Friday, March 3, 2017

SĂC LỆNH DI DÂN CỦA TRUMP (Lê Duy Nhân - Ngày Nay)




Lê Duy Nhân  -  Ngày Nay
03/02/2017

Lối làm luật kịch cỡm 

Ngày 28/01/2017, TT Trump ban hành lệnh hành pháp về di dân, gây chấn động thế giới. Dưới đây là những điểm chính trong sắc lệnh này:

          1.Ngưng vào Mỹ trong vòng 120 ngày với tòan bộ người tỵ nạn trên thế giới....

          2. Chấm dứt vô thời hạn chương trình tỵ nạn đối với Syria.
          3. Ngưng nhập cảnh Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày đối với người dân trong 7 quốc gia: Iran, Iraq, Lybia, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Nghĩa là người có visa du lịch, visa lao động, du học, di dân ….thuộc 7 nước này đều bị cấm nhập cảnh Mỹ.
          4. Không cho những người trong 7 quốc gia trên nhập cảnh Mỹ dù có thẻ xanh hay song tịch dù có Passport của nước khác mà sinh trưởng trong một trong 7 nước này. Một số người thuộc diện đặc biệt được cứu xét cho miễn áp dụng điều khỏan này. 

   Lưu ý người Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh trên (trừ người tỵ nạn) vì không nằm trong đối tượng 7 nước trên.

Sắc lệnh trên có hợp hiến và hợp pháp không?

   Quyền Bộ Trưởng Tư Pháp Sally Yates ra văn thư chống lệnh di dân Trump và có ít nhất 80 nhân viên ngọai giao Hoa Kỳ ký tên đồng ý với Yates. Trump đã sa thải Yates ngay lập tức và bổ nhiệm Dana Boente thay thế. Một số bộ trưởng tư pháp tiểu bang đã khởi đơn kiện lệnh di trú Trump.

   Hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain và Lindsey Graham tuyên bố lệnh di dân Trump là sai lầm.  

   Bộ trưởng Quốc Phòng và Bộ trưởng Ngọai Giao của Trump tuyên bố không được tham khảo ý kiến khi Trump ban hành sắc lệnh di dân. Steve Bannon mới là “kiến trúc sư” của sắc lệnh trên. Bannon, cố vấn tối cao của Trump. Bannon là tay cực hữu, cổ súy phong trào “da trắng thượng đẳng” dưới cái nhãn che đậy “Alternative Right” (alt-right).

   Sắc lệnh Di Dân Trump quả thực đã chối bỏ một trong các điều khỏan của Công Ước Tỵ Nạn Geneva 1965 mà Hoa Kỳ đã ký (sau đó đưa vào Luật Di Trú Hoa Kỳ), điều khỏan không cho các quốc gia nhận người tỵ nạn được kỳ thị người xin tỵ nạn dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng,  sắc tộc, văn hóa.

   Cho dù TT Hoa Kỳ có quyền giới hạn số người tỵ nạn vào Mỹ, và  không cho những người có hại cho lợi ích của Hoa Kỳ, hoặc đe dọa an ninh của nước Mỹ.

   Trong thực tế chưa có người tỵ nạn nào khủng bố trên đất Mỹ, những tên khủng bố 9/11 đều không thuộc 7 nước trên (mà thuộc Saudi Arabia, UAE, Ai Cập, Lebanon, lại không bị cấm). Những tay khủng bố ở California, Florida, đều sinh trưởng tại Mỹ.

Mặc dầu Trump tuyên bố sắc lệnh của ông không nhắm riêng người Hồi giáo nhưng có mấy người tin lời ông.

   Một số nhà doanh nghiệp lớn cũng lên tiếng phản đối Sắc lệnh Di Dân Trump, cho rắng Sắc Lệnh Di Dân Trump sẽ tạo nên khủng hỏang nhân sự cho họ và khiến các nuớc Hồi Giáo tẩy chay hàng Mỹ.  Giới an ninh Mỹ cảnh cáo Lệnh Di Dân của Trump sẽ tạo ra phản tác dụng vì gây căm thù đối với hàng tỉ người Hồi Giáo trên thế giới, giúp ISIS dễ dàng tuyển mộ quân khủng bố và triệt tiêu sự cộng tác của người Hồi Giáo đối với công tác phòng chống khủng bố của Hoa Kỳ.

   Về phương diện ngọai giao Sắc Lệnh Di Dân Trump sẽ đẩy các nước Hồi Giáo vào vòng ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Nhiều nước Tây phương đã lên tiếng cảnh giác hậu quả này.    

   Sắc lệnh Di Dân của Trump được 49% người Mỹ ủng hộ. Vì đa số người Mỷ tin rằng 
          - Người di dân cướp công ăn việc làm của họ (Trong thực tế kỹ thuật tiên tiến mới là thủ phạm chính)
          - Bọn khủng bố sẽ len lỏi theo lớp người  tỵ nạn vào Mỹ để khủng bố (thực ra chưa có tên khủng bố nào len lỏi theo người tỵ nạn vào Mỹ khủng bố). Tăng cường hệ thống sàng lọc là đúng nhưng sợ khủng bố mà không nhận người tỵ nạn là chứng tỏ mình yếu kém.

   Cũng có một số nhỏ, rất nhỏ người tỵ nạn hoặc di dân đang sống tại Mỹ không muốn có thêm người vào Mỹ tranh công việc của mình. Họ muốn đóng cửa “thiên đàng” Mỹ.

   Hoa Kỳ là quốc gia của người di dân,ông nội của Trump là người di dân, 3 bà vợ của Trump cũng là di dân. Chỉ có người Da Đỏ mới là dân bản xứ “chính hiệu”. Nhật Bản, Đức và một số nước ở Âu Châu đang  gặp khủng hoảng về nhân dụng, số người gìa ngày một gia tăng, trong khi giới trẻ ngày một giảm, ai sẽ đi làm để “cõng” người già. Di dân chính là chính sách thay máu. 

   Đồng tiền nào chả có hai mặt. Lãnh đạo là biết cân phân lợi/hại mà có quyết định đúng đắn.

*
*
Nguy Cơ Phá Sản Bảo Hiểm Y Tế
Lê Duy Nhân

Tom Price, người muốn xóa luật y tế Obamacare 

 (NN) - (18/01/2017) - Nỗ lực xóa sổ luật bảo hiểm y tế Affordable Care Act (ACA), gọi nôm na là Obamacare của Đảng Cộng Hòa và TT đắc cử Donald Trump đã vấp phải sự chống đối dữ dội từ đảng Dân Chủ lẫn hàng triệu người đang có Obamacare.
Ngày 17/1  Congressional Budget Office, viết tắt là CBO (Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội) báo cáo nếu bãi bỏ các điều khỏan chính trong luật bảo hiểm y tế  Obamacare sẽ khiến 18 triệu người dân mất bảo hiểm y tế trong vòng 1 năm  và tiền “premium” bảo hiểm sẽ tăng vọt lên từ 20 đến 25 phần trăm so với premium hiện nay. Hơn nữa số người không có bảo hiểm y tế sẽ lập tức tăng lên 26 triệu người và đến  năm 2026 số người không có bảo hiểm y tế sẽ lên đến 32 triệu.  
   Báo cáo của CBO khiến một số nhà lập pháp Cộng Hòa đắn đo, TNS Susan Collins (CH-Maine) tuyên bố nếu bãi bỏ Obamacare mà trì hõan một đạo luật thay thế sẽ đưa thị trường bảo hiểm y tế vào vòng xóay tử thần.  TT đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ đưa ra một luật bảo hiểm y tế cho tòan dân nhưng chưa ai được thấy mặt mũi dự luật y tế của ông. Trước đây Trump từng tuyên bố sẽ giữ lại hai điều khỏan chính của Obamacare là “bảo đảm quyền được bảo hiểm y tế của những người có sẵn bệnh (pre-existing conditions) và con cái được bảo hiểm theo cha mẹ cho tới tuổi 26. Nhưng nếu giữ lại hai điều khỏan này mà không buộc mọi người phải mua bảo hiểm thì lấy đâu ra tiền bù đắp.
   Không riêng gì những người đang có Obamacare bị “lâm nạn” mà cả những người có Medicaid và Medicare cũng bị vạ lây nếu Obamacare bị đơn phương xóa bỏ.
Obamacare nới rộng Medicaid  cho người có lợi tức thấp và gia tăng quyền lợi cho người có Medicare như từng bước xóa bỏ “donut hole” (tức khỏang trống bảo hiểm thuốc), miễn phí y tế phòng ngừa (preventive) cắt giảm chi phí quá tải, do đó giúp chương trình Medicare bền vững hơn. Nếu Obamacare bị xóa sổ thì các quyền lợi này cũng bị xóa sổ luôn.
   Đảng Cộng Hòa muốn xóa sổ Obamacare không dễ dàng gì. Mặc dầu chiếm đa số trong lưỡng viện nhưng muốn qua được của ải Thượng Viện thì phải có được đa số tuyệt đối (supermajority) tức 60 phiếu. Trong tuần qua khi bỏ phiếu chuẩn chi cho ngân sách nhằm tăng tốc việc xóa bỏ Obamacare, đảng Cộng Hòa thắng với 227-198 ở Hạ Viện  nhưng chỉ được 51-48 phiếu tại Thuợng Viện.
   Không có đạo luật về dân sinh nào ra đời mà hòan hảo được ngay. Medicare được TT Lyndon B. Johnson ký năm 1965 cho đến nay đã được trên nửa thế kỷ và đã trải qua không biết bao thăng trầm. Hiện nay 57 triệu người dân Mỹ  (tức 15% dân số) có Medicare và con số này tiếp tục gia tăng mãi.
   Tại sao đảng Cộng Hòa nằng nặc đòi hủy Obamacare ngay lập tức? Mỗi người có câu trả lời riêng. Tại sao hầu hết các nước ở Châu Âu và Canada đều có bảo hiểm y tế tòan dân mà Hoa Kỳ cứ vật lộn mãi dù Hoa Kỳ  được coi là quốc gia có nền y tế tiên tiến nhất. Lẽ nào y tế Hoa Kỳ chỉ phục vụ cho một thiểu số giàu có.
   Bỏ Obamacare nhưng có một đạo luật tốt hơn là điều mà ngay cả tác gỉa của nó là TT Obama cũng ao ước. Ông tuyên bố sẽ hoan nghênh một đạo luật y tế mới tốt hơn cho dù mang bất cứ tên gì.
   Nếu những nhà lập pháp Hoa Kỳ dám đặt lợi ích của người dân trên quyền lợi đảng, trên lợi ích riêng tư, trên sự thù ghét cá nhân thì sẽ tìm ra được một giải pháp hữu hiệu phục vụ đại đa số người dân Mỹ.     

*
*
Chờ Đợi Gì Với Tổng Thống Donald Trump
Lê Duy Nhân

   NN - (16/11/2016) - Rồi cuộc bầu cử tổng thống  kỳ cục và tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng kết thúc với kết quả thật bất ngờ khiến hàng triệu người buồn nản và thất vọng.
   Hillary Clinton, mặc dầu hơn Trump tới gần một triệu phiếu phổ thông vẫn không vào được Nhà Trắng. Tuyệt đại đa số người Mỹ da trắng gồm các thành phần không có trình độ đại học (67%), dân miền quê, đã bỏ phiếu cho Trump vì cảm thấy bị cả hai đảng chính bỏ rơi, trút tức giận, thù hận, kỳ thị người di dân, người da mầu, cùng với bi quan và hoảng sợ họ muốn xóa bỏ mọi thiết chế chính trị, chán ghét tất cả các chính trị gia. Họ muốn thay đổi mà không cần biết thay đổi sẽ ra sao, bất chấp mọi lý lẽ, bất chấp phải trái, bất chấp khả năng và tư cách của người đem lại sự thay đổi.
        Trump ăn nói thô lỗ, cục cằn ư, có sao đâu.
        Trump coi phụ nữ là đối tượng tình dục, có sao đâu.
        Trump bôi xấu phụ nữ, có sao đâu.
        Trump khoe khoang lố bịch, coi rẻ các quân nhân Mỹ là tù binh của địch (McCain). Có sao đâu.
        Trump chế diễu người tàn tật, có sao đâu.
        Trump khoe biết nhiều về ISIS hơn cả cá tướng lãnh, có sao đâu.
        Trump chống di dân, có sao đâu.
        Trump đòi bỏ tù đối thủ, kiện những người tố cáo hành vi thiếu đạo đức của ông. Có sao đâu.
        Trump hành động bất nhất, quay quắt, có sao đâu.
……………………………………………………………………..
   Người ta chỉ còn hy vọng, Trump sẽ chỉ nói mà không làm, cầu mong Trump tổng thống không phải là Trump “play boy”, không phải là Trump tranh cử. Người ta hy vọng ông ta sẽ lắng nghe các cố vấn của ông. Nhưng việc Trump bổ nhiệm nhân sự cho nội các của mình đã khiến cả hai phe, ủng hộ và chống Trump lo ngại.
   Người thứ nhất là Stephen Bannon, một tay cực kỳ bảo thủ, một người chạy theo chủ nghĩa dân túy cực đoan, nguyên giám đốc của cơ quan truyền thông Breithart News, chuyên đánh phá người di dân, coi người di dân là họa gieo rắc bệnh tật, đòi thanh lọc người di dân theo tiêu chuẩn tôn giáo, văn hóa, sắc da, đánh phá người Do Thái. Nay Trump bổ nhiệm Bannon vào chức vụ cố vấn tối cao cho ông khiến rất nhiều người trong hai đảng lo ngại.
   Người thứ hai là Reince Priebus, nguyên Chủ tịch đảng Cộng Hòa, được bổ nhiệm Chief of Staff  (Chánh Văn Phòng) cho Trump. Reince Priebus là tay cơ hội chủ nghĩa, chuyên lựa gió phất cờ.
   Người thứ ba là  Rudolp Giuliani, cựu thị trưởng New York, nổi tiếng về thành tích bôi nhọ đối thủ bằng các thủ đọan sảo trá, ông ta có nhiều khả năng ôm ghế ngọai trưởng.
   Người thứ tư là Newt Gingrich, bị truất chức chủ tịch Hạ viện và phạt 300.000 dollars vì vi phạm quy tắc đạo lý, có thể nắm chức Bộ trưởng An Ninh quốc nội. Khi tranh cử Trump hứa hẹn sẽ tát cạn vũng bùn của các thiết chế chính trị nhưng việc bổ nhậm nhân sự cho tới giờ này thì hầu như ông ta lại ném thêm bùn vào cái vũng bùn lầy mà ông đòi tát cạn.
   Những khuôn mặt siêu hữu khuynh như Jeff Session, Rick Perry, ..cũng lóang thóang trong cánh gà của sân khấu quyền lực Trump.
   Cả ba ông: Trump, Giuliani và Gingrich đều là những người tài ba chả thế mà họ có tới ba đời vợ, bà nào cũng sắc nước hương trời.
   Trong chương trình 60 minutes của đài CBS, ông Trump đã dịu giọng về việc bỏ tù bà Clinton, về Obamacare (khen ngợi vài điểm trong Obamacare), về trục xuất hết 11 triệu di dân bất hợp pháp, về hôn nhân đồng phái tính, về phá thai….
   Không ai tiên đoán nổi chính sách của TT Trump, kể cả bản thân Trump.
   Nếu Trump thực hiện những hứa hẹn với cử tri thì nước Mỹ sẽ rơi xuống vực thẳm vì để biến những hoang tưởng thành thực tiễn thì ông phải là một Hitler, một Stalin hay Mao Trạch Đông. Nếu ông bỏ hết những chính sách hoang tưởng khi tranh cử thì những người đã bỏ phiếu cho ông sẽ trở thành kẻ thù của ông.
   Trong lịch sử nhân lọai chủ nghĩa dân túy chỉ tạo đuợc một phong trào ồn ào nhất thời. Mà Donald Trump lại chỉ là một tay Dân Túy giả hiệu (fake populist).

*
*
Danh Dự Đầu Hàng Danh Vọng
Lê Duy Nhân

   Trong cuộc tranh luận thứ hai, ngày Chủ Nhật  09 /10/2016, ứng cử viên tổng thống CH, Donald Trump vật vã trong nỗ lực chạy chữa những phát ngôn cực kỳ thô bỉ đối với phụ nữ, ông ta khoe khoang rằng là ông ta người nổi tiếng nên có thể làm bất cứ điều gì đối với phụ nữ kể cả việc rờ mó âm h…, , hôn hít phụ nữ mà không cần được đồng ý….
   Các chính khách thuộc đảng Cộng Hòa phản ứng rất nhanh và mạnh .
   Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan lên án gay gắt và tuyên bố sẽ không bảo vệ và tranh cử cho Trump nữa. TNS John McCain trước đây tuyên bố ủng hộ Trump nay cũng quay lại chống Trump.
   Trước ngày Thứ Hai, 09/10, hơn 40 nhà lập pháp CH tuyên bố tẩy chay Trump, nhưng chỉ vài ngày sau nhiều người trong số đó lại thay đổi lập trường.
Dân biểu Bradley Byrne (CH) trước nói: “Rõ ràng Trump không thích hợp với vai trò TT Hoa Kỳ”, hôm thứ Tư 12/10 lại tuyên bố là “tôi là đảng viên CH nên phải bỏ phiếu cho Trump”
   TNS John Thune (CH) từng lên án việc Trump khoe khoang đã “bóp l….phụ nữ” là một xúc phạm  ghê gớm và đòi ứng viên phó tổng thống Mike Pence thay Trump, nhưng vài ngày sau lại đổi giọng khi được phỏng vấn trên đài truyền hình KELO rằng ông ta sẽ lại bỏ phiếu cho Trump.
   Ngày thứ Bẩy 08/10 Dân biểu Deb Fisher (CH) lên án những lời lẽ của Trump trong “Sex Video” là ghê tởm và không chấp nhận được trong bất cứ tình huống nào và Trump phải nhường vị trí tranh cử tổng thống cho Mike Pence, nhưng ngày thứ Ba 11/10, bà lại tuyên bố trên đài phát thanh Nebraska là sẽ tiếp tục ủng hộ liên danh Trump-Pence.
   Dân biểu Scott Garrett (CH) mới đầu cũng đòi Trump phải rút lui để Pence làm ứng viên tổng thống, nhưng vài ngày sau lại tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Trump.
Trên đây mới chỉ nêu lên vài “tên tuổi” kỳ cựu, sẽ còn nhiều chính khách noi gương “nói tới nói lui” của các bậc “trưởng thượng”.
   Nếu chính trị là nghệ thuật tranh đọat danh vọng và quyền lực thì nó cho phép người làm chính trị chuyên nghiệp cái quyền gian dối, xảo trá, lừa lọc, phản bội….nghĩa là bất chấp đạo lý như Lenin nói: “không có luân lý trong chính trị”
Còn nếu chính trị là nghệ thuật lãnh đạo đất nước sao cho dân giàu nước mạnh thì người làm chính trị phải vừa có tài vừa có đức như Henry Edward nói: “chính trị là một phần của luân lý”.
   Các chính khách Cộng Hòa đánh Trump rồi chạy theo Trump không phải vì yêu hay ghét Trump mà vì quyền lợi riêng tư của mình.
Trong thời đại này tìm được một chính trị gia có tài có đức khó hơn cả  tìm chính ngọ vào lúc hòang hôn.
   Cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump đã đặt người dân Mỹ trước tình cảnh “chẳng đặng đừng”

*
*
Putin, Nhà Lãnh Đạo Gương Mẫu của Trump
Lê Duy Nhân

   NN-(16/9/2016) - Donald Trump so sánh tài lãnh đạo của tay độc tài Vladimir Putin với TT Obama đã gây nên một làn sóng công phẫn, không riêng tại Hoa Kỳ mà cả trong dư luận quốc tế: “Putin là một nhà lãnh đạo mạnh, mạnh hơn nhiều so với Obama”.
   Không hiểu vì ngu dốt hay vì thù ghét Obama mà tay tài phiệt địa ốc này lại phát ngôn quái gở như vậy.  Có lẽ cả hai. Không ai quên hành động bơi móc khai sinh của Obama khi Obama ra tranh cử tổng thống một  hành động mà tướng Colin Powell gọi là hành động kỳ thị chủng tộc. Hãy bỏ qua những luận điệu kỳ cục của Trump như khinh rẻ phụ nữ, chế diễu người khuyết tật, lăng nhục người Mễ Tây Cơ, người Hồi giáo, để tìm hiểu  lối so sánh khập khiễng của Trump đối với hai lãnh tụ Putin và Obama.
   Trump nổi tiếng nhờ sử dụng lối chính trị khích động cảm xúc mà bất chấp sự thực (post-truth politics), ông ta từng tuyên bố Obama đã phát sinh ra ISIS, vấn đề trái đất bị hâm nóng là “sáng tác” của Trung Quốc, hàng ngàn người Hồi giáo đã ra đường hoan hô thành tích khủng bố ngày 9/11, TT Obama cho hơn 300 ngàn tỵ nạn Syria vào Mỹ (trong thực tế trong năm 2016 chỉ có 10 ngàn tỵ nạn Syria được vào Mỹ, trong khi các nước khác nhận hàng trăm ngàn).
   Obama đã vực dậy nền kinh tế khi tiếp nhận di sản kinh tế nặng nề do TT Bush (con) để lại, Obama cũng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp xuống 5% so với 10% khi ông ta nhậm chức tổng thống. Nền kinh tế Hoa Kỹ vẫn dẫn đầu thế giới.
   Trong khi dưới sự lãnh đạo của Putin thì:
          - Quỹ dự trữ ngọai tệ giảm một phần ba
          - Đồng ruble giảm giá mạnh từ 1USD/36Rubles xuống 1USD/65Rubles
          - Lạm phát năm 2015 tăng lên 15,4% so với 7,8% so với năm 2014
          - Tăng trưởng kinh tế xuống còn 3.7% năm 2015 và IMF dự đoán nó sẽ giảm thêm 1% năm 2016
          - Tuổi thọ của dân Nga trong 20 năm qua thấp nhất so với tòan thế giới  
   Nếu hiểu “mạnh” theo nghĩa “mạnh tay độc tài’ thì Trump có lý khi ca tụng Putin vì Putin cưỡng chiếm Crimea, tấn công biên giới Ukraine, bảo vệ tay độc tài Assad của Syria, đầu độc các nhà đối lập, ngăn chặn tự do báo chí, ra lệnh dopping các lực sĩ Nga tham dự Thế Vận Hội…
   Nếu Trump vào được Nhà Trắng thì không ai hình dung nổi ông ta sẽ đưa nước Mỹ về đâu. Tướng Colin Powell cũng phải lên tiếng cành báo về tai họa Trump
“Donald Trump là một sự  xỉ nhục quốc gia (national disgrace), một hạ đẳng thế giới (international pariah)
Người ta bầu cho Hillary Clinton không phải vì bà là một sự lựa chọn tuyệt hảo nhưng là một lựa chọn tốt hơn, một sự lựa chọn giữa cái xấu và cái xấu hơn.




No comments:

Post a Comment