04-28-2017
(VNTB)
Chiều ngày 18/4/2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bộ Thông tin & Truyền
thông (bộ 4T) đã trả lời hàng loạt câu hỏi “nóng” của các ĐBQH về công
tác quản lý an toàn thông tin mạng, việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi
đăng tải thông tin xuyên tạc, trong đó có cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây hoang
mang trong dư luận theo đó Bộ sẽ làm việc với Facebook để gỡ bỏ các trang mạng
bôi nhọ lãnh đạo. Facebook hứa sẽ làm việc với Bộ ngày 26/4.
Trước thông tin này cộng với nghị định
72/2013/NĐ-CP và Thông Tư 38 liên qua đến quản lý internet, nhiều người
nghĩ rằng nhà nước VN đang "đi đêm" với các mạng xã hội đặc biệt là
Facebook và Google để kiểm soát các lực lượng đấu tranh dân chủ.
Thực sự mà nói, hiện nay pháp luật VN đã có những điều
khoản xử lý những trường hợp xúc phạm nhân phẩm người khác cho dù là trực tiếp
hay qua các phương tiện truyền thông, và nước nào cũng có những ràng buộc pháp
lý như thế. Tại Pháp, xúc phạm nhân phẩm có thể bị phạt đến 40.000 euros và/hay
1 năm tù giam. Và tại Đức, nội các Đức đã phê chuẩn một dự luật mà có thể phạt
tiền Facebook, Twitter, và các trang web truyền thông xã hội khác nếu không loại
bỏ "nội dung bất hợp pháp" một cách nhanh chóng. Kế hoạch yêu cầu các
công ty này phải xóa các bài viết có nội dung thù địch và tin giả mạo. Nếu
không, chính phủ có thể phạt các nhóm này lên đến 53 triệu đô la Mỹ.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trao quà lưu niệm cho bà Monika Bickert, Giám
đốc chính sách nội dung toàn cầu của Facebook.
Tuy nhiên, tôi khó có thể tưởng tượng ngày nào đó FB
phải chạy theo từng tài khoản một đễ kiểm tra nội dung có giả mạo hoặc chống
phá ai đó hay không ? Đó là chưa kể là nhiều tên chủ khoản là các tên ảo
(nickname), hoặc đó là chưa kể việc tên thì thật nhưng người thì không. Một
khía cạnh khác cũng khó xử là nhiều người cho rằng tài khoản (facebook) của họ
là một không gian riêng tư. Họ có mạ lỵ hay xúc phạm cũng như họ đóng cửa chửi
rủa, ai nghe được thây kệ.
Ngoài những sự việc có tính cách pháp lý nói trên,
còn vài chi tiết cần lưu ý:
Tôi không hiểu tại sao ông Tuấn lại phải giẫy nhữ đỉa
phải vôi lên như thế khi "95% dân chúng đặt niềm tin vào Đảng trong các cuộc
bầu cử", Mặt trận Tổ quốc với khoảng 40 hội thành viên len lỏi kiểm soát tử
cọng tóc đến lông chân mọi người, cộng thêm một hệ thống 800 cơ quan truyền
thông thì hà cớ gì phải sợ một đám "anh hùng bàn phím"?
Chiều 26-4, bà Monika Bickert, giám đốc Chính sách nội
dung toàn cầu của Facebook, đã làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm
bàn giải pháp ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật của Việt Nam
trên mạng xã hội này. Bà nói :“Tất cả những nội dung như tài khoản giả mạo, phỉ
báng, tấn công thù địch… sẽ không có chỗ dung thân trên Facebook và chúng tôi
cam kết sẽ gỡ bỏ nếu nhận được thông tin như vậy. ”. Tuyên bố này thực ra không
có gì mới bởi vì đã từ hơn hai năm, Facebook đã khuyến cáo dùng tên thật nhưng
chưa bắt buộc, và những nội dung có tính cách bạo lực cũng đã bị cấm, chẳng hạn
như dạy cách làm bom hoặc khuyến khích tự tử.
Tuy nhiên, "yêu cầu các mạng XH gỡ bỏ các trang
mạng bôi nhọ lãnh đạo" là một chuyện khác. Bôi nhọ được hiểu là nói một điều
mà đương sự không hể có, mà đó phải là cái gì xấu. Vậy thì đó là việc trước
tiên nhà nước phải làm là chứng minh, và điều này không hề dễ. Những cái nhà nước
VN cho là bôi nhọ thì đối với cả thế giới cho đó là chuyện bình thường. Mọi người
còn nhớ vụ nhà văn Salman Rushdie vào năm 1988 với tập "Những vần thơ của
quỷ" khiến cả thế giời hồi giáo lên án dữ dội và thậm chí nhà nước hồi
giáo Iran đã kết án tử hình khiềm diện ông ta, nhưng nhân danh tự do ngôn luận
ông ta vẫn được chính phủ Anh và các nước phương Tây bảo vệ.
Tôi nhớ hồi còn học ở Paris và có dịp tiếp cận với
hiệu trưởng một trường đại học VN, ông này chỉ trích việc các tờ báo Pháp như
Le Canard Enchainé hay Charlie Hebdo vẽ hình biếm họa các lãnh đạo nước họ. Ông
ta cho thế là xúc phạm lãnh đạo và VN không thể nào chấp nhận. Đến ngay cả một
người trí thức được đi nước ngoài mà còn đóng khung trong cái mớ triết lý Quân
Sư Phụ thì nói gì đến một ông bộ trưởng hoặc ngưòi thường; đó là chưa kể ở
trong nước người ta vẫn ra rả câu "cán bộ là đầy tớ nhân dân".
Thực sự, Facebook và các nhà mạng cũng thường xuyên
tiếp xúc với các nhà nước để thảo luận về các khúc mắc giữa họ; nhưng không phải
vì thế Facebook có nghĩa vụ phải tuân thủ tất cả những đòi hỏi của các nhà nước,
đặc biệt là các thể chế độc tài. Chúng ta đừng quên rằng, song song với các tiếp
xúc với các nhà nưóc, đại diện các mạng xã hội cũng tiếp xúc với các tổ chức
người dùng, đặc biệt là giới đấu tranh dân chủ, vì đó là những người đặc biệt bị
đe dọa. Cách đây đúng 1 năm, ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg đã viết
trên trang blog của mình rằng: “Facebook luôn là chỗ để người dân thế giới chia
sẻ nhận thức và tư tưởng của mình. Chúng tôi tuân thủ luật pháp mỗi quốc gia,
nhưng không để cho một quốc gia hay nhóm người nào đó áp chế những gì mọi người
có thể chia sẻ ra thế giới. Tôi cam kết đang thiết lập một nơi mà bạn có thể tự
do ngôn luận mà không sợ bị áp chế…”.
Thực tình mà nói, xác định một nguồn tin giả mạo hay
không, không phải là chuyện dễ. Để kiểm chứng độ chính xác của một nguồn tin
đôi khi chỉ cần một cú điện thoại là đủ - tuy nhiên để kiểm chứng nguồn tin
một nhân vật nào đó bị "bôi nhọ" là tham nhũng hay không lại là một
tiến trình điều tra lâu dài, huống hồ gì đông chạm đến cái gọi là
"quyền lợi quốc gia" hoặc "tin tức thù địch" thì còn có thể
rất lâu thậm chí chẳng bao giờ được xác định. Chắc hẳn mọi người còn nhớ vụ thảm
sát Katynhồi đệ nhị thế chiến trong đó hàng ngàn binh sĩ Ba Lan bị hồng quân
Liên Xô (LX) giết và chôn trong cánh rừng Katyn nằm trong lãnh thổ LX. Suốt 1
thời gian dài LX phủ nhận và đổ vấy cho phát xít Đức. Phải đợi đến năm 2010, nghĩa
là 20 năm sau khi LX sụp đổ và 70 năm sau vụ thảm sát, chính quyền Nga mới
chính thức xác nhận vụ việc. Thử hỏi nếu Facebook và các mạng xã hội thông tin
vụ này thì có bị ghép vào tôi "nói xấu nhà nước LX hay không? Cũng
nhân nói về thảm sát, báo chí VN chắc hoan nghênh Facebook nói về Mỹ Lai, nhưng
lại nếu nói về các vụ thảm sát tại Cai Lậy (Định tường) khi quân CS pháo kích
vào một trường tiểu học khiến 84 trẻ nhỏ thương vong hoặc vụ thảm sát Mậu Thân
tại Huế trong đó hàng ngàn thường dân bị giết liệu có bị quy chụp là "nói
xấu nhà nước VN" hay không?
Trở lại các ràng buộc pháp lý, một cựu ứng viên tự đề
cử đại biểu Quốc hội VN năm 2016, luật gia Nguyễn Đình Hà trả lời BBC rằng:
"Theo tôi, Thông tư 38 chỉ mang tính quản lý hành chính trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam, chứ khó có hiệu lực với các hãng có trụ sở ở nước ngoài, không đặt
máy chủ trong lãnh thổ Việt nam như Facebook, Google. Có thể quan chức đưa ra
thông tin này chủ yếu để tạo cái cớ nhằm xử lý một số cá nhân hoạt động dân chủ
đang có tài khoản Facebook và YouTube, đó là chưa kể xét ở khía cạnh khác, chặn
thông tin của người dùng cũng là việc vi phạm nhân quyền."
Về mặt kỹ thuật, ông Nguyễn Hồng Phúc, một chuyên
gia công nghệ thông tin cho rằng: "Những nội dung (thông tin xấu) này
không được các hãng Facebook hay Google tạo ra mà do người dùng và được hiển thị
theo thuật toán riêng của các hãng. Vì thế, muốn chặn thì buộc phải thay thuật
toán, điều này khó về mặt kỹ thuật. Hơn nữa, thị trường Việt Nam quá nhỏ bé
không đủ giá trị thương mại như Trung Quốc để những hãng này phải làm theo yêu
cầu đó. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng đến nay, cả Facebook lẫn Google đều không
có văn phòng chính thức ở Việt Nam mà chỉ thông qua một số cá nhân nên mức độ
chế tài họ rất ít.
Có lẽ vì thấy con đường này quá chông gai nên bộ trưởng
4T Tuấn đã khẳng định trong tương lai sẽ có mạng "made in Vietnam"
thay thế Facebook . Ông BT không xác định rõ cụ thể về tương lai nên tôi không
ý kiến. Và Chuyện này sẽ đi về đâu tôi xin để mọi người đánh giá
No comments:
Post a Comment