi mà mới đây, người đứng đầu Chính phủ cũng đã tuyên bố
trong chuyện này sẽ “Xử quan trước, phạt dân sau”. Phải chăng với tuyên bố này
thì sắp tới đây đằng nào thì người dân ...
·
Giới
chức Ngoại giao Hoa Kỳ: ‘Dân chủ Việt Nam hiện trong tình trạng báo động’(RFA) - Nói về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, ông Grover
Joseph Rec - Cựu đại sứ Mỹ ở Đông Timor cho rằng tự do, dân chủ của Việt Nam hiện
đang trong tình trạng đáng báo động.
·
Việt
Nam bác báo cáo của Human Rights Watch (RFA) - Thông tấn xã Việt Nam nói tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế
Human Rights Watch đã đưa thông tin sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam.
·
Hoa
Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger ‘‘Mẹ Nấm’’ (RFI) - Hôm qua, 29/06/2017, ngay sau khi một tòa án sơ thẩm ở Việt Nam kết
án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh “Mẹ Nấm”, trong một phiên
xử kín, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự
do cho nhà tranh đấu nhân quyền.
·
Đặc
ủy Nhân quyền Đức ra tuyên bố về bản án của blogger Mẹ Nấm (RFA) - Đặc ủy Nhân quyền Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler, vào
ngày 30 tháng 6 ra tuyên bố về bản án 10 năm tù mà tòa án tỉnh Khánh Hòa, Việt
Nam kết cho blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
·
Quốc
tế chỉ trích bản án 10 năm đối với blogger Mẹ Nấm (RFA) - Tổ chức Bảo vệ Ký giả-CPJ, ngay sau khi có tin về bản án 10 năm
tù mà Tòa án Tỉnh Khánh Hòa tuyên cho Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra
thông cáo lên án quyết định đó của cơ quan chức năng Việt Nam
·
Vụ
xử Mẹ Nấm ra bản án 'quá nặng nề' (BBC) - Ba nhà báo hải ngoại cho rằng bản án 10 năm tù đối với bà Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh là 'quá nặng nề'.
·
Blogger
Mẹ Nấm ‘không khuất tất giải thưởng’ (BBC) - Tổ chức Civil Rights Defenders khẳng định 'hoàn toàn ủng hộ' bà
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được họ trao giải thưởng nhân quyền hồi năm 2015.
·
Phiên
tòa Mẹ Nấm: Lời cuối của mẹ và con gái (BBC) - Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói về người con gái 'bất
khuất' vừa bị xử tù 10 năm và hứa đồng hành với con 'đi hết cuộc đời này'.
·
Như
Quỳnh sẽ không phải ở tù hết 10 năm! (VOA) - Thậm chí ngay cả một nửa hay một phần ba của con số đó sẽ là quá
bội thực đối với giới cầm quyền đã nhốt giam Như Quỳnh.
·
Phương
Nga được tại ngoại sau hơn 2 năm 'tạm giam' (BBC) - Trương Hồ Phương Nga được tòa tạm thời cho tại ngoại, trong phiên
tòa được dư luận xã hội ở Việt Nam quan tâm đặc biệt.
·
Cộng hòa Liên
bang Đức: Cơ chế chính trị-kinh tế và cách vận hành xã hội của một nước Dân chủ
Đa nguyên (BoxitVN) - Âu Dương Thệ
- Con đường nào, thể chế chính trị và kinh tế nào biến trần thế thành thiên
đàng hay biến thế gian thành địa ngục? Câu trả lời đã rất rõ khi nghiêm túc đối
chiếu và so sánh trong mọi lãnh vực giữa Đức và VN trong 70 năm qua. Một bên là
chế độ Dân chủ Đa nguyên và Kinh tế Thị trường, còn bên kia là chế độ độc đảng
toàn trị và Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN! Đức và Việt Nam có một số ...
·
Cộng
đồng di dân VN ở Đức 'cần đoàn kết hơn' (BBC) - Các góc nhìn về một số làn sóng thuyền nhân, lao động hợp đồng,
du sinh từ Việt Nam tới nước Đức.
·
Trung Quốc thí
triển “quyền lực mềm” một cách mạnh bạo tại Úc (BoxitVN) - Ls Nguyễn Văn Thân - Trong 5 tháng qua, một đội ngũ ký giả của
Đài ABC và công ty Fairfax đã hợp tác điều tra về những hoạt động của Trung Quốc
nhằm lũng đoạn hệ thống giáo dục, truyền thông và chính trị của Úc. Kết quả của
cuộc điều tra này được tóm tắt trong chương trình Four Corners chiếu vào ngày
thứ hai 5/6 vừa qua. Ngoài ra, một bản báo cáo chi tiết cũng được đăng tải trên
báo Sydney Morning Herald và trang mạng của ABC. ...
·
Lại thủ đoạn
‘tăng dần thay tăng sốc’ (BoxitVN) - Phạm
Chí Dũng - .…từng đồng tiền mồ hôi nước mắt, thậm chí là xương máu của người
dân cứ như những sợi lông vịt được vặt đi một cách không thương tiếc để đổ vào
những dự án thua lỗ, những vụ tham nhũng thất thoát, những công trình đội giá
hàng trăm, hàng ngàn tỉ để rồi người dân è lưng gánh nợ công, học sinh miền quê
đu dây qua sông để đến trường, bệnh viện quá tải, giao thông tồi tệ… mà người
dân vẫn “không hề kêu ...
·
‘Đào núi và lấp
biến’ (BoxitVN) - Anh Văn - “Đào núi, lấp
biển” từng được coi là minh chứng vô tận cho sức người trong hoạt động cải tạo
tự nhiên để làm kinh tế, nay trở thành một câu nói minh họa cho sự phát triển kinh
tế thiếu bền vững. Không chỉ Hạ Long, mà cả những điểm di sản hay vùng sinh
thái du lịch khác cũng bị xâm hại nghiêm trọng. Sơn Đoòng (Quảng Bình), Kinh đô
(Huế), rừng Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Phú Quốc (Kiên Giang),…
Từ tư nhân đến quân đội “đào ...
Từ tư nhân đến quân đội “đào ...
·
Tướng
Ngô Xuân Lịch sẽ học Nhật và sẽ xin lỗi? (VOA) - Học một chút những chuyện mà hệ thống trường Đảng chưa dạy, là
xin lỗi đồng đội, đồng chí, đồng bào vì chưa chu toàn trách nhiệm, để xảy ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng
·
Bắc
Triều Tiên và thương mại, tâm điểm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Hàn (RFI) - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm qua 29/06/2017 đã được đồng
nhiệm Hoa Kỳ tiếp đón tại Nhà Trắng.
·
Nhiều
bất đồng giữa hai Tổng thống Mỹ - Hàn (VOA) - Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang có mặt ở thủ đô
Washington để hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp này có thể phơi
bày những bất đồng về nhiều vấn đề, từ thương mại, quan hệ quốc phòng cho tới
cách đối phó với Bắc Triều Tiên
·
Giám
đốc Tepco không nhận tội về thảm họa hạt nhân Fukushima (VOA) - Một tòa án Nhật Bản đã bắt đầu phiên tòa xét xử ba cựu giám đốc
điều hành của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), chủ quản nhà máy điện hạt nhân
Fukushima, về tội khinh suất trong công việc, gây tử vong và thương tích
·
Hoa
Kỳ áp đặt cấm vận Trung Quốc liên quan Bắc Hàn (RFA) - Hoa Kỳ vừa áp đặt lệnh cấm vận đối với hai công dân Trung Quốc và
một công ty vận chuyển của nước này vì đã giúp cho chương trình vũ khí hạt nhân
và tên lửa của Bắc Hàn.
·
Hoa
Kỳ thông báo bán 1,4 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan (RFI) - Bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày 29/06/2017 thông báo dự tính bán vũ khí và
các thiết bị quân sự cho Đài Loan, với tổng giá trị lên tới 1,42 tỷ đô la. Đây
là đợt bán vũ khí đầu tiên cho Đài Bắc dưới chính quyền Donald Trump.
·
Trung
Quốc bất bình Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan (VOA) - Trung Quốc bày tỏ bất bình về việc Mỹ bán vũ khí trị giá lên tới
1,4 tỷ đôla cho Đài Loan. Bắc Kinh muốn Washington hủy bỏ thương vụ này, và cho
rằng bán vũ khí cho Đài Loan là một 'hành động sai lầm'
·
Phía
sau Lưu Hiểu Ba, là số phận mịt mùng của các nhà đối lập Trung Quốc (RFI) - Việc giải Nobel hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được ra khỏi
trại giam và nhập viện do bị ung thư gan giai đoạn cuối, đặt ra câu hỏi về số
phận phía sau song sắt nhà tù của nhiều nhà ly khai Trung Quốc khác.
·
Trung
Quốc : Lưu Hiểu Ba muốn ra nước ngoài điều trị ung thư (RFI) - Nhà đấu tranh Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) muốn rời Trung
Quốc để được trị bệnh ở nước ngoài. Nhiều người thân của khôi nguyên Nobel Hòa
Bình 2010 cho biết vào hôm qua, 29/06/2017, trước bệnh tình nghiêm trọng của
ông.
·
TQ
nói nay là 'thời kỳ vàng son' với Philippines (BBC) - Ngoại trưởng Vương Nghị nói quan hệ hai nước bước vào giai đoạn
vàng son của sự phát triển và không ai nên đảo ngược tiến bộ này.
·
Bạn
dẫn Chủ tịch Tập Cận Bình tới đâu ở Hong Kong? (BBC) - Nếu được thì người dân Hong Kong đưa ông Tập Cận Bình thăm nơi
nào ở đô thị 20 năm trước Anh trả về cho Trung Quốc?
·
Quân
đội Trung Quốc diễu binh tại Hồng Kông đón chào Tập Cận Bình (RFI) - Trong ngày thứ hai thăm đặc khu hành chính Hồng Kông, chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 30/06/2017 dự lễ duyệt binh kỷ niệm 20 năm ngày
nhượng địa của Anh Quốc được trao trả cho Trung Quốc.
·
TQ
ra oai khi chủ tịch họ Tập thăm Hồng Kông (RFA) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/6 duyệt binh tại Hồng
Kông nhân chuyến thăm 3 ngày nhân dịp kỷ niệm 20 năm Anh trao trả đặc khu hành
chính này cho đại lục.
·
Hồng
Kông, một nền tư pháp dưới áp lực Bắc Kinh (RFI) - Hôm 28/06/2017, lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong
(Joshua Wong) cùng với 25 nhà đấu tranh đã bị câu lưu trong một cuộc biểu tình
phản đối Tập Cận Bình đến thăm đặc khu, nhân kỷ niệm 20 năm cựu thuộc địa Anh
được trao trả cho Trung Quốc. Những người biểu tình cũng đòi hỏi trả tự do cho
giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba và tất cả các tù nhân chính trị. Họ được thả ra
vào rạng sáng thứ Sáu 30/6, và cho biết sẽ kiện lên Tòa án Tối cao về vụ bắt bớ
này.
·
Hong
Kong thả người biểu tình phản đối (BBC) - Cảnh sát Hong Kong vừa thả một số nhà hoạt động đã bị bắt giữ vì
lên kế hoạch chuẩn bị một số cuộc biểu tình trước ngày kỉ niệm trao trả Hong
Kong.
·
Ấn
Độ lên án con đường biên giới mới do TQ xây (RFA) - Ấn Độ vào ngày 30 tháng 6 tố cáo Trung Quốc về con đường mới mà Bắc
Kinh cho xây dựng tại khu vực biên giới tranh chấp ở Himalaya.
·
Trung
Quốc xây đường sắt cao tốc $5 tỷ cho Thái Lan (VOA) - Nhằm đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chính phủ quân
đội Thái Lan sẽ ký một thỏa thuận trị giá hơn 5 tỷ đôla với Trung Quốc để xây một
mạng lưới đường sắt cao tốc
·
Tổng
thống Philippines : Một năm sóng gió nhưng vẫn trên đỉnh cao (RFI) - Vào ngày này cách nay đúng một năm, ông Rodrigo Duterte chính thức
nhập chức tổng thống Philippines. Trong một năm qua, ông đưa người dân
Philippines vào hành trình « sóng gió » với các vụ giết người trong cuộc chiến
chống ma túy, chống khủng bố và chuyển hướng ngoại giao. Thế nhưng, một năm
sau, tuyệt đại đa số người dân Philippines vẫn tin tưởng vào vị tổng thống 72
tuổi này.
·
Lệnh
hạn chế dân sáu nước và người tỵ nạn vào Mỹ có hiệu lực (BBC) - Các quy định nhập cảnh nghiêm ngặt do Tổng thống Trump đưa ra bắt
đầu có hiệu lực với người đến từ sáu quốc gia đa số là Hồi giáo và toàn bộ người
tỵ nạn.
·
Một người Mỹ tại
Paris (RFI) - Donald Trump sẽ đến Paris vào ngày 14/07/2017
theo lời mời của Emmanuel Macron nhân Quốc Khánh Pháp. Nhiều đơn vị Mỹ sẽ diễn
hành cùng với quân nhân Pháp trên đại lộ Champs Elysées ghi dấu 100 năm ngày
Hoa Kỳ tham dự Thế Chiến Thứ Nhất. Tổng thống Pháp tính toán gì khi mời chủ
nhân Nhà Trắng,người không được cảm tình của công luận châu Âu. Đề tài tốn nhiều
giấy mực.
·
Quan sát cuộc
bầu cử ở Pháp 2017: (BoxitVN) - DÂN NÀO THÌ
QUỐC HỘI ẤY
Phan Bá Phúc
Trong khi ở Việt Nam còn tranh luận xem Quốc hội đang thật sự đại diện cho ai thì ở Pháp cử tri là người có quyền quyết định thành phần Quốc hội bằng lá phiếu của họ, để chính họ quyết định vận mệnh của quốc gia, trong đó có vận mệnh của họ…
“Một sự lột xác”. Đó là 1 trong những đầu đề của đài Pháp RFI nói về cuộc bầu cử ở Pháp 2017.
Ngày Chủ nhật 07/5/2017, với cách bầu ...
Phan Bá Phúc
Trong khi ở Việt Nam còn tranh luận xem Quốc hội đang thật sự đại diện cho ai thì ở Pháp cử tri là người có quyền quyết định thành phần Quốc hội bằng lá phiếu của họ, để chính họ quyết định vận mệnh của quốc gia, trong đó có vận mệnh của họ…
“Một sự lột xác”. Đó là 1 trong những đầu đề của đài Pháp RFI nói về cuộc bầu cử ở Pháp 2017.
Ngày Chủ nhật 07/5/2017, với cách bầu ...
·
Brazil:
Gần một trăm cảnh sát bị truy lùng trong chiến dịch chống ma túy (RFI) - Ngày 29/06/2017, chính quyền Brazil, đã mở một chiến dịch chống
ma túy trên quy mô lớn tại bang Rio de Janeiro, và nhắm vào gần một trăm cảnh
sát bị nghi ngờ tham nhũng.
·
Cựu
bộ trưởng Pháp Simone Veil qua đời (RFI) - Reuters trích dẫn nguồn từ gia đình cho hay cựu bộ trưởng Y Tế
Pháp Simone Veil, đã qua đời ngày hôm nay, 30/06/2017, tại nhà riêng, thọ 89 tuổi.
·
Thượng
định G20 sắp tới ở Hamburg (RFA) - Thượng
đỉnh G20 sẽ diễn ra tại Hamburg, Đức Quốc trong hai ngày 7-8/7/ tới đây.
·
Venus
Williams bị điều tra tại nạn xe hơi chết người (BBC) - Ngôi sao quần vợt Mỹ Venus Williams bị đụng xe trong vụ dẫn đến
cái chết của một người đàn ông 78 tuổi.
·
Bạn
có thể tự rèn luyện thành người dám mạo hiểm (BBC) - Giới lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng chấp nhận rủi ro là một phần
thiết yếu để tiến bước trong thế giới ngày nay.
·
Dưa
hấu, thức giải khát thịnh hành ở Paris (RFI) - Beyoncé trong thời gian mang bầu, chỉ thích uống nước dưa hấu ép.
Mạng Instagram tràn ngập các ảnh chụp các thức uống chế biến từ quả dưa ruột đỏ.
Các tạp chí thời trang & đời sống ở Pháp thì dành khá nhiều bài vở để hướng
dẫn cách pha mocktail (tức là cocktail nước trái cây không có rượu). Năm trước
là nước dừa còn mùa hè năm nay, dưa hấu hẳn chắc trở thành thức uống thịnh hành
ở Paris.
---------------------
Tin trong nước
1.
Tin chủ quyền biển đảo
Không
giống như lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nói hôm 29/6, rằng
lý do ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt
ngắn chuyến thăm Việt Nam “vì công việc đột xuất trong nước“, một
bài phân tích chi tiết được báo Tiếng Dân dịch, cho biết lý do “rằng
Long bỏ về sau khi quan chức Việt Nam từ chối đòi hỏi ngưng tất cả các cuộc
thăm dò dầu khí trong đường 9 đoạn“. Và Hà Nội cho rằng “các lô 118
và 136 không những không có cơ sở mà còn xúc phạm“.
Nếu
thông tin trên là đúng, thì đây là một tín hiếu cứng rắn hiếm hoi mà Việt Nam
thể hiện với đại diện cấp cao Trung Quốc, trong bối cảnh được cho là Việt
Nam đang có quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ và nhật Bản.
Theo dịch giả Song Phan, một người chuyên theo dõi về
tình hình Biển Đông, thì Trung Quốc đang ngăn cản và phá rối Việt Nam khai
thác một số lô hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước
sự ngang ngược của Bắc Kinh về vùng lãnh hải Biển Đông, hôm 27/6 công dân và một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ra
tuyên bố “Phản bác và lên án các hành vi xâm lược lãnh hải, lãnh thổ
Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh”
Trong
chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Trần Đại Quang, hai bên cũng ra tuyên bố chung,
nêu rõ “Nga và Việt Nam ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử
của các bên ở Biển Đông“.
Một
bài trên báo Diplomat, Những điểm yếu của quân đội Việt Nam đã được Tiếng
Dân dịch, thì “Mặc dù có những khoản đầu tư quốc phòng đáng kể nhưng Tàu
quét mìn, xe thiết giáp và pháo binh bị xao lãng của Quân đội Việt Nam lại dễ
bị Trung Quốc tấn công“. Theo tác giả, để khỏa lấp những điểm yếu trên,
quân đội Việt Nam phải có những lựa chọn, một trong số đó là “Xây dựng
thêm đồng minh để lấp đi những thiếu sót“.
Thông tin trên đài RFI cũng lo ngại không kém, đó là
“Trung Quốc gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa” để “sẵn
sàng cho việc triển khai tên lửa“. Theo bài báo, “thông tin do Sáng Kiến
Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI) theo dõi chặt chẽ trong gần hai năm qua”.
2.
Về môi trường biển miền Trung bị tàn phá
Môi
trường biển bị tàn phá tiếp tục được sự quan tâm của báo chí. Báo Pháp luật Thành phố dẫn lời TS Nguyễn Tác An, một
nhà Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam cho rằng, việc đổ cả triệu mét khối chất
thải xuống biển sẽ có “Tác hại mãi mãi” đến “cả một vùng biển rộng lớn”
và “họ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình“.
Ngoài
ra, Báo Người Lao Động còn dẫn lời UBND tỉnh Bình Thuận
cho biết, tỉnh sẽ họp tham vấn các bên vì “Bộ Tài – Môi”, chỉ cho thực hiện việc
đổ chất thải từ tháng 7 đến hết tháng 10-2017, là quá gấp.
Cũng
theo thông tin trên Báo Người Lao Động, trả lời câu hỏi “Vì sao không đổ
trên đất liền” mà phải đổ ra biển, thì Bộ Tài – Môi nói rằng “cần
phải có diện tích lớn”.
Còn
nhớ, vào tháng 11/2016 Bộ trưởng Tài – Môi Trần Hồng Hà đã khẳng định, “Không thể đổ chất thải xuống biển“. Nếu những ai chưa biết thế nào là nói xạo thì xin mời
vào đây đọc.
3.
Vụ xử cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm
Ngay
sau khi tòa án Việt Nam tuyên phạt cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm,
10 năm tù giam, Mạng lưới blogger Việt Nam ra tuyên bố lên án bản
án là “nặng nề nhất“, và tố cáo chính quyền “vô nhân“,
đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục con đường của Mẹ Nấm.
Cũng
trong ngày
29/6 Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng ra tuyên bố “kêu gọi Việt
Nam thả Mẹ Nấm và tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức“.
Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Chính phủ Đức, Chính phủ Hà Lan đều ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam
tôn trọng quyền con người và yêu cầu thả bà Quỳnh. Mẹ cô Quỳnh, bà Nguyễn Tuyết Lan nói rằng, gia đình bà đã biết trước
bản án, và rằng “sẽ tiếp tục kháng án“.
Cộng
đồng mạng cũng có những phản ứng về phiên tòa này. Cựu nhà báo GDVN Nguyễn Đắc Kiên, một người từng gây chấn
động người đọc với bài “Vài lời với ông Nguyễn Phú Trọng“, hôm 30/6 cho rằng “Bản
án chỉ làm tôi thêm kinh tởm chế độ này và những kẻ ủng hộ, dung dưỡng cho nó,
cũng như khiến tôi càng thêm cương quyết tiến bước trên con đường mình đã chọn“.
Còn
cựu nhà báo Thanh Niên Huỳnh Ngọc Chênh trên trang
Facebook của mình cho rằng, “Đất nước không của riêng ai, suy nghĩ mỗi người
mỗi khác, không ai có quyền bắt người khác phải suy nghĩ, hành động theo cách của
mình“.
PGS
Mạc Văn Trang, người đồng sáng lập Quỹ lương tâm cho rằng, Chính phủ Việt Nam coi thường các giá trị nhân quyền.
Hội
nghị bàn tròn giữa ba nhà báo hải ngoại, do đài BBC tổ chức, các nhà báo đều nhận
định rằng: Vụ xử Mẹ Nấm ra bản án ‘quá nặng nề’
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có nhận định, sở dĩ
Blogger Mẹ Nấm bị kết án lên đến 10 năm tù, chính là “bản cáo trạng”
(mà bà Quỳnh cùng nhiều người khác) lập ra để tố cáo tội ác của ngành công an
VN“.
Xin mời độc giả xem một clip có dẫn lời của một số luật
sư, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về phiên
tòa này.
4.
Quan chức – Tài sản
Hôm
29/6 sau câu “hỏi ngỏ” của báo
Tiếng Dân, rằng ông Phạm Sỹ Quý lấy gì mà thế chấp để được ngân
hàng cho vay 20 tỷ đồng, hôm nay 30/6 Báo Đất Việt dẫn lời một chuyên gia ngân hàng cho rằng,
“để vay được ngân hàng 20 tỷ đồng, người vay phải có tài sản thế chấp tầm 28
tỷ đồng“. Thế nhưng theo theo bản kê khai tài sản mà Báo Đất Việt
thông tin, thì “tài sản và thu nhập (năm 2016) của ông Phạm Sỹ Quý có ngót
nghét 8 tỷ đồng“. Nếu ông vẫn khẳng định là vay được số tiền 20 tỷ, lúc này
có lẽ phải hỏi bên ngân hàng.
Độc
giả cũng không nên thắc mắc tại sao “Yên Bái thuộc 10 tỉnh nghèo nhất nước, phải xin cấp gạo cứu đói
hàng năm” lại có lắm quan chức giàu sụ thế. Nên biết rằng, họ phải lao
động vất vả từ nhỏ (tuy không đến nỗi thối cả móng tay), thậm chí “Từ
ngày xửa xưa làm men nấu rượu, chả thiếu nghề gì trên đời“. Hy vọng các
quan Yên Bái không nấu rượu lậu hay buôn ma túy, để được giàu có như vậy!
À, mà sao các quan không đi gánh củi thuê biết đâu giờ
này đã thành Đế vương?
Họa sỹ Lê Anh
Phong, được biết đến nhiều với tên LAP trên Báo Tuổi Trẻ Cười, vừa
có một biếm họa về sự kiện trên, mời độc giả xem:
5.
Quân đội – Kinh tế
Đừng
thấy ông Thượng tướng Lê Chiêm nói “Quân đội có chủ trương không làm kinh tế nữa” mà vội mừng.
Hãy nghe ông Phạm Văn Trà, cựu Bộ trưởng quốc phòng nói nè “Bác
(Hồ) dạy quân đội ta ngoài chức năng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu còn phải
tham gia lao động sản xuất“.
Chuyện
chủ trương quân đội làm kinh tế đã gây ra hàng loạt scandal, như sân golf Tân
Sơn Nhất; moi cát ở những đoạn bờ biển xung yếu để bán cho Singapore; lấy đất của
dân Đồng Tâm giao cho một công ty của Bộ Quốc phòng là Viettel, làm cho dân
chúng nổi loạn, phá núi đá vôi ven vịnh Hạ Long… Nhân chuyến thăm Nhật đầu
tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhờ Nhật giúp bồi dưỡng cho cán bộ lãnh
đạo VN, rồi chuyện bà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tomomi Inanda bị kêu gọi
từ chức, nhà báo Trân Văn lạc quan, đặt câu hỏi: Tướng Ngô Xuân Lịch sẽ học Nhật và sẽ xin lỗi?
Chà,
đòi hỏi Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ quốc phòng xin lỗi vì đã để cho
quân đội làm kinh tế, gây ra những vụ scandal, coi bộ khó à, bởi trong một bài
viết đăng trên Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng mới đây, ông Lịch nhấn mạnh: “Tiếp tục quán triệt và thực
hiện nghiêm túc đường lối phát triển kinh tế gắn với củng cố, tăng cường quốc
phòng-an ninh…“. Tóm lại, “phẩm chất Bộ đội cụ Hồ” là phải biết làm kinh tế!
6.
Cập nhật sự kiện Đồng tâm
Mắc
kẹt giữa Cam kết của Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Trung “không
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm” và Tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc “Xử
quan trước, phạt dân sau“, tác giả Nguyễn Trọng Bình có bài viết trên trang Viet-studies cho rằng, chính quyền
cần “đối thoại, thông qua hệ thống pháp luật minh bạch”. Nhưng
mà sợ nhất là bóng ma “đạo đức cách mạng” sau lưng đây này.
7.
Công tác cán bộ miền Tây
Không
phải miền Viễn Tây nước Mỹ xa xôi đâu, mà ở miền Tây Nam bộ chúng ta. Ông “Chủ
tịch UBND tỉnh Tiền Giang vào tháng 6.2015 cho ban hành 41 quyết định thì
đúng 2 năm sau, UBND tỉnh phải thu hồi toàn bộ 41 quyết định này vì có 39 quyết định sai
hoàn toàn, 2 quyết định chỉ đúng một phần…“. Haiza!
Còn
tại Kiên Giang, thanh tra tỉnh này phát hiện ông Nguyễn Đức Hiền, nguyên
Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang đã bổ nhiệm nhiều cán bộ khi “đã hết hạn giữ các chức vụ
của UBND tỉnh Kiên Giang giao và chờ nghỉ hưu“.
8.
Chất lượng các công trình của Trung Quốc
Là
điều thực sự gây lo ngại. Theo tin từ Báo Tuổi Trẻ, “cây cầu trị giá 10 triệu
USD do Trung Quốc xây dựng ở Kenya bị sập, làm ít nhất 27 công nhân xây dựng
bị thương“. Sự việc xảy ra “chỉ hai tuần sau khi tổng thống Kenya Uhuru
Kenyatta đến thị sát”. Cũng theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, rất may là
cây cầu chưa được đưa vào sử dụng.
Đây không phải là sự cố hiếm hoi có yếu tố Trung Quốc, các công trình do
Trung Quốc đầu tư xây dựng ở những nước có thể chế kém minh bạch, tệ tham nhũng
tràn lan…được cho là hay xảy ra bê bối.
9.
Vụ nhà báo Lê Duy Phong – Công an
Thêm
tình tiết mới, báo Tiền Phong đăng bài: Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái có hẹn Lê Duy Phong,
thế nhưng bài viết này lên mạng chẳng được bao lâu thì bị gỡ bỏ, các tờ báo
khác đăng lại cũng không còn, có lẽ để “tiêu hủy chứng cứ”, à quên “phục vụ
công tác điều tra”? Thêm tình tiết khác là hôm qua, công an TP Yên Bái cho triệu tập thêm một số phóng viên liên quan.
10.
Đại biểu quốc hội ba đầu sáu tay
Vẫn
mang tư tưởng “không quản được thì cấm“, và “chỉ biết nhòm vào
ngân sách“, ĐBQH Dương Trung Quốc bị TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) giảng cho một bài học.
TS
Nguyễn Đức Thành viết trên Facebook: “Bác Quốc đánh đông dẹp bắc kinh nhỉ.
Không ở đâu là không có mặt. Giờ lại đánh sang cả Uber, Grab. Giá mà các bác chỉ
nói những gì các bác biết thì có phải là hay không. Nhưng mà thế thì lại chẳng
được nhóm lợi ích nào ủng hộ”.
11.
An toàn giao thông – Công an
Một clip trên mạng được báo chí dẫn đăng cho thấy, một
CSGT cố bám vào gương chiếu hậu ô tô container đang chạy trên Quốc Lộ 1 đoạn
qua tỉnh Hà Tĩnh và bị xe này hất xuống đường.
Cập
nhật lúc 7h20′, từ blogger Nguyễn Văn Đề, dẫn nguồn từ otofun: viên
CSGT đó là thượng úy Nguyễn Anh Đức đã tử vong. “Tình trạng sức khỏe của thượng
úy Đức tiên lượng xấu. Sau khi cấp cứu tại BV đa khoa Hồng Lĩnh, chuyển ra điều
trị tại BV đa khoa Nghệ An nhưng do tụ máu não, đa chấn thương nên phải chuyển
ra BV Việt Đức, Hà Nội để điều trị. Do vết thương quá nặng, thượng úy Đức đã hi
sinh trong đêm 30/6“.
12.
Vụ chạy thận nhân tạo gây chết người – Công An
Trước
những đề nghị cho bác sỹ Hoàng Công Lương (SN 1986) được tại ngoại, hôm 30/6
Công an tỉnh Hòa Bình nói chưa nhận được đơn, và hứa sẽ xem xét.
13.
Thống kê của Công an Hà Nội
UBND
TP Hà Nội “nghe” Công an Hà Nội nói “có từ 84% đến trên 90% người dân đồng ý việc cấm xe máy
vào năm 2030“. Nhưng có người thắc mắc con số 90% kia mọc ở đâu ra?, một
vị đại diện cho “nhóm soạn thảo đề án quản lý xe máy” tên Lê Đỗ Mười
khẳng định “Chúng tôi không khai man, không “bốc thuốc”. Đừng để mọi
người gọi ông bằng cái tên Lê Đỗ 10% nhá!
14.
Vụ xét xử cựu hoa hậu Phương Nga
Vụ
“chia tay anh xin lại quà” giữa ông Cao Toàn Mỹ
và bà cựu hoa hậu Trương Hồ Phương Nga tạm kết thúc với hai hình ảnh
trái ngược. Trong khi “người ngoài cười nụ” thì “người trong khóc thầm“.
Tin quốc tế
1.
Mỹ – Triều Tiên – Nga
Trong
cuộc gặp gỡ Tổng thống Nam Hàn tại Nhà Trắng hôm nay, Tổng thống Trump tuyên bố,
ông không còn kiên nhẫn với Bắc Hàn. Ông nói, “Thời đại của sự kiên nhẫn chiến
lược với chế độ Bắc Triều Tiên đã thất bại. Nhiều năm đã trôi qua và nó đã thất
bại, và nói thẳng là sự kiên nhẫn đó đã hết“. Hai nhà lãnh đạo đã tỏ lập trường thống nhất chống lại Bắc Triều Tiên.
Cũng
tin Bắc Hàn, theo tiết lộ của báo Nga, thì các “đồng chí”
Bắc Hàn “hoàn toàn phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu“.
Như vậy, để Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, Mỹ sẽ phải gây sức
ép với Nga. Nhưng chuyện này khó cho Trump vì nếu Nga không làm theo, chẳng lẽ
Trump lại gây sự với thần tượng Putin của mình?
2.
Hồng Kông – Trung Quốc
Trong
ngày thứ hai thăm đặc khu, ông Tập Cận Bình dự lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Hồng Kông
được trao trả về Trung Quốc trong điều kiện an ninh được siết chặt. Hai thủ lĩnh của đảng
Vì Dân là Nathan Law và Joshua Wong và hơn chục nhà hoạt động tham gia tọa
kháng tại tượng Golden Bauhinia, của Bắc Kinh tặng cho thành phố, đã bị bắt giữ
và được thả ra sau 30 tiếng, theo báo SCMP.
3.
Mỹ – Trung – Đài
Theo
tin từ đài VOA, Hoa Kỳ đã chấp thuận bán vũ khí cho Đài
Loan trị giá 1,4 tỷ USD. Ngay lập tức, Trung Quốc đã phản ứng đòi hủy bỏ hợp đồng này và gọi
thương vụ là “hành động sai lầm“.
Vào
năm 2015 Mỹ cũng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 1,8 tỷ USD và Bắc Kinh cũng phản ứng gay gắt.
4.
Trung Quốc – Venezuela
Quan
hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Venezuela đang ở trong tình trạng dở khóc dở cười.
Theo bài phân tích được dịch đăng trên trang Việt Nam Thời Báo, với dự trữ ngoại hối khổng lồ,
Trung Quốc muốn dùng tiền của mình để “khuếch trương ảnh hưởng trên toàn cầu“,
lần này là quốc gia Nam Mỹ nhiều dầu mỏ. Tuy nhiên với tình hình
kinh tế và chính trị hết sức bất ổn của Venezuela hiện nay, thì với “những khoản
nợ cao như núi” làm sao Trung Quốc đòi nổi?
5.
Trung Quốc – Philippines
Theo BBC,
phát biểu nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines đến Trung Quốc,
ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng “quan hệ của hai nước đã bước vào thời
kỳ vàng son của sự phát triển nhanh“.
Còn
đối với Tổng thống Philippines, vẫn theo BBC thì “ông Duterte bị chỉ trích
trong nước về điều mà một số người xem là ông quá mềm yếu trước Trung Quốc trước
tranh chấp lãnh thổ kéo dài“.
--------------------------------
NGÀY 1-7-2017
(cập nhật đợt 2: 10 tổ chức và 183 cá nhân ký tên,
bổ sung phiên bản tiếng Đức bên cạnh các phiên bản Việt, Anh, Pháp đã có)
La Hồng dịch
Local
Statements
Hoàng Hưng
Thái Hữu Tình
----------------------------------
NGÀY 1-7-2017
-------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
--------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
Đặng Vỹ. Theo FB Vỹ
Đặng
Kông
Kông. Tác giả gửi tới Dân Luận
Song
Chi. Theo FB Song Chi
Dân Luận tổng
hợp
Tuyết Nghi
. Văn Việt
Người Buôn
Gió . Theo Blog Người Buôn Gió
Trần Ngọc Tuấn. Tác giả gửi tới Dân Luận
--------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
--------------------------------
NGÀY 1-7-2017
GNsP
GNsP
Đoan Trang
----------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
Thứ
Bảy, 1 tháng 7, 2017
Thứ
Bảy, 1 tháng 7, 2017
Thứ
Bảy, 1 tháng 7, 2017
Thứ
Bảy, 1 tháng 7, 2017
Thứ
Bảy, 1 tháng 7, 2017
---------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
Cưỡng
chế đất, cơ sở tôn giáo và hệ lụy 01/07/2017
------------------------------------
---------------------
.
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
Youtube: Sự Thật Hồ Chí Minh
.
Youtube: Ho Chi Minh, The Man and The Myth
.
Youtube: Cải cách ruộng đất
.
Youtube: Nhân Văn Giai Phẩm
.
----------------------
Posted
on 01/07/2017 by Kim Phụng
Posted
on 01/07/2017 by The Observer
-------------------------------
--------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
------------------------------
NGÀY 1-7-2017
-----------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
--------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
----------------------------------------
NGÀY 1-7-2017
-------------------------------
Thứ bảy, 1 tháng 7, 2017
- Cổ phần hóa "nhỏ giọt" vì tâm lý lo mất ghế (GD 1-7-17)
- Quân đội làm kinh tế - nên hay không? (DV 1-7-17) -- Bài này có nhiều thông tin!
- Ghé thăm làng nghề “có nhiều tỷ phú nhất” ở Hà Nội (DT 1-7-17)
- Vì sao người tiêu dùng vẫn chọn chợ truyền thống? (LĐ 1-7-17)
- Thị trường tân dược trước “cơn sóng” hội nhập (CAND 1-7-17)
- Giảm giá ôtô ở Việt Nam - khi khách hàng là 'thượng đế' (VnEx 1-7-17) -- Lý do nhiều người Việt không thích bán ôtô cũ cho người quen (VnEx 29-6-17) -- Đề tài cho một "paper" cho một tạp chí quốc tế hàng đầu!
- Hospice, nơi nghỉ chân cuối đời (VOA 1-7-17) -- VOA nên đăng những bài có ích như thế này!
- Người gốc Việt “lừa đảo” trong vụ hỏa hoạn London (BBC 1-7-17)
- Một học sinh Mỹ gốc Việt bị cảnh sát Mỹ bắn chết: Asian Student Holding A Pen Fatally Shot By Cops Night Before Graduation (HuffPost 30-6-17)
- Sáng tạo bất ngờ của 2 sinh viên trẻ: Phát điện bằng nước tiểu (TP 1-3-10-17) -- Nếu điều này là đúng thì khu vực nhiều người già ban đêm đèn đuốc sẽ sáng trưng!
- Kỷ niệm 100 năm ngày Nam Phong tạp chí ra đời (TT 1-7-17)
- Đời thay đổi, võ cũng đổi thay (TT 28-6-17)
- Nhà thơ Lê Anh Xuân: Như nắng chở phù sa (ANTG 1-7-17)
No comments:
Post a Comment