Monday, May 1, 2017

SÔNG LỞ NÚI TRỌC, NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SỐNG BẰNG GÌ (Văn Quang – Viết từ Sài Gòn)




Văn Quang – Viết từ Sài Gòn 
Monday, 24/04/2017 - 10:22:12

Trước hết xin nói về tình trạng khốn khổ của người dân miền Trung, vụ Formosa Hà Tĩnh, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng còn chưa xong. Nay lại đến tình trạng khai thác cát quá mức, gây ra nhiều nỗi khổ cho người dân. Trong nhiều năm vừa qua các tỉnh miền Trung hình ảnh những xóm làng bị che khuất bởi các con tàu án ngữ hút cát suốt ngày đêm đã trở nên “chuyện hàng ngày ở huyện.”

Ông nói có bà nói không

Một lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải) nói có một điểm khác biệt giữa Bộ Giao Thông Vận tải và tỉnh Bắc Ninh.
Cục Đường thủy nội địa khảo sát trên sông Cầu có 11 điểm cạn nhưng Bắc Ninh khẳng định không có điểm cạn nào. Bắc Ninh lại cho rằng việc nạo vét, thông luồng đường thủy nội địa trên sông là không cần thiết vì khảo sát của các ban, ngành và tỉnh cho thấy đã đáp ứng điều kiện. Cục Đường thủy nội địa vẫn ngang nhiên cố tình chấp thuận dự án để nạo vét lòng sông mặc kệ cho dân cầu cứu. Vì thế cảnh này mới thường xuyên xảy ra.'

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/24-Apr-2017/0422vanquang1.jpg
Cá chết nổi đầy mặt hồ
  
Chính quyền bảo kê cho các tác khai thác lậu

Ở xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, ngày 9-3, xảy ra rai nạn vỡ hồ chứa bùn thải quặng thiếc của Xí nghiệp Thiếc Suối Bắc (Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh), bùn thải chảy vào ao hồ khiến cá chết hàng loạt, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bồi lấp. Theo Cục Kỹ thuật an toàn môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, công ty xây hồ chứa bùn thải không đúng thiết kế mà chỉ đắp bằng đất, không gia cố. Trước đó đã từng xảy ra nhiều lần vỡ bờ, tràn hồ ở nhiều địa phương do đơn vị khai thác khoáng sản thiếu biện pháp an toàn. Không chỉ gây thiệt hại dân sinh mà các hóa chất còn thẩm thấu, hòa trong nguồn nước, ảnh hưởng môi trường…

Bị “cát tặc” ngang nhiên khai thác kiểu tận thu, nhiều chân đê hư hỏng, bờ sông sạt lở nhưng khắc phục lại cực kỳ tốn kém. Lấy tiền đâu ra mà sửa chữa? Lại lại lấy tiền và công sức của dân thôi. Chứ nhà nước nợ đầm đìa lấy tiền đâu mà sửa?

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/24-Apr-2017/0422vanquang7.jpg
Quãng đường 6 km, mỗi phách gỗ được trả khoảng 250,000 đồng VN (gần $11) tiền vận chuyển


Theo những người dân địa phương, đơn vị đứng ra tổ chức và thu tiền của hàng chục chiếc tàu chở cát là công ty Trọng Cường đóng tại thành phố Bắc Ninh. Nhìn hoạt động khai thác cát lậu diễn ra công khai cả ngày lẫn đêm, người dân địa phương không thể không đặt câu hỏi, phải chăng những đối tượng khai thác cát lậu này đã được chính quyền bảo kê.

Theo ước tính, với số lượng khoảng 20-30 tàu khai thác cát cả ngày và đêm như hiện nay, mỗi ngày công ty Trọng Cường ước thu về từ 700 triệu - 1 tỷ đồng. Các quan ăn no, ở nhà lầu, thằng dân vùi mình trong dòng nước lạnh, sống dở chết dở không cần biết. Đó là cách “đối phó hữu hiệu” của các quan hiện nay.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/24-Apr-2017/0422vanquang3.jpg
Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế Tân


Rừng cũng bị tàn sát nặng nề

Biển đã bị đầu độc, rừng cũng bị tàn sát nặng nề. Ai tàn sát rừng? Lâm tặc không thể ngang nhiên chui vào rừng chặt cưa gỗ ầm ầm suốt ngày đêm và chuyển ra thành phố an toàn nếu không có các cơ quan chức năng che chắn bảo kê.
Chuyện không chỉ xảy ra ở một nơi mà ở nhiều tỉnh khác nhau. Chỉ lấy vài chứng cớ gần đây có thể chứng minh thảm họa này là có thật và do chính các anh vừa có nhiệm vụ canh gác rừng vừa là lâm tặc. Từ bao năm nay, rừng ở VN đã “chảy máu” nhiều rồi. Dân đã mất biết mất biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước không thể thống kê đo đếm hết được.
Hai vụ phá rừng gần đây điển hình nhất ở Quảng Nam và Điện Biên

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/24-Apr-2017/0422vanquang5.jpg
Một số nhà kho gần cửa khẩu được các quan dựng lên để giấu gỗ

Vụ phá rừng ở tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chức năng phát giác bãi tập trung hơn 280 phách gỗ pơ mu nằm gần Trạm Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang).
Đây là vụ vi phạm nghiêm trọng quy định về khai thác, quản lý, bảo vệ rừng, vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới.
Tỉnh ủy Quảng Nam đã ra thông báo số 83 về kết quả kiểm tra, thi hành kỷ luật liên quan đến vụ việc khai thác gỗ pơ mu trái phép và vận chuyển, cất giấu gỗ không có giấy tờ hợp pháp tại khu vực biên giới cửa khẩu Nam Giang (thuộc xã La Dêê, huyện Nam Giang).

Bốn ông cán bộ biên phòng có trách nhiệm canh rừng lại phá rừng

UBKT Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, Chi bộ 3 (Trạm kiểm soát cửa khẩu Nam Giang) và Đảng ủy Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang là các tổ chức đảng lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ biên phòng và quản lý, bảo vệ khu vực biên giới cửa khẩu, nhưng đã buông lỏng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/24-Apr-2017/0422vanquang2.jpg
Hồ điều tiết vốn ô nhiễm nay thêm nạn cá chết


Thực hiện không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hành của ngành về công tác biên phòng, biên giới và phối hợp quản lý, bảo vệ rừng để xảy ra vụ khai thác trái phép 60 cây gỗ pơ mu.

Không kịp thời phát hiện việc vận chuyển, cất giấu 758 phách, tám lóng gỗ tròn với khối lượng 54,426 m3 và một số gỗ dỗi không có giấy tờ hợp pháp ngay tại khu vực cửa khẩu và gần trạm kiểm soát thuộc địa bàn đồn biên phòng, trạm kiểm soát có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát, quản lý.

Kiểu nói “thực hiện không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ”, chỉ là cách nói cho nhẹ bớt tội ăn cướp tài sản của dân của nước mà thôi. Ai cũng biết các ông quan ở VN thuộc ngành nào thì ăn xén, ăn ăn cắp ở ngành đó. Từ anh cảnh sát khu vực đến quản lý thị trường nhỏ ở nông thôn hay ở các khu phố đều có quyền sinh sát trong tay. Lên đến các quan ở các cơ quan lớn anh nào cũng chỉ lăm le vớ được miếng nào ngon thì cứ nhét vào túi. Huống chi mấy ông cán trông coi rừng trong tuốt nơi xa xôi tha hồ ăn cắp gỗ rừng mang đi bán, chẳng mấy lúc mà thành tỷ phú. Thậm chí ngang nhiên để gỗ lậu ngay trong trụ sở của kiểm lâm.

Hạt kiểm lâm Rừng phòng hộ Nam Sông Bung liên tiếp phát hiện hàng trăm phách gỗ pơ mu cất giấu sát Trạm Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang và trong khuôn viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang.

Ai ăn cắp gỗ?

- Chính ông Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang đứng đầu bọn trộm cướp này đã bị đình chỉ công tác. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đoàn công tác vào hiện trường và yêu cầu lập ban chuyên án. Số gỗ pơ mu thu được có hơn 590 phách với khối lượng hơn 44.3 m3.
- Người thứ hai là Trung úy Dương Văn Hoàng (Đội trưởng đội kiểm tra, giám sát Trạm kiểm soát cửa khẩu Nam Giang.
- Người thứ ba là Thiếu tá Đỗ Hoành Minh (Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Nam Giang).
- Người thứ tư là Thượng úy Nguyễn Thế Nhân (Phó Bí thư Chi bộ 3, Phó trạm trưởng Trạm kiểm soát cửa khẩu Nam Giang).

Nhận gỗ tặng trái phép

Chưa hết, Lê Trung Thịnh (Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Nam Giang) đã nhận của người lao động trong Chi cục mua, tặng và cất giữ 7,776 m3 gỗ không có đủ hồ sơ hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản, về hàng hóa xuất nhập khẩu; vi phạm quy định của Chính phủ và của ngành về nhận quà tặng.

Cùng với cục trưởng Lê Trung Thịnh còn có ông Đỗ Tuấn (Bí thư chi bộ, Giám đốc Ban quản lý - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung) và ông Ông Hồ Thanh Hiệp (Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung). Cả ba ông này chỉ bị yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm thôi. Nhóm lâm tặc có sự dung túng của lực lượng chức năng, tổ chức rất chặt chẽ từ khâu khai thác, vận chuyển, đến đưa qua Lào tập kết chờ hợp thức hóa thủ tục rồi tuồn trở lại Việt Nam tiêu thụ với giá cao

Kiểm điểm và rút cái sợi dây kinh nghiệm dài vô tận rồi cứ việc tiếp tục hành nghề ăn cướp và tha hồ mang về quê xây biệt phủ, rủng rỉnh với cái gia tài đồ sộ trước mặt lũ dân đen.

Tại tỉnh Điện Biên phá rừng pơ mu trong khu bảo tồn thiên nhiên

Kết quả ban đầu xác định, có 4 đối tượng trực tiếp vào rừng khai thác gỗ pơ mu, trong đó Vi Văn Hoài (SN 1989, ở bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong) khai thác 6,22m m3 gỗ pơ mu, đủ khối lượng để khởi tố Hình sự tội danh ''Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng''. Bị can Hoài được cho tại ngoại và cấm đi ra khỏi nơi cư trú.
3 đối tượng còn lại là Lô Văn Báo (SN 1990); Lô Văn Phong (SN 1986) và Vi Văn Hải (SN 1993) sẽ bị… xử phạt hành chính.
- Giám đốc trung tâm y tế huyện cũng dùng xe biển xanh chở gỗ lậu
- Hai ông “lãnh đạo” cao nhất Trung Tâm Y Tế huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) thừa nhận dùng xe biển xanh của đơn vị chở 4 khúc gỗ Hương Giáng không giấy tờ.

Đó là ông Cao Sỹ Phượng (Giám đốc trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa) và ông Phạm Công Thành (Phó giám đốc) thừa nhận, vào cuối tháng 3 đã dùng xe công biển kiểm soát Quảng Bình đi chở 4 gốc gỗ Hương Giáng, trọng lượng 60 kg không giấy tờ.

Hai người này cãi cối rằng mua 4 gốc gỗ của người dân thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá. Nhưng sự việc bị đã bị người dân ghi hình khi các cán bộ của Trung tâm y tế huyện trả tiền và bốc gỗ lên xe.

Ông Cao Sỹ Phượng gửi văn bản báo cáo lên cấp trên lại đổ cho cấp dưới, Ông cho rằng không có việc dùng xe công của đơn vị để chở gỗ lậu, và chủ sở hữu 4 gốc gỗ là nhân viên dưới quyền.

Bạn đọc đã thấy toàn những ông quan to đứng đầu một ngành ăn cướp thì người dân chịu sao nổi. Đến khi mọi hàng động tàn nhẫn đó được phơi bày thì cũng chỉ bị “ rút kinh nghiệm hoặc cùng lắm là khiển trách thôi. Pháp luật mất tích rồi.

Vì thế người dân phải chịu trăm lần cực khổ cay đắng. Chỉ lấy một địa phương nhỏ thôi cũng đủ nói lên tình trạng này.

Đà Nẵng tái diễn tình trạng cá chết trên đồng ruộng

Người dân xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn đang la làng vì cá bắt đầu chết rải rác vài ngày qua và đến ngày 12.4 thì xác cá nổi dày trên mặt ruộng. Người dân rất đau khổ bởi đây là lần thứ 3 từ đầu năm xảy ra tình trạng này, trong khi nguồn nước cũng ô nhiễm khiến người làm đồng mắc nhiều bệnh ngoài da.
Người dân xã Hòa Tiến cho biết họ đã làm đơn kêu cả năm qua nhưng chưa được giải quyết. Sở tài Nguyên – Môi Trường (TN-MT) đã lấy mẫu nước xét nghiệm, xác định nước thải từ Công ty T.Đ.T chứa lượng kim loại nặng vượt chuẩn nhiều lần, gây ô nhiễm. Sở TN-MT TP.Đà Nẵng đã thông báo cho đơn vị có thẩm quyền giải quyết là chính quyền thị xã Điện Bàn. Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn nhiều lần, yêu cầu công ty có biện pháp xử lý, Nhưng đến nay công ty này trơ ra như đá vẫn tiếp tục. Vậy công ty này dựa vào đâu để coi mạng sống của người dân như cỏ rác nếu không được một ông to một bà lớn nào đó đứng sau?
Cuộc đời những anh dân đen bây giờ như cá nằm trên thớt, các tay có quyền có thế tha hồ vơ vét, dân chỉ còn cái khố rách sống vất vưởng qua ngày.

Văn Quang (18 tháng 4, 2017)

---------------

BÀI MỚI :

Saturday, 29/04/2017 - 10:00:50





No comments:

Post a Comment