Trở về lại cuối năm 1972, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ
đã hoàn toàn thắng trên mọi mặt trận. Đây không phải là nhận định của tôi
(Herschensohn) mà là nhận định của chính kẻ thù chúng ta là Cộng Sản Bắc Việt.
Chiến thắng về mặt quân sự gần như là tuyệt đối khi tổng thống Nixon ra lệnh
oanh tạc mọi vị trí chiến lược từ kỹ nghệ đến quân sự ở Hà Nội lẫn cảng Hải
Phòng và cuộc oanh tạc này chỉ sẽ dừng lại cho đến khi nào Cộng Sản Bắc Việt chịu
ngồi lại vào bàn hòa đàm ở Paris.
Cộng Sản Bắc Việt hết cách đã đồng ý ngồi lại hòa
đàm tại Paris và chúng ta (Hoa Kỳ) đã chấm dứt oanh tạc như đã hứa.
Ngày 23 tháng Giêng năm 1973, tổng thống Nixon đã
tuyên bố bốn bên gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam (gọi tắt là Việt Cộng) sẽ tiếp tục hòa đàm và ký thỏa ước
hòa bình tại Paris vào ngày 27 cùng tháng. Các điều khoản trong Hiệp Nghị mà
Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa có được là một sự thắng lợi lớn đảm bảo hòa bình tại
nơi này. Tại tòa Bạch Ốc, ngày 27 được mừng gọi là ngày VVD - "Victory in
Việt Nam Day.”
Hoa Kỳ hậu thuẫn cho chiến thắng này bằng một lời
cam kết đơn giản như sau - tức là trong điều khoản hòa đàm của Hội Nghị Paris,
nếu Việt Nam Cộng Hòa cần quân viện để tự vệ khi Cộng Sản vi phạm Hiệp Định,
Hoa Kỳ sẽ quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa đầy đủ súng đổi súng- đạn thế đạn; tức
là dùng một viên đạn thì được một viên đạn mới, bị thiệt hại một trực thăng thì
có một trực thăng mới thay thế.
Sự hung hãn tấn công của Cộng Sản Bắc Việt đã bị
ngưng hẳn do những điều khoản của hiệp định Paris. Thế rồi giá trị hòa bình của
Hiệp Định này bị chà đạp do những sự kiện như sau:
1. Vào tháng Tám năm 1974, tổng thống Nixon phải từ
chức vì báo chí truyền thông Mỹ làm rầm rộ vụ Watergate (được cho là tổng thống
đặt máy nghe lén tại trụ sở đảng Dân Chủ)
2. Cũng vì vậy, sau cuộc bầu cử Quốc Hội ba tháng
sau đó, đảng Dân Chủ chiếm đa số ghế. Tân quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm
đa số quyết định cắt giảm hoàn toàn quân viện mà nước Mỹ đã chính thức cam kết
theo tinh thần hòa đàm của Hiệp Nghị Paris trước đó, gạt bỏ cam kết đồng minh
mà Hoa Kỳ đã chính thức cam kết với Việt Nam Cộng Hòa. Nói một cách khác, Quốc
Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số đã hoàn toàn bội ước.
3. Vào ngày 10 tháng Tư năm 1975, tổng thống Ford
kháng nghị quyết định này của Quốc Hội. Trong bài phát biểu trước truyền hình
vào chiều hôm đó, tổng thống Ford khẩn thiết kêu gọi Quốc Hội phải có trách nhiệm
đảm bảo danh dự và chữ tín của Hoa Kỳ, không thể bội ước như thế nhưng các nghị
sĩ của quốc mới này bỏ ra ngoài không muốn tiếp tục nghe, coi nhẹ danh dự của
Hoa Kỳ trước thế giới. Nhiều người trong số dân biểu này đã có thể trở thành
dân biểu trong danh vọng là nhờ đã bội phản nước Mỹ trước đó do có quá khứ tham
gia phản chiến bấy lâu, cho nên, họ dứt khoát bất chấp danh dự của nước Mỹ, đẩy
nước Mỹ vào quyết định bội ước.
4. Ngày 30 tháng Tư, do kiệt quệ, Việt Nam Cộng Hòa
thất thủ. Các trại tập trung mọc lên như nấm và hiện tượng Thuyền Nhân Vượt Biển
(chưa từng có trong 21 năm chiến tranh) đã xảy ra.
Nếu Việt Nam Cộng Hòa nhận được quân viện như Hoa Kỳ
cam kết (khi ngồi vào hiệp định Paris 1973), kết cục của cuộc chiến có khác đi
không?
Thật ra, kết cuộc đã khác đi từ lâu. Tướng lãnh của
Cộng Sản Bắc Việt đã thừa nhận họ đánh để dò xét thử phản ứng của tổng thống
Ford bằng cách cẩn thận lấn chiếm từng làng nhỏ một rồi từng thành phố một. Và
phản ứng của chúng ta (Hoa Kỳ) là thụ động bất hứa. Hoa Kỳ không hề quân viện
cho Việt Nam Cộng Hòa như đã cam kết. Cho nên, Cộng Sản Bắc Việt hiểu rõ ngay
là họ có thể tiến về Sài Gòn mà không còn lo sợ gì nữa. Sau này, thành phố này
đã bị đổi tên là thành Hồ.
Nguyên thượng nghị sĩ Arkansas, William FullBright,
đã từng là chủ tịch UB Đối Ngoại Thượng Viện lại còn tuyên bố (một cách trơ trẽn
mất danh dự) về sự kiện Hoa Kỳ bội ước để rồi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ như
sau: "Tôi cũng chỉ buồn như là tiểu bang Arkansas bị thua một trận bóng
ném cho tiểu bang Texas vậy thôi." (*)
Hoa Kỳ đương nhiên biết là Cộng Sản sẽ vi phạm Hiệp
Định Hòa Bình tại Paris và đã dự phòng cho trường hợp xấu nhất. Điều mà lịch sử
Mỹ không ngờ là chính Quốc Hội của đất nước này lại đi bội ước và không tôn trọng
Hiệp Định, xé bỏ cam kết và danh dự của quốc gia mình, sẵn sàng bội phản đi
giúp cho kẻ thù của quốc gia mình là Cộng Sản Bắc Việt. Sự phản bội này là sự
thật!"
Ghi chú phụ thêm từ chương trình:
a. Sau khi Sài Gòn thất thủ, hàng triệu người miền
Nam phải vào trại tập trung trong rừng rú. 250 ngàn người chết ở đó, do bị xử bắn,
bệnh tật, tra tấn hoặc bị đói kém
b. Từ năm 1975 đến năm 1995, hai triệu thuyền nhân
Việt Nam bỏ nước ra đi để cố thoát tìm tự do, khoảng 200 ngàn người bị giết, mất
tích do đắm tàu hay bị cướp biển hãm hại.
c. Ngày nay, Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng Sản nhưng
lại bỏ đường lối kinh tế XHCN vốn là nguyên nhân chính dẫn đến cả triệu người
phải hy sinh hoặc bị sát hại.
27.5.2017
____________________________________
Chú
thích:
(*) Cả triệu người tan nhà nát cửa, cả một dân tộc bắt
đầu chịu đựng độc tài tâm tối mà tên nghị sĩ này phát biểu rất vô tâm.
(**) Bruce Herschensohn là người đã từng tham chánh
dưới triều tổng thống Nixon rồi dưới triều của tổng thống Roanald Reagan và là
tác giả của nhiều cuốn sách như "The Gods of Antenna" chẳng hạn.
Herschensohn là nhà bình luận cho nhiều cuốn sách về chính trị học, nhiều
chương trình thời sự. Ông là giáo sư về chính trị học của đại học Maryland.
No comments:
Post a Comment