28/05/2017
Có thể còn nhiều Sắc lệnh nữa, nhưng chỉ cần biết đến
“Sắc Lệnh số 158 –SL ngày 17 tháng 5 năm 1950”, cũng đủ để nhận ra, chính quyền
cách mạng năm 1945 do nhiều lực lượng yêu nước tiến hành, dưới tay “Cha già dân
tộc” chuyển hóa mạnh mẽ và dứt khoát thành chính quyền thổ phí bắt đầu từ năm
1950. Nội dung của Sắc Lệnh này quy định rất rõ ràng, đó là đề bạt bổ nhiệm những
“cán bộ cộng nông”, thực chất là bần cố nông, những người đọc chưa thông viết
chưa thạo, chuyên nghề bám đít trâu đen, chỉ có mơ ước duy nhất là lo cho đầy
cái bụng, trở thành Thẩm phán, người cầm cân nảy mực cho công lý của chế độ:
“Điều 1: Những cán bộ công nông có thành tích kinh
nghiệm có thể được bổ vào một ngạch thẩm phán thích đáng theo đề nghị của một Hội
đồng tuyển trách.
Điều 2: Các thẩm phán toà án nhân dân huyện nếu có
năng lực và tinh thần phục vụ có thể được thăng bổ lên ngạch thẩm phán toà án
nhân dân tỉnh, theo đề nghị của Hội đồng tuyển trách”.
Sau sắc lệnh này liền diễn ra phong trào Chỉnh huấn
năm 1951. Đây là cú dằn mặt đầu tiên những cán bộ trong bộ máy xuất thân từ
thành phần trí thức tiểu tư sản, khởi dậy tinh thần căm thù giai cấp bóc lột, đấu
tranh giữa hai con đường với thành phần trí thức tiểu tư sản, đề cao vai trò
nòng cốt của những người vô học, lưu manh, bợm bãi, được Mác Lenin gọi là giai
cấp công nông.
Trong hai năm học tập, chính quyền của ông Hồ Chí
Minh đã đặt được lưỡi hái thần chết vào tay giai cấp công nông này.
Tiếp theo, năm 1953, ông Hồ Chí Minh chính thức tháo
chuồng, tháo khoán cho những lưỡi hái thần chết công nông này đi vào đời sống
xã hội bằng chủ trương Cải cách ruộng đất. Trong sáu năm (1953 – 1958) lưỡi hái
thần chết của ông Hồ Chí Minh đã lẹ làng, gọn gàng bắt, tống tù, đấu tố oan sai
gần một triệu người, tương đương 5% dân số, phay ít nhất 172 ngàn người ( Theo
tài liệu công khai Đảng cộng sản Việt Nam). Người bị oan sai bị phay là ai? Họ
là những nhân sĩ trí thức, những nhà báo nhà văn, những người nổi tiếng có uy
tín trong xã hội, những ngươi giầu có yêu nước, những người trung lương với sự
thật và có rất nhiều người là những đồng chí, những cộng sự, những người kề vai
chiến đấu với Người, nhưng người có công với cách mạng. Những tinh hoa trên các
mặt đời sống xã hội của người Việt Nam đã bị lưỡi hái thần chết của Người “phay
tận gốc, trốc tận rễ”.
Có đủ mọi kiểu giết người tàn bạo không ghê tay gớm
máu, vì nhân danh cách mạng, nhân danh công lý là những thẩm phán miệng răng
đen, tay cầm mã tấu: “Mấy cụ kể : Bọn tôi ớn nhất loại thẩm phán “răng
đen” này, nó mà rút cái dấu củ khoai trong tay nải ra là một mạng người đi đứt
– Theo Ngô Nhật Đăng”. Thổ phỉ đến như thế, nhưng ông Hồ Chí Minh vẫn vừa lau
nước vừa hoan hỉ nói trong đại hội đảng năm 1960: “Đây là cuộc cạch mạng chí
nhân, chí tình, chí nghĩa”. Trời đất ơi, tôi nghe câu ông nói mà rờn rợn như có
bó nứa sắc bình thản vuốt từ sống lưng lên đỉnh đầu tôi.
Ông Hồ Chí Minh cố ý giết nhiều người cốt làm cho
dân chúng sợ hải và mục đích là để cho ông và chính quyền của ông dễ bề
cai trị dân chúng về sau.
Sau cải cách, chính quyền thổ phỉ của ông Hồ Chí
Minh đã quá lộ mặt. Nhưng không vì đã lộ mà chính quyền thổ phỉ của ông sám hối,
dừng lại mà con đường thổ phỉ của chính quyền tiếp tục tiến lên bằng cách:
– Xóa bỏ Bộ Tư Pháp và nhất quyết không cho mở trường
luật. Tiến sĩ, giáo sư luật nổi tiếng như ông Nguyễn Mạnh Tường cũng tự phải biến
mình thành thứ rẻ rách đồ chơi trong chính quyền thổ phỉ này. Giáo sư triết học
Trần Đức Thảo thì biến thành con gà què, quẩn quanh trong chuồng của chính quyền,
đến cục tác một tiếng cũng không dám. Thân bại, danh liệt ngơ ngẩn cả một đời..
– Cướp đất của dân, dồn dân vào chuồng trại có tên
là nhà nước Hợp tác xã để dễ bề cướp của và bắt người phục vụ cho kế lược của
quan thày là Trung Cộng và Liên Xô trường kỳ đánh nhau với Mỹ và Việt Nam Cộng
hòa trong 20 năm với một quyết tâm, “năm năm, mười năm, hai mươi năm hoăc lâu
hơn nữa chúng ta cũng đánh và đánh cho đất nước đến “không còn gì quý hơn”…
cũng đánh.
Theo nền tảng chính quyền thổ phỉ do ông Hồ Chí Minh
tạo dựng lên từ buổi ban đầu, đến nay, Việt Nam sửa chữa bằng cách soạn ra cả một
rừng luật. Nhưng đám quan nha, con ông cháu cụ, có bản tính, “ăn không từ một
thứ gì của dân” lại là kẻ “cần cân nảy mực” công lý chỉ xử theo luật rừng, luật
ngày xưa của ông Cụ.
Ngay trong thời đại thông tin đã tràn ngập đến từng
nhà vệ sinh của mỗi gia đình và đám con ông cháu cha của chính quyền thổ phỉ hiện
tại luôn cố gắng hội nhập với văn minh của thế giới, nhưng vẫn cứ thích sài luật
rừng thổ phỉ, rằng: “Luật sư phải có nghĩa vụ tố cáo tội phạm của thân chủ – Chủ
tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân” và vẫn bắt, tống tù, thủ tiêu những
người phản biện bằng các điều luật 88, 258 và các quy định rất mù mờ khác.
Trong tiểu thuyết bi hài “Cò hồn Xã nghĩa” của nhà
văn Phạm Thành có đoạn:
“Cũng là vì bọn vua quan, tướng lĩnh, cha truyền con nối, lục lâm, thảo
khấu có tới một ngàn năm cầm quyền mà đất nước thời nào cũng vô luật.
Vô luật, thực ra cũng là một thứ luật. Đó là thứ luật của quyền lực. Quyền
lực là luật. Luật là quyền lực. Chính thể nào cũng chỉ có một thứ luật như vậy.
Mục đích là để chúng sử dụng quyền lực được tự do. Quyền lực được dễ dàng
lên nhanh, xuống nhanh như cái công cụ tình dục của giống đực; được dễ dàng rộng
hẹp, nông sâu như cái công cụ tình dục của giống cái; được dễ dàng bắt người,
giết người, đày dọa hãm hại người như trò chơi tung hứng hay trò cá cược đỏ đen
xóc đĩa”.
*
Mời
đọc thêm (theo fb Ngô Nhật Đăng):
“SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 158-SL NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 1950
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 13-SL ngày 24 tháng 1 năm 1946 và
các sắc lệnh tiếp theo tổ chức các toà án và ngạch thẩm phán;
Chiểu Sắc lệnh số 76-SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 ban
hành quy chế công chức Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ
Nội vụ;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ, sau khi Ban
thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Những cán bộ công nông có thành tích kinh
nghiệm có thể được bổ vào một ngạch thẩm phán thích đáng theo đề nghị của một Hội
đồng tuyển trách.
Điều 2: Các thẩm phán toà án nhân dân huyện nếu có
năng lực và tinh thần phục vụ có thể được thăng bổ lên ngạch thẩm phán toà án
nhân dân tỉnh, theo đề nghị của Hội đồng tuyển trách.
Điều 3: Hội đồng tuyển trách nói ở điều 1 gồm có:
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp hay người đại diện: Chủ tịch.
– Một đại biểu Bộ Nội vụ Hội viên.
– Một thẩm phán do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đinh Hội
viên.
– Hai đại biểu do các đoàn thể công nông đề cử Hội
viên.
Điều 4: Một nghị định Bộ Tư pháp sẽ ấn định chi tiết
thi hành sắc lệnh này.
Điều 5: Những điều khoản trái với sắc lệnh này đều
bãi bỏ.
Điều 6: Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ
chiểu sắc lệnh thi hành.
Hồ Chí Minh đã ký.”.
No comments:
Post a Comment