Chuyện
thanh toán văn hóa đồi trụy do bọn "phản động" và Thực dân Pháp để lại
không ồn ào mấy vì thực ra sách báo phát hành hồi trước năm 1954 cũng rất giới
hạn; còn băng đĩa nhạc nhựa hồi đó cũng chưa sản xuất tại Việt Nam. Nhưng chính
sách hành hạ học trò trong vụ “Nhân văn Giai phẩm” thì khét tiếng và người có
công đầu là Tố Hữu, theo ông ta nói đã vô cùng bàng hoàng sửng sốt khi nghe tin
ông nội Stalin của mình vừa mất:
“Hôm
qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng
loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng
trên xóm dưới xôn xao
Làm
sao, Ông đã… làm sao mất rồi!
Ông
Xít-ta-lin ơi!
Hỡi
ơi, Ông mất! đất trời có không?"
Những
nhân chứng trong vụ hành hạ học trò này nhiều người hiện còn đang sống trong đó
có các ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần.
Sau
năm 1975, cs tấn công và triệt hạ văn hóa phản động đồi trụy "Mỹ Ngụy"
mới khiếp đảm. Không những tại Sài Gòn mà tất cả các thành thị miền Nam, họ đằng
đằng sát khí, nhất là cán bộ du kích 30 tháng Tư hò hét thu gom tất cả các loại
sách báo, băng đĩa nhạc chất thành đống, đốt khói ngút trời. Truy quét văn hóa
đồi trụy lần này tuy triệt để, nhưng vẫn có những đứa con trong đống văn hóa đồi
trụy này lọt thoát được không những do dân "ngụy" Miền Nam che giấu,
mà đặc biệt ngay chính nhiều cán bộ cách mạng chẳng biết có phải vì lòng trắc ẩn,
nhân đạo với các cháu trong đống văn hóa đó hay không nhưng thấy nhiều đứa xinh
xinh nên đã giấu trong ba lô của mình mang về Bắc đọc trộm hay nghe lén các
cháu hát sao thấy chúng ngọt ngào thế. Các cháu sao dễ thương quá, lương thiện
và đơn sơ quá, đâm mê các cháu luôn.
Dân
"Ngụy" Miền Nam, khiếp sợ cs quá; đổ xô ra biển chạy trốn trối chết
nhưng cũng không quên âu yếm thương xót đùm bọc các cháu mang theo, cứu được đứa
nào hay đứa đó. Chúng tôi sống thì các cháu cũng được sống. Khi cuộc sống nơi
quê hương bắt đầu đi vào ổn định thì những mầm mống văn hóa này lại phát triển.
Công việc in ấn phát hành không những sáng tác mới mà còn cả những sách báo cũ
cũng được in lại, còn nhạc được thâu lại và in ấn trên băng và đĩa nhựa nhằm
cung cấp cho nhu cầu đồng hương hải ngoại bớt đi đôi nỗi phiền muộn, lo âu dõi
theo những biến cố đau thương đang giáng xuống thân nhân nơi quê nhà. Với thời
gian, những dòng văn hóa này lại tìm đường lội ngược về lại trong nước bằng nhiều
phương tiện: đút lót qua cửa ải các phi trường... và phương tiện hữu hiệu nhất
là Internet.
Các
em, các cháu văn hóa đồi trụy lẫn trốn trong nước ngày càng công khai lấy lại sức
sống tung bay khắp nẻo đường đất nước, có mặt trong các tiệc cưới, liên hoan họp
mặt, các tiệm ăn, quán cà phê, karaoke; ngay cả trong những quán cóc ven đường.
Nơi nào người ta cũng nghe văng vẳng những tiếng lòng qua những bản tình ca của
văn hóa đồi trụy.
Những
chị em văn hóa đổi trụy theo dòng người tỵ nạn trốn ra hải ngoại được hỗ trợ với
những nhạc cụ dồi dào và những nhạc công tay nghề cao cũng như những phương tiện
kỹ thuật in ấn, thâu hay sang băng, càng dễ thương, trau chuốt, mượt mà tươi
mát hơn. Khi chui về nước gặp lại các chị em trốn thoát hay được các chú bộ đội
kể cả tướng tá che giấu để nghe lén trước đây; mừng mừng tủi tủi hỏi han nhau:
-
Các chị em sao rồi, có hay gặp rắc rối gì không? Một đàn chị hải ngoại ân cần hỏi.
-
Họ vẫn cấm đấy, nhưng thây kệ. Chúng em vẫn sống khỏe, vì được nhiều bà con
thương mến. Mấy người Miền Bắc họ cũng yêu quý chúng em lắm. Nhà giàu nào cũng
có cả bộ CD hay DVD chúng em đó. Chúng em lang thang khắp nước chả ma nào làm
khó dễ gì tụi em cả; ngược lại chỗ nào chúng em cũng được ân cần chào đón.
-
Chị có nghe “Ly Rượu mừng”, chúng mới quật mồ và phục hồi danh dự cho nó
phải không?
-
Ô chuyện tức cười lắm các chị ơi. Chôn không được vì mỗi khi xuân về là suốt từ
Bắc vô Nam, hang cùng ngõ hẻm chỗ nào cũng nghe “Ly Rượu Mừng” nên họ phải
phục nó dậy thôi chứ chả xót thương gì đâu các chị ạ. Nhưng để dựng nó sống lại,
họ phải giải thích sao cho phù với chính sách nên họ nói “người binh sĩ” trong
nhạc bản của Phạm Đình Chương hàm ý muốn nói đến “bộ đội cụ hồ” chứ không phải
người lính Cộng hòa.
Thế
còn “người thương gia” thì sao mà họ lại đánh tư sản thí mạng vậy? Trước đây
ngoài Bắc, họ đã không những thẳng tay với địa chủ mà còn tiêu diệt triệt để mọi
thành phân buôn bán lớn nhỏ. Rồi khi tiến vào Sài Gòn sau năm 75, họ đánh tư sản
mại bản và hai lần đổi tiền nhằm cào bằng xã hội Miền Nam cho bằng với ngoài Bắc.
Nghĩa là phải cùng đói. Cũng nhân những cơ hội này mà mấy ông trong chính trị bộ,
các tướng tá, tai to mặt lớn trong đảng tự nhiên phất, chỉ sau một đêm sáng dậy
thấy mình trở thành những tư bản đỏ.
Chị
còn nhớ hai trường hợp đâu có phải buôn bán gì đâu, nhưng chỉ là chạy quanh kiềm
cơm cho bớt đói thôi. Trường hợp thứ nhất ở Đồng Nai có một người chỉ chở có mỗi
bao than trên đường từ Vũng Tàu về Sài Gòn vào đêm khuya cũng bị côn an đi xe gắn
máy đạp chúi vào lề đường thiếu gãy xương và bắt lên trụ sở xã vừa đói vừa mệt,
lại vừa tức, ngồi viết kiểm điểm. Khi viết xong đưa cán bộ. Đọc cho có lệ, bắt
bẻ vài đoạn, nạt nộ mấy câu rồi cho về nhưng phải để bao than lại vì đó là tài
sản của nhân dân, của nhà nước. Trường hợp khác một phụ nữ có việc cần đi Ban
Mê Thuột, khi về mua được ký cà phê. Trước khi về, đã cẩn thận gói dàn mỏng ra
dấu kín nhờ Nông Thị Xuân giữ hộ cho chắc ăn. Nào ngờ đến chặng kiểm soát,
“bác” côn an lần mò sao cũng vạch ra được thế là ‘bác’ chơi luôn mất ký cà phê.
Chẳng nể mặt Nông Thị Xuân, Nông Thị Ngát gì cả.
-
Cái vụ “thương gia lợi tức,” trong bài hát, thực tình lu bu quá, em cũng không
rõ “cục” nghệ thuật ca múa giải thích cụ thể ra sao, nhưng em chỉ đoán thôi thì
bây giờ nhà nước "ta đã cởi trói kinh tế” rồi, chỉ còn giữ lại chút xíu định
hướng xhcn thôi, còn bao nhiêu là xả láng, tư bản hơn Mỹ nhiều. Chị không thấy
là đại gia đầy đường sao. Thương gia hải ngoại nhằm nhò gì so với họ.
Nói
chung dòng nhạc đồi trụy hải ngoại về hợp với nhạc đồi trụy chui trong nước
đang nở rộ không những trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước mà còn chễm chệ
ngay trong các rạp hát lớn của Hà Nội và Sài Gòn.
Còn
những ca khúc do các nhạc sĩ Miền Bắc sáng tác hồi chiến tranh rập khuôn trong
chính sách, dẹp những tình cảm lãng mạn ủy mỵ qua một bên, lúc nào cũng phải
mang tính chiến đấu cao như gậy thúc đít ngựa: “Tiếng chầy tiếng sóc
Măm bô, Cô gái vót chông, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Anh đi sai đường em
không chịu nổi, chiến nón tai bèo gì gì đó...” Đứa nào cũng mang chất
lai căng, đặc biệt the thé giọng Tầu khựa. Chẳng ai muốn hát và có hát cũng chẳng
ai muốn nghe. Hồi đó nếu nghe đài phát thanh Bắc Kinh hay Hà Nội cũng rất khó
phân biệt. Tiếng ta, tiếng Tầu cũng na ná. Giọng xướng ngôn viên chanh chua,
đanh đá; còn nhạc lúc nào cũng giọng óc đinh tai nhức óc chẳng biết lời nhạc
nói gì.
Trào
lưu nhạc định hướng này sau khi chiến tranh kết thúc nó cũng hết tác dụng, tự
nhiên người ta thấy nhàm chán vì nó không có sức sống, gò bó, không phù hợp với
tình cảm tự nhiên con người. Trong khi những cái gì nói lên đúng tâm tư, tình cảm
con người thì được người ta ưa chuộng nâng niu. Những sáng tác của các tác giả
Miềm Nam cũ càng ngày càng chinh phục trái tim những ai khi có dịp tiếp cận.
Những
nghệ sĩ thế hệ sau chiến tranh cả hai miền Nam Bắc nếu viết nên những cảm xúc
chân tình của mình, không khép mình vào khuôn mẫu cũng đều được người đời đón
nhận.
Nhạc
sĩ Tô Hải ý thức rất sâu sắc về lãnh vực này nên chính ông đã tuyên bố vứt bỏ tất
cả những bài nhạc ông viết nhằm phục vụ tuyên truyền trước đây.
Có
những ca khúc nhiều người công nhận là những “Giai điệu vượt thời
gian,” vì nó đi vào lòng người, nói lên những nỗi niềm chân thành của
con tim. Trong đó có “Con đường xưa em đi” là một trong năm ca khúc vừa bị cs cấm:
-
Cánh thiệp đầu xuân
-
Rừng thưa
-
Chuyện buồn ngày xuân
-
Con đường xưa em đi
-
Đừng gọi anh bằng chú
Tại
sao những ca khúc này được lưu hành hơn 30 năm đến hôm nay mới bị cấm? Chính Tần
Thủy Hoàng ra lệnh hay quân sư nào trong vụ này?
Qua
phát biểu của ông Nguyễn Lưu nói “Có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”.
Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của
người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải những người dại dột đi theo kẻ
thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.”
Còn
ông Nguyễn Thụy Kha: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp,
hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca
khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực.
Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn
đề." (BBC 20.03.2017)
Ngay
sau khi cấm năm bài nhạc trên, tiếp theo sau là đưa ra hình phạt tù và tiền đối
với những người hát, tàng trữ hay phát tán những ca khúc bị cấm lưu hành. Nghĩa
là vừa đốt sách xong là tiếp tục dọa chôn học trò.
Qua
phát biểu của hai ông Lưu và Kha khi so sánh những ca khúc tầm thường như thế
mà sao người ta lại cứ say mê trong khi những tác phẩm vĩ đại uyên bác mang
tính chiến đấu cao người dân lại ghẻ lạnh, người ta phần nào đã có được câu trả
lời vì sao những ca khúc trên lại bị tạm cấm lưu hành, nhưng nhiều người lại
đoán có thể sẽ bị cấm luôn. Tóm lại, khi thấy người ta say mê và cứ hát những
ca khúc tầm thường hơn những ca khúc vĩ đại uyên bác của mình nên phe ta thấy
“nhột” và muốn hô chúng “biến” cũng như chủ nghĩa xã hội ưu việt chắc chắn sẽ
đào mồ chôn vùi chủ nghĩa tư bản đã được các đỉnh cao trí tuệ khẳng định thì
không thể sai.
Tết
năm 1974, khi quân xâm lược Trung cộng lấn chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, Hải
quân VNCH đã hy sinh tính mạng để bảo vệ biển đảo của quê hương nhưng họ đã thất
trận vì chính quyền Miền Nam còn đang phải chiến đấu ác liệt với Việt cộng khắp
nơi trên đất liền. Giả sử Miền Nam không bị quân cs Bắc Việt xâm lược, liệu
Trung cộng có lấy nổi Hoàng Sa của Việt Nam không? Thời đó vũ khí của Trung cộng
còn rất lạc hậu. Chiến thuật hay nhất của họ là biển người tức lấy thịt đè người
theo nghĩa đen.
Ngày
nay thì Trung cộng đang cắm chốt đầy rẫy không những ngoài hải đảo và ngay trên
đất liền, điển hình nhất là Formosa, và khu khai thác nhôm Đắc Nông, chưa kể kế
hoạch Sông Hồng trong tương lai gần. Vậy thử hỏi ông Lưu ai là kẻ dại dột theo
địch. Xin ông lương thiện trả lời.
Chỉ
có những người cố tình bịt mắt lại mới không thấy những sự kiện về đất nước và
con người đang xảy ra trước mắt, nhưng lúc nào cũng vọng tưởng ru ngủ với hào
quang quá khứ. Hàng ngàn những ca khúc thúc quân rồi cũng sẽ đi vào quên lãng
nhưng chỉ một ca khúc tầm thường phù hợp với những thổn thức chân thành của con
tim cũng sẽ được người đời trân trọng lưu truyền mãi mãi.
Khi
cs sụp đổ tại Liên Sô và Đông Âu, không phải là những nhà chiến lược tài giỏi
cũng nhìn thấy cs sẽ biến khỏi trái đất này trong tương lai rất gần. Quê hương
Việt Nam có sớm có tự do dân chủ, sánh vai cùng các dân tộc văn minh nhân bản
trên thế giới hay không tùy thuộc vào những lực cản của những thành phần cố chấp
không nhìn ra được những giá trị đích thực chung của đất nước, dân tộc và cái
gì chỉ là quyền lợi ích kỷ, nhỏ nhen của cá nhân và phe nhóm.
28.03.2017
*
*
.
No comments:
Post a Comment