BBC Tiếng Việt
26 Tháng 4, 2017
Việt
Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều nhà báo,
blogger nhất thế giới, báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới
(RSF) xếp hạng Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn thuộc các nước đội sổ.
Việt Nam đứng hạng 175/180, không thay đổi so với xếp hạng năm 2016. RSF
Ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình
Dương của RSF, nói trong thông cáo báo chí rằng ngày càng có nhiều chính phủ tại
châu Á cố tình lẫn lộn giữa nhà nước pháp quyền và dùng luật để cai trị.
"Bằng việc tăng cường dùng các luật hà khắc,
các chính phủ có khuynh hướng toàn trị hy vọng biện minh được cho nỗ lực siết
ruyền thông và tiếng nói chỉ trích.
"Khi không đối phó được với quốc tế lên án, chính phủ các nước này
nhanh chóng tung ra các nguyên tắc không can thiệp, chủ quyền hoặc thậm chí an
ninh quốc gia nhằm né tránh các trách nhiệm nhân quyền quốc tế và bổn phận hiến
định về bảo vệ tự do truyền thông và thông tin," ông Ismail nói.
Được RSF công bố hàng năm từ 2002, Chỉ số
Tự do Báo chí Thế giới đo mức độ tự do truyền thông tại 180 nước.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực vi phạm tồi tệ thứ
ba trên thế giới nhưng lại có những nước nằm đội sổ nhiều nhất.
Năm 2016 Tổ chức Phóng
viên Không Biên Giới (RSF) đưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào danh sách
"kẻ thù của tự do truyền thông". RSF
Lào đứng thứ 170 trong khi Việt Nam (175), Trung Quốc
(176) và Bắc Hàn (180).
RSF vào tháng 11 năm ngoái lập danh sách mà họ mô tả
là "kẻ thù của
tự do truyền thông" trên thế giới. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, có tên trong danh sách 35 người bao gồm lãnh đạo một
số nước, chính khách, lãnh tụ tôn giáo.
'Lo
tuyệt thực'
Trong một diễn biến đáng chú ý, mẹ của blogger Mẹ Nấm,
tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tỏ ra quan ngại về việc con mình không nhận
đồ ăn và tiền gửi của gia đình khi gửi vào trong tù.
Bà Nguyễn Tuyết Lan nói với BBC rằng vào ngày 17/04
bà có đi gửi một số đồ ăn và thuốc vitamin cho con mình nhưng cán bộ trại giam
tại Khánh Hòa nói không được gửi thuốc.
"Tôi thắc mắc là sao người khác gửi được mà tôi lại không gửi được
thì hôm sau cán bộ trại giam nói là "chị Quỳnh nói là nếu những thứ gì mẹ
tôi gửi vào thì phải cho tôi nhận đủ không thì sẽ không nhận cái gì nữa".
VIDEO
: Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm
"Tức là cán bộ trại giam gọi tôi lên nhận lại toàn bộ những thứ tôi
gửi trong đó có đồ ăn và tiền tôi gửi vào. Điều này làm tôi rất lo bởi nếu
không có tiền và không có đồ ăn thì con tôi sẽ ăn bằng cái gì và tới 08/05 thì
tôi mới có tới thăm con tôi," bà Lan nói.
Bà Lan cho biết kể từ khi con bà bị bắt bà chưa được
gặp con mình lần nào và bà dự định ngày 08/05 tới trại là vì 07/05 hết hạn bắt
tạm giam.
Trong khi đó, nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến nói với
BBC về quan ngại mà bà gọi là "có khả
năng Mẹ Nấm tuyệt thực" để phản đối. "Với sự thân hiểu của tôi về chị,
tôi cho rằng Quỳnh đang tuyệt thực lần hai để phản đối hành vi cửa quyền của
công an tỉnh Khánh Hoà."
Trước đó, nhà hoạt động này viết trên trang
Facebook cá nhân: "Việc kiên quyết cự
tuyệt nhận đồ của người nhà gửi vào như một lời nhắn của chị đến mọi người."
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì
tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa khi đó nói bà Quỳnh đã
"soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."
Vào tháng 03/2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh bà
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong số 13 phụ nữ được trao giải thưởng Phụ nữ Quả
cảm Quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngay sau
đó nói: "Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại
giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành
vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp
và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước".
-------------------------------
Thụy My – RFI
Đăng ngày 26-04-2017
Đả
kích nhắm vào truyền thông, tin giả, đàn áp… « chưa bao giờ tự do báo
chí lại bị đe dọa đến thế ! ». Tổ chức Phóng viên Không
biên giới (RSF), trong bản báo cáo thường niên được công bố hôm nay 26/04/2017,
đã báo động như trên. Riêng Việt Nam vẫn giữ nguyên thứ hạng 175 như năm ngoái.
Bản đồ xếp hạng tự do báo chí năm 2016, theo RSF. Ảnh : RSF
Theo RSF, tự do báo chí lâm vào tình trạng « khó
khăn » hay « nguy ngập » tại 72/180 quốc gia, trong
đó có Trung Quốc, Nga, Ân Độ, hầu như toàn bộ Trung Đông, Trung Á và Trung Mỹ
và hai phần ba châu Phi. Bản đồ tự do báo chí năm nay tràn ngập màu đỏ (biểu thị
tình trạng « khó khăn ») và màu đen (« nguy ngập »).
Báo chí chỉ được tự do tại khoảng năm chục nước ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, Nam Phi.
Cũng như trong năm 2016, các nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy
Điển, Phần Lan, Đan Mạch) dẫn đầu về tự do báo chí, và đứng chót vẫn là Bắc Triều
Tiên (thứ 180) – nơi mà « nghe đài nước ngoài có thể bị đưa đi tập
trung cải tạo ».
Trong số 25 quốc gia mà báo chí bị đe dọa nhiều nhất,
theo RSF, có Ai Cập và Bahrein, « những nhà tù của các nhà báo »
; Turkmenistan (đứng thứ 178), bị coi là « một trong các chế độ độc tài
khép kín nhất thế giới », và Syria (177), nơi nguy hiểm chết người nhất
đối với phóng viên.
Riêng tại châu Á, các nước Trung Quốc (176) và Việt
Nam (175) là nơi cầm tù nhiều nhà báo nhất. Pakistan (139), Philippines
(127), Bangladesh (146) được đánh giá là nhiều nguy hiểm cho nghề báo. Khu vực
châu Á bị cho là có nhiều nhà độc tài thù địch với báo chí như Trung Quốc, Bắc
Triều Tiên hay Lào (170), là những « hố đen » thông tin.
RSF quan ngại trước « nguy cơ chao đảo
nghiêm trọng » về tự do báo chí, « nhất là tại các nước dân chủ
quan trọng ». RSF nhận định « việc ông Donald Trump lên nắm
quyền tại Hoa Kỳ và chiến dịch Brexit ở Anh đã tạo cơ hội cho việc đả kích báo
chí và tin giả ». Đồng thời lấy làm tiếc khi « nơi nào mà lãnh đạo
độc tài lên ngôi, thì tự do báo chí lại thụt lùi », trong đó có Ba
Lan, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga.
Riêng nước Pháp từ hạng 45 lên 39, do tác động của vụ
thảm sát ở tuần báo Charlie Hebdo năm 2015. Tuy nhiên RSF nhận thấy « một
bầu không khí bạo lực và nguy hại » trong chiến dịch tranh cử tổng thống,
« khi việc lăng mạ, la hét phản đối phóng viên trong các cuộc mít-tinh
đã trở thành chuyện bình thường ».
--------------------------
VOA Tiếng Việt
26/04/2017
“Tự do báo chí trên
thế giới chưa bao giờ bị đe doạ như trong lúc này”. Đó là nhận định của
Tổ chức Ký giả Không Biên giới khi công bố chỉ số tự do báo chí thường niên hôm
thứ Tư 26/4.
Map: Reporters Without Borders 2017 World Press Freedom rankings
Tổ chức bênh vực tự do báo chí đặc biệt nêu bật các
quốc gia dân chủ là nơi mà các quyền tự do báo chí sa sút nhiều nhất trong năm
qua.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới có đoạn
viết:
“Với những tuyên bố đáng chê trách, các luật lệ khắc nghiệt, các xung đột
lợi ích, và ngay cả việc sử dụng bạo lực, các chính quyền dân chủ đang chà đạp
lên một quyền tự do mà trên nguyên tắc, lẽ ra phải là một trong những chỉ dấu
hàng đầu về thành tích của họ.”
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói
các quyền tự do báo chí bị hạn chế rõ rệt nhất tại những nước nơi mà “mô thức một
nhà cai trị có xu hướng bạo lực chính trị lên ngôi,” chẳng hạn như ở Ba Lan,
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng Thư Ký của Tổ chức Ký giả Không Biên giới
Chistophe Deloire phát biểu:
“Đà các nền dân chủ hướng tới điểm “giọt nước tràn ly” rất đáng lo ngại đối
với những ai hiểu rằng nếu tự do báo chí không được bảo đảm, thì không thể đảm
bảo các quyền tự do nào khác.”
Nói tổng quát, 62% các nước được đánh giá cho thấy
có hiên tượng sa sút về tự do báo chí trong chỉ số năm 2017.
Na Uy, Thuỵ điển, Phần Lan, Đan Mạch và Hà Lan nằm
trong số các quốc gia có chỉ số tự do báo chí cao nhất đối với các nhà báo.
Bắc Hàn bị xếp hạng chót, Tổ chức Ký giả Không Biên
giới nói nước này “tiếp tục kềm kẹp dân nước họ trong tình trạng thiếu thông
tin và bị khủng bố.” Cũng trong danh sách các nước bị xếp ở cuối bảng có
Eritrea, Turkmenistan, Syria và Trung Quốc, là những nước được xếp hạng đứng
trên Bắc Hàn.
Các nước nơi quyền tự do báo chí đã cải thiện nhiều
nhất so với chỉ số năm 2016 gồm có Lào, Pakistan, Thuỵ Điển, Myanmar và
Philippines. Trong các nước nơi quyền tự do báo chí sa sút nhiều nhất có Ả Rập
Xê-út, Ethiopia, Maldives và Uzbekistan.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới còn
quy lỗi cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và những lời lẽ ông đã dùng trong
khi phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống, thường xuyên nhắm tấn công các tổ
chức truyền thông và miêu tả những bài tường trình của họ là “tin tức giả.”
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới viết:
“Những lời lẽ đầy hận thù do ông chủ Nhà Trắng đưa ra, và những tố cáo của
ông rằng báo chí dối trá, cũng tiếp tay mở đường cho các cuộc tấn công vào giới
truyền thông ở hầu hết các nơi khác trên thế giới, kể cả tại các nước dân chủ.”
Hoa Kỳ xếp hạng thứ 43 trong chỉ số tự do báo chí, sụt
hai bậc so với năm 2016. Anh, nước đã quyết định tách ra khỏi khối Liên hiệp Âu
châu (EU) trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi năm ngoái, xếp hạng thứ 40.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nhận định:
“Việc ông Donald Trump lên nắm quyền tại Hoa Kỳ và chiến dịch Brexit, nước
Anh rời khối EU, mang nặng dấu ấn của một chiến dịch công kích báo chí gây nhiều
chú ý, một cuộc tranh luận độc hại chống truyền thông báo chí đã đẩy thế giới
vào một thời đại mới của “ hậu sự thật”, chỉ dựa vào cảm tính, đám đông thay vì
cân nhắc trên nền tảng sự thật hay dữ liệu, một thời đại đầy những thông tin
sai lạc và tin tức giả.”
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói
Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục là những khu vực nguy hiểm nhất đối với các nhà
báo tác nghiệp tại đó, kế đến là Đông Âu và Trung Á.
No comments:
Post a Comment