Nguyễn
Phúc -
VNTB
(VNTB)
- Sự liêm chính này đến đâu là tùy thuộc vào “Đảng – Nhà nước”. Lý do:
báo chí ở Việt Nam không phải là những cơ quan, đơn vị độc lập mà chỉ là một
bộ phận, một tổ chức, một cơ quan ngôn luận của các cơ quan, đơn vị
của Đảng, Nhà nước, hoặc tổ chức chính trị-xã hội nào đó (ngay cả ‘tổ
chức chính trị-xã hội nào đó’ cũng buộc chịu sự quản lý của một bộ, ngành liên
quan, gọi là ‘chủ quản’).
'Liêm
chính Lê Bình' (!?)
Bao
cấp hành chính
Điều
kiện đầu tiên để có được tờ giấy phép báo chí, là tờ báo ấy cần có ‘cơ quan chủ
quản’. Cơ quan chủ quản ấy đa phần chẳng liên quan chi đến nghề báo. Ví dụ như
chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông, không đồng nghĩa tờ báo ấy thuộc tốp
dẫn đầu về nghề truyền thông. Tờ báo có chủ quản là Bộ Công thương, chưa hẳn sẽ
là tờ báo được “mua may bán đắt”. Tương tự, Thành đoàn TNCS TP.HCM là chủ quản
của một tờ báo mà độ nóng, độ nhạy và tính độc lập của những nhà báo ở đây lại
vượt rất xa khuôn khổ của giới hạn trong khung tuổi đoàn viên TNCS HCM.
Dài
dòng nói như vậy để thấy rằng ngoài chức năng như một thủ tục hành chính, thì
cơ chế chủ quản này rõ ràng là không phù hợp, gây ra rất nhiều hệ
lụy trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí.
Lâu
nay, Bộ Chính trị cho rằng, các cơ quan truyền thông đại chúng phải là cơ quan
của Đảng, của Nhà nước, là công cụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có trách nhiệm
tuyên truyền, định hướng của Đảng, Nhà nước và đoàn thể đến người dân. Quan niệm
này chỉ đúng khi Việt Nam duy trì chế độ bao cấp như thời tem phiếu.
Kể
từ khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam, thì tưởng rằng báo chí được dần trả về đúng
vai trò của mình là một thứ hàng hoá, có thể là một loại hàng hoá đặc biệt,
nhưng vẫn có đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hoá. Nghĩa là có một cộng đồng
người sản xuất ra, nhưng không phải để tự phục vụ mà để đáp ứng nhu cầu xã hội và
có thể trao đổi, mua bán. Thông tin trở thành một trong nhưng “nhu yếu phẩm”
không thể thiếu được trong xã hội. Người ta cần rất nhiều loại thông tin: thông
tin chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giải trí… và sẵn sàng trả tiền để được
đáp ứng nhu cầu này.
Hàng
ngày, hàng giờ, cơ quan báo chí cũng phải đối diện với những câu hỏi y như của
doanh nghiệp là làm sao chi trả lương, thưởng, nhuận bút ở mức độ thu hút được
các cây bút giỏi, nhà báo có tay nghề. Khi cơ chế bao cấp dần thu hẹp, chủ
trương khuyến khích các cơ quan báo chí tự trang trải tài chính được cho là
đúng đắn nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Và để trang trải chi
phí sản xuất, các cơ quan báo chí thực hiện kinh doanh thông qua hoạt động phát
hành và quảng cáo. Việc kinh doanh ấy lại phụ thuộc hoàn toàn vào chuyện báo
chí cần được quyền đưa tin tức đáp ứng được đòi hỏi của bạn đọc.
Tuy
nhiên, với cơ chế chủ quản lệ thuộc hoàn toàn vào ‘chủ trương – định hướng’ của
Đảng – Nhà nước, nên báo chí buộc tránh vào các ‘vùng cấm’. Chuyện tất cả báo
chí không được đưa tin tức về các cuộc biểu tình là ví dụ dễ thấy nhất. Và như
vậy, ở đây nhà báo đã buộc phải đánh mất sự liêm chính của chính mình, cũng như
của bảng hiệu tờ báo đó.
Lá
bùa “chủ quản”
Thế
nhưng ở nhiều trường hợp khác thì “chủ quản” lại là lá bùa chống lưng. Gần đây,
bài trả lời phỏng vấn trên báo điện tử Zing của nữ nhà báo Lê Bình, cựu Giám đốc
Trung tâm Tin tức VTV24, người vừa chính thức nghỉ việc ở VTV, cho thấy một
khía cạnh khác về sự liêm chính của nhà báo hôm nay.
Trong
bài phỏng vấn này, bà Lê Bình cho biết từng ký hợp đồng tư vấn truyền thông và
có hưởng lương từ hợp đồng với 3 ngân hàng khi còn là người của VTV làm việc ở
mảng tin tức tài chính – kinh doanh giai đoạn 2009-2012. “Câu chuyện đó là có
thật, diễn ra cách đây 5-7 năm. Cá nhân tôi được hưởng tiền đó từ 15-17 triệu một
tháng. Chúng tôi đóng vào 20 triệu mỗi tháng làm quỹ phòng, từ tiền tư vấn. Một
số bạn nhận từ 3-7 triệu/tháng. Toàn bộ số tiền tư vấn chúng tôi chia nhau” –
bà Lê Bình nói.
Nhà
báo Minh Thùy đã nói rằng giờ đây sự liêm chính của báo chí, quy tắc nghề nghiệp,
câu chuyện về “mâu thuẫn lợi ích”, về lợi dụng mác nhà báo, chức vụ, quyền hạn
đã bị nhiều nhà báo coi nhẹ. Việc nhận tiền từ doanh nghiệp được khéo léo, kín
kẽ che phủ bằng những cái nhãn có-tên-gọi “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư
vấn”, và những gì mới phát lộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng.
Đầu
năm nay, tháng 1-2017, một nhân viên truyền thông một nhãn hiệu thời trang đã
tag (gắn thẻ/điểm danh) tên của hơn 30 phóng viên các báo trong một status trên
facebook thông báo về việc đã chuyển tiền vào tài khoản của những nhà báo này
và nhắc họ kiểm tra. Nhân viên này viết: “Mọi người ai nhận được quà rồi thì nhắn
vào stt này cho em một câu okie đã nhận hay cái ảnh cho xôm tụ…”. Sau đó, rất
nhiều phóng viên, nhà báo có tên trong danh sách tag đã gửi ảnh chụp tài khoản
có các con số 5-10 triệu hoặc nhiều hơn, kèm các câu nhắn như “Xuân đã về bản rồi
người ơi!” hoặc “Tết này ấm hơn rồi…”.
Cũng
như vụ việc hơn 30 nhà báo nhận quà doanh nghiệp thời trang, vụ việc của Lê
Bình được tranh luận, đồn đoán nhiều, nhưng phải tới khi trả lời Zing.vn, bà Lê
Bình mới chính thức công bố hưởng tiền từ doanh nghiệp. Còn những gì đằng sau nữa,
không ai biết ngoài bà Lê Bình và những người cộng tác cùng bà.
Báo
chí độc lập
Chưa
thể gọi Việt Nam có nền kinh tế thị trường, khi mà báo chí vẫn chịu sự lệ thuộc
vào các cơ quan của đảng và nhà nước. Nếu là nền kinh tế thị trường, thì báo
chí gần gũi với người đọc hơn bởi sự tồn tại và phát triển của báo chí là do
chính người đọc quyết định.
Sự
tín nhiệm của công chúng, của bạn đọc quyết định vị trí của các sản phẩm báo
chí. Càng đi theo những tiêu chí đó, càng nói tiếng nói của nhân dân, báo chí
Việt Nam mới thoát được sự mặc định của cụm từ “báo chí cách mạng”. Sự phát triển
của báo chí hôm nay đòi hỏi cần nhanh chóng chấm dứt cơ chế chủ quản. Bởi rất
nhiều cơ quan chủ quản vốn dĩ là một tổ chức hành chính nhà nước. Nhiều cơ quan
chủ quản khác là đoàn thể chính trị, nhưng lại đang có khuynh hướng hành chính
hóa những hoạt động của mình. Nói theo cách dùng ngôn từ của tuyên giáo, thì
trong khi báo chí càng ngày càng năng nổ, bám sát đời sống để cố gắng nói lên
tiếng nói của quần chúng nhân dân thì có không ít cơ quan chủ quản, bởi khuynh
hướng hành chính hóa đó, đang xa cách dần với quần chúng và trở thành “chiếc áo
chật chội” cho những “cơ thể” đã trưởng thành.
Việt
Nam có hàng chục ngàn nhà báo đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước, am hiểu thực
tế và có thể nắm bắt kịp thời mọi diễn biến xã hội. Nếu chỉ sử dụng báo chí nói
một chiều theo ý mình sẽ không phát huy được tính năng động, sáng tạo của đội
ngũ nhà báo đông đảo đó.
Trong
điều kiện một Đảng cầm quyền toàn trị, báo chí càng cần phải trở thành một kênh
thông tin độc lập, kênh thông tin từ nhân dân, một công cụ giám sát quyền lực
nhà nước của nhân dân; vừa phát hiện và vừa đóng vai trò phản biện. Về phương
diện thông tin, Việt Nam càng không thể biệt lập với bên ngoài. Trong thời đại
ngày nay, nếu báo chí trong nước tạo ra bất cứ khoảng trống nào về thông tin,
báo chí bên ngoài sẽ ngay lập tức chiếm chỗ.
*
Một
đảng liêm chính, chắc chắn đảng ấy không thể chấp nhận việc duy trì nền báo chí
“một chiều” dưới mỹ từ “báo chí cách mạng”.
No comments:
Post a Comment