Anthony
Zurcher - Phóng viên BBC ở Bắc Mỹ
30 Tháng 4, 2017
Xác
định thành công của một vị tổng thống bằng cách quan sát "100 ngày đầu
tiên" của ông ta có gì đó phi thực tế.
Nếu loài người được sinh ra với 12 ngón tay, thì có
lẽ chúng ta nên đánh giá các vị tổng thống dựa trên 144 ngày đầu tiên thay vì
100 ngày. Nếu Trái đất quay chậm hơn một chút, các vị Tổng thống sẽ có nhiều thời
gian hơn để đạt được điều mình muốn.
Nhưng 100 ngày cũng là nhiều để có được sự nhìn nhận
sơ bộ về hình hài và sức mạnh của hoạt động Tổng thống - và để đánh giá tiến độ
thực hiện những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông.
Tổng thống Donald Trump bắt tay với nhân viên quân sự ở sân bay
Harrisburg, Pennsylvania hôm 29/4 . REUTERS
100 ngày đầu tiên làm Tổng thống của Trump không hề
buồn chán hay chậm chạp, nhưng có bao nhiêu ầm ỹ và giận dữ trong đó và có bao
nhiêu hành động thực tế theo sau?
Sau đây là đánh giá nhanh về một số thành công và thất
bại của Trump.
Bức tường
biên giới
Hãy bắt đầu với bức tường biên giới- nó không phải
là lời hứa duy nhất của Tổng thống, nhưng chắc chắn là một trong các lời hứa
quen thuộc và nổi bật nhất của ông. Trong chiến dịch tranh cử, ứng viên Donald
Trump liên tục nói về bức tường quan trọng mà ông có kế hoạch xây dựng dọc biên
giới Mỹ-Mexico và đám đông đã reo hò ủng hộ khi ông nói Mexico sẽ phải trả tiền
cho bức tường này.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh bắt đầu đề án xây tường biên giới với
Mexico hôm 25/1. GETTY IMAGES
Sự chắc chắn đó trái ngược với bài đăng trên Twitter
vào cuối tuần của Tổng thống:
""Cuối cùng, không sớm thì muộn, Mexico sẽ
phải trả, bằng cách nào đó, cho bức tường biên giới vô cùng cần thiết".
Phát biểu trên, với 140 từ hoặc ít hơn, là một ví dụ
về khó khăn giữa các lời hứa của Trump và thực tế chính trị. Vận động khoa
trương rất dễ dàng; nhưng biến lời nói thành hành động ở Washington phức tạp
hơn nhiều.
Chính quyền đã cam kết xem lại một số khoản tiền để
có thể bắt đầu việc xây dựng, nhưng ngày càng rõ ràng là Quốc hội sẽ cần hàng tỉ
đôla để bức tường này thành hiện thực. Đây là cuộc chiến giữa Tổng thống và các
nhà lập pháp, với nhiều thành viên Đảng Cộng hòa - đặc biệt là những người đại
diện các vùng dọc biên giới Mỹ-Mexico, không muốn mở hầu bao của Liên bang cho
dự án của Trump.
Tổng
thống có thực hiện lời hứa không? Không.
Tòa án
Tối cao
Ông Trump đã hứa chọn một thẩm phán tòa án tối cao từ
danh sách ông công bố trong chiến dịch tranh cử - và, bằng việc chỉ định Neil
Gorsuch, ông đã thực hiện lời hứa của mình.
"Tôi luôn nghe nói rằng điều quan trọng nhất một tổng thống Hoa Kỳ
làm là chỉ định nhân sự vào tòa án tối cao, hy vọng những người có khả năng sẽ
thích sự bổ nhiệm này," ông Trump phát biểu
trong buổi lễ tuyên thệ tại Nhà Trắng của ông Neil Gorsuch.
"Và tôi có thể nói rằng đây là một vinh dự rất lớn. Tôi đã làm được
điều này trong vòng 100 ngày đầu tiên. Thật là tuyệt. Bạn có nghĩ việc này dễ
dàng không?"
Thẩm phán Neil Gorsuch phát biểu sau khi Tổng thống Trump đề cử ông vào
Tòa Tối cao hôm 31/1
Điều này phụ thuộc vào việc mọi người định nghĩa thế
nào là "dễ dàng". Phiên điều trần của ông Gorsuch gặp rất nhiều phản
đối, điều này không có gì phải nghi ngờ. Đối mặt với một đảng Dân chủ thống nhất,
lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã phá vỡ các quy tắc lâu đời bằng một
tiền lệ cho phép chấp nhận số phiếu đa số tương đối để phê chuẩn vào Tòa án tối
cao. Tuy nhiên một khi điều đó đã được thực hiện, đây đơn giản sẽ là vấn đề áp
đặt ý chí của đa số thành viên đảng Cộng hòa trong thượng viện.
Trong khi ông Trump sẽ chỉ phải đặt bút ký tên trên
một tờ giấy và phó mặc các công việc nặng nề cho các thành viên trong thượng viện
đảng Cộng hòa, ông ấy đã có thể đánh dấu hoàn thành một công việc trong danh
sách những việc phải làm. Ông đã làm hài lòng một bộ phận của đảng Cộng hòa, những
người đã gắn bó với ông trong suốt chiến dịch tranh cử hỗn loạn với sự tin tưởng
rằng họ sẽ có một Tổng thống bảo thủ đáng tin cậy.
Họ sẽ tiếp tục ủng hộ vị Tổng thống này với hy vọng
sẽ có nhiều ứng viên được đề cử như ông Gorsuch.
Tổng
thống có thực hiện lời hứa không? Rõ ràng là
có.
Chăm
sóc y tế
"Không ai có thể đoán được chương trình chăm sóc y tế lại phức tạp đến
vậy".
Qúa sớm để nói về một thất bại chính trị nhưng câu
nói trên của Tổng thống sẽ là một bản khắc phù hợp cho một tấm bia mộ nếu triều
đại Trump bị sụp đổ dưới sức nặng của việc thiếu tổ chức và việc không thực hiện
các lời hứa. Ngày càng rõ ràng là ngay cả đảng Cộng hòa của ông cũng không thể
thống nhất về cải cách y tế.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, đã có lúc ông
Trump hứa rằng, luật cải cách chăm sóc sức khỏe của đảng Dân chủ, được biết đến
với tên Obamacare, sẽ bị bãi bỏ ngay trong ngày nhậm chức đầu tiên của ông.
Sau nỗ lực đầu tiên của đảng Cộng hòa bị thất bại vào
cuối tháng Ba - trong vòng 64 ngày của nhiệm kỳ Tổng thống - ông Trump đã tiếp
tục quay lại kế hoạch của mình.
"Tôi không bao giờ nói rằng sẽ loại bỏ và thay thế chương trình này
trong vòng 64 ngày," ông nói. "Tôi có nhiều thời gian. Tôi muốn có một chương
trình chăm sóc y tế tuyệt vời, và chúng ta sẽ có. Điều này sẽ xảy ra. Và trong
một tương lai không xa. "
Kể từ đó, có sự suy đoán rằng sẽ có một thỏa thuận mới
- tuy nhiên sự đồn đoán đó đã bốc hơi sau khi mọi việc được xem xét một cách tỉ
mỉ hơn.
Không có gì có thể nói trước được tương lai nhưng thực
tế ở thời điểm này, cải cách chăm sóc y tế là sự thúc đẩy chính trị đầu tiên của
ông Trump - công việc trọng tâm trong 100 ngày làm việc đầu tiên. Việc này đã
phơi bày sự thật về một bộ máy rời rạc không có khả năng thúc đẩy một chương
trình nghị sự mạch lạc của đảng Cộng hòa.
Tổng
thống có giữ lời hứa không? Không. Dĩ nhiên là không.
Chính
sách nhập cư
Ông Trump có thể được ghi nhận một ít công lao khi nỗ
lực hoàn thành lời hứa của mình về chính sách nhập cư.
Trump đã 2 lần ký sắc lệnh nhằm hạn chế chương trình
tị nạn Mỹ và ngăn cản công dân của một số nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Nhưng
những chính sách này đã bị một số Thẩm phán chặn lại.
Ông Trump cũng đã siết chặt việc nhập cư trên toàn
nước Mỹ, đe dọa các "thành phố trú ẩn" không hợp tác đầy đủ với các
quan chức nhập cư liên bang, yêu cầu xem xét lại các chương trình nhập cư, bao
gồm thị thực H1-B dành cho người nhập cư có trình độ cao, và thông báo việc tuyển
dụng lính tuần tra biên giới cũng như thẩm phán về vấn đề di dân.
Theo tờ Washington Post, các vụ bắt giam nhập cư đã
tăng 32,6% trong một tháng rưỡi đầu tiên của tổng thống Trump, và phần lớn là
những người chưa có tiền án.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, tổng thống nói cứng
rắn về việc quản lý nhập cư, mặc dù số lượng người không có đầy đủ giấy tờ nhập
cảnh vào Mỹ đã giảm trong những năm gần đây. Với việc luật pháp cho phép tổng
thống nắm quyền kiểm soát chính sách nhập cư, ông Trump rõ ràng đã thực hiện lời
hứa bằng hành động cụ thể.
Tổng
thống có giữ lời hứa không? Có.
Chính
sách đối ngoại
Trong chiến dịch tranh cử, chính sách đối ngoại của
ông Trump là một bộ sưu tập của những đề xuất mâu thuẫn, đôi khi gây tranh cãi.
Tổng thống Donald Trump tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 7/4 ở
Florida. REUTERS
Ứng viên Tổng thống nói về việc trở nên cứng rắn hơn
đối với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, Iran và Trung Quốc, khẳng định lại liên
minh với Isarel và điều chỉnh mối quan hệ với Nga. Ông ấy xem xét dỡ bỏ các hạn
chế đối với việc tra tấn những người bị giam giữ và cho quân đội Hoa Kỳ quyền
hành động nhiều hơn, bao gồm cả việc nhằm mục tiêu vào gia đình của các chiến
binh bị nghi ngờ.
Hơn tất cả, ông hứa sẽ đặt người Mỹ là ưu tiên đầu
tiên, giảm bớt hỗ trợ các đồng minh và các liên minh quốc tế mà ông cho là gánh
nặng.
Khi ông là Tổng thống, những mâu thuẫn này có thể
thay đổi về bản chất nhưng những cuộc tranh cãi thì kéo dài.
Ông đưa Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) như đã hứa và bắt đầu quá trình xem xét Hiệp định Thương mại Tự
do Bắc Mỹ.
Việc tra tấn không còn nằm trong các vấn đề nghị sự
nhờ vào ảnh hưởng của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ông Trump kêu gọi các
nhà lãnh đạo nước ngoài, ví dụ như Angela Merkel của Đức và Paolo Gentiloni,
tăng chi tiêu cho quân sự. Mặt khác, ông cũng đã bắt đầu thừa nhận giá trị của
Nato.
Ông đã dùng giọng điệu mềm mỏng hơn khi nói về Trung
Quốc. Ông quay lưng lại lời hứa gọi Trung Quốc là nước "thao túng tiền tệ"
hoặc áp đặt thuế nhập khẩu lớn với hàng hóa nước này. Thay vào đó, ông tìm kiếm
sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc đối phó với Triều Tiên.
Sau đó, ông Trump còn ra lệnh phóng tên lửa vào căn
cứ Syria sau khi chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường.
Tổng
thống có giữ lời hứa không? Có lẽ có, có lẽ không,
tùy thuộc lựa chọn của bạn.
Cơ sở hạ
tầng, Thuế, Nuôi trẻ
Ngày 22 tháng 10, chỉ vài tuần trước ngày bầu cử,
trong bài phát biểu tại Pennsylvania, ứng cử viên Trump đã thông báo " Kế
hoạch 100 ngày đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại". Ông coi đây là một "hợp
đồng" giữa ông và cử tri Mỹ.
Bản hợp đồng này bao gồm phác thảo của một loạt những
vấn đề pháp lý đáng chú ý mà ông sẽ trình bày với Quốc hội và chiến đấu để đạt
được trong 100 ngày đầu tiên. Đó là "Cắt giảm thuế cho người Trung
lưu", " Chấm dứt đưa việc làm ra nước ngoài", "Trợ cấp trẻ
em và người già", "Xóa bỏ và thay thế Obamacare" , "Năng lượng
và Cơ sở hạ tầng".
Ngoài nỗ lực xóa bỏ Obamacare nói trên, mà được mô tả
là lúc nào cũng có thể làm bùng nổ tranh cãi ở Hạ viện, các vấn đề còn lại rất
mơ hồ. Theo lời ông Trump thì chi tiết kế hoạch thuế sẽ được hoàn thành ngay
trong tuần này, nhưng như chúng ta đã thấy với y tế - một kế hoạch chi tiết tạo
ra một mục tiêu hấp dẫn cho những người phản đối từ mọi tầng lớp chính trị.
Tổng thống đã kí nhiều văn bản điều hành lật ngược lại
quy định của thời ông Obama như cho phép xây dựng đường ông dẫn dầu Keystone XL
và đóng băng việc tuyển dụng công chức Liên bang (điều này đã bị dỡ bỏ). Trong
chương trình hành động lớn của Tổng thống thì đây là những mục tiêu rất dễ đạt
được.
Nhà Trắng cũng khoe khoang rằng ông Trump đã ký nhiều
đạo luật vào thời điểm này hơn bất kỳ Tổng thống nào kể từ khi Harry Truman.
Nhưng danh sách các đạo luật đó bao gồm cả các cách đặt tên cho phòng khám y tế
của cựu chiến binh, bổ nhiệm các lãnh đạo bảo tàng và xây dựng một đài tưởng niệm
cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nhiều bộ luật còn lại đi ngược các quy định
của thời Obama và phần lớn trong số này vẫn chưa có hiệu lực.
Các điều luật được kế thừa từ đời Tổng thống trước rất
khó bị dỡ bỏ và ông Trump vẫn chưa chứng tỏ được sức mạnh thật sự của mình.
Thay đổi giọng
điệu
Ông Trump không phải là một Tổng thống với phong
cách truyền thống. Vì vậy sẽ là không công bằng khi đánh giá một số tháng ít ỏi
đầu tiền trong cương vị Tổng thống của ông theo cách truyền thống, ví dụ như kiểm
đếm từng thành quả và thất bại của ông ấy. Những cử tri của Trump không quay
lưng với ông chỉ vì những lời hứa cụ thể về bức tường biên giới, về chính sách
y tế, về thuế, mà vì thái độ của ông ấy và lời hứa cải tổ hệ thống chính trị.
Nếu đánh giá năng lực bằng việc thống kê mức độ ảnh
hưởng của Tổng thống với các chia rẽ trong hệ thống chính trị thì rõ ràng ông
Trump đã có chiến thắng.
Ông tiếp tục là chủ đề chính trong các cuộc bàn luận
với những phát biểu gây tranh cãi trên twitter và với những nhận định tự do của
mình. Các hành động của ông, cho dù là từ chối bổ nhiệm các vị trí cấp thấp hay
tạo ra các tiền lệ trong việc thực thi chính sách của một chính phủ mở, đều
thách thức các chuẩn mực và tiêu chuẩn chính trị truyền thống.
Trump khiển trách các nhà lãnh đạo nước ngoài, đe dọa
các công ty lớn và phủ đầu các phương tiện truyền thông đưa tin không có lợi
cho ông ấy (trong khi vẫn cho họ cơ hội phỏng vấn khi việc này phục vụ mục đích
của Trump).
Ông Trump kêu gọi làm sạch chính trường và đã tiến
hành một số biện pháp để hạn chế quan chức trở thành những người vận động hành
lang sau khi họ rời khỏi cơ quan chính phủ. Mặt khác, lời hứa về việc tránh
xung đột lợi ích với đế chế kinh doanh rộng lớn của ông vẫn mơ hồ và không thể
thi hành được. Ông sử dụng các chuyên gia tài chính và những nhân vật quan trọng
của phố Wall, những người ông ta công kích trong chiến dịch tranh cử, để điều
hành việc kinh doanh.
Tuy nhiên, những người ủng hộ trung thành, những người
giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khó khăn khi ông không giành được
đại đa số phiếu phổ thông, thì dường như rất hài lòng. Theo cuộc thăm dò gần
đây, 96% cử tri bỏ phiếu cho Trump vẫn tiếp tục ủng hộ ông. Họ dường như đã
nhìn thấy đủ hành động từ phía ông để thuyết phục họ rằng Tổng thống đang làm
những gì mình đã hứa, kể cả khi các động thái của ông chưa đạt được thành tựu về
mặt lập pháp.
Nếu nền kinh tế được đẩy mạnh và thất nghiệp dừng ở
mức thấp, những cử tri này vẫn sẽ tiếp tục đứng về phía ông Trump. Đối với họ,
những ồn ào hỗn loạn của chính quyền là một đặc trưng, không phải là sai lầm.
Tổng
thống có giữ lời hứa không? Có (theo cách của Trump).
---------------------------------
CÁC
TIN KHÁC
Khối EU, trừ Anh, nhóm họp tại Brussels để thảo luận
về chiến lược chung trong việc đàm phán Anh rút khỏi EU (Brexit).
Tổng thống Donald Trump cáo buộc Bắc Hàn "thiếu
tôn trọng" Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình khi tiếp tục tiến hành thử
tên lửa.
Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge viết về 'lựa chọn đạo đức
và logic' của những cá nhân tại miền Nam Việt Nam trước 1975.
Tác giả Mark Bowden giải thích việc ông viết cuốn
sách về trận đánh tại Huế năm 1968.
Giáo sư Tương Lai kể lại nhận định của ông Phạm Văn
Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xung đột đất đai tại Thái Bình cách đây hai
thập niên.
Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh,
giải thích vì sao ông muốn viết cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử về ngày 30/4.
GS Nguyễn Tiến Hưng nhắc lại những điều 'định mệnh'
mà ông cho là đã làm hai nền Cộng hòa của Nam Việt Nam sụp đổ.
Một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ
phút cuối cùng của tháng Tư 1975, Paul Dreyfus kể việc ông Dương Văn Minh đầu
hàng ra sao.
Chúng đến hòn đảo khi theo chân người Anh đến hòn đảo
heo hút xa xôi và từ đó trở thành một giống loài đặc biệt đã góp công xây dựng
nên vùng đất này.
Trong mười công trình kiến trúc có hoa văn nền đẹp
nhất thế giới, có một nhà ga dưới hầm ngầm của Liên Xô Cũ, nơi nhà độc tài
Stalin từng đi bộ và đọc diễn văn.
No comments:
Post a Comment